Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Thực trạng năng lực cạnh tranh của hệ thống NH Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.44 KB, 18 trang )

Thực trạng năng lực cạnh tranh của hệ thống NH Việt Nam
sau khi gia nhập WTO
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM
2.1.1 Quá trình hội nhập và đổi mới kinh tế của VN
Quá trình hội nhập này diễn ra ngay sau khi nước Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hoà ra đời(9/1945): Đảng ta đã chủ trương hội nhập kinh tế tranh thủ sự
đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới, của các tổ chức phi chính phủ và của
các chính phủ yêu chuộng hoà bình trên khắp thế giới. Đường lối đó vẫn tiếp tục
được duy trì sau hoà bình lập lại và cho đến ngày nay.
Tuy nhiên,từ sau Đại Hội Đảng VII , thì đường lối mở cửa và hội nhập ở
nước ta được đẩy mạnh hơn bao giờ hết.Có thể mô tả khái quát tiến trình hội
nhập ở nước ta theo các mốc thời gian như sau:
• Về quan hệ song phương
+ Với Trung Quốc: Hiệp định thương mại (7/1991), hiệp định hợp tác
kinh tế(2/1992), các hiệp định về hợp tác khoa học, kỹ thuật, đầu tư,
du lịch,vận tải,giải quyết vấn đề biên giới…
+ Với Nhật Bản: Đã ký nhiều hiệp định hợp tác song phương về kinh
tế thương mại, đầu tư, văn hoá, khoa học kỹ thuật…Đặc biệt mới đây
đã ký quyết định dành cho nhau mức thuế MFN trong buôn bán song
phương.
+ Với Mỹ: Giải quyết xong vấn đề nợ cũ của chế độ Sài Gòn;ký hiệp
định bảo hộ bản quyền; ký hiệp định khung về bảo lãnh với NH xuất
nhập khẩu(Eximbank-1999); đàm phán và ký kết hiệp định thương
mại Việt-Mỹ dựa trên các nguyên tắc của WTO (14/7/2000 )
• Về quan hệ đa phương
+Nối lại quan hệ tín dụng với các tổ chức tài chính , tiền tệ quốc
tế:Như IMF, WB, ADB từ tháng 10/1993 sau gần 15 năm gián đoạn.
+ Quan hệ với Liên bang Châu Âu(EU); VN chính thức bình thường
hoá quan hệ ngoại giao với EU vào tháng 11/1990.
+ Thành viên ASEAN. AFTA: VN là thành viên chính thức của


ASEAN kể từ ngày 28/7/1995, với cam kết sẽ bắt đầu thi hành nghĩa vụ
thành viên khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) từ ngày 1/1/1996.
Bên cạnh việc tham gia AFTA , ngày 7/10/1998, VN đã cùng các nước
ASEAN khác ký hiệp khung về khu vực đầu tư ASEAN (AIA).
+Thành viên ASEM ( hội nghị Á-Âu): tháng 3/1996, VN đã tham gia
ASEM với tư cách là một trong những thành viên sáng lập.
+ Thành viên APEC: VN đã gửi đơn xin gia nhập APEC năm và
chính thức trở thành thành viên của diễn đàn này vào tháng 11/1998.
+ Gia nhập WTO: tháng 11/2006 VN đã chính thứ trở thành thành
viên của tổ chức WTO
2.1.2 Tiến trình hội nhập của hệ thống NH Việt Nam
Ngay sau khi cấm vận được dỡ bỏ, hệ thống NHVN đã nối lại quan hệ
hợp tác với cộng đồng tài chính – tiền tệ quốc tế bằng việc khôi phục tư
cách thành viên của các tổ chức tài chính quốc tế hàng đầu như: Quỹ tiền
tệ quốc tế (IMF), NH thế giới (WB), NH phát triển Châu Á (ADB). Đây là
cơ sở quan trọng để chúng ta từng bước mở rộng quan hệ hợp tác song
phương và đa phương với các NH trên thế giới cũng như các tổ chức phi
Chính phủ trên thế giới.
VN cũng đã ký kết hiệp định thương mại song phương với Mỹ, trong đó
có vấn đề mở cửa thị trường tài chính – ngân hàng theo lộ trình đến cuối
năm 2009 sẽ phải mở cửa toàn diện thị trường này cho các NH Mỹ vào
kinh doanh. Và với việc VN chính thức gia nhập WTO thì thị trường ngân
hàng bắt buộc phải mở cửa để NH các nước vào tham gia kinh doanh.
2.2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO
2.2.1 Tình hình chung
2.2.1.1 về số lượng các NH
Theo thống kê, tính đến năm 2005 hệ thống NH có NHNN gồm trụ sở
chính tại NH trung ương ,64chi nhánh tỉnh,thành phố,văn phòng đại diện tại TP
Hồ Chí Minh,8 đơn vị sự nghiệp, 4 doanh nghiệp trực thuộc, 5 NHTM Nhà

nước,NH chính sách xã hội,NHTM cổ phần đô thị,11 NHTMCP nông thôn, quỹ
tín dụng TW và 24 chi nhánh,909 quỹ tín dụng cơ sở,4 NH liên doanh với nước
ngoài, 28 chi nhánh NH nước ngoài, 5 Công ty tài chính và 9 Công ty cho thuê
tài chính; bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
Bảng 2.1: Số lượng NH và mạng lưới hoạt động
Ghi chú: Không tính chi nhánh cấp IV và phòng giao dịch
Các tư liệu thống kê trên đây cho thấy, thị trường trong lĩnh vực kinh doanh
ngân hàng ở VN hiện nay tương đối phát triển,bao gồm cả các NH trong nước
Loại hình
30/9/200
NHTM Nhà nước NHTM CP Chi nhánh
NHNNg
NH liên doanh
số lượng
Mạng
lưới
số
lượng
Mạng
lưới
số
lượng
Mạng
lưới
số
lượng
Mạng
lưới
6 568 33 370 37 37 4 13
và NH nước ngoài.Với một hệ thống các NH như vậy sẽ tạo ra một sự cạnh

tranh ngày càng tăng đối với các NH.
2.2.1.2 Hệ thống pháp luật trong lĩnh vực NH
Chúng ta đã xây dựng Luật NHNN và Luật các tổ chức Tín dụng vào cuối
năm 1997 và có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/10/1998.
Bên cạnh đó , Chính phủ , mà đại diện là NHNN, cũng đã ban hành hàng
loạt các văn bản pháp quy quy định hoạt động của từng lĩnh vực ngân hàng cụ
thể.
Tuy nhiên, đứng trước bối cảnh hội nhập thì hệ thống luật lệ trong kinh doanh
ngân hàng ở Việt Nam còn nhiều bất cập cần tiếp tục phải chỉnh sửa cho hoàn
thiện.
2.2.1.3 Mức độ cạnh tranh thị trường
Cho đến nay , các NHTM hoạt động tại Việt Nam gồm 4 nhóm.NHTMNN
(5 NH), NH thương mại cổ phần(33 NH), NH liên doanh (4 NH), các chi nhánh
NH nước ngoài (28 chi nhánh).
Như vậy, chúng ta cũng có thể nhìn thấy rõ mức độ cạnh tranh giữa các NH
trong nước diễn ra mạnh mẽ vì cạnh tranh là sự ganh đua giữa các đối thủ trên
cơ sở tạo ra và sử dụng có hiệu quả các lợi thế so sánh,các công cụ và biện pháp
nhất định để giành thắng lợi tăng thu nhập tăng thị phần và quyền chi phối thị
trường.Trong bối cảnh hội nhập quốc tế thì các NH nước ngoài cũng tham gia
vào thị trường nội địa tạo ra một sức ép và sự cạnh tranh giữa các NH trong
nước và NH nước ngoài.Tuy nhiên, do năng lực cạnh tranh của các NH trong
nước chưa cao còn nhiều yếu kém vì vậy mức độ cạnh tranh chưa đạt hiệu quả
mong muốn , tự phát và thua thiệt về phía các NH.
2.2.1.4 Công nghệ
Trong kinh doanh NH hiện đại thì công nghệ giữ vai trò có tính quyết định
bởi vì các lĩnh vực dịch vụ mới đều đòi hỏi kỹ thuật công nghệ cao, nhất là công
nghệ thông tin.Chính vì vậy đang đặt ra cho NH VN phải có những chiến lược
cụ thể để tiếp cận với các công nghệ thông tin mới để nâng cao từng bước năng
lực cạnh tranh.
2.2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của NH Việt Nam sau khi gia nhập

WTO
2.2.2.1 Năng lực tài chính
Theo quy định của luật các tổ chức tín dụng thì vốn tự có bao gồm số
thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và một số tài sản nợ khác do
NHNN quy định; nhưng ở VN, NHNN không quy định thành phần tài sản
nợ này, nên thực chất vốn tự có là vốn chủ sở hữu

-Nhóm NHTM Nhà nước từ năm 2000 đến nay, vốn chủ sở hữu của các
NHTMNN đều tăng:
+ Mức tăng từ năm 2000 đến năm 2004 đã tăng gấp khoảng gần 3 lần.

+ Quy mô vốn chủ sở hữu bình quân một NH tăng đáng kể, gấp gần 3
lần.
+ Phương thức tăng vốn: Tăng do nguồn cấp phát của NN bằng trái
phiếu đặc biệt.Số cấp bổ sung này tổng số trên 10.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, năng lực vốn chủ sở hữu của nhóm NH này bộc lộ khá nhiều
hạn chế, làm giảm năng lực canh tranh. Cụ thể : quy mô vốn của một
NHTMNN còn quá nhỏ bé, không so sánh được với các NHTM nước
ngoài có chi nhánh ở VN. Triển vọng tăng vốn điều lệ của các NHTMNN
là rất khó ngoại trừ việc phải đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá các ngân
hàng này.
- Nhóm NHTM cổ phần : Có thể nhận thấy thực trạng vốn chủ sở hữu
của nhóm NH này như sau:
+ Vốn chủ sở hữu liên tục tăng nhưng quy mô rất nhỏ bé
+ Các NHTM cổ phần tăng quy mô vốn bằng chính thực lực của mình
và còn nhiều khả năng tăng vốn.
+ Mặc dù có xu thế phát triển quy mô vốn chủ sở hữu nhưng trong giai
đoạn trước mắt, năng lực tài chính chưa thoát khỏi tình trạng khó khăn.
- Nhóm NH liên doanh: Theo đúng tính chất pháp lý thì ở VN hiện nay
có 4 NH liên doanh. Đây là ngân hàng liên doanh giữa NH nước ngoài

với NHTM Việt Nam.Những NH có mức tăng vốn chủ sở hữu không
lớn lắm, trên thực tế vốn tăng chủ yếu là do trượt giá vốn chủ sở hữu
bằng ngoại tệ.Việc tăng vốn góp của NH liên doanh phụ thuộc vào
khả năng tài chính của các NH mẹ điều này về phía VN là không lớn.
- Nhóm chi nhánh NH nước ngoài: Nhóm NH này có năng lực tài chính
tiềm năng, là đối thủ cạnh tranh chủ yếu đối với các NHTM VN trên
thị trường trong nước và quốc tế.Nhưng thị trường tài chính vẫn chưa
phát triển do VN còn áp dụng giới hạn chặt chẽ với các chi nhánh NH
nước ngoài.
Tổng vốn điều lệ của các NHTM quốc doanh hiện mới đạt trên 21.000 tỷ
đồng, dư nợ tín dụng mới xấp xỉ 55% GDP, thấp hơn nhiều so với mức trên
80% của các nước trong khu vực. Bình quân mức vốn tự có của các NHTM
quốc doanh khoảng từ 200 đến 250 triệu USD, chỉ bằng một ngân hàng cỡ trung
bình trong khu vực, còn các NHTM cổ phần có mức vốn điều lệ bình quân chỉ
trên dưới 500 tỷ đồng.
Vốn thấp dẫn đến khả năng chống đỡ rủi ro của các ngân hàng Việt Nam
còn kém, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu chỉ đạt trung bình hơn 5%, so với chuẩn
mực quốc tế là lớn hơn hoặc bằng 8%. Bên cạnh đó, sản phẩm dịch vụ còn quá
ít và đơn điệu, tính tiện ích chưa cao, hoạt động ngân hàng chủ yếu dựa vào
“độc canh” tín dụng. Quy trình quản trị trong các tổ chức tín dụng (TCTD) nói
chung và của các NHTM nói riêng còn chưa phù hợp với các nguyên tắc và
chuẩn mực quốc tế; tính minh bạch thấp, hệ thống thông tin điều hành và quản
lý rủi ro chưa thực sự hiệu quả. Hầu hết các NHTM Việt Nam đều có mức dư
nợ không sinh lời lớn hơn giới hạn cho phép từ 1,5 đến 2,5 lần, khả năng thanh
toán bình quân chỉ mới đạt xấp xỉ 60%, tỷ lệ sinh lời bình quân trên vốn tự có
(ROE) hiện chỉ là 6% so với 15% của các NHTM các nước trong khu vực.
Trong khi đó, tỷ trọng đầu tư tín dụng của các TCTD phi ngân hàng như
kho bạc, quỹ hỗ trợ… chiếm trên 34% trên tổng vốn đầu tư toàn xã hội lại nằm
ngoài vòng kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Hạ tầng công nghệ
ngân hàng và hệ thống thanh toán còn lạc hậu, thậm chí có nguy cơ tụt hậu so

với khu vực, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng dịch
vụ, năng lực quản lý điều hành của NHNN. Thể chế của hệ thống ngân hàng
Việt Nam còn nhiều bất cập, hệ thống pháp luật về ngân hàng thiếu đồng bộ,
chưa phù hợp với yêu cầu cải cách và lộ trình hội nhập. Việc quản trị doanh
nghiệp trong các NHTM còn nhiều khiếm khuyết, nổi bật là sự chưa tách bạch
giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát, điều hành ngân hàng. Các NHTM Việt
Nam chỉ mới dừng lại ở tầm cỡ kinh doanh ngắn hạn, chưa có lộ trình thực hiện
chiến lược trung - dài hạn cũng như giải pháp phát triển đồng bộ, dẫn đến tình
trạng phát triển thiếu bền vững.
Theo kết quả khảo sát của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc
(UNDP) phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện, có 42% doanh nghiệp
và 50% người dân được hỏi đều trả lời rằng khi mở cửa thị trường tài chính, họ
sẽ lựa chọn vay tiền từ các ngân hàng nước ngoài chứ không phải là ngân hàng
trong nước; có 50% doanh nghiệp và 62% người dân cho rằng sẽ lựa chọn ngân
hàng nước ngoài để gửi tiền vào.

×