Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Các giải pháp hoàn thiện chiến lược phát triển thương hiệu tại Công ty

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.74 KB, 6 trang )

: Các giải pháp hoàn thiện chiến lược phát triển thương hiệu tại Công
ty.
3.1. Hệ thống giải pháp
Nâng cao nhận thức về thương hiệu
Một lý do đơn giản là khi Công ty không nhận thức được giá trị thương
hiệu của mình thử hỏi họ có thể làm cho khách hàng nhận thức được thương
hiệu của họ hay không? Và cách tốt nhất, Công ty nên tuyên truyền về thương
hiệu, giá trị của thương hiệu, mối liên hệ giữa giá trị và ích lợi của thương hiệu
đối với Công ty và với mỗi cá nhân. Để làm được điều này không phải là một
sớm một chiều, mà là cả quá trình. Công ty có thể nâng cao nhận biết thương
hiệu tới từng cán bộ công nhân viên trong Công ty, sau đó mới tính đến khách
hàng bằng chính sự cảm nhận về sản phẩm.
Mặt khác, trong quá trình phát triển, nhất thiết Công ty phải có một chiến
lược phát triển lâu dài ,ổn định nhằm tạo tính nhất quán cho thương hiệu của
mình. Dĩ nhiên, chiến lược đó phải phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh
của Công ty và với thị hiếu của người tiêu dùng, nhưng phải đảm bảo mục tiêu
của doanh nghiệp. Mục tiêu phải xác định rõ ràng, có như vậy mới có phương
thức thực hiện chiến lược hợp lý để đạt được mục tiêu.
Tích cực tham gia các hội chợ nhằm nâng cao độ nhận biết của người tiêu
dùng đối với thương hiệu của Công ty.
Như các doanh nghiệp khác, để tham gia vào thị trường Công ty luôn tìm
cách tham dự các chương trình để quảng bá thương hiệu của mình. Hội chợ -
cũng là cách để góp phần quảng bá thương hiệu, qua hội chợ Công ty có thể
trực tiếp tuyển dụng cho mình những cán bộ, nhân viên quản lý có chuyên môn
nghiệp vụ. Đặc biệt qua hội chợ Công ty có thể tiếp thị hình ảnh của mình tới
khách hàng một cách dễ dàng nhất. Theo điều tra thì các doanh nghiệp có danh
tiếng sử dụng phương thức này đạt hiệu quả tới 40%, các doanh nghiệp nhỏ
chưa sử dụng cách này để tiếp cận khách hàng, sở dĩ tiềm lực còn yếu hoặc
chưa có đủ tự tin để khẳng định mình. Cũng thông qua hội chợ trưng bày sản
phẩm, là những thông điệp mà các công ty muốn gửi tới khách hàng, người lao
động.


Tạo văn hoá riêng cho Công ty.
Bên cạnh những nội quy, những nguyên tắc xã hội các doanh nghiệp cần
phải xây dựng cho mình một nền văn hoá riêng có của mình. Văn hoá doanh
nghiệp là một tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty nên trong quá trình phát triển Công ty đã và sẽ phát triển theo những nét
văn hoá độc đáo của mình. Như đánh giá văn hoá còn là chía khoá giúp các
doanh nghiệp thành công và theo tổ chức văn hoá thế giới UNESCO thừa nhận
thương hiệu của doanh nghiệp được thể hiện qua truyền thống văn hoá của
mình. Vì thế, trong chiến lược phát triển thương hiệu của mình Công ty cần phải
xây dựng truyền thống này từ cán bộ đến nhân viên và công nhân của Công ty,
mặt khác tiếp cận nền văn hoá của thế giới, ứng dụng vào xây dựng và phát
triển thương hiệu cho riêng mình.
Bên cạnh đó, Công ty cần thiết kế cho mình một hình ảnh độc đáo, logo
của Công ty phải đẹp, ý nghĩa, dễ dàng đi sâu vào tâm trí khách hàng. Đó cũng
là việc xây dựng hình ảnh riêng, tạo ấn tượng đối với khách hàng.
Lời hứa thương hiệu
Công ty cam đoan với khách hàng là những gì khách hàng nhìn thấy
trong các chương trình quảng cáo, trên các biểu tượng hay những gì công ty nói
là có thật. Họ cam kết mang đến những giá trị đích thực cho khách hàng…
Công ty cam kết sẽ tạo cho khách hàng những bất ngờ, thậm chí ngoài mong đợi
của khách hàng.
Xây dựng hình ảnh thương hiệu của Công ty trên Internet.
Hiện nay, Internet là một dịch vụ khá phổ biến ở Việt Nam và số lượng
người sử dụng dịch vụ này ngày càng lớn, do đó, trong chiến lược thương hiệu
của Công ty đã đưa sản phẩm lên các Website quảng cáo. Nhờ các kỹ sư của
phòng kỹ thuật đã thiết kế cho Công ty website riêng, để giới thiệu sản phẩm.
Mặt khác số lượng người truy cập web ngày càng lớn nên website vừa là một lá
thư điện tử giới thiệu thông thường, vừa là nơi cung cấp những thông tin được
cập nhật nhất, hữu ích, một mặt cũng có tác dụng hai chiều là cầu nối thông tin
phản hồi của khách hàng. Vì thế Công ty càng dễ tham khảo ý kiến của khách

hàng và mở rộng quy mô khách hàng. Điều này làm cho Công ty phải đối mặt
với chi phí thiết kế và duy trì web, mặt khác cần phải tạo ra những mới lạ để
hấp dẫn khách hàng. Thông qua web khách hàng có thể tranh thủ kiểm tra
những tin tức hay tỷ giá hối đoái … để đưa ra phương án tiêu dùng cho mình.
Đồng thời qua các website Công ty có thể thực hiện giao dịch trực tiếp với
khách hàng qua email, qua các blog, hay các website khác…Đây cũng là biện
pháp mà nhiều doanh nghiệp có danh tiếng ở Việt Nam và trên thế giới đang
thực hiện.
Như vậy, để xây dựng Công ty ngày càng lớn mạnh, thương hiệu được
khách hàng biết đến và sử dụng sản phẩm của mình, Công ty đã có những giải
pháp đồng bộ cho giai đoạn trước mắt và trong tương lai.
3.2.Các kiến nghị đối với Nhà nước:
Đối với cơ quan quản lý Nhà nước về quảng cáo như Bộ văn hoá thông
tin, sở văn hóa thông tin các Tỉnh, Thành phố, Bộ thương mại, Sở thương mại ở
các địa phương, phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam. Các cơ quan này,
cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng để ban hành hệ thống pháp luật mà quy định chặt
chẽ các vấn đề quảng cáo nhằm quản lý chặt chẽ, thống nhất và hợp với điều
kiện nước ta. Cần tránh tình trạng các văn bản này có hiệu lực song lại thiếu
tính thực tế dẫn đến tình trạng gây khó khăn cho Công ty.
Bên cạnh đó, cần hoàn thiện hệ thống quản lý từ trung ương đến địa
phương, đảm bảo tính nhất quán vai trò quản lý của Nhà nước, phát huy tính
năng động sáng tạo của các đơn vị kinh doanh.
Nhà nước và các cơ quan liên quan cần nghiên cứu có những chính sách
khuyến khích các doanh nghiệp này trong việc hoàn thiện chiến lược thương
hiệu. Các cơ quan này cần tổ chức những buổi họp chuyên đề để thấy rõ vai trò
và hiệu quả của hoạt động cạnh tranh bằng thương hiệu. Cần tiếp cận thương
hiệu tới người tiêu dùng nhằm kích thích họ tiêu dùng hàng hoá của mình. Các
cơ quan này có trách nhiệm nghiên cứu cụ thể mức khống chế Ngân quỹ cho
phát triển thương hiệu hợp lý hơn.
Đối với Bộ tài chính và Tổng cục thuế phải nghiên cứu và áp dụng một

mức thuế hợp lý hơn, giảm thuế xuất cho các doanh nghiệp để có thể khuyến
khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tài chính vào Việt Nam. Đề nghị Bộ
tài chính cho các doanh nghiệp được phép tự do trích ngân sách cho hoạt động
phát triển thương hiệu của họ.
Mặt khác đề nghị các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý đăng ký thương
hiệu và phối hợp cùng Bộ thương mại hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp
chủ động đăng ký thương hiệu cho mình. Đề nghị những cơ quan này cần đơn
giản hoá các thủ tục pháp lý , rút ngắn hơn thời gian đăng ký hồ sơ, giảm chi phí
tra cứu thông tin liên quan tới đối tượng xin đăng ký bảo hộ. Nếu các công ty
gặp trục trặc về các vấn đề: vi phạm luật thương mại về nhãn hiệu hàng hoá
hoặc bản quyền do thiếu sót thông tin cần được sự giúp đỡ của các cơ quan này
trong việc tra cứu thông tin.
Như vậy để hoàn thiện chiến lược thương hiệu của mình, yếu tố quan
trọng là Công ty phải tự tìm hướng đi đúng đắn, và sử dụng các phương thức
phù hợp cho mình song cũng cần sự hỗ trợ rất lớn từ phía Nhà nước, các cơ
quan có thẩm quyền. Cả doanh nghiệp và Nhà nước cũng bắt tay vào làm việc
chắc chắn nền kinh tế Việt Nam sẽ phát triển nhanh chóng và bền vững trong
giai đoạn tới.

×