Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.73 KB, 22 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về NHTM
1.1.1 Khái niệm về NHTM
Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh
tế. Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế
nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó NHTM thường chiếm tỷ
trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng. Vậy mà
vẫn có sự nhầm lẫn trong việc định nghĩa ngân hàng là gì?
Theo luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
“ Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với
nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng
và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.
Các ngân hàng cũng có thể được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ hoặc
vai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế. Vấn đề là ở chỗ các yếu tố trên
đang không ngừng thay đổi. Thực tế, rất nhiều tổ chức tài chính – bao gồm cả
các công ty kinh doanh chứng khoán, công ty môi giới chứng khoán, quỹ tương
hỗ và công ty bảo hiểm hàng đầu đều đang cố gắng cung cấp các dịch vụ của
ngân hàng. Ngược lại, ngân hàng đang đối phó với các đối thủ cạnh tranh ( các
tổ chức tài chính phi ngân hàng) bằng cách mở rộng phạm vi cung cấp về bất
động sản và môi giới chứng khoán, tham gia hoạt động bảo hiểm, đầu tư vào
quỹ tương hỗ và thực hiện nhiều dịch vụ môi giới khác. Cách tiếp cận thận
trọng nhất là có thể xem xét ngân hàng trên phương diện những loại hình dịch
vụ mà chúng cung cấp. Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh
mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ
thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức
kinh doanh nào trong nền kinh tế.
1.1.2 Hoạt động chủ yếu của NHTM
1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn cho NHTM, nó đóng vai trò
quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng huy


động vốn từ các nguồn chủ yếu:
 Vốn chủ sở hữu: Để bắt đầu hoạt động ngân hàng (được pháp luật
cho phép) chủ ngân hàng phải có một lượng vốn nhất định.
+ Nguồn vốn hình thành ban đầu: Tuỳ theo tính chất của mỗi ngân hàng mà
nguồn gốc hình thành vốn ban đầu khác nhau. Nếu là ngân hàng thuộc sở hữu
Nhà nước, ngân sách Nhà nước cấp ( vốn của Nhà nước). Nếu là ngân hàng cổ
phần, các cổ đông đóng góp thông qua mua cổ phần hoặc cổ phiếu. Ngân hàng
liên doanh do các bên liên doanh góp; ngân hàng tư nhân là vốn thuộc sở hữu tư
nhân.
+ Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động: Trong quá trình hoạt động,
ngân hàng gia tăng vốn của chủ theo nhiều phương thức khác nhau tuỳ thuộc
vào điều kiện cụ thể:
Nguồn từ lợi nhuận: Trong điều kiện nguồn thu nhập ròng lớn hơn không, chủ
ngân hàng có xu hướng gia tăng vốn của chủ bằng cách chuyển một phần thu
nhập ròng thành vốn đầu tư.
Nguồn bổ sung từ phát hành thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm… để mở rộng
quy mô hoạt động, hoặc để đổi mới trang thiết bị, hoặc để đáp ứng yêu cầu gia
tăng vốn của chủ do ngân hàng Nhà nước quy định…
+ Các quỹ: Ngân hàng có nhiều quỹ: Quỹ dự phòng tổn thất, quỹ bảo toàn vốn,
quỹ thặng dư, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng… mỗi quỹ có mục đích riêng.
Nguồn hình thành các quỹ này là từ thu nhập của ngân hàng.
+ Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần: Các khoản vay trung và dài
hạn của NHTM có khả năng chuyển đổi thành vốn cổ phần có thể được coi là
một bộ phận vốn sở hữu của ngân hàng do nguồn này có một số đặc điểm như
sử dụng lâu dài, có thể đầu tư vào nhà cửa, đất đai và có thể không phải hoàn trả
khi đến hạn.
 Nguồn tiền gửi: Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan
trọng nhất của NHTM, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân
hàng.
+ Tiền gửi thanh toán: Đây là tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào

ngân hàng để nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ. Trong phạm vi số dư cho
phép, các nhu cầu chi trả của doanh nghiệp và cá nhân đều được ngân hàng thực
hiện. Nhìn chung lãi suất của khoản tiền này rất thấp ( hoặc bằng không), thay
vào đó chủ tài khoản có thể được hưởng các dịch vụ ngân hàng với mức phí
thấp.
+ Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội: Nhiều khoản thu
bằng tiền của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội sẽ được chi trả sau một thời
gian xác định. Để đáp ứng nhu cầu tăng thu của người gửi tiền, ngân hàng đã
đưa ra hình thức tiền gửi có kì hạn. Tuy không thuận lợi cho tiêu dùng bằng
hình thức tiền gửi thanh toán, song tiền gửi có kì hạn được hưởng lãi suất cao
hơn tuỳ theo độ dài của kì hạn.
+ Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: Các tầng lớp dân cư đều có các khoản thu
nhập tạm thời chưa sử dụng. Trong điều kiện có khả năng tiếp cận với ngân
hàng, họ đều có thể gửi tiết kiệm nhằm thực hiện các mục tiêu bảo toàn và sinh
lời đối với các khoản tiết kiệm, đặc biệt là nhu cầu bảo toàn.
+ Tiền gửi của các ngân hàng khác: Nhằm mục đích nhờ thanh toán hộ và một
số mục đích khác, NHTM này có thể gửi tiền tại ngân hàng khác. Tuy nhiên quy
mô này thường không lớn.
 Nguồn đi vay: Tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của NHTM, tuy
nhiên, khi cần, ngân hàng thường vay mượn thêm.
+ Vay NHNN: Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi
trả của NHTM. Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ, NHTM thường vay NHNN.
Hình thức cho vay chủ yếu của NHNN là tái chiết khấu ( hoặc tái cấp vốn).
+ Vay các tổ chức tín dụng khác: Đây là nguồn các ngân hàng vay mượn lẫn
nhau và vay các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng. Nguồn
vay mượn từ các ngân hàng khác là để đáp ứng nhu cầu dự trữ và chi trả cấp
bách và trong nhiều trường hợp nó bổ sung hoặc thay thế cho nguồn vay mượn
từ NHNN.
+ Vay trên thị trường vốn: Giống như các doanh nghiệp khác, các ngân hàng
cũng vay mượn bằng cách phát hành các giấy nợ ( kì phiếu, tín phiếu, trái

phiếu) trên thị trường vốn nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư trung và dài
hạn.
1.1.2.2 Hoạt động tín dụng và đầu tư
 Hoạt động tín dụng: Hoạt động chủ yếu của NHTM là tài trợ cho
khách hàng trên cơ sở tín nhiệm ( tín dụng). Hình thức tín dụng truyền
thống của NHTM là cho vay ngắn hạn có đảm bảo bằng tài sản, giúp
khách hàng mua hàng hoá, nguyên nhiên vật liệu; sau đó mở rộng thành
nhiều hình thức khác nhau như cho vay thế chấp bằng bất động sản, bằng
các chứng khoán, giấy tờ có giá… hoặc không cần thế chấp. Các NHTM
lớn hiện nay thực hiện đa dạng các hình thức tín dụng từ cho vay ngắn,
trung và dài hạn, bảo lãnh cho khách (để khách hàng có thể phát hành các
chứng khoán huy động vốn, mua hàng mà chưa cần trả tiền ngay, hoặc
vay của người thứ ba…), mua các tài sản để cho thuê… Các hình thức tín
dụng này, một mặt mang lại thu nhập, mặt khác chứa đựng rủi ro cho
ngân hàng.
 Hoạt động đầu tư: NHTM được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để
góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác
trong nước theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, NHTM còn được góp
vốn, mua cổ phần và liên doanh với ngân hàng nước ngoài để thành lập
ngân hàng liên doanh
Bên cạnh đó, NHTM được tham gia thị trường tiền tệ, theo quy định của
NHNN, thông qua các hình thức mua bán các công cụ của thị trường tiền tệ.
1.1.2.3 Hoạt động dịch vụ khác
 Hoạt động thanh toán và ngân quỹ: Hoạt động dịch vụ thanh toán
và ngân quỹ của NHTM bao gồm các hoạt động sau:
+ Cung cấp các phương tiện thanh toán.
+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng.
+ Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ.
+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN
+ Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép.

+ Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.
+ Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên
ngân hàng trong nước.
+ Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép.
 Kinh doanh ngoại hối: NHTM được phép trực tiếp kinh doanh hoặc
thành lập công ty trực thuộc để kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị
trường trong nước và thị trường quốc tế.
 Uỷ thác và nhận uỷ thác: NHTM được uỷ thác, nhận uỷ thác làm
đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc
quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo
hợp đồng uỷ thác, đại lý.
 Cung ứng dịch vụ bảo hiểm: NHTM được cung ứng dịch vụ bảo
hiểm, được thành lập công ty trực thuộc hoặc liên doanh để kinh doanh
bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
 Tư vấn tài chính: NHTM được cung ứng các dịch vụ tư vấn tài
chính, tiền tệ cho khách hàng dưới hình thức tư vấn trực tiếp hoặc thành
lập công ty tư vấn trực thuộc ngân hàng.
 Bảo quản vật có giá: NHTM được thực hiện các dịch vụ bảo quản
vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác có
liên quan theo quy định của pháp luật.
1.2 Tổng quan về tín dụng Ngân hàng
1.2.1 Khái niệm và các nguyên tắc tín dụng Ngân hàng
Tín dụng là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất ở phần lớn các NHTM, phản
ánh hoạt động đặc trưng của ngân hàng. Có thể hiểu rằng: “ Tín dụng ngân hàng
là quan hệ tín dụng giữa một bên là Ngân hàng, còn bên kia là các pháp nhân và
thể nhân khác trong nền kinh tế theo nguyên tắc hoàn trả”. Việc hoàn trả được
nợ gốc trong tín dụng có nghĩa là việc thực hiện được giá trị hàng hoá trên thị
trường, còn việc hoàn trả được lãi vay trong tín dụng là việc thực hiện được giá
trị thặng dư trên thị trường.
Tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất song rủi ro cao nhất cho NHTM. Chính

vì vậy, hoạt động tín dụng của NHTM phải dựa trên một số nguyên tắc nhất
định nhằm đảm bảo tính an toàn và khả năng sinh lời.
+ Khách hàng phải cam kết hoàn trả vốn ( gốc) và lãi với thời gian xác định:
Các khoản tín dụng của ngân hàng chủ yếu có nguồn gốc từ các khoản tiền gửi
của khách hàng và các khoản ngân hàng vay mượn. Ngân hàng phải có trách
nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi như đã cam kết. Do vậy, ngân hàng luôn yêu cầu
người nhận tín dụng phải thực hiện đúng cam kết này. Đây là điều kiện để ngân
hàng tồn tại và phát triển.
+ Khách hàng phải cam kết sử dụng tín dụng theo mục đích được thoả thuận
với ngân hàng, không trái với các quy định của pháp luật và các quy định khác
của ngân hàng cấp trên. Luật pháp quy định phạm vi hoạt động cho các ngân
hàng. Bên cạnh đó mỗi ngân hàng có thể có mục đích và phạm vi hoạt động
riêng. Mục đích tài trợ được ghi trong hợp đồng tín dụng đảm bảo ngân hàng
không tài trợ cho các hoạt động trái luật pháp và việc tài trợ đó là phù hợp với
cương lĩnh của ngân hàng.
+ Ngân hàng tài trợ dựa trên phương án ( hoặc dự án) có hiệu quả. Thực hiện
nguyên tắc này là điều kiện để thực hiện nguyên tắc thứ nhất. Phương án hoạt
động có hiệu quả của người vay minh chứng cho khả năng thu hồi vốn đầu tư và
có lãi để trả nợ ngân hàng. Các khoản tài trợ của ngân hàng phải gắn liền với
việc hình thành tài sản của người vay. Trong trường hợp xét thấy kém an toàn,
ngân hàng đòi hỏi người vay phải có tài sản đảm bảo khi vay.
1.2.2 Phân loại tín dụng ngân hàng
Có rất nhiều cách phân loại tín dụng khác nhau tuỳ theo yêu cầu của khách
hàng và mục tiêu quản lý của ngân hàng. Sau đây là một số cách phân loại:
1.2.2.1 Phân loại theo thời gian
Theo thời gian , tín dụng được phân chia thành:
+ Tín dụng ngắn hạn: Từ 12 tháng trở xuống. Tín dụng ngắn hạn nhằm tài trợ
cho tài sản lưu động hoặc nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn của Nhà nước, doanh
nghiệp, hộ sản xuất.
+ Tín dụng trung hạn: Từ trên 1 năm đến 5 năm, được sử dụng khi doanh

nghiệp có nhu cầu mua sắm TSCĐ, cải tiến và đổi mới kĩ thuật, mở rộng sản
xuất, xây dựng các dự án có quy mô nhỏ, có thời hạn thu hồi vốn nhanh
+ Tín dụng dài hạn : Trên 5 năm, chủ yếu được sử dụng để cấp vốn cho xây
dựng cơ bản, đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ
tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất với quy mô lớn.
Việc xác định thời hạn trên cũng chỉ có tính chất tương đối vì nhiều khoản cho
vay không xác định trước được chính xác thời hạn. Phân chia tín dụng theo thời
gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì thời gian liên quan mật thiết
đến tính an toàn và sinh lợi của tài sản.
1.2.2.2 Phân loại theo hình thức
Theo hình thức tài trợ tín dụng chia thành:
+ Chiết khấu : Chiết khấu thương phiếu là việc ngân hàng ứng trước tiền cho
khách hàng tương ứng với giá trị của thương phiếu trừ đi phần thu nhập của
ngân hàng để sở hữu một thương phiếu chưa đến hạn ( hoặc một giấy nợ)
+ Cho vay : Là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách
hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định.
+ Bảo lãnh : Là việc ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính hộ
khách hàng của mình. Mặc dù không phải xuất tiền ra, song ngân hàng đã cho
khách hàng sử dụng uy tín của mình để thu lợi.
+ Cho thuê : Là việc ngân hàng bỏ tiền mua tài sản để cho khách hàng thuê
theo những thoả thuận nhất định. Sau thời gian nhất định, khách hàng phải trả
cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng.
1.2.2.3 Phân loại theo tài sản đảm bảo
Theo hình thức này, tín dụng được chia thành:
+ Tín dụng có tài sản đảm bảo : Là loại tín dụng dựa trên cơ sở các bảo đảm
như đảm bảo bằng uy tín người thứ ba, đảm bảo bằng thế chấp, cầm cố tài sản.
Tài sản đảm bảo cho phép ngân hàng có nguồn thu nợ thứ hai bằng cách bán các
tài sản đó khi nguồn thu nợ thứ nhất không có hoặc không đủ.
+ Tín dụng không cần tài sản đảm bảo : Là loại tín dụng không có tài sản cầm
cố, thế chấp, hoặc không có sự bảo lãnh của người thứ ba. Việc cấp tín dụng chỉ

dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. Hình thức này áp dụng với các khách
hàng có uy tín, thường là khách hàng làm ăn thường xuyên có lãi, tình hình tài
chính vững mạnh, ít xảy ra tình trạng nợ nần dây dưa, hoặc món vay tương đối
nhỏ so với vốn của người vay.
1.2.2.4 Phân loại theo cách thức cho vay

×