Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

G.A.Văn 6 - tuần 5 - 10 (chuẩn KTKN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.52 KB, 6 trang )

Giáo án môn Ngữ Văn 6 Năm học: 2010- 2011
TUẦN 5
Ngày soạn: 10.09.2010
TIẾT 17, 18: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 - VĂN TỰ SỰ (Tại lớp).
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức:
- Kiểm tra kiến thức của học sinh về kể chuyện
2.Kĩ năng:
- HS biết kể câu chuyện một cách sáng tạo, mạch lạc, diễn cảm, câu văn ít sai lỗi chính tả.
3.Thái độ:
- Nghiêm túc khi làm bài, phát huy tính sáng tạo, bày tỏ được tình cảm của mình trong khi
làm bài.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1. Giáo viên : Soạn bài, bảng phụ; định hướng cho hs.
2. Học sinh : Soạn bài
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ, s oạn bài mới :
3. Bài mới
* Đề: Kể lại một truyền thuyết mà em thích nhất (đã học trong chương trình) bằng lời văn của
em.
* Đáp án:
1. Yêu cầu chung:
- HS viết được bài văn tự sự hòan chỉnh
- Bài viết có bố cục rõ ràng, cân đối.
- Lời kể mạch lạc. Trình bày sạch, đẹp.
2. Yêu cầu cụ thể: : Tuỳ HS, có thể chọn truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”.
a. MB:
- Vua Hùng kén rể cho con gái .
- Sơn Tinh và Thủy Tinh đến cầu hôn .
b. TB :


- Giới thiệu tài năng của hai vị thần .
- Vua Hùng ra sính lễ .
- Sơn Tinh đến trước lấy được Mỵ Nương .
- Thủy Tinh tức giận đánh Sơn Tinh .
- Kết quả Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh thua.
c. KB: Hằng năm Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh.
* Biểu điểm:
- Điểm 9-10: Bài viết đáp ứng tốt yêu cầu của đề, đủ ý, sạch sẽ, đúng chính tả, diễn đạt lưu
loát.
- Điểm 7- 8: Bài viết đáp ứng tương đối tốt yêu cầu của đề, đủ ý, diễn đạt khá lưu loát, lỗi
chính tả, dùng từ không đáng kể.
- Điểm 5- 6: Bài viết đáp ứng được yêu cầu của đề, còn thiếu ý, còn mắc vài lỗi chính tả,
dùng từ.
GV: Phạm Thị Mỹ Toàn Trường THCS Gia Huynh
Giáo án môn Ngữ Văn 6 Năm học: 2010- 2011
- Điểm 3- 4: Bài viết chưa đáp ứng được yêu cầu của đề, còn thiếu nhiều ý hoặc ý không quan
trọng, diễn đạt vụng, lỗi chính tả, dùng từ nhiều.
- Điểm 1- 2: Bài viết không đáp ứng yêu cầu của đề, kể lan man, thiếu nhiều ý quan trọng,
diễn đạt vụng, mắc quá nhiều lỗi chính tả, dùng từ.
- Điểm 0: HS bỏ giấy trắng.
4.Củng cố: Xem lại đề, về nhà làm lại để rút kinh nghiệm.
5. Dặn dò: Soạn tìm hiểu bài “Hiện tượng chuyển nghĩa của từ”.
TUẦN 5
Ngày soạn : 10.09.2010
TIẾT 19: TỪ NHIỀU NGHĨA
VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ.
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức:
- Từ nhiều nghĩa.
- Hiện tượng nhiều nghĩa của từ.

2.Kĩ năng:
- Nhận biết được từ nhiều nghĩa.
- Bước đầu biết sử dụng từ nhiều nghĩa trong hoạt động giao tiếp.
3.Thái độ:
- Nghiêm túc trong giờ học, lắng nghe và phát biểu.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. GV: Soạn bài, bảng phụ.
2. HS: Soạn bài.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ, soạn bài mới : Kiểm tra vở soạn bi của học sinh
3.B ài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC
GV: Phạm Thị Mỹ Toàn Trường THCS Gia Huynh
Giáo án môn Ngữ Văn 6 Năm học: 2010- 2011
*HOẠT ĐỘNG 1: Trong tiếng Việt, thường từ chỉ
dùng với một nghĩa nhưng xã hội phát triển, nhiều
sự vật được con người vì vậy ngày càng sinh nhiều
khái niệm mới để gọi cho những sự vật mới. Chính
vì vậy mà nảy sinh ra hiện tượng từ nhiều nghĩa.
Vậy thế nào là từ nhiều nghĩa ?
HS :Đọc bài thơ
? Bài thơ kể ra những sự vật nào? Chân ? sự vật nào
được nói tới ? Hãy giải nghĩa của từ “ chân”
? Hãy tìm các từ “ chân” khác về giải nghĩa ?
GV : Chốt :Từ chân có nhiều nghĩa .
HS : Tìm các từ có nhiều nghĩa khác?
Gv: Có từ chỉ có một nghĩa không ? Cho ví dụ ?
Gv nhấn mạnh: Trong Tiếng Việt từ có thể có một
nghĩa hay nhiều nghĩa. HS: Đọc ghi nhớ.

HS : xem lại nghĩa các từ chân để giải thích
? Trong bi thơ “ Những cái chân”, từ chân được
dùng với mấy nghĩa ?
HS :2 nghĩa
? Như vậy nghĩa gốc l nghĩa ntn? nghĩa chuyển l
nghĩa như thế nào?
- HS đọc mục ghi nhớ .
• HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS luyện tập

- HS thảo luận nhóm: bt 1,2 .
- HS làm trên bảng
- GV nhận xét .
- Gv hướng dẫn làm tại lớp bt 3, các bài còn lại
hướng dẫn về nhà

I. TÌM HIỂU BÀI:
1. Từ nhiều nghĩa :
- Ví dụ :
* Từ nhiều nghĩa : “ chân”
- chân (1): -> Bộ phận dưới cùng của cơ
thể người hay động vật dng để đi, đứng.
- chân (2): - > Bộ phận dưới cùng của đồ
vật dùng đỡ cho vật khác.
- chân (3): -> Bộ phận dưới cùng của đồ
vật tiếp giáp với bề mặt chặt với mặt nền.
- chân (4):-> Địa vị, phần chỗ trong xã hội.
* Từ có một nghĩa : thước, bút,…
- Ghi nhớ 1( SGK)
2. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- Ví dụ :

- Chân (1) : Nghĩa xuất hiện từ đầu ->
nghĩa gốc.
- Chân ( 2,3,4 ) : Nghĩa được hình thành
trên cơ sở của nghĩa gốc -> nghĩa chuyển.
- Ghi nhớ 2( SGK )
II. LUYỆN TẬP :
1/56:
* Đầu :-NG : Đau đầu, nhức đầu.
- NC: Đầu sông, đầu đường, đầu mối, đầu
tư..
* Mũi: - NG: Mũi cao, sổ mũi.
- NC: Mũi kim, mũi đất…
2/56: - Lá -> lá phổi, lá gan.
- Qủa - > quả tim, qủa thận.
3/57.a. - Cái cưa -> cưa gỗ
- Hạt muối - > muối dưa
- Cái cuốc - > cuốc đất
- Cái quạt -> quạt mát
b. - Gánh củi - > một gánh củi
- Bó rau - > năm bó rau
- Cuộn giấy - > sáu cuộn giấy
4 Củng cố : Hs nhắc lại 2 ghi nhớ.
5 Dặn dò:
GV: Phạm Thị Mỹ Toàn Trường THCS Gia Huynh
Giáo án môn Ngữ Văn 6 Năm học: 2010- 2011
- Học thuộc ghi nhớ.
- Làm hoàn chỉnh các bài tập.
- Soạn: Lời văn, đoạn văn tự sự.
TUẦN 5
Ngày soạn:10.09.2010

TIẾT 20: LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ.
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức:
- Lời văn tự sự : dùng để kể người v kể việc.
- Đoạn văn tự sự : gồm một số câu, được xác định giữa hai dấu chấm xuống dòng,
2.Kĩ năng:
- Bước đầu biết cách dùng lời văn, triển khai ý, vận dụng vào đọc – hiểu văn bản tự sự.
- Biết viết đoạn văn, bài văn tự sự.
3.Thái độ:
- Nghiêm túc trong giờ học.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1.GV:PP vấn đáp, gợi tìm, soạn bài.
2.HS:Soạn bài.
GV: Phạm Thị Mỹ Toàn Trường THCS Gia Huynh
Giáo án môn Ngữ Văn 6 Năm học: 2010- 2011
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ, soạn bài mới: Kiểm tra vở soạn bài của học sinh
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1: Yếu tố chính trong bài
văn tự sự là nhân vật và sự việc vậy cách
giới thiệu nhân vật về cách kể diễn biến sự
việc như thế nào? Tiết học hôm nay sẽ
giúp các em hiểu.
HS đọc đoạn văn .
? Đoạn 1 : Giới thiệu nhận vật nào ? Giới
thiệu như thế nào ?
? Câu văn giới thiệu nhn vật nào ? Giới
thiệu như thế nào ? HS: Thảo luận nhóm

2’, trả lời. GV :Nhận xét, chốt.
Giới thiệu thường dùng những từ, cụm từ
nào
HS : Phát hiện, trả lời
* Khi kể người thì có thể giới thiệu tên,
họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng.
HS: Đọc đoạn văn: Đoạn văn trên dùng
những từ gì để kể hành động của nhân
vật ?
- Các hành động đó được kể theo thứ tự
nào?
- Vậy khi kể việc thì phải kể như thế nào?
HS :Phát hiện, trả lời.
* Khi kể việc thì kể các hành động, việc
làm, kết quả,. ..
HS :Đọc lại các đoạn văn trên.
? Hãy cho biết mỗi đoạn văn biểu đạt ý
chính nào ? câu nào khái quát được ý
chính đó ?
? Hãy chỉ ra các ý phụ và mối quan hệ của
chúng với ý chính. HS : Đọc mục ghi nhớ .
* HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS luyện
tập
HS : Thảo luận nhóm : Bài tập 1 :
lm trn bảng.
GV : Nhận xét .
* Bt 2 :
HS : Làm - đọc
GV: Nhận xét .
I. TÌM HIỂU BÀI:

1. Lời văn, đoạn văn tự sự
a. Lời văn giới thiệu nhân vật .
- Đoạn 1: Giới thiệu Vua Hùng, Mỵ Nương
: Lai lịch, quan hệ, tính tình
- Đoạn 2: Giới thiệu Sơn Tinh và Thuỷ Tinh: lai
lịch, tài năng.
b. Lời văn kể sự việc :
- Sự việc: Thuỷ Tinh tức giận đem quân đánh Sơn
Tinh.
- Dùng từ: dùng nhiều động từ.
- Thứ tự kể: Nguyên nhân – kết quả.
=> gây ấn tượng mau lẹ.
c. Đoạn văn :
- Đoạn 1 :(1) Câu 1 nêu ý chính ->câu chủ đề.
- Đoạn 2 :(1) Câu 1 nêu ý chính ->câu chủ đề
- Đoạn văn (2): Câu 1 nêu ý chính -> câu chủ đề.
4. Ghi nhớ : SGK /59.
II. LUYỆN TẬP :
* BT1. a. ý chính : Tài chăn bò của Sọ Dừa ( câu
2 )
b. ý chính : Hai cô chị độc ác, cô em út hiền lành . (
câu 1 )
c. ý chính : Tính cô còn trẻ con lắm . ( câu 2 )
* BT2: a : sai : Sự việc chưa lôgic .
b : đúng : Sự việc có trình tự.
GV: Phạm Thị Mỹ Toàn Trường THCS Gia Huynh

×