Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

phương hướng biện pháp tăng cường tiêu thụ sản phẩm ở công ty cổ phần kính mắt hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.88 KB, 15 trang )

phương hướng biện pháp tăng cường tiêu thụ sản phẩm ở công ty cổ phần kính mắt
hà nội
3.1Phương hướng chủ yếu nhằm tăng cường tiêu thụ sản phẩm.
Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh doanh, chính
nó sẽ quyết định hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó đẩy mạnh công
tác tiêu thụ sản phẩm là nhiệm vụ cơ bản của mọi doanh nghiệp, để làm tốt điều đó
theo em công ty cổ phần kính mắt Hà Nội cần tập chung vào các phương hướng chủ
yếu sau:
3.1.1. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng của công tác nghiên cứu và tìm hiểu thị
trường.
Trong cơ chế thị trường, thị trường tạo nên môi trường kinh doanh của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp nào có khả năng thích ứng cao với sự đa dạng và động thái
của thị trường doanh nghiệp đó mới có điều kiện tồn tại và phát triển.
Mặt khác, trên thị trường còn có nhiều doanh nghiệp khác cùng hoạt động,
doanh nghiệp nào cũng đặt yêu cầu mở rộng thị phần của mình. Bởi vậy, để đảm bảo
khả năng thắng lợi trong cạnh tranh, để tránh những rủi ro bất chắc trong kinh
doanh, doanh nghiệp phải hiểu biết cặn kẽ thị trường và khách hàng trên thị trường
ấy. Nghĩa là doanh nghiệp phải làm tốt công tác nghiên cứu thị trường.
Nghiên cứu thị trường là quá trình phân tích thị trưòng cả về mặt lượng và mặt
chất. Cụ thể nghiên cứu thị trường là nghiên cứu các thông tin sau:
_ Thị trường cần gì?.
_ Số lượng cần bao nhiêu?.
_ Thời gian cần?.
_ Giá cả có thể chấp nhận
..............................
_ Những người có khả năng cung ứng và thế lực của họ?.
Đó là những thông tin rất cần thiết để đưa ra các quyết định sản xuất và quyết
định thương mại:
+ Xác định cơ cấu sản phẩm doanh nghiệp sẽ sản xuất kinh doanh trong mỗi
kỳ.
+ Tổ chức các hoạt động mua các yếu tố đầu vào nhằm đảm bảo yêu cầu của


sản xuất và tiêu thụ.
+ Tổ chức công tác bán hàng ........
Như vậy mục tiêu của nghiên cứu thị trường là xác định khả năng tiêu thụ các
sản phẩm của doanh nghiệp, các sản phẩm này bao gồm các sản phẩm doanh nghiệp
đang sản xuất (đã có trong cơ cấu sản phẩm) và do vậy, có ý định thâm nhập thị
trường ở phạm vi lớn hơn việc nghiên cứu thị trường chính là việc nghiên cứu các
cơ hội kinh doanh để đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lý. Tuỳ thuộc vào kết quả
nghiên cứu, quyết định kinh doanh có thể là:
_ Giữ vững ở mức độ duy trì lượng sản xuất và bán hàng.
_ Thâm nhập lĩnh vực sản phẩm thị trường mới.
................
Trong công tác nghiên cứu thị trường, trước khi bước vào sản xuất kinh doanh,
công ty kính mắt Hà Nội đã không làm tốt công tác này, tức là vẫn cứ sản xuất sản
phẩm là kính mắt tiếp nối quá trình sản xuất từ khi chưa cổ phần hoá, thiết nghĩ
doanh nghiệp nên nghiên cứu một cách chu đáo nhu cầu thị trường, mặc dù doanh
nghiệp có khá nhiều lợi thế : uy tín, chất lượng .... như đã trình bày ở trên nhưng
không vì thế mà bỏ qua công tác nghiên cứu thị trường, chỉ khi đó doanh nghiệp mới
đáp ứng được tốt nhất nhu cầu thị trường.
Trên cơ sở nắm vững các thông tin từ công tác nghiên cứu thị trường, doanh
nghiệp xây dựng cho mình một phương án sản xuất sản phẩm, chiến lược sản phẩm
thích hợp. Tren cơ sở đó mới đảm bảo được sản phẩm của doanh nghiệp được thị
trường chấp nhận, tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.
3.1.2. Khai thác và sử dụng tốt các nguồn lực đầu vào nhằm hạ giá thành để nâng
cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm công ty trên thị trường.
Khai thác tốt các yếu tố đầu vào để giảm giá thành sản phẩm, đầu tư đổi mới
công nghệ để giảm thiểu chi phí các yếu tố đầu vào nhằm hạ giá thành trên một đơn
vị sản phẩm. Đối với dây chuyền công nghệ cũ cần thanh lý để đầu tư mua công nghệ
mới, cho năng suất cao mới đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Khai thác tốt các yếu
tố đầu vào còn bao gồm cả việc hợp lý hoá đội ngũ công nhân, cán bộ công nhân viên
trong doanh nghiệp, cần tinh giảm bộ máy quản lý sao cho linh hoạt, thích ứng được

với cơ chế thị trường, nâng cao trình độ, tay nghề của công nhân để có thể điều khiển
được các dây chuyền sản xuất hiện đại.
3.1.3. Tổ chức lại mạng lưới bán hàng theo hướng kết hợp của cả hai kênh phân
phối trực tiếp và gián tiếp nhằm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm:
+ Kênh phân phối trực tiếp:

Doanh
Nghiệp
Cửa hàng bán và giới
thiệu sản phẩm
Người tiêu dùng
cuối cùng
+ Kênh phân phối gián tiếp:

Doanh
Nghiệp
Cửa hàng
bán và giới
thiệu sản
phẩm
Các đại lý
trung gian
Người tiêu
dùng cuối
cùng
áp dụng chế độ đãi ngộ thoả đáng với khách hàng:
+ Đối với các khách hàng đến lần đầu cần phải lôi kéo, phục vụ tốt để họ có ấn
tượng về chất lượng sản phẩm và chất lượng phục vụ của doanh nghiệp. Từ ấn
tượng tốt đó có thể họ sẽ quảng cáo miễn phí cho sản phẩm của doanh nghiệp, đây là
hình thức quảng cáo đẹp nhất và hiệu quả nhất vì chính họ chứ không ai khác đã sử

dụng một lần và đã thu được kết quả tốt như vậy.
+ Đối với khách hàng mua với số lượng lớn hoặc đối với khách hàng chung
thân (các đại lý lẻ) phải có chính sách giảm giá, chiết khấu để giữ khách hàng.

3.2. Một số biện pháp chủ yếu nhằm tăng cường tiêu thụ sản phẩm ở công
ty cổ phần kính mắt hà nội.
Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần kính mắt Hà Nội qua các tài liệu,
tư liệu của công ty và qua cái nhìn từ góc độ bản thân về tình hình thực tế, mặc dù
còn non nớt thiếu kinh nghiệm thực tế, em xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp
nhằm tăng cường công tác tiêu thụ sản phẩm.
3.2.1.Đổi mới thiết bị công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng
suất lao động, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả công tác tiêu thụ sản phẩm.
Ta đều biết rằng chất lượng sản phẩm chịu ảnh hưởng tổng hợp của các nhân
tố : thị trường, công nghệ, nguyên vật liệu, trình độ tổ chức sản xuất và quản lý...
Như vậy đổi mới thiết bị công nghệ là một việc làm cần thiết để nâng cao chất
lượng sản phẩm và năng suất. ý thức được điều đó, từ khi xí nghiệp kính mắt chuyển
thành công ty cổ phần kính mắt hà nội, ban lãnh đạo công ty liên tục có những biện
pháp để đổi mới dây chuyền công nghệ.
Đơn cử một số ví dụ như đã trang bị:
_ Máy đo khúc xạ giác mạc tự động của Nhật gồm 3 máy trang bị cho 3 cửa
hàng (48 Tràng Tiền, 80 Tôn Đức Thắng, 378 Khâm Thiên).
_ Máy đo Diop tự động của Nhật gồm 3 máy trang bị như trên.
_ Máy mài lắp tự động 707 của Nhật gồm 1 máy + 1 bán tự động của Đức + 4
máy mài của Liên Xô(cửa hàng 48 Tràng Tiền, 51 Trần Nhân Tông, 378 Khâm Thiên).
_ Ba giàn máy mài mắt kính của ý gồm 68 bát mài.
_ Dây chuyền mài mắt kính hiện đại của Pháp gồm 5 giàn máy.
_ Ba máy phay của Pháp.
Nhìn chung với tổng đầu tư cho dây chuyền trên là 869.323.316(đồng) cũng
tương đối hiện đại. Tuy nhiên, tại nhà máy CR39 Gia Lâm vẫn còn một số dây chuyền
mài kính khá cũ kỹ, chất lượng kém, năng suất thấp.

Trong kế hoạch năm 2001 này, ban giám đốc công ty đã xem xét đến vấn đề này,
dồn tiền để đầu tư vào nhà máy CR39 trở thành một nhà máy hiện đại, với hầu hết
các dây chuyền tự động cho chất lượng và năng suất rất cao.
Trong luận chứng kính tế-kỹ thuật của dự án xây dựng nhà máy khuôn và mắt
kính CR39 kết luận rằng :Trong thời gian gần tới nhà máy CR39 sẽ chính thức đi vào
hoạt động với công suất thiết kế của nhà máy là 1.200.000 cặp mắt kính/năm, dây
chuyền thứ hai là dây chuyền sản suất mắt kính và khuôn kính 2 tròng thuỷ tinh với
công suất thiết kế là 120.000 đôi mắt/năm.
Phân tích chứng minh cho nhận định đầu tư công nghệ mới sẽ làm tăng lợi
nhuận.
Sản phẩm sản xuất trong năm đầu:
_ Dự kiến khi sản xuất đi vào ổn định bên cạnh việc sản xuất các mắt cận, viễn,
loạn, đơn tròng sẽ tiến hành triển khai sản xuất mắt đa tròng Progressive với:
+ Công suất khoảng 100.000 đôi/năm sẽ mua sẵn khuôn đa tròng thuỷ tinh từ
1 công ty nước ngoài.
+ Giá bán dự kiến là 8$/đôi trong khi giá mắt đa tròng nhập hiện nay của
công ty là 12$/đôi.
+ Xét về hiệu quả kinh tế : Sản xuất mắt đa tròng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế
cao vì chi phí sản xuất thấp so với chi phi sản xuất mắt đơn tròng chỉ cao hơn một
chút ít. Một bộ khuôn 70$ có thể dùng sản xuất được 300 mắt kính đa tròng.
_ Sau khi tiến hành sản xuất 2 ca đi vào ổn định, nhà máy có thể tăng cường sản
xuất ca 3 là ca chuyên sản xuất các mắt kính không số. Triển khai theo kế hoạch này
sẽ mang lại hiệu quả đáng kể do:
+ Vận hành ca 3 sẽ giảm được chi phí sản xuất do chi phí điện năng về đêm rẻ,
hơn nữa sẽ tăng được tốc độ khấu hao máy móc.
+ Do yêu cầu về kỹ thuật và công nghệ trong việc sản xuất mắt kính không số
đơn giản hơn hẳn với các mắt kính khác nên sản xuất vào ca 3 sẽ có nhiều thuận lợi.
+ Công suất trong năm sản xuất đầu tiên là khoảng 500.000 đôi /năm. Nếu có
thể tiêu thụ tốt trên thị trường ta sẽ nâng công suất lên.
+ Giá bán dự kiến: 0.6 $/đôi.

+ Sản phẩm mắt kính không số chủ yếu sẽ xuất khẩu sang thị trường Hàn
Quốc.
Đa dạng hoá sản phẩm trong năm thứ hai:
Từ năm sản xuất thứ hai trở đi, sẽ tiếp tục đa dạng hoá sản phẩm bằng cách
đầu tư thêm một số máy móc thiết bị của dây chuyền mạ màng (trị giá khoảng 03 tỷ)
và sẽ sản xuất thêm các loại mắt kính:
- Hai tròng Plastic: 100.000 đôi/năm.
- Mạ màng: 100.000 đôi/năm.
Sản xuất một số loại mắt kính chiết suất cao (Hi-Index) bằng các loại vật liệu
mới. Dần từng bước giảm sản xuất các loại mắt kính rẻ tiền và tăng cường sản xuất
các loại mắt kính chất lượng cao.
Sản lượng và doanh thu ước tính của dây chuyền CR39 trong năm đầu:
Sản lượng/năm Giá bán bình quân Doanh thu/năm
1.000.000 đôi đơn tròng
(cân, viễn, loạn)
0.8$/đôi. 800.000 $
100.000 đôi đa tròng 8.0$/đôi. 800.000 $
500.000 đôi không số 0.6$/đôi. 300.000 $
Tổng doanh thu: 1.900.000 $

×