Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

THỰC TRẠNG VỀ KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA VÀ CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH TẠI CÔNG TY DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.75 KB, 36 trang )

THỰC TRẠNG VỀ KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA VÀ CÁC GIẢI PHÁP
THU HÚT KHÁCH TẠI CÔNG TY DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ HÀ NỘI
(HANOI TOSERCO).
1. Khái quát về Hà Nội Toserco.
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Hà Nội Toserco.
Có thể nói Hà Nội Toserco là Công ty du lịch đã tạo được danh tiếng của
mình trên thị trường. Được phép hoạt động từ giữa năm 1988 với chức năng
kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hà Nội - Toserco hiện nay là
đơn vị kinh doanh du lịch trực thuộc UBND thành phố Hà Nội, chịu sự quản lý
của Nhà nước về du lịch của Tổng cục du lịch Việt Nam và Sở du lịch Hà Nội.
Quá trình hình thành và phát triển của Hà Nội Toserco chia làm 3 giai
đoạn:
- Giai đoạn từ khi thành lập đến cuối năm 1989.
Quyết định số 1625/QĐ - UB ngày 14-10-1988 của UBND thành phố Hà Nội
đã xác nhận Công ty du lịch dịch vụ Hà Nội - Toserco là đơn vị kinh tế cơ sở,
trực thuộc UBND thành phố, hạch toán kinh tế độc lập với chức năng kinh
doanh du lịch dịch vụ trên địa bàn Hà Nội.
- Giai đoạn từ đầu năm 1990 đến năm 1993.
Căn cứ vào Quyết định 105/QĐ - UB của UBND thành phố Hà Nội ngày
01-01-1990 đã chuẩn y cho Hà Nội - Toserco thực hiện phân cấp quản lý và
chuyển các đơn vị trực thuộc từ hạch toán báo sổ sang hạch toán kinh tế độc
lập. Việc phát huy vai trò tự chủ kinh doanh đã đánh dấu một bước trưởng
thành của các đơn vị trực thuộc trong kinh doanh. Thời điểm này, Toserco thực
hiện hai nhiệm vụ: Trực tiếp kinh doanh và quản lý Nhà nước đối với một số
đơn vị trực thuộc.
- Giai đoạn từ năm 1994 đến nay.
Giai đoạn này Hà Nội - Toserco sắp xếp lại mô hình tổ chức cho phù hợp
với Quyết định của thành phố: thành lập lại doanh nghiệp theo Nghị định 388
NĐ/CP của Thủ tướng Chính phủ. Công ty bao gồm:
+ 06 phòng ban giúp việc.
+ 06 đơn vị trực thuộc Công ty hạch toán nội bộ.


+ Trung tâm dịch vụ Nhà nước.
+ Trung tâm điều hành hướng dẫn vận chuyển khách du lịch.
+ 6 Du thuyền Hồ Tây.
+ Xí nghiệp dịch vụ du lịch .
+ Khách sạn :
+ Chi nhánh Hà Nội - Toserco tại thành phố Hồ Chí Minh.
+ 06 Công ty liên doanh.
+ Khách sạn Horison tiêu chuẩn 5 sao quốc tế.
+ Khách sạn Hà Nội 3 sao quốc tế.
+ ASA Hà Nội Royal hotel: Khách sạn thương gia không xếp sao.
+ Manfield - Toserco: Chuyên đại lý vẽ máy bay cho các hãng hàng không
như: Việt Nam Aislines, Thai Airwway... với hơn 30 xe hiện đại 4 - 15 chỗ và
một đội xe 12 - 30 chỗ phục vụ cho công tác lữ hành.
Sơ đồ: 02 Cơ cấu tổ chức của Hà Nội - Toserco.
Tổng giám đốc
Phó Tổng giám đốc 1
Phó Tổng giám đốc 2
Phòng
xây dựng cơ bản
Trung tâm dịch vụ nhà
Khách sạn BSC
Du thuyền Hồ Tây
Xí nghiệp cắt uốn tóc
Phòng tổ chức h nh chínhà
Phòng y
tế
Trung tâm du lịch

1.3. Điều kiện kinh doanh của Hà Nội Torserco.
1.3.1. Vốn kinh doanh của công ty.

Vốn kinh doanh của công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 01: Vốn kinh doanh của Hà Nội Torserco.
Đơn vị :triệu đồng
STT
Nguồn vốn Năm
2000
Năm
2001
Năm
2002
1
Vốn tự kinh doanh
39720 41100 42500
2 Vốn liên doanh 130500 144000 156000
Tổng 200220 185100 198500

Năm 2001 nguồn vốn tự kinh doanh từ nhiều hoạt động khác nhau của công ty
là 41.100 triệu đồng nhưng chiếm tỷ trọng lớn nhất là vốn cho hoạt động kinh
doanh lữ hành của công ty, tăng 1.380 triệu đồng so với năm 2000. Năm 2002
tăng 1.400 triệu đồng so với năm 2001 .
1.3.2. Nguồn nhân lực của công ty.
Toàn công ty du lịch dịch vụ Hà Nội có trên 300 lao động trong đó trung tâm du
lịch chỉ chiếm khoảng 50 cán bộ công nhân viên là việc tại các phòng ban chức
năng . Trình độ mặt bằng chung của toàn công ty chiếm khoảng 72% lao động
có trình độ đại học, 10,7% có trình độ cao đẳng và 17,3 % có trình độ trung cấp
trong đó có 3 người trên đại học, 3 người cử nhân chính trị và 3 người cao cấp
chính trị tất cả đều có trình độ chuyên môn làm việc do được đào tạo hoặc đào
tạo lại trong quá trình làm việc tại công ty du lịch dịch vụ Hà Nội.
1.3.3. Các điều kiện kinh doanh khác:
1.3.3.1. Môi trường kinh tế: Trong các nhân tố của môi trường vĩ mô thì

nhân tố kinh tế là quan trọng nhất và quyết định đến việc xây dựng chiến lược
kinh doanh của Trung tâm. Bởi vì, kinh tế quyết định đến khả năng thanh toán
của khách du lịch. Khi kinh tế phát triển, đồng nghĩa với việc thu nhập của
người dân cao hơn, đời sống được cải thiện và khi đã thoã mãn được tất cả
những nhu cầu thiết yếu thì người ta sẽ có xu hướng chuyển sang thoã những
nhu cầu cao hơn, đó là nhu cầu thứ yếu. Khi nắm bắt được tình hình kinh tế
phát triển, Trung tâm sẽ tiến hành xây dựng các chương trình du lịch sao cho
phù hợp với khả năng thanh toán của khách du lịch.
Theo báo cáo của Chính phủ, trên cơ sở tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch
9 tháng đầu năm 2002 và triển khai thực hiện tốt các giải pháp đã đề ra, dự
báo các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển KT-XH năm 2002 sẽ cơ bản hoàn thành
với 11 chỉ tiêu trên 14 chỉ tiêu Quốc hội đã thông qua đạt và vượt kế hoạch.
Trong đó, dự kiến GDP sẽ tăng trưởng ở mức 6,9%-7% so với kế hoạch là 7-
7,3%. Kinh tế tăng trưởng với tốc độ 7,04% chỉ đứng sau Trung Quốc, chứng tỏ
rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cũng được xếp vào một trong
những nước phát triển nhanh trong khu vực. Kinh tế tăng trưởng nhanh đồng
nghĩa với việc thu nhập và đời sống của nhân dân được tăng lên từng ngày.
Điều này kéo theo sự phát triển cho một số ngành dịch vụ, hàng tiêu dùng... và
ngành du lịch cũng là một trong những ngành có được những điều kiện thuận
lợi để phát triển. Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta có những
bước phát triển đáng kể. Kể từ khi nước ta thực hiện chính sách chuyển đổi
nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường hàng hoá, thực
hiện mở cửa hội nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới.
Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế liên tục tăng nhanh. Trong giai đoạn 1991-
1997 tốc độ tăng trưởng bình quân GDP đạt khoảng 8%.
Khi nền kinh tế tăng trưởng cao kéo theo thu nhập bình quân trên một đầu
người của đất nước cũng tăng lên. Hiện nay thu nhập bình quân trên một đầu
người của Việt Nam đạt trên 400 USD. Với mức thu nhập như vậy, đời sống
người dân được tăng lên rất nhiều. Ngày nay người ta không chỉ nghĩ đến ăn,
mặc... mà nhu cầu du lịch cũng đã xuất hiện trong rất nhiều người Việt Nam.

Đối với ngành du lịch kể từ khi đất nước chuyển đổi cơ chế ngành du lịch cũng
bước sang một trang mới. Ngày càng nhiều người Việt Nam đi du lịch trong
nước và nước ngoài, lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam cũng ngày một
tăng lên. Trong năm 2002 được coi là một năm phát triển nhất của ngành du
lịch Việt Nam. Trong khi ngành du lịch của các nước trên thế giới còn đang
trong cuộc khủng hoảng do khủng bố, chiến tranh, thì ngành du lịch Việt Nam
đã đón một số lượng khách du lịch quốc tế tương đối lớn. Trong năm 2002,
ước tính Việt Nam đã đón khoảng trên 2.600.000 lượt khách, tăng 11,5% so
với năm 2001.Trong đó số khách đi bằng đường hàng không là 1.514.500 lượt
khách chiếm 58,3% tổng số khách đến, tăng 17%; bằng đường biển là 307.380
lượt khách chiếm 11,8% tổng số khách đến, tăng 7,9%; bằng đường bộ là
778.120 lượt khách chiếm 29,7% tổng số khách đến tăng 3,6% so với năm
2001.
Bảng 02: Thị trường du lịch quốc tế hàng đầu của Việt Nam trong năm
2002 là :

Thị trường Tỷ lệ (%)
Trung Quốc 27,7
Nhật Bản 10,5
Mỹ 9,7
Đài Loan 8
Pháp 4,2
Hàn Quốc 3,9
úc 3,6
Anh 2,6
Các nước khác 29,8
Thị trường nội địa tăng trưởng ổn định. Số lượng khách du lịch nội địa ước
khoảng 13.000.000 lượt người, đạt 107,4% kế hoạch năm, tăng trưởng 11,6%
so với năm 2001.
Thu nhập về du lịch đạt khoảng 23.500 tỷ VND tăng 14,6% so với năm 2001.

Như vậy tình hình phát triển kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng đã
tạo ra rất nhiều điều kiện thuận lợi trong quá trình kinh doanh. Nắm bắt được
những điều kiện thuận lợi này, Trung tâm Du lịch Hà Nội-Toserco đã xây dựng
những chiến lược phát triển du lịch cụ thể để tiếp cận với môi trường kinh tế
đầy tiềm năng này.
1.3.3.2. Đối thủ cạnh tranh:
Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Đã là kinh tế thị trường thì dứt
khoát sẽ có sự cạnh tranh. Vì nền kinh tế thị trường của Việt Nam là nền kinh
tế có sự quản lý của Nhà nước, cho nên trong quá trình cạnh tranh luôn có sự
điều tiết của các doanh nghiệp Nhà nước để tránh cạnh tranh độc quyền. Trên
thị trường Hà Nội hiện nay, hoạt động kinh doanh lữ hành đã và đang diễn ra
hết sức sôi nổi, quyết liệt và mạnh mẽ với sự hiện diện của hàng trăm, hàng
nghìn công ty lữ hành kể cả quốc doanh, liên doanh lẫn tư nhân. Các công ty
này hoạt động trên các lĩnh vực và các mảng lữ hành khác nhau, cả lữ hành
quốc tế lẫn lữ hành nội địa. Trong trường hợp này, Trung tâm Du lịch Hà Nội-
Toserco sẽ phải lựa chọn ra cho mình đâu là đối thủ mà Trung tâm cần cạnh
tranh. Để từ đó Trung tâm đưa ra các phương án, chiến lược, sách lược cạnh
tranh sao cho có thể đạt được hiệu quả cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Để
xác định ai là đối thủ cạnh tranh của Trung tâm trên thị trường cần phải thực
hiện các công việc hay đặt ra các câu hỏi để:
Xác định xem ai có cùng thị trường mục tiêu với mình.
Sản phẩm, dịch vụ có khả năng thay thế hay cùng loại.
Vị trí địa lý có gần kề hay không.
Tình hình trạng thái có tương tự không (sản phẩm, dịch vụ có giống nhau hay
không).
Sau khi đặt ra những câu hỏi thì Trung tâm sẽ xác định đâu là đối thủ cạnh
tranh của mình trên thị trường. Trên thị trường Hà Nội hiện nay có một số
công ty du lịch của Nhà nước hoạt động mạnh trong mảng lữ hành quốc tế và
nội địa mà Trung tâm Du lịch Hà Nội-Toserco xem như là đối thủ cạnh tranh
của mình: Công ty du lịch Công đoàn, du lịch Đường sắt, du lịch Vận tải thuỷ,

Star tour, Vina tour, du lịch Bến Thành-chi nhánh tại Hà Nội... Đây là các doanh
nghiệp lữ hành có nhiều đặc điểm tương đồng với công ty về thị trường mục
tiêu, cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng dịch vụ, giá cả, truyền thống, uy tín và
danh tiếng trên thị trường. Các doanh nghiệp này đều có khả năng tài chính
khá mạnh, có hệ thống văn phòng đại diện rộng khắp ở những vị trí đầu mối
giao thông thuận lợi. Do cùng tập trung vào mảng thị trường chính là khách
du lịch là cán bộ,công chức… nên mức độ cạnh tranh giữa Hà Nội Toserco và
các công ty này là rất quyết liệt. Theo tính chất của ngành, sản phẩm của các
công ty này thường là giống nhau. Cho nên chúng không thể cạnh tranh với
nhau về sản phẩm được, mà chúng chỉ có thể cạnh tranh với nhau về giá và
chính chất lượng của sản phẩm. Công ty nào đưa ra thị trường một mức giá
phù hợp mà vẫn đảm bảo chất lượng của chương trình du lịch, đảm bảo được
lợi nhuận thì công ty đó sẽ chiến thắng và chiếm lĩnh được thị trường đó.
Ngoài việc cạnh tranh bằng giá thì các công ty còn phụ thuộc rất nhiều vào uy
tín và danh tiếng của mình trên thị trường nữa thì mới thu hút được khách.
Trung tâm Du lịch Hà Nội-Toserco có đầy đủ các điều kiện để có thể cạnh tranh
với các công ty trên địa bàn Hà Nội: Mức giá bán của Trung tâm Du lịch Hà
Nội-Toserco cũng không cao hơn so với các công ty khác trên địa bàn. Ngoài ra,
Trung tâm còn có uy tín và danh tiếng rất cao trong khu vực hoạt động cũng
như trên phạm vi cả nước. Vì vậy, điều đó đã tạo điều kiện rất lớn để Trung
tâm Du lịch Hà Nội-Toserco có thể hoạt động một cách có hiệu quả trên thị
trường Hà Nội.
1.3.3.3. Thị trường khách:
Trong một vài năm gần đây, Trung tâm Du lịch Hà Nội-Toserco đã chú trọng
nhiều đến việc mở rộng và phát triển thị trường khách du lịch nội địa. Vì nhu
cầu đi du lịch của người Việt Nam tăng hơn so với thời gian trước là do điều
kiện kinh tế cao hơn, quỹ thời gian nhàn rỗi dài hơn. Về phía Trung tâm, Trung
tâm Du lịch Hà Nội-Toserco đã chú trọng hơn rất nhiều đến nguồn khách nội
địa, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá cho sản phẩm du lịch. Tạo ra
các chương trình độc đáo, hấp dẫn phù hợp với khả năng thành toán, sở thích

của khách. Hiện nay, số lượng khách du lịch nội địa đến với Trung tâm Du lịch
Hà Nội-Toserco đã tăng lên rất nhiều. Theo thống kê của Trung tâm thì trong
năm 2002, Trung tâm đã đón được 6120 lượt khách du lịch nội địa. Và dự định
trong những năm tới thì số lượng khách này sẽ tăng cao hơn nữa. Để có được
điều đó là do khách du lịch đến với Trung tâm luôn nhận được thái độ đón tiếp
niềm nở của cán bộ công nhân viên cùng với những chương trình du lịch mới
mẻ, hấp dẫn, chất lượng phục vụ tốt..
Thị trường khách du lịch là yếu tố quan trọng nhất quyết định tới quá trình
xây dựng chiến lược kinh doanh của Trung tâm Du lịch Hà Nội-Toserco. Bởi vì,
mức độ tăng trưởng của thị trường khách quy định mức độ hấp dẫn của thị
trường. Khi thị trường đó là hấp dẫn thì Trung tâm sẽ xây dựng những chiến
lược kinh doanh phù hợp để có thể thâm nhập, phát triển và mở rộng thị
trường. Trung tâm sẽ sử dụng tất cả mọi nguồn lực của mình để có thể đạt
được lợi nhuận cao nhất tại thị trường đó.
Hiện nay, Trung tâm Du lịch Hà Nội-Toserco đã phân khách ra làm hai loại
chính: Thị trường khách có nhu cầu đi du lịch với chất lượng phục vụ cao. Và
thị trường khách không chú ý nhiều đến chất lượng phục vụ mà đơn giản là
được tham gia vào các chuyến đi.
Với mỗi loại thị trường, trung tâm sẽ đưa ra các chương trình du lịch với giá
cả phù hợp để mỗi đối tượng khách hài lòng với chất lượng, hình thức du lịch
mà họ đã lựa chọn, để lần sau họ lại chọn Trung tâm Du lịch Hà Nội-Toserco đi
du lịch chứ không lựa chọn một công ty khác. Phần lớn khách du lịch đến với
Trung tâm thường có khả năng thanh toán cao, thường là "Tây ba lô", khách
công sở, các gia đình giàu có ở Hà Nội và các tỉnh thành lân cận. Với đối tượng
khách là học sinh,sinh viên Trung tâm thường phục vụ với mức giá thấp để có
thể thu hút được một lượng khách lớn, đặc biệt là trong thời gian không phải
là mùa vụ chính.
1.3.3.4. Yếu tố về chính trị-luật pháp:
Chế độ chính trị của nước ta hiện nay được coi là tương đối ổn định và vững
chắc được thế giới công nhận là điểm đến an toàn và thân thiện. Đường lối

chính sách của Đảng và Nhà nước ta ngày càng thông thoáng hơn. Thể hiện
nhất quán quan điểm mở rộng hợp tác, giao lưu thân thiện với các nước trên
thế giới phù hợp với xu thế toàn cầu hoá và quốc tế hoá nền kinh tế thế giới.
Trong những năm gần đây Việt Nam tham gia xây dựng nhiều mối quan hệ
quốc tế: Tham vào tổ chức ASEAN, tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-
Thái Bình Dương (APEC), đặc biệt là Việt Nam đã bình thường quan hệ hoá với
Mỹ.
Hệ thống luật pháp của nước ta ngày càng kiện toàn một cách đầy đủ và đồng
bộ hơn với nhiều bộ luật, pháp lệnh, quy định... cụ thể nhằm tăng cường công
tác quản lý của Nhà nước tạo ra khung hành lang pháp lý vững chắc đảm bảo
cho các doanh nghiệp có quyền tự chủ trong các hoạt động kinh doanh của
mình hơn.
Trong lĩnh vực du lịch hiện nay có nhiều văn bản pháp luật ra đời nhằm phục
vụ cho các hoạt động của ngành như: Pháp lệnh du lịch, Nghị định 27-
2000/NĐ/CP về kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch, Nghị định
47/2001/NĐ/CP về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, tổ chức thanh tra du
lịch và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lữ hành và
thành tra du lịch. Dự án xây dựng luật du lịch đã được Quốc hội chấp nhận và
đưa vào nội dung chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội trong
giai đoạn 2002-2007.
Việt Nam cũng đã tham gia vào rất nhiều các tổ chức du lịch của khu vực và
thế giới như tổ chức du lịch thế giới WTO, hiệp hội du lịch châu á - Thái Bình
Dương PATA, tổ chức du lịch Đông Nam á ASEANTA...
Yếu tố chính trị và luật pháp của nhà nước ta đã tạo ra những điều kiện vô
cùng thuận lợi cho việc phát triển nghành du lịch nói chung và sự phát triển
của Hà Nội Toserco nói riêng.
1.4. Vài nét về trung tâm du lịch Hà Nội - Toserco.
Trung tâm du lịch của Hà Nội - Toserco được thành lập theo Quyết định
637/QĐ - UB cấp ngày 10/02/1993, giấy phép kinh doanh quốc tế số 57/GPDL
cấp ngày 19/06/1993, giấy phép đăng ký kinh doanh số 105719 cấp ngày

20/03/1993.
Trung tâm du lịch là một đơn vị kinh doanh độc lập chịu sự quản lý của giám
đốc Công ty. Hoạt động của Công ty chủ yếu là kinh doanh nội địa và kinh
doanh quốc tế. Trung tâm du lịch thực sự hoạt động vào năm 1995 do Ông Lê
Đại Tâm làm giám đốc. Hiện nay, trung tâm có chức năng và nhiệm vụ sau:
- Ký kết hợp đồng với các cá nhân và tổ chức nước ngoài có nhu cầu thuê nhà
làm nơi cư trú, văn phòng.
+ Tổ chức quản lý và kinh doanh có hiệu quả đội xe mà Công ty giao cho trung
tâm.
+ Trực tiếp ký kết hợp đồng với các tổ chức kinh doanh du lịch nước ngoài để
thu hút khách du lịch vào Việt Nam đưa người Việt Nam và người nước ngoài
cư trú tại Việt Nam đi du lịch nước ngoài (Outbound).
+ Tổ chức các chương trình thu hút khách nội địa.
+ Thực hiện nghĩa vụ đóng thuế và các khoản khác có liên quan.
+ Trung tâm được phép ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp như: Khách sạn,
nhà hàng, vận chuyển, các Công ty lữ hành nội địa... nhằm thực hiẹn các
chương trình du lịch.
1.4.1. Cơ cấu tổ chức và quản lý lao động của trung tâm.
Trung tâm điều hành du lịch do ông Mai Tiến Dũng làm giám đốc. Hiện nay,
trung tâm có trên 30 cán bộ công nhân làm việc trên tổng số 300 lao động toàn
Công ty. Trung tâm chưa có phòng điều hành, thị trường và hướng dẫn. Các
chức năng này giao cho nhân viên mỗi bộ phận cùng thực hiện.
Sơ đồ 03: Cơ cấu tổ chức của trung tâm du lịch Hà Nội.



1.4.2. Cơ sở vật chất và kỹ thuật của trung tâm.
Tổng giám đốc
Giám đốc trung
tâm

Trưởng
phòng du
lịch 1
Đội xe
Chi nhánh
tạiTP.HCM
Phòng kế
toán
Trưởng
phòng du
lịch 2
H nh à
chính tổng
hợp
City
Tour
Open
Tour
In bound
Out bound
Dịch vụ
nhà
Visa v à
dịch vụ
khác
Ngày nay, để phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành, các Công ty du
lịch đã rất chú trọng đến cơ sở vật chất. Trung tâm du lịch của Công ty du lịch
Hà Nội cũng vậy. Trung tâm đã dùng nguồn vốn tự có và nguồn vốn hỗ trợ của
Công ty để đầu tư, nâng cấp các thiết bị văn phòng như: Máy điện thoại, fax,
máy tính, photocopy... Việc sử dụng các loại phương tiện này tạo điều kiện vô

cùng thuận lợi trong kinh doanh lữ hành. Nó giúp cho việc thông tin liên lạc
giữa trung tâm với các khách hàng được nhanh chóng, chính xác và kịp thời...
Bên cạnh đó, công việc ký kết hợp đồng giữa trung tâm với các doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ sẽ diễn ra nhanh hơn, hạn chế thời gian đi lại, bởi khoảng
cách giữa trung tâm với nhà cung cấp thường xa.
Bên cạnh nguồn vốn cố định trong ngân hàng, nguồn vón lưu động của
trung tam cũng được sử dụng rất linh hoạt và có hiệu quả. Nguồn vốn này
được sử dụng trong việc chi trả cho các hoạt động quảng cáo, tiếp thị... Hơn
nữa nó được sử dụng để thanh toán tạm ứng cho các đối tác cung ứng dịch vụ
du lịch cho trung tâm theo các tour.
1.5. Phòng du lịch nội địa:
Nhận thức được tầm quan trọng của kinh doanh lữ hành nội địa trong thời đại
mới, ngày 6/1997 trung tâm du lịch hà nội Toserco đã ra quyết định thành lập
phòng du lịch 1 là phòng đảm nhiệm kinh doanh lữ hành nội địa.
Phòng du lịch 1 có chức năng:
Nghiên cứu thị trường, thiết kế và bán các chương trình du lịch nội địa cho
khách trong nước.
1.5.1.Nhân lực của phòng du lịch nội địa:
Để cạnh tranh và phát triển được kinh doanh lữ hành nội địa hiện nay đòi hỏi
phòng du lịch nội địa phải có một đội ngũ nhân viên có trình độ và lòng say mê
với công việc.

×