Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG TTKDTM TẠI CHI NHÁNH NHCT ĐỐNG ĐA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.31 KB, 34 trang )

THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG TTKDTM TẠI CHI NHÁNH NHCT ĐỐNG
ĐA
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA.
2.1.1 Khái quát về tình hình kinh tế- xã hội địa bàn quận Đống Đa
Quận Đống Đa là một quận nội thành của Thành phố Hà Nội, với diện tích
rộng 14 km2, gồm 26 phường, gần 40 vạn dân là nơi dân cư tập trung đông
đúc. Đây là một thị trường có sức mua lớn, nhu cầu tiêu dùng cao nhất thành
phố Hà Nội. Ngoài ra, đây là một quận tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp lớn
của Trung ương và của Hà Nội tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh với đủ
ngành nghề, có uy tín lớn trên thương trường như nhà máy cao su Sao vàng,
nhà máy phích nước Rạng Đông, nhà máy xe đạp Thống Nhất. Do đó nhu cầu
về vốn cũng như nhu cầu về dịch vụ Ngân hàng là rất lớn.
Chi nhánh Ngân hàng công thương Đống Đa là một Ngân hàng cơ sở hoạt
động kinh doanh tiền tệ và cung cấp các dịch vụ Ngân hàng trên địa bàn quận
Đống Đa – một môi trường rất thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh,
đây là điều kiện thuận lợi mà không phải ngân hàng nào cũng có, do vậy hoạt
động của ngân hàng không ngừng được mở rộng và ngày càng có uy tín, được
nhiều bạn hàng đánh giá cao. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã
góp phần vào sự nghiệp phát triển của Ngành và quá trình phát triển kinh tế
của thủ đô.
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của NHCT Đống Đa
Chi nhánh NHCT Đống Đa là đơn vị thành viên phụ thuộc NHCT Việt Nam,
là chi nhánh loại 1 có doanh số hoạt động lớn trong hệ thống NHCT và trên địa
bàn thành phố Hà Nội cả về quy mô và phạm vi hoạt động, với tổng số 290
CBCNV có trụ sở chính tại 187 Tây Sơn- Đống Đa , hai phòng giao dịch tại hai
phường Kim Liên và Cát Linh, với màng lưới huy động vốn rộng khắp gồm 15
quỹ tiết kiệm tại 15 phường, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ- tín
dụng và dịch vụ ngân hàng . Chi nhánh có mối quan hệ đại lý với 450 ngân
hàng tại hơn 40 nước và khu vực. Là thành viên của hệ thống tài chính viễn
thông liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) nên NHCT Đống Đa có khả năng đáp
ứng đầy đủ các yêu cầu về dịch vụ ngân hàng trong nước, quốc tế một cách


nhanh chóng thuận tiện, hiệu quả nhất.
Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng từ khi thành lập đến
nay qua ba giai đoạn sau:
Trước năm 1987, đây là thời kỳ quản lý theo cơ chế tập trung quan liêu
bao cấp, chỉ có ngân hàng một cấp. NHCT Đống Đa thuộc hệ thống NHNN,
thuộc ngân hàng thành phố Hà Nội.
Từ năm 1987, cụ thể ngày 3/8/1987, hội đồng bộ trưởng ban hành quyết
định 218/HĐBT cho phép hệ thống ngân hàng Việt Nam thí điểm chuyển hoạt
động sang cơ chế hạch toán kinh doanh, thực hiện hệ thống ngân hàng hai cấp.
Như vậy từ NHNN quận Đống Đa hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập
trung bao cấp chuyển tách thành NHCT khu vực Đống Đa từ ngày 1/7/1988,
thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh XHCN theo cơ chế kinh tế thị trường.
Từ năm 1993 đến nay, cụ thể bắt đầu ngày 1/04/1993 từ một ngân hàng
trực thuộc Ngân hàng Công thương thành phố Hà Nội nay được đổi thành chi
nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa trực thuộc Ngân hàng Công thương
Việt Nam. N gân hàng được phép hạch toán độc lập, tuy nhiên vẫn nằm trong
khuôn khổ của hệ thống NHCT Việt Nam , lãi NHCT Đống Đa thu được trong
qua trình hoạt động chuyển về NHCT, việc phân chia số lãi đó thực hiện theo
quy định của NHCT Việt Nam .
Qua hơn 10 năm thành lập và đổi mới, phải đương đầu với nền kinh tế
hàng hoá hết sức sôi động và cạnh tranh nghiệt ngã , song với ý chí vươn lên
của CBCNV cùng với sự chỉ đạo chặt chẽ của NHCT Việt Nam , NHNN thành
phố Hà Nội , từng bước NHCT Đống Đa giành lại thế chủ động, hoà nhập với
cơ chế thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, đứng vững và ngày càng
phát triển ổn định trong kinh doanh dịch vụ- tiền tệ- ngân hàng góp phần phát
triển kinh tế thủ đô.
2.1.3 Mô hình cơ cấu bộ máy tổ chức
Chi nhánh NHCT Đống Đa có trụ sở chính tại Số 187 – Phố Tây Sơn –
Quận Đống Đa.
Với các phòng ban chức năng: Ban Giám đốc gồm Giám đốc và hai Phó Giám

đốc, phòng kinh doanh, phòng kinh doanh đối ngoại, phòng kế toán, phòng
nguồn vốn, phòng tiền tệ- kho quỹ, phòng tổ chức hành chính, phòng kiểm tra,
phòng thông tin điện toán, một tổ bảo hiểm . Ngoài ra chi nhánh còn có 2
phòng giao dịch Kim liên và Cát Linh
Giám đốc
Phó giám
đốc
Phó giám
đốc
2 phòng giao dịch KimLiên và Cát Linh
1 tổ bảo hiểm và 15 quỹ tiết kiệm
Phòng kinh doanh: phòng kinh doanh có chức năng tín dụng và huy động tiền
gửi của khối các doanh nghiệp. Số người trong phòng là 50 người. Phòng kinh
doanh có vai trò to lớn đối với ngân hàng do hoạt động của nó ảnh hưởng tới
lợi nhuận của ngân hàng .
Phòng kinh doanh đối ngoại: Có chức năng thu hút tiền gửi ngoại tệ và hạch
toán các khoản cho vay bằng ngoại tệ( người ký quyết định cho vay là phòng
kinh doanh song việc hạch toán phải chuyển sang phòng này để hạch toán)
đồng thời quản lý các khoản tiền ngoại tệ gồm tiền gửi, tiền vay, LC, chuyển
ngoại tệ ra nước ngoài và các dịch vụ khác về ngoại hối như kinh doanh mua,
bán ngoại tệ... và phòng còn thực hiện quản tài khoản ngoại tệ của các doanh
nghiệp, tư nhân...
cán bộ nhân viên trong phòng là 16 người
Phòng kế toán: nhiêm vụ là giao dịch với khách hàng, quản lý tk tiền gửi và
tiền vay của khách hàng. Phòng này cũng có chức năng huy động tiền gửi của
doanh nghiệp, và chỉ làm nhiệm vụ hạch toán VND, đông thời còn làm các dịch
vụ thanh toán như chuyển tiền,...
phòng kế toán có 45 người.
Phòng nguồn vốn: phòng nguồn vốn có nhiệm vụ thu hút tiền gửi dân cư.
Phòng này huy động được 1 trong 3 nguồn vốn của ngân hàng (nguồn tiền gửi

dân cư, nguồn tín dụng và nguồn ký quỹ LC )
Hiện nay nguồn tiền gửi dân cư chiếm tới 65-70% tổng nguồn của ngân hàng.
Thuộc phòng này có 15 quỹ tiết kiệm và có tới 74 người .
Phòng tiền tệ- kho quỹ: phong kho quỹ có các nhiệm vụ sau:
Thu chi tiền tệ: phòng nguồn vốn khi thu được tiền gửi của dân cư đưa về
phòng kho quỹ, đồng thời thu tiền gửi của khách hàng gửi về ngân hàng và chi
tiền gửi của khách hàng khi họ rút tiền ra, chi các khoản vay bằng tiền mặt....vv
Ngoài ra phòng còn có chức năng quản lý các tài sản thế chấp, các giấy tờ có
giá và sẵn sàng làm dịch vụ đến tận nơi thu tiền, thanh toán tiền nếu khách
hàng yêu cầu. Phòng có 48 CBCNV.
Phòng tổ chức hành chính: Gồm hai bộ phận là tổ chức nhân sự( bố trí,
sắp xếp và tổ chức nhân lực của cơ quan) và hành chính quản trị( chịu trách
nhiệm về hậu cần cơ quan gồm quản lý tài sản cố định, trang thiết bị, bảo vệ cơ
quan...).
Nhân viên của phòng là 30 người.
Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ: phòng có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm
soát toàn bộ hoạt động của ngân hàng xem có đúng với chế độ, quy định của
Nhà nước, của ngành, đặc biệt là cần kiểm tra hoạt động tín dụng của ngân
hàng. Phòng có 10 người
Phòng thông tin điện toán: phòng này có chức năng tập hợp số liệu của toàn bộ
chi nhánh, sau đó truyền lên NHCT . Phòng này có 8 người
Phòng giao dịch Kim Liên và phòng giao dịch Cát Linh: Hai phòng này như 1
chi nhánh ngân hàng thu nhỏ, có chức năng thu hút vốn và cho vay, hạch toán
và báo sổ về trung tâm hang ngày. Hiện nay ở hai chi nhánh này chủ yếu là
chủ yếu là cho vay ngắn hạn đối với tư nhân, cá thể, công ty trách nhiệm hữu
hạn. Hai phòng này không cho vay ngoại tệ, nếu có khách hàng thì phải
chuyển lên NHCT Đống Đa.
Tổ bảo hiểm: Chi nhánh NHCT Đống Đa nhận làm đại lý bảo hiểm cho công ty
Bảo Việt để hưởng hoa hồng
2.2 Khái quát hoạt động của chi nhánh NHCT Đống Đa

2.2.1 Hoạt động huy động vốn
Với phương châm “đi vay để cho vay” chi nhánh đã mở rộng mạng lưới giao
dịch rộng khắp đến tận các phường, cơ sở kinh tế .
Hiện nay ngân hàng đang huy động cả tiết kiệm bằng VND và USD, EUR với các
mức lãi suất khác nhau, phụ thuộc vào kỳ hạn tiền gửi tiết kiệm :
Đối với VND :Tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất 0,2%/tháng.
Tiền gửi kỳ hạn 3 tháng là 0,53%/ tháng
Tiền gửi kỳ hạn 6 tháng là 0,6%/tháng
Tiền gửi kỳ hạn 12 tháng là 0,62%/ tháng.
Đối với USD: tương ứng với các mức thời hạn trên là các mức lãi suất
1%/năm, 1,2%/năm, 1,5%/năm, 1,8%/năm .
đối với EUR, tương ứng với các thời hạn trên là các mức lãi suất là 1%/năm,
1,7%/năm, 2%/năm, 2,2%/năm, 2,4%/năm.
Thế mạnh của NHCT Đống Đa là huy động tiền gửi tiết kiệm của dân cư( chiếm
tới 65-70% tổng nguồn vốn của ngân hàng ).Trong khi đó từ các tổ chức kinh
tế còn chưa cao, và không được ổn định
Tính đến ngày 31/12/2002 tổng nguồn vốn huy động bao gồm cả VNĐ và
ngoại tệ đạt 2320 đồng, tăng so với cùng kỳ năm trước là 310 tỷ đồng, tốc độ
tăng 13,36%, so với kế hoạch tăng 4%.
Nguồn vốn Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
Sốtiền % Sốtiền % Sốtiền %
1.Tiền gửi tiết
kiệm
-không kỳ hạn
-có kỳ hạn
2. Tiền gửi của
TCKT
3. Kỳ phiếu
1200
20

1180
650
0
64,86
1,08
63,78
35,14
0
1230
25
1205
750
30
61,01
1,24
59,77
37,20
1,49
1360
20
1340
800
160
58,62
0,86
57,76
34,48
6,9
Tổng cộng 1850 100 2010 100 2320 100
Công tác huy động vốn năm 2002 có thể được gọi là rất thắng lợi, vượt

trội so với những năm trước về cả tổng nguồn vốn và cơ cấu vốn. Sở dĩ có được
những thắng lợi đó là do:
_Trong năm chi nhánh đã có nhiều biện pháp để giữ vững và tăng
trưởng nguồn vốn huy động như: Mở thêm một quỹ tiết kiệm nâng tổng số quỹ
tiết kiệm của chi nhánh lên 15 quỹ, tăng cường mạng lưới huy động tiền gửi
tiết kiệm trên địa bàn đông dân cư, chi nhánh đã triển khai được 8 quỹ tiết
kiệm từ giao dịch theo lô sang giao dịch tức thời, từ tháng 8/2002 quỹ tiết
kiệm 43 được thực hiện thí điểm giao dịch theo chương trình hiện đại hoá
công nghệ ngân hàng , tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch.
Thường xuyên có tổ thu tiền mặt tại xí nghiệp bán lẻ xăng dầu, thu đột xuất ở
đơn vị có nhiều tiền mặt. Tổ chức thu nhận tiền mặt vào các ngày nghỉ cho các
đơn vị có nguồn tiền mặt lớn. Đáp ứng nhu cầu mở tài khoản của khách hàng
giải quyết được nhanh chóng kịp thời. Ngoài ra chi nhánh còn tích cực tìm
kiếm thêm khách hàng có nguồn tiền gửi lớn.
_Bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn có những tồn tại trong
công tác huy động vốn như: tiền gửi của doanh nghiệp nhìn chung không được
ổn định, do một số doanh nghiệp có nhu cầu giải ngân theo cho các dự án theo
tiến độ. Ngoài ra do có sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trên địa
bàn, nên có tình trạng rút tiền ở nơi có lãi suất thấp đến gửi ở nơi có lãi suất
cao hơn, rút tiền ra mua ngoại tệ nên tiền gửi ngoại tệ tăng còn tiền gửi VND
giảm.
2.2.2 Hoạt động sử dụng vốn
Chủ trương của NHCT Đống Đa là cho vay cả năm thành phần kinh tế,
năm thành phần này được bình đẳng trong việc vay vốn ngân hàng.
Chi nhánh đã đáp ứng đầy đủ, kịp thời mọi nhu cầu về vốn( cả nội và ngoại tệ)
cho các thành phần kinh tế, ưu tiên đầu tư tập trung vốn cho các dự án trọng
điểm, những ngành nghề then chốt mũi nhọn, những ngành nghề truyền thống,
quan tâm đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ kết quả đã giúp các doanh nghiệp
mở rộng sản xuất, cải tiến quy trình công nghệ, tăng chất lượng sản phẩm, hạ
giá thành, cạnh tranh và thay thế hàng nhập ngoại, góp phần vào sự nghiệp

công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Ngoài ra còn cho vau các chương trình
theo chỉ định của chính phủ, chương trình nguồn vốn của Đài Loan, chương
trình Việt -Đức, cho vay tạo việc làm và cho vay sinh viên của 5 trường đại học.
Tổng dư nợ và đầu tư đến 31/12/2002 là 1670 tỷ đồng, tăng12,03% so
với cùng kỳ năm trước, tăng 180 tỷ đồng, vượt 2,5% so với kế hoạch.
Trong đó:
-Dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng 54,43% tổng dư nợ và đầu tư.
-Dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng45,57% tổng dư nợ và đầu tư.
-Riêng dư nợ ngoại tệ chiếm tỷ trọng 15%
-Dư nợ kinh tế quốc doanh chiếm tỷ trọng 89,52% tổng dư nợ.
-Dư nợ kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng 10,48% tổng dư nợ.
-Nợ quá hạn và nợ liên quan đến vụ án chiếm tỷ trọng 0,95% so với tổng dư
nợ, so với năm 2001 giảm được 0,7%, số tuyệt đối giảm 8 tỷ 307 triệu đồng.
Tín dụng ngắn hạn: tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm khá lớn
trong tổng dư nợ. Chi nhánh đã đáp ứng vốn kịp thời cho nhu cầu sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp, tạo việc làm cho người lao động và kinh
doanh có hiệu quả . Mà phải kể đến đó là công ty điện Trần Phú, công ty dược
liệu TWI, công ty cơ khí Hà Nội ...
Tín dụng trung dài hạn: ngoài số vốn ngắn hạn nói trên, ngân hàng còn
chú trọng đầu tư vốn trung dài hạn cho một số dự án.
Hoạt động bảo lãnh : luôn gắn liền với công tác cho vay. Khi bảo lãnh đã
trúng thầu ngân hàng cung cấp vốn để thực hiện các dự án. Trong năm qua
chi nhánh đã bảo lãnh nhiều loại hình cho các doanh nghiệp như: Bảo lãnh dự
thầu ; bảo lãnh thực hiện hợp đồng; bảo lãnh tiền tạm ứng...Điển hình là công
ty kim khí Hà Nội , công ty công trình Đường thuỷ
Tổng dư bảo lãnh đến 31/12/2002 là 350 tỷ đồng. Trong đó bảo lãnh
trung dài hạn là 232 tỷ đồng.
2.2.3 Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại
Các mặt hoạt động mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, phát hành L/C...
đều tăng trưởng so với năm 2001, thu phí hoạt động kinh doanh Ngoại tệ năm

2002 đạt 3.101.000.000 đồng.
Nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại chi nhánh chủ yếu phục vụ cho mở L/C nhập
khẩu, thanh toán chuyển tiền và nhờ thu nhập khẩu, mặt khác chi nhánh
thường xuyên phải khai thác ngoại tệ của các doanh nghiệp và tổ chức tín
dụng khác cùng với sự hỗ trợ của TW để đảm bảo nhu cầu thanh toán và nhập
khẩu cho các đơn vị sản xuất kinh doanh.
2.3.4 Công tác tiền tệ kho quỹ
Chi nhánh đã phục vụ tốt việc thu chi tiềnmặt, đảm bảo thu chi kịp thời,
không để tiền đọng, không để khách hàng phải chờ đợi. Số liệu thu chi tiền mặt
trong năm 2002 như sau:
Tổng thu tiền mặt đạt: 3508 tỷ đồng, bằng 110% so với năm 2001
Tổng chi tiền mặt đạt; 3506 tỷ đồng, bằng 111% so với 2001
Điều chuyển về NHNN thành phố: 499 tỷ đồng, bằng 139% so với năm 2001
Nhận tiền mặt từ NHNN thành phố :373 tỷ đồng bằng 79% so với năm 2001.
2.2.5 Công tác kế toán- tài chính
Doanh số thanh toán ở NHCT Đống Đa năm 2002 đạt 33625 tỷ đồng,
với khối lượng chứng từ gồm 203.865 món, so với năm 2001 tăng 7800 tỷ
đồng. Trong đó doanh số TTKDTM là 26505 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 78,83%.
Công tác kế toán tài chính đảm bảo thanh toán kịp thời, chính xác, không
gây ách tắc phiền hà cho khách hàng trong giao dịch
Số lượng khách hàng đến giao dịch và mở tài khoản tiền gửi, tiền vay tại chi
nhánh đến 31/12/2002 là 4.722 tài khoản , tăng so với 2001 là 722 tài khoản .
Trong đó:
-Tài khoản tiền gửi là: 3.563 tài khoản.
-Tài khoản tiền vay là:1.159 tài khoản
Kết quả thu chi tài chính:
-Tổng thu nhập cả năm đạt 147 tỷ đồng, bằng 105% so với năm 2001
-Tổng chi phí hạch toán 108tỷ đồng.
-Lợi nhuận hạch toán đạt 39 tỷ, so với chỉ tiêu NHCT Việt Nam giao vượt 6075
triệu đồng, tỷ lệ vượt 16%.

2.2.6 Công tác thông tin điện toán
Đã hoàn thành tốt công tác cập nhật chứng từ, lên cân đối tổng hợp
phục vụ kịp thời công tác chỉ đạo điều hành của ban lãnh đạo . Đã làm tốt công
tác báo cáo quyết toán năm 2002 cả chương trình MISAC và OSFA.
Năm 2001 phòng thông tin điện toán đã thực hiện chương trình tính dự
thu, dự trả của hệ thống tiền gửi, tiền vay của các thành phần kinh tế. Đã lập
được một chương trình phần mềm về quản lý tiền lương áp dụng thực hiện và
tiết kiệm được chi phí thời gian, tăng năng suất lao động.
Đã bảo dưỡng toàn bộ trang thiết bị máy vi tính trong cơ quan, kết hợp
với trung tâm công nghệ thông tin lắp đặt 3 đường truyền viễn thông cho trụ
sở chính và 2 phòng giao dịch Kim Liên và Cát Linh.
-Đã triển khai và thực hiện thành công dự án hiện đại hoá ngân hàng giao dịch
một cửa. Ngoài ra các ứng dụng phần mềm của các chương trì Misac, samis,
thanh toán điện tử, thanh toán liên ngân hàng , thanh toán bù trừ, thanh toán
quốc tế vẫn duy trì và hoạt động tốt.
2.2.7 Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
Với tinh thần kịp thời chấn chỉnh , khắc phục những tồn tại thiếu sót cũ,
ngăn chặn phát sinh những sai sót mới, nâng cao chất lượng công tác trong
mọi nghiệp vụ ngân hàng nên công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ của Chi
nhánh đã được Ban Giám Đốc quan tâm chỉ đạo sát sao, tiến hành thường
xuyên. Chi nhánh đã thực hiện kiểm soát tất cả các mặt nghiệp vụ như: kế
toán- tài chính, tiền tệ- kho quỹ, thanh toán quốc tế, đặc biệt là kiểm tra các hồ
sơ tín dụng.
Cụ thể trong năm 2002 đã kiểm tra được 132 hồ sơ cho vay và bảo lãnh
tại phòng kinh doanh và 2 phòng giao dịch, dư nợ được kiểm tra 1150 tỷ đồng,
số món kiểm tra 766 món. Kiểm tra 15 hồ sơ xử lý rủi ro và 23 hồ sơ giảm
miễn lãi phát sinh năm 2001 và đầu năm 2002. Đối chiếu 30 khách hàng vay
vốn taị phòng giao dịch Kim Liên. Phối hợp với phòng kinh doanh và 2 phòng
giao dịch đôn đốc thu nợ quá hạn của một số khách hàng. Phúc tra những tồn
tại qua đợt kiểm tra của phòng kiểm tra nội bộ và NHCT Việt Nam . Nhìn

chung các tồn tại đã được chỉnh sửa.
Phương hướng nhiệm vụ năm 2003
Căn cứ vào các chỉ tiêu công tác được NHCT Việt Nam giao, chi nhanh
NHCT Đống Đa đề ra một số nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh doanh năm 2003. Cụ thê:
Nguồn vốn huy động đến 31/12/2003 đạt 2500 tỷ đồng
-Tổng dư nợ đạt 1900 tỷ đồng
trong đó khối quốc doanh đạt 85%
-Dư nợ trung dài hạn đạt 46%
-Tỷ lệ dư nợ không quá 1%
-Lợi nhuận hạch toán đạt 44 tỷ đồng
Với những thành tích xuất sắc đạt được trong những năm qua cùng với
sự nỗ lực không mệt mỏi của ban lãnh đạo cũng như tập thể cán bộ công nhân
viên ngân hàng , tôi tin tưởng NHCT Đống Đa sẽ đứng vững và ngày càng phát
triển ổn định trong kinh doanh, giành thắng lợi trong cạnh tranh đạt được
mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra.
2.3 Thực trạng TTKDTM tại chi nhánh NHCT Đống Đa .
2.3.1 Tình hình chung về TTKDTM
Thực hiện chủ trương đổi mới ngân hàng , sau khi có hai pháp lệnh ngân
hàng , công tác TTKDTM thời gian vừa qua tại NHCT Đống Đa có những tiến
bộ đáng kể. NHCT Đống Đa luôn coi việc mở rộng thanh toán qua ngân hàng
là vấn đề chiến lược cần phải thực hiện. Chi nhánh không ngừng đổi mới công
tác thanh toán, nâng cao trình độ, cải tiến nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ tin
học vào thanh toán.
Hiện nay tại NHCT Đống Đa phương thức thanh toán được sử dụng phổ
biến đó là phương thức thanh toán chuyển tiền điện tử. Chi nhánh đã thực hiện
thanh toán với các ngân hàng cùng hệ thống bằng mạng máy tính. Điều nay
giải quyết tình trạng thanh toán liên hàng chậm trễ. Nếu mỗi món thanh toán
bằng liên hàng phải mất từ 5-7 ngày thì nay với phương thức mới đã có thể
chuyển ngay trong ngày. Theo quy trình này việc kiểm soát và sử lý diễn ra
nhanh gọn và ngân hàng đễ phát hiện ra những sai sót, thất lạc. Nhờ thế mà

thanh toán nhanh chóng, thuận tiện , chính xác, rút ngắn thời gian luân chuyển
vốn, tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho cả ngân hàng và khách hàng.
Ngoài ra ngân hàng còn sử dụng phương thức thanh toán bù trừ,
phương thức thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN…
Do có sự chú trọng đáng kể tới công tác TTKDTM nên tại chi nhánh
NHCT Đống Đa doanh số TTKDTM chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh số
thanh toán và có xu hướng ngày một tăng, thể hiện qua bảng số liệu sau:
2.3.1.1 Doanh số TTKDTM tại chi nhánh NHCT Đống Đa qua 3 năm
2000, 2001,2002
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm
2000
Năm 2001 Năm 2002
Sốtiề
n
% Sốtiền % Sốtiền %
TTKDTM 1489
0
75,4
3
19100 73,96 26505 78,83
Tổng doanh số TT 1974
0
100 25825 100 33625 100
Qua biểu trên ta có thể thấy TTKDTM chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng
doanh số thanh toán chứng tỏ TTKDTM đã được ưa chuộng và sử dụng nhiều
trong thanh toán. Năm 2000 doanh số TTKDTM là 14890 tỷ chiếm 75,43%
doanh số thanh toán . Năm 2001 con số này là 19100 tỷ chiếm 73,96%. Mặc dù
tăng về số lượng TTKDTM song tỷ trọng của nó trong tổng doanh số thanh
toán lại giảm đi.Để khắc phục điều này năm 2002 doanh số TTKDTM đã được

cải thiện rõ rệt, thể hiện TTKDTM đạt 26505 tỷ chiếm 78,83% doanh số thanh
toán , điều này thật đáng mừng và đáng khích lệ.
Tuy vậy có thể nói với một ngân hàng quy mô vào loại lớn trong hệ
thống NHCT thì tỷ lệ TTKDTM so với doanh số thanh toán vẫn chưa tương
xứng với tầm vóc của ngân hàng .
Để thấy rõ sự biến động của TTKDTM ta đi phân tích xu hướng biến động của
TTKDTM
Đơn vị :tỷ đồng

×