Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.09 KB, 19 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP
KHẨU TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
CHI NHÁNH HÀ NỘI.
2.1. Một số nét khái quát về chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát
triển Hà Nội.
2.1.1. Lịch sử hình thành và Phát triển của Ngân hàng Đầu Tư và Phát
triển chi nhánh Hà Nội.
Ngày 27/5/1957, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội được thành lập.
Đây là 1 sự kiện quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triền của ngành
ngân hàng Việt Nam cũng như là đối với sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của
đất nước.
Trải qua 50 năm qua, cùng với các ngân hàng chủ lực khác Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Hà Nội đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và lập nhiều thành
tích góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng và phát triển thủ đất nước trong
đó bao gồm cả thủ đô Hà Nội. Hiện tại, trụ sở chính của Chi nhánh được đặt tại số
4B Lê Thánh Tông-Phường Phan Chu Trinh- Quận Hoàn Kiếm-Hà Nội.
51 năm trước, Ngân hàng Kiến thiết Hà Nội (tiền thân của Ngân hàng ĐT &
PT Thành phố Hà Nội ngày nay) nằm trong hệ thống Ngân hàng kiến thiết Việt
Nam được thành lập. Nhiệm vụ của ngân hàng chủ yếu là nhận vốn từ Ngân hàng
Nhà nước để tiến hành cấp phát cho vay trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản.
Năm 1982, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư
và Xây dựng Việt Nam tách khỏi Bộ Tài Chính, trực thuộc Ngân hàng Nhà Nước
Việt Nam. Do đó, Chi nhánh Kiến thiết Hà Nội đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và
Xây dựng Hà Nội thuộc hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam.
Tháng 5/1990, Hội đồng Nhà nước ban hành 2 Pháp lệnh về Ngân hàng
nhằm mục đích hoàn thiện hệ thống Ngân hàng cho phù hợp với cơ chế thị
trường, theo đó hệ thống Ngân hàng bao gồm: Ngân hàng trung ương là Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam và các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng ĐT & PT,
Công ty tài chính, HTX tín dụng. Ngày 26/11/1990, Ngân hàng ĐT & XD Việt
Nam đổi tên thành Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam với vốn điều lệ 1100 tỷ đồng
và có các chi nhánh trực thuộc các tỉnh, Thành phố, đặc khu trực thuộc trung


ương. Theo đó, Ngân hàng ĐT & XD Hà Nội đổi tên thành Ngân hàng ĐT &
PT Hà Nội.
Từ ngày thành lập tới cho tới năm 1995, Ngân hàng ĐT & PT Hà Nội đã
trải qua 3 giai đoạn phát triển cơ bản như sau:
-Giai đoạn 1957-1960: Phục vụ công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến
tranh chống Pháp và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.
-Giai đoạn từ năm 1965- 1975: Phục vụ chống chiến tranh phá hoại của
giặc Mỹ leo thang ra đánh phá miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam
thống nhất đất nước.
-Giai đoạn từ năm 1975- 1995: Phục vụ công cuộc phục hồi, phát triển
kinh tế trong cả nước.
Ngày 01/01/1995, bộ phận cấp phát vốn ngân sách tách khỏi ngân hàng
ĐT & PT Việt Nam tổng cục đầu tư và phát triển trực thuộc Bộ tài chính. Trước
1995 Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam không hẳn là 1 ngân hàng thương mại,
Ngân hàng hoạt động như một ngân hàng Quốc doanh có nhiệm vụ nhận vốn từ
Ngân hàng chính sách nhà nước và tiến hành cấp phát cho vay trong các lĩnh
vực Đầu tư xây dựng cơ bản.
Từ năm 1995, Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam nói chung, Ngân hàng ĐT &
PT Hà Nội nói riêng thực sự hoạt động như một Ngân hàng Thương mại. Chi nhánh
Hà Nội có nhiệm vụ huy động vốn ngắn, trung và dài hạn từ các thành phần kinh tế,
tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp, dân cư, các tổ chức
nước ngoài bằng VNĐ, USD để tiến hành các hoạt động cho vay tương ứng đối với
các tổ chức, mọi thành phần kinh tế và dân cư có nhu cầu về vốn.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của Ngân hàng ĐT & PT
Thành phố Hà Nội.
Trải qua quá trình phát triển Ngân hàng không ngừng lớn mạnh và cải
thiện hơn bộ máy tổ chức không chỉ tại Chi nhánh Hà Nội mà còn tại nhiều
Phòng Giao dich trên khắp các địa bàn Hà Nội.
Tính cho đến năm 2007, Ngân hàng ĐT & PT Hà Nội có tổng số 350
nhân viên làm việc tại 23 đầu mối. Ngoài Ngân hàng ĐT & PT Hà Nội, thì các

phòng, ban, điểm giao dịch có thể kể đến như: Phòng tín dụng số 1,2,3,4; Phòng
Tài chính-kế toán; Phòng DVKH cá nhân; Phòng DVKH doanh nghiệp; Tổ
chức cán bộ; Phòng kế hoạch nguồn vốn; Phòng Thanh toán quốc tế; Phòng tiền
tệ và kho quỹ; phòng điện toán; Văn phòng; Phòng TĐ & QLTD; các phòng
giao dịch bao gồm: 1,2,6, 10, 11, 12, 17 ,18 và điểm giao dịch1, 3.
Do hoạt động trong lĩnh vực tài chính, nên bản thân ngân hàng luôn tạo
cho mình một bộ máy tổ chức đơn giản và hoạt động hiệu quả. Các phòng giao
dịch luôn có sự hoạt động độc lập dưới sự kiểm soát của Ngân hàng ĐT & PT
Chi nhánh Hà Nội.
*Sơ đồ tổ chức.

GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
KINH DOANH
PHÓ GIÁM ĐỐC
KINH DOANH
P. PHÓ GIÁM
ĐỐC KINH
DOANH
PHÓ GIÁM ĐỐC
KINH DOANH
2.1.3. Tình hình hoạt động chung của chi nhánh Ngân hàng ĐT & PT Hà
Nội:
Qua hơn 45 năm tồn tại và phát triển, chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Hà
nội đã không ngừng lớn mạnh. Với những bước thăng trầm của nền kinh tế Việt
nam, ngân hàng đã phải trải qua không ít những thời kì khó khăn. Năm 1995,
việc chuyển toàn bộ nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp về Tổng cục đầu tư
P. TỔ CHỨC CÁN
BỘ
PHÓ GIÁM ĐỐC

KINH DOANH
P. TĐ & QLTDP. ĐIỆN TOÁNP. TIỀN TỆ KHO
QUỸ
P. TÀI CHÍNH KẾ
TOÁN
P. THANH TOÁN
QUỐC TẾ
P. KẾ HOẠCH
NGUỒN VỐN
P. DVKH DOANH
NGHIỆP
P. DVKH CÁ
NHÂN
ĐIỂM GIAO
DỊCH
P. GIAO
DỊCH
P. TÍN
DỤNG
DIỂM GIAO
DỊCH 1
P. GIAO
DỊCH 11
P. GIAO
DỊCH 1
P. TÍN
DUNG 3
P. GIAO
DỊCH 12
P. GIAO

DỊCH 2
P. TÍN
DỤNG 1
DIỂM GIAO
DỊCH 1
P.TÍN
DỤNG 4
P. TÍN
DỤNG 2
P. GIAO
DỊCH 17
P. GIAO
DỊCH 6
P. GIAO
DỊCH 18
P. GIAO
DỊCH 10
và phát triển trực thuộc Bộ tài chính, theo thống kê khoảng 900 tỷ, đã ảnh
hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cùng lúc đó, điều kiện
kinh tế xã hội có nhiều biến động. Tuy nhiên, với sự thay đổi phương thức hoạt
động cùng sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ, ngân hàng đã vượt qua được
những khó khăn trước mắt. Thời điểm này có thể được coi là một mốc đánh dấu
sự chuyển mình không chỉ của chi nhánh mà còn của toàn hệ thống NHĐT&PT
Việt Nam. Với sự thay đổi phương thức hoạt động, từ việc hoạt động theo cơ
chế kế hoạch hóa tập trung sang kinh doanh đa năng tổng hợp, ngân hàng đã
thực sự trở thành một ngân hàng thương mại quốc doanh. Điều này khẳng định
qua tình hình lợi nhuận mà chi nhánh thu đựơc qua các năm, được thể hiện cụ
thể qua bảng lợi nhuận 3 năm gần nhất dưới đây:
Bảng 2.1 : Tổng lợi nhuận của chi nhánh
( Đơn vị: Tỷ VND)



Năm Lợi Nhuận Mức độ tăng
2005 89,864 46,95
2006 101,749 11.885
2007 128,895 27.146
( Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005-2007)
Nhìn vào bảng số liệu ta nhận thấy rằng: Lợi nhuận qua các năm của Chi
nhánh Hà Nội có sự gia tăng về con số:
- Năm 2005: Đánh dấu 1 năm hoạt động nỗ lực của Chi nhánh trên địa
bàn Hà Nội. Lợi nhuận năm 2005 tăng 6.713 triệu VNĐ so với năm 2004 tức lợi
nhuận đã tăng 110% . Có được kết quả này là do ban giám đốc và toàn thể cán
bộ nhân viên Ngân hàng đã quyết tâm mở rộng tín dụng, tăng doanh thu, quản
lý chặt chẽ nguồn vốn và luôn thực hiện chương trình tiết kiệm chống lãng phí.
- Năm 2006 Lợi nhuận chỉ đạt 101.749 triệu VNĐ và tăng 11.885 triệu
VNĐ so với cùng kì năm trước lợi nhuận ước tính tăng 13,22%. Mặc dù lợi
nhuận có tăng nhưng không đáng kể, doanh thu không tăng gấp đôi so với năm
2005. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã trích lợi nhuận đạt được để sử dụng cho
việc dự phòng rủi ro và đầu tư các trang thiết bị cần thiết cho các phòng ban của
Chi Nhánh.
- Với sự hoạt động nỗ lực của toàn thể các cán bộ, nhân viên thì năm
2007 con số lợi nhuận thu được là: 128.895 triệu VNĐ và tăng 27.146 triệu
VNĐ (26,67%). Nhìn vào bảng số liệu thì mức tăng lên trong năm 2007 gấp
đôi so với năm 2006 (chỉ đạt 11.885 triệu VNĐ). Đây là 1 tín hiệu đáng mừng
vì trong các năm gần đây với việc các ngân hàng Thương mại cổ phần mở ra rất
nhiều nhưng hoạt động tài chính của Ngân hàng vẫn duy trì ổn định và hiệu quả.
Sau đây là một số hoạt động kinh doanh cơ bản của chi nhánh:
a. Hoạt động huy động vốn.
Nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế luôn là yêu cầu cấp thiết đối với nền
kinh tế. Trong năm 2007, thị trường vốn trong nước rất sôi động. Trên địa bàn

Hà Nội các ngân hàng thương mại cạnh tranh nhau gay gắt bằng việc đưa ra các
mức lãi suất và các hình thức huy động vốn hết sức hấp dẫn. Hòa chung trong
không khí đó NH ĐT&PT Hà nội cũng nỗ lực không ngừng, ngân hàng đã sử
dụng rất nhiều các hình thức huy động vốn hấp dẫn như: Thực hiện chính sách
lãi suất linh hoạt, đa dạng hóa các hình thức huy động, thực hiện tốt công tác
khách hàng…do đó trong năm 2007 công tác huy động vốn tại ngân hàng đã đạt
được nhiều kết quả tích cực.
Bảng 2.2 : Tổng hợp huy động vốn

(Đơn vị:Triệu VND)
Các chỉ
tiêu
31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007
VNĐ
Ngoại tệ
quy đổi
VNĐ
Ngoại tệ
quy đổi
VNĐ
Ngoại tệ
quy đổi
Tiền Gửi
TC
2.628.466 268.372
3.756.03
8
139.941
4.787.26
6

315.571
Tiền gửi
Tiết kiệm
752.316 531.729 954.058 592.222
1.067.21
7
702.898
Kỳ phiếu,
Trái phiếu
232.894 146.209 107.435 333.027 1.497 174.475
Tổng số 3.613.677 946.311
4.817.53
1
1.065.19
0
5.855.98
0
1.192.944
Nguồn vốn
huy động
4.559.988 5.882.721 7.048.924
( Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005-2007)
Nhìn chung, nguồn vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu là từ các hoạt
động tiền gửi dưới dạng: mua kỳ phiếu hoặc trái phiếu, tiền gửi vào tài khoản cá
nhân, trả lương qua Chi nhánh hoặc huy động vốn nhàn rỗi gửi tiết kiệm. Ngân
hàng huy động tiết kiệm đối với tiền VNĐ, USD hoặc EUR.
Thông qua số liệu trong 3 năm gần đây vốn huy động tiết kiệm của ngân
hàng đã có sự tăng vọt đáng kể. Nếu năm 2005 lượng nguồn vốn huy động được
chỉ là: 4.559.988 triệu VNĐ thì sang tới năm 2006 con số này đã tăng lên
5.882.721 triệu VNĐ. Năm 2007 với việc nâng cao lãi suất đối với các hình

thức tiết kiệm nên ngân hàng đã huy động được 7.048.924 triệu VNĐ( gần gấp
đôi so với năm 2005). Trong nhưng năm gần đây, thu nhập của cá nhân tăng do
đó việc ngân hàng nâng cao lãi xuất nhắm mục đích nâng cao nguồn vốn và
giảm lạm phát cho xã hội.
Việc các ngân hàng tiến hành nhiều hình thức gửi tiết kiệm khác nhau
cũng đã thỏa mãn cho nhu cầu tiền gửi của khách hàng. Ngoài ra, sử dụng
nguồn vốn ngoại tệ nhằm mục đích cho các hoạt động hỗ trợ XNK, truy đổi
ngoại tệ cho KH ….Ngân hàng đã đa dạng hóa được các sản phẩm, dịch vụ cho
từng đối tượng khách hàng trên địa bàn Hà Nội nói chung và các tỉnh, thành phố
khác nói riêng.

×