Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Cơ sở lý luận về hợp tác xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.08 KB, 17 trang )

C s lý lu n v h p tác xãơ ở ậ ề ợ
I- Khái niệm, bản chất và các loại hình Kinh tế hợp tác và hợp tác xã
1. Kinh tế hợp tác.
1.1. Khái niệm, bản chất và vai trò của kinh tế hợp tác (KTHT).
Sự hợp tác trong lao động sản xuất của con người diễn ra từ rất sớm vì sự
hợp tác trong lao động sản xuất là bản tính xã hội của con người ( Các Mác)
thực tiễn cho thấy trong quá trình sản xuất con người buộc phải liên kết với
nhau để thực hiện những hoạt động mà từng người tách riêng ra không thể thực
hiện được hay thực hiện kém hiệu quả.
Nông nghiệp là hoạt động sản xuất vật chất đầu tiên mà con người tiến
hành, sản xuất nông nghiệp diễn ra trên không gian rộng và chịu ảnh hưởng rất
lớn bởi các điều kiện khách quan, trong đó có nhiều tác động tự nhiên tiêu cực
như hạn hán, bão lụt chỉ có thể được hạn chế và khắc phục khi có sự chung sức
của nhiều người sản xuất. Sản xuất nông nghiệp còn mang tính thời vụ nên
trong nhiều trường hợp đòi hỏi sự tập trung sức lao động và công cụ lao động để
hoàn thành một số công việc trong khoảng thời gian nhất định. Mặt khác, những
người sản xuất nông nghiệp lại chủ yếu là các hộ nông dân với nguồn lực rất có
hạn. Do vậy khác với các ngành sản xuất khác, sản xuất nông nghiệp luôn đòi
hỏi sự liên kết, sự chung sức tự nguyện giữa những người sản xuất để hỗ trợ và
giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất. Tuy nhiên trong nông nghiệp do
điều kiện sản xuất cũng như nội dung, tính chất của các hoạt động sản xuất kinh
doanh rất đa dạng mà sự liên kết giữa những người sản xuất cũng đa dạng và
được thực hiện với những hình thức, quy mô và nội dung khác nhau.
Trong các lĩnh vực kinh tế khác nhau, do các hoạt động kinh tế có những
đặc điểm riêng mà kinh tế hợp tác có đặc điểm khác. Trong công nghiệp hợp tác
giữa những người lao động sản xuất có thể thực hiện trong mọi khâu của quá
trình sản xuất, từ đảm bảo các yếu tố đầu vào đến khâu trực tiếp sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm. Ngược lại trong nông nghiệp, đối tượng của sản xuất nông nghiệp
là những cơ thể sống chịu ảnh hưởng trực tiếp thường xuyên và rất mẫn cảm với
các tác động của tự nhiên và của con người, chúng luôn đòi hỏi sự chăm sóc tỉ
mỉ và thường xuyên của những người chủ thực sự và trực tiếp của đồng ruộng


và chuồng trại. Vì vậy trong nông nghiệp hợp tác giữa những người lao động
sản xuất thường là hợp tác trong các khâu cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm đầu ra, còn khâu sản xuất trực tiếp thì do các hộ nông
dân đảm nhiệm.
Traianôp cho rằng ‘’Hợp tác xã nông nghiệp là bổ sung cho các hộ nông
dân xã viên, phục vụ nó và nếu không có nó thì kinh tế hợp tác không có ý
nghĩa ‘’ Nhà lý luận người Mỹ Êmiliannôp quan niệm rằng: Hợp tác xã không
phải là một xí nghiệp tập thể mà là tập hợp xí nghiệp các hộ thành viên vẫn giữ
được tính độc lập của mình, khác với các bộ phận của một xí nghiệp phụ thuộc
hoàn toàn vào xí nghiệp.
Lênin cho rằng “Nếu chúng ta tổ chức được toàn thể nông dân vào hợp
tác xã thì chúng ta đã đứng được hai chân trên miếng đất xã hội chủ nghĩa”.
1.2. Những nguyên tắc cơ bản của kinh tế hợp tác.
Có thể nêu ra nhiều nguyên tắc cơ bản của kinh tế hợp tác, dưới đây chỉ
xin nêu ra một số nguyên tắc cơ bản nhất:
- Nguyên tắc tự nguyện: Người nông dân trên cơ sở lợi ích của mình mà
hoàn toàn tự nguyện, tự quyết định việc gia nhập và ra khỏi các tổ chức kinh tế
hợp tác. nguyên tắc tự nguyện có vị trí hết sức quan trọng đối với kinh tế hợp
tác vì chỉ có dựa trên sự tự nguyện của những người tham gia thì sự liên kết
giữa những người tham gia với nhau mới là thực chất và do đó kinh tế hợp tác
mới có cơ sở vững chắc để hình thành và tồn tại. Lênin luôn nhấn mạnh nguyên
tắc tự nguyện và ngưòi coi tự nguyện là nguyên tắc tiên quyết của kinh tế hợp
tác.
- Nguyên tắc cùng có lợi: Theo nguyên tắc này lợi ích của các thành viên
tham gia kinh tế hợp tác đều được đảm bảo. Lợi ích kinh tế thiết thân là động
lực, là căn cứ thúc đẩy các hộ nông dân tham gia các tổ chức kinh tế hợp tác.
Đây là nguyên tắc cơ bản nhất có ý nghĩa quyết định nhất đối với kinh tế hợp
tác.
- Nguyên tắc quản lý dân chủ: Theo nguyên tắc này tổ chức và hoạt động
của các đơn vị kinh tế hợp tác phải thực sự dân chủ. Tập thể thành viên của các

tổ chức hợp tác phải là người quyết định mọi vấn đề về tổ chức và hoạt động
của đơn vị hợp tác mà họ tham gia.
- Nguyên tắc giúp đỡ của Nhà nước: Để hình thành và phát triển kinh tế
hợp tác thì không thể thiếu sự giúp đỡ của Nhà nước về tài chính, kỹ thuật…
Tuy vậy do bản chất của kinh tế hợp tác mà sự giúp đỡ của Nhà nước phải tôn
trọng các nguyên tắc trên thì sự giúp đỡ của Nhà nước mới phát huy hết tác
dụng.
1.3. Các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp.
Sản xuất nông nghiệp rất đa dạng nên nhu cầu hợp tác trong sản xuất kinh
doanh cũng đa dạng, từ đó dẫn tới tính đa dạng của các hình thức hợp tác trong
nông nghiệp. Các hình thức hợp tác này phân biệt với nhau bởi tính chất, nội
dung hoạt động, quy mô hoạt động, quy mô và trình độ tổ chức. Có thể nêu ra
một số hình thức chủ yếu của kinh tế hợp tác trong nông nghiệp.
- Tổ hợp tác: Tổ hợp tác thường có quy mô nhỏ, có nội dung hoạt động
hẹp, đơn mục tiêu, hình thành và hoạt động trên cơ sở hợp tác giản đơn, chưa có
tổ chức chặt chẽ, thường có vốn quỹ chung, hoạt động chưa có điều lệ, không
phải đăng ký kinh doanh nên chưa phải là pháp nhân kinh tế. Các tổ hợp tác
trong nông nghiệp thường không cố định.
- Hợp tác xã: Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ, có cơ cấu tổ chức chặt
chẽ, có vốn quỹ chung, được cấp đăng ký kinh doanh và có tư cách pháp nhân.
Luật HTX nước ta quy định “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ do những
người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập
ra theo quy định của pháp luật”. ở nước ta HTX được xem là hình thức cơ bản
của KTHT.
Mỗi hình thức KTHT nêu trên đều có vị trí, vai trò quan trọng thích hợp
trong những điều kiện nhất định mà khi hình thức hợp tác nào có thể thay thế.
Bât kỳ một sự áp đặt hình thức hợp tác không phù hợp nào cũng đều dẫn đến
làm giảm hiệu quả hoạt động và làm suy yếu kinh tế hợp tác.
2. Hợp tác xã:
2.1. Khái niệm.

- Theo liên minh HTX quốc tế (International cooperative alliance- ICA):
“HTX là một tổ chức tự trị của những người tự nguyện liên hiệp lại để đáp ứng
các nhu cầu và nguyện vọng chung của họ về kinh tế, xã hội và văn hoá thông
qua một xí nghiệp cùng sở hữu và quản lý dân chủ”.
- Tổ chức lao động quốc(TLO) định nghĩa HTX là sự liên kết của những
người đang gặp phải những khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện liên kết lại
trên cơ sở bình đẳng quyền lợi và nghĩa vụ, sử dụng tài sản mà họ đã chuyển
giao vào HTX phù hợp với các nhu cầu chung và giải quyết khó khăn đó chủ
yếu bằng sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm và bằng cách sử dụng các chức năng
kinh doanh trong tổ chức hợp tác phục vụ cho lợi ích và tinh thần chung.
- Ngày 20/3/1996 Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua Luật HTX. Tại Điều 1 Luật khẳng dịnh:” HTX là tổ chức kinh tế tự
chủ do những người lao động có nhu cầu lợi ích chung, tự nguyện cùng góp
vốn, góp sức lập ra để phát huy sức mạnh tập thể, cùng giúp nhau thực hiện có
hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh “.
- HTX kiểu mới là tổ chức kinh tế tự chủ của những người lao động có
nhu cầu, lợi ích chung tự nguyện
II. Những đặc điểm cơ bản của HTX
Góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức
mạnh của tập thể và của từng xã viên, nhằm giúy nhau thực hiện có hiệu quả
hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần
phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Hợp tác xã có tư cách pháp nhân, có tổ
chức chặt chẽ, hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình
và được đối xử bình đẳng như các thành phần kinh tế khác.
- Nguyên tắc tổ chức hoạt động của hợp tác xã: Khi xây dựng HTX kiểu
mới phải đảm bảo 5 nguyên tắc cơ bản: Tự nguyện gia nhập và ra khỏi HTX
theo quy định của điều lệ HTX; quản lý dân chủ và bình đẳng, mỗi xã viên đều
có quyền ngang nhau trong biểu quyết; tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi; chia
lãi bảo đảm kết hợp lợi ích của xã viên với sự phát triển của HTX.
- Quan hệ sở hữu và phân phối trong HTX: Khi ra nhập HTX mỗi xã viên

bắt buộc phải góp vốn theo quy định của điều lệ. Phần vốn góp của xã viên
thuộc sở hữu của từng thành viên, các nguồn khác thuộc sở hữu chung của
HTX. Sau khi làm xong nghĩa vụ nộp thuế, lãi của HTX được phân phối như
sau: Thanh toán các khoản bù lỗ; trích lập các quỹ của HTX; chia lãi theo vốn
góp và công sức đóng góp của xã viên có tính đến mức độ sử dụng dịch vụ của
HTX.
- Xã viên HTX: Có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình, mỗi xã viên có thể
đồng thời là thành viên cuả nhiều HTX, không phân biệt ngành, nghề, địa giới
hành chính. Mỗi xã viên đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ.
- Quan hệ giữa HTX và xã viên: HTX tôn trọng quyền độc lập tự chủ
kinh tế của xã viên. Sự hình thành và phát triển HTX nông nghiệp không phá vỡ
tính độc lập tự chủ của kinh tế hộ, trang trại gia đình. Nó có tác đụng tạo điều
kiện phát triển tăng thu nhập cho kinh tế của các hộ xã viên. Trên cơ sở đó mà
thúc đẩy sự phát triển của kinh tế HTX.
- Điều kiện thành lập, hoạt động, giải thể HTX: Khi thành lập HTX cần
phải có điều lệ, phương án sản xuất kinh doanh cụ thể có tính khả thi, được đại
hội xã viên thông qua và cơ quan có trách nhiệm phê duyệt. Trong trường hợp
giải thể theo nghị quyết của đại hội xã viên, hoặc bị buộc phải giải thể theo
quyết định của pháp luật, HTX phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với cơ quan có
thẩm quyền. Đại hội xã viên hoặc đại hội đại biểu xã viên có thẩm quyền quyết
định cao nhất đối với mọi hoạt động của HTX.

×