Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.06 KB, 24 trang )

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA
CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG
I. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến vấn đề
phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su sao vàng.
1. Qúa trình hình thành và phát triể của công ty cao su sao vàng.
Do tầm quan trọng của nghành công nghiệp cao su trong nền kinh tế quốc
dân nên ngay sau khi miền Bắc giải phóng ngày 07/10/1956 xưởn lắp đặt vá
săm lốp ô tô được thành lập tại nhà số 2 Đặng Thái Thân (nguyên là xưởng in
IDOTO của quân đội pháp) bắt đầu hoạt động vào năm 1956 đến đầu năm
1960 thì sáp nhập vào nhà máy cáo su sao vàng nó chính là tiền thân của nhà
máy cao su sao vàng ngày nay.
Công ty cao su sao vàng được khởi công xây dựng vào ngày 22/12/1958
trong tổng thể khu công nghiệp Thượng Đình gồm 3 nhà máy, nhà máy Cao Su
Sao Vàng nhà máy Xà Phòng ,nhà máy Thuốc Lá Thăng Long. Đây là một xí
nghiệp quốc doanh lớn nhất , lâu đời nhất và duy trì nhất sản xuất xăm lốp ô tô
và cũng là con chim đầu đàn của nghành công nghiệp chế tạo các sản phẩm
cao su của Việt Nam.
Với kết quả sản xuất năm 1960, năm thứ nhất nhân kế hoạch của Nhà nước
giao cho , nhà máy đã hoàn thành các chỉ tiêu sau.
-Giá trị tổng sản lượng : 2.489.442đồng.
- các sản phẩm chủ yếu : Lốp xe đạp 93.664 chiếc
Xăm xe đạp 38.388 chiếc
Đội ngũ cán bộ công nhân viên :262 người được phân bổ thành 3 phân
xưởng sản xuất và 6 phòng ban nghiệp vụ. Về trình độ không có ai tốt nghiệp
đại học chỉ có 2 cán bộ tốt nghiệp trung cấp. Trải qua nhiều năm tồn tại và
phát trong cơ chế bao cấp (1960 –1987) nhịp độ của nhà máy luôn tăng
trưởng, số lao động không ngừng tăng (năm 1986 là 3.260 người).
Song nhìn chung sản phẩm còn đơn điệu , nghèo nàn ít được cải thiện vì
không có đối thủ cạnh tranh, bộ máy gián tiếp cồng kềnh, hoạt động kém hiệu
qủa thu nhập của người lao động thấp , đời sống gặp nhiều khó khăn.
Bước sang cơ chế thị trường , đặc biệt tử khi quyết định 217/HĐBT ngày


14/11/1987 về trao quyền tự chủ tài chính, chủ động sản xuất kinh doanh cho
các doanh nghiệp , tình hình sản xuất của nhà máy đã dần dần ổn định. Thu
nhập của người lao động có chiều hướng tăng chứng tỏ nhà máy có thể tồn tại
và hoà nhập trong cơ chế mới.
Từ năm 1991 tới nay nhà máy đã khẳng định vị trí của mình : là một đơn vị
sản xuất kinh doanh có hiệu qủa , có doanh thu và các khoản nộp ngân sách
nhà nước năm sau cao hơn năm trước, thu nhập của người lao động được cải
thiện. Doanh nghiệp luôn được công nhân là đơn vị thi đua xuất sắc và được
tặng nhiều cờ và bằng khen của cấp trên.
Theo quyết định 654 CNNg ngày 27/81992 cuả bộ công nghiệp nặng đổi tên
nhà máy thành “công ty cao su sao vàng Hà Nội”.
Ngày 1/1/1993 nhà máy chính thức được sử dụng con dấu mang tên “
Công ty cao su Sao Vàng” để chuyên mông hoá đối tượng quản lý ngày
20/12/1995 Thủ Tướng Chính Phủ ra quyết định số 835 /TTG và nghị định
02/CP 25/1/1996 phê chuẩn điều lệ tổ chức và quản lý của nhà máy hoá chất
việt nam.
Trong những năm gần đây các sản phẩm săm lốp của công ty luôn được
đánh giá cao , lốp xe đạp đỏ lòng vàng 650 được được cấp dấu chất lượng. Nhà
nước lần thứ hai. Ba sản phẩm : lốp xe đạp , lốp xe máy , lốp ô tô , được thưởng
huy chương vàng tại hội trợ quốc tế hàng công nghiệp 1993. Sản phẩm sản
phẩm săm lốp Sao Vàng nằm trong Topten 1995,1996,1998 do báo đại đoàn
kết tổ chức. Năm 1996 săm lốp sao vàng cũng được nhận giải bạc do hội đồng
chất lượng giải thưởng Việt Nam cuả Nhà nước tặng.
Trong thời kỳ bao cấp sản phẩm săm lốp se đạp cũng được xuất sang một
số nước như : Mông Cổ, Triều Tiên, Đức, Cu Ba. Điểm nổi bật nhất đánh giá sự
thành công của công ty cao su sao vàng trong sản xuất kinh doanh là cho đến
nay công ty có 5 chi nhánh và 200 đại lý trên 50 tỉnh, thành phố , trong cả
nước. Ngoài ra sản phẩm của công ty còn được xuất sang các nước Cu Ba và
ASEAN , đặc biệt công ty còn được tín nhiệm của công ty INOUE tại Việt Nam.
Đây là những thành to lớn đánh dấu bước mở đầu cho việc làm ăn của công ty

với các bạn hàng trên thế giới và đồng thời cũng là sự ghi nhận đánh dấu sự
trưởng thành và lớn mạnh của Công ty trong những năm qua.
2. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến công
tác phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty cao su sao
vàng.
2.1 Tính chất và nhiệm vụ sản xuất của công ty.
Công ty cáo su sao vàng được tự chủ trong sản xuất kinh doanh cũng như
sử dụng nguồn vốn, là đơn vị hạch toán độc lập. Công ty được chuyển trực tiếp
ký kết hợp đồng kinh tế với các bạn hàng kinh tế trong và ngoài nước, trực tiếp
xuất nhập khẩu hàng cao su và khai thác cao su tự nhiên trong cả nước.
Công ty có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo sự
phân công của công ty hoá chất việt nam. Như sản xuất kinh doanh hàng cao
su trong nước và các bạn hàng nước ngoài. Ngoài ra còn đào tạo dạy nghề cho
một số doanh nghiệp thành viên.
2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cao su sao vàng.
Bộ máy quản lý giữ vai trò quan trọng không thể thiếu được trong sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Một bộ máy quản lý gọn nhẹ có hiệu qủa , có
trình độ nghiệp vụ ảnh hưởng lớn đến bố trí sắp xếp lao động, nguyên vật liệu
tổ chức sản xuất, chất lượng sản phẩm.
Là một doanh nghiệp Nhà nước , Công ty cao su Sao Vàng tổ chức bộ máy
quản lý theo cơ chế đảng lãnh đạo,công đoàn tham ra quản lý , giám đốc điều
hành sản xuất kinh doanh. Bộ máy quản lý của Công ty cao su Sao Vàng bao
gồm : Giám đốc, 3 phó giám đốc , 11 phòng ban, 1 văn phòng Đảng uỷ, 1 văn
phòng công đoàn và 10 đơn vị sản xuất kinh doanh .
- Đứng đầu là giám đốc công ty chịu trách nhiệm trực tiếp và cao nhất với
cấp trên trong mọi hoạt động của Công ty, là người đại diện cho công ty trước
pháp luật về các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời giám đốc có quyền
ra quyết định điều hành sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phó giám đốc kỹ thuật : là người có nhiệm vụ tham mưu cho giám đỗc về
các lĩnh vực kỹ thuật , trực thuộc sự quản lý của phó giám đốc kỹ thuật là các

phòng ban sau : Phòng kỹ thuật cơ năng , phòng kỹ thuật cao su , phòng kiểm
tra chất lượng , phòng kiến thiết cơ bản.
- PGĐ sản xuất : là người có nhiêm vụ tham mưu cho giám đốc về mặt sản
xuất của công ty , trực thuộc sự quản lý của PGĐ sản xuất là phòng tổ chức
hành chính , phòng điều độ , phòng quân sự bảo vệ.
- PGĐ kinh doanh : là người tham mưu cho giám đốc về các hoạt động sản
xuất kinh doanh của côn ty. Trực thuộc sự quản lý của PGĐ kinh doanh là :
phòng kế hoạch kinh doanh , phòng tài vụ, phòng đối ngoại xuất nhập khẩu,
phòng đời sông.
-Bí thư đảng uỷ : thực hiện vai trò lãnh đạo của đảng trong Công ty thông
qua văn phòng đảng uỷ.
- Các chủ tịch công đoàn : có trách nhiệm cùng giám đốc quản lý lao động
thông qua công đoàn.
-Các phòng ban chức năng : tham mưu cho giám đốc về mặt cơ khí , điện
năng lượng , quản lý và ban hành các quy trình về vận hành máy , về nội dung
an toàn, hướng dẫn an toàn và kiểm tra định mức kỹ thuật về cơ và năng
lượng.
- Phòng kỹ thuật cao su : tham mưu cho giám đốc về mặt kỹ thuật cao su,
bao gồm qủan lý và điều hành các quy trình công nghệ sản phẩm cao su. Kiểm
tra để các đơn vị thực hiện tốt các quy trình đó, hướng dẫn ban hành các định
mức kỹ thuật các tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên môn , tổ chức nghiên cứu , áp
dụng công nghệ sản xuất sản xuất sản phẩm sử lý các trường hợp biến động
trong sản xuất.
- Phòng kiểm tra chất lượng : (KCS) : tham mưu cho giám đốc về mặt chất
lượng sản phẩm , tổ chức kiểm tra các nguyên vật liệu trước khi nhập kho theo
đúng tiêu chuẩn, kiểm tra chất lượng đầu ra , đồng thời chịu trách nhiệm về
con dấu trên chất lượng sản phẩm.
- Phòng kiến thiết cơ bản : tham mưu cho giám đốc về công tác xây dựng cơ
bản và thiết kế các công trình lập kế hoạch tổ chức các phương án , thi công và
kiểm tra nghiệm thu các công trình xây dựng. Lắp đặt thiết bị trong công ty ,

giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai nhà ở theo quy định của nhà nước.
- Phòng tổ chức hành chính : tham mưu cho giám đốc về công tác bộ máy lao
động sản xuất qủan lý , sử dụng lao động , đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân
viên thực hiện mọi chế độ chính sách đối với người lao động, xây dựng kế
hoạch sử dụng lao động và quỹ tiền lương hàng năm.
- Phòng quân sự bảo vệ : bảo vệ an ninh , tổ chữc kiểm tra , kiểm soát các
sản phẩm ra vào công ty theo đúng nội quy , tổ chức hướng dẫn trực tiễp kiểm
tra công tác phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn cho công ty.
- Phòng điều độ : tham mưu cho giám đốc về điều hành hoạt động sản xuất
của công ty.
-Phòng kế hoạch thị trường : tổng hợp kế hoạch sản xuất kỹ thuật tài chính
hàng năm của công ty và theo dõi hoạt động mua sắm vật tư thiết bị kinh
doanh.
- Phòng tài vụ : tham mưu cho giám đốc về mặt quan lý, các nguồn vốn số
liệu về tài chính kế toán.
- Phòng tài chính kế toán: Hạch toán kế toán về tài chính tiền tệ.
- Phòng đối ngoại – Xuất nhập khẩu : tham mưu cho giám đốc tham mưu
cho giám đốc từ việc xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế , giải quyết các thủ
tục trong việc ký kết các hợp đồng kinh tế đối ngoại và nghiên cứu thị trường
nước ngoài.
- Phòng đời sống : tham mưu cho giám đốc về mặt đời sống của cán bộ công
nhân viên. Tổ chức khám sức khoẻ cho người có thẻ bảo hiểm y tế tại công ty.
Kiểm tra vệ sinh môi trường , chống nóng thực hiện các công việc kế hoạch hoá
gia đình của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty.
Phía dưới phòng ban là các xí nghiệp trực thuộc các xí nghiệp này hoạt
động trên nguyên tắc hạch toán độc lập.Trong phạm vi của mình các xí nghiệp
có thể tự mua các nguyên vật liệu, tự sản xuất theo công nghệ kỹ thuật riêng ,
tự thành lập hệ thống tiêu thụ. Tuy vậy hàng năm căn cứ vào kế hoạch sản
xuất của công ty , các xí nghiệp được giao một phần nhiệm vụ sản xuất đó, điều
này này cho thấy hai nhiệm vụ cơ bản của các xí nghiệp thành viên là : Một

mặt hoàn thành nhiệm vụ sản xuất do công ty giao cho một mặt vẫn phải đáp
ứng nhu cầu của thị trường. Đây là hướng đi mới của công ty trong việc từng
bước gắn người sản xuất với thị trường và hướng việc sản xuất theo thị
trường.
2.3 Đặc điểm về máy móc công nghệ sản xuất.
Máy móc thiết bị là công cụ lao động trực tiếp tác động vào đối tượng lao
động để tạo ra sản phẩm. Trình độ trang thiết bị máy móc phản ánh khả năng
sản xuất của doanh nghiệp.
Công ty cao su sao vàng là công trình do nhà nước và nhân dân Trung quốc
giúp đơ, do vậy tử khi mới thành lập toàn bộ công nghệ máy móc thiết bị đều
được nhập từ Trung quốc.
Một số máy móc thiết bị chủ yếu của công ty là : các lò luyện cao su máy ép
lốp săm , máy thành lốp xăm , máy lưu hóa, máy luyện.
Về máy móc thiết bị Nhà nước đã nói trên hầu hết là máy Trung Quốc, sau gần
40 năm sử dụng Công ty đã từng bước thay đổi bổ sung các máy móc hiện đại
để dần nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động. Nhất là trong
những năm gần đây , công ty đã mạnh dạn đầu tư có chiều sâu vào một số
công đoạn sản xuất thế các loại máy móc cũ bằng bằng các máy tự động của
Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản và Liên Xô , Việt Nam.
Về công nghệ sản xuất của công ty : công nghệ sản xuất các sản phẩm cao
su là công nghệ khép kín từ khâu sơ chế đến khâu chế biến công nghệ sản xuất
công ty chưa mang tính chất đồng đều giữa các sản phẩm cần phải thay thế
dần những công nghệ cũ , lỗi thời bằng những công nghệ hiện đại hơn.
Thiết bị máy móc là công nghệ hiện đại sẽ đáp ứng được nhu cầu của thị
trường về sản phẩm của công ty , nó góp phần không nhỏ trong quá trình thay
đổi mẫu mã , chất lượng quy cách sản phẩm.
Sau đây là công trình công nghệ sản xuất săm xe đạp và bảng liệt kê một số
máy móc thiết bị của công ty.
Sơ luyện
Cao su Hóa chất

Kỹ thuật sàng xảy
Hỗn luyện
Nhiệt luyện n
Ép suất
Lò ngống
Lưu hoá
Định dài
Gắn van
Mài dầu
Phết keo
Nối dầu
Đóng gói
Nhập kho
Thử chân không
Sơđồ 2 : Quá trình sản xuất săm lốp xe đạp
Bảng 1: Một số máy móc thiết bị chủ yếu của công ty.

Stt Tên máy móc thiết bị Nước sản xuất Năm đưa vào sử
dụng
Nguyên giá
(VNĐ)
1 Máy luyện các loại TQ,VN,LX 1960,1975,1992 886.719.711
2 Máy cán các loại TQ 1971,1975,1996 615.861.929
3 Máy thành hình lốp VN,TQ 1975,1994,1996 1.108.729.810
4 Máy địa hình TỰ SẢN XUẤT 1989 7.196.125
5 Máy lưu hoá TQ,VN,LX 1956,1987,1993 2.125.425.656
6 Máy đột dập tanh VN 1976,1979,1993 5.190.640
7 Máy cắt vải TQ,VN,ĐỨC 1973,1977,1990 127.193.494
8 Các loại bơm TQ,NB 1987,1996 251.132.443
9 Các loại máy nén khí VN,MỸ 1992,1993,1996 191.655.000

10 Máy cuộn vải TQ 1961,1975,1983 6.910.440
11 Máy ép + máy nối dầu TQ 1961,1985,1983 1.270.000.000
12 Các loại khuôn ĐÀI LOAN 1971,1988,1993 595.106.000
13 Máy xé vải mành VN 1978 815.765
14 Máy đảo tanh VN 1979 823.076

2.4 Nguyên vật liệu của công ty.
Công ty cao su Vao Vàng là đơ vị sản xuất các sản phẩm cao su nên nguyên
liệu chính dùng cho sản xuất là cao su thiên nhiên Đặc điểm chủ yếu về nguyên
vật liệu sản xuất của công ty là tính đa rạng và phức tạp. Nó được thể hiện qua
đặc thù của sản phẩm của cac sản phẩm cao su. Đó là sự kết hợp phức tạp của
các các nguyên vật liệu , các nguyên tố hoá học. Nguyên vật liệu của công ty có
thể chia ra thành 11 nhóm chính.
Nhóm 1 : Cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp
Nhóm 2 : Chất lưu hoấ, chủ yếu là lưu huỳnh.
Nhóm 3 : Chất xúc tiến , xúc tiến U, xúc tiến D , axit Stearic
Nhóm 4 : Chất trợc xúc tiến : ZnO, axitStearic
Nhóm 5 : Chất phòng lão, phòng lão D, phòng lão MB
Nhóm 6 : Chất phòng tự lưu AP
Nhóm 7 : Chất độn , Than đen , N330 ,744, SiO
2
, bột than, BaSO
4
,cao
lanh màu đỏ (Fe
3
O
4
).
Nhóm 8 : Chất làm mềm , Parphin, Antilux 654

Nhóm 9 : Vải mành ôtô, vải mành xe máy , vải mành xe đạp .
Nhóm 10 : Tanh các loại
Nhóm 11 : Các nguyên vật liệu khác : Bát PA, xăng công nghệ
Nguồn nhập khẩu hầu hết các nguyên vật liệu quan trọng công ty đều phải
nhập từ nước ngoài chủ yếu từ Nhật Bản , Nam Triều tiên , ÚC và các nước
LIÊN XÔ cũ
Do việc phải nhập thường xuyên nguên vật liệu từ nước ngoài nên công ty gặp
khó khăn , phải phụ thuộc vào nhà cung ứng. Dễ bị gây sức ép , kế hoạch sản
xuất kinh doanh phụ thuộc vào thời gian nhập khẩu thị truờng cung ứng. Tuy
nhiên có những khó khăn như vậy trong qúa trình nhập khẩu công ty có những
thuận lợi như nhâp khẩu với khối lượng lớn, giá cả sẽ rẻ hơn , và không phải
chi trả trung gian. Những ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý vật tư
của công ty , đòi hỏi bộ phận tiếp liệu phải nhanh nhạy kịp thời phục vụ cho
sản xuất.

Bảng 2 : Kết qủa nhập khẩu năm 1999 -2002.


St Tên vật tư đơn Thực hiện Thực hiện Thực hiện Kế hoạch

×