Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Giáo án phát triển năng lực Chủ đề Axit Bazơ Muối môn hóa học lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.73 KB, 11 trang )

CHỦ ĐỀ AXIT – BAZƠ- MUỐI (2 tiết)
Giới thiệu chung chủ đề:
Chủ đề axit, bazo và muối gồm các nội dung chủ yếu sau: Định nghĩa, phân loại, tính
chất của axit, bazo và muối.
Thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề: 02 tiết.
I.MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
1.Kiến thức
Biết được :
 Định nghĩa : axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính và muối theo thuyết A-rê-ni-ut.
 Axit một nấc, axit nhiều nấc, muối trung hoà, muối axit.
2.Kĩ năng
 Phân tích một số thí dụ về axit, bazơ, muối cụ thể, rút ra định nghĩa.
 Nhận biết được một chất cụ thể là axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính, muối trung
hoà, muối axit theo định nghĩa.
 Viết được phương trình điện li của các axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính cụ thể.
 Tính nồng độ mol ion trong dung dịch chất điện li mạnh.
3. Thái độ
-Say mê, hứng thú học tập, trung thực, yêu khoa học.
-Có ý thức vận dụng kiến thức đã học về axit – bazơ-muối vào thực tiễn cuộc sống,phục vụ
đời sống con người.
4.Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
-Năng lực tự học, năng lực hợp tác;
-Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học;
- Năng lực thực hành hóa học: tiến hành thí nghiệm chứng minh tính chất lưỡng tính của
Zn(OH)2, quan sát, mô tả, giải thích các hiện tượng thí nghiệm và rút ra kết luận.
-Năng lực tính toán: tính mol, nồng độ mol của ion trong dd
-Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: giải thích được vì sao các dd axit, bazơ có 1
số tính chất hóa học chung.
-Năng lực sáng tạo: giải thích được tính chất lưỡng tính của 1 số hiđroxit khác.
-Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh


1. Giáo viên


Dụng cụ : ống nghiệm, kẹp gỗ, giá ống nghiệm.
Hoá chất : Dung dịch NaOH, muối ZnCl2, dd HCl, NH3, quỳ tím, dd phenolphtalein.
2.HS
-Ôn lại các kiến thức đã học phần các hợp chất vô cơ (lớp 9), ôn bài sợ điện li.
-Hoàn thành phiếu học tập số 1 theo yêu cầu của GV (GV chuẩn bị sẵn phiếu học tập số 1
và phát cho HS ở cuối buổi học hôm trước)
III. Chuỗi các hoạt động
A.Hoạt động khởi động (20 phút)
a) Mục tiêu hoạt động
Huy động các kiến thức đã học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của
HS.
b) Nội dung HĐ
Tìm hiểu định nghĩa, phân loại axit, bazơ, muối.
c) Phương thức tổ chức HĐ
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1.
- Sau đó GV cho HS HĐ chung cả lớp bằng cách mời 1 nhóm báo cáo, các nhóm khác góp
ý, bổ sung. (GV chỉ liệt kê những vấn đề chủ yếu mà HS đã nêu ra)
- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:
* HS có thể viết sai phương trình điện li của axit yếu, axit nhiều nấc. Nếu HS gặp khó khăn
ở phần này, GV có thể gợi ý HS xem lại phần điện li cua chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
* HS có thể gặp khó khăn khi viết pt điện li của hidroxit lưỡng tính, GV sẽ điều chỉnh ở HĐ
hình thành kiến thức.
*HS có thể xác định sai muối trung hòa, muối axit, GV sẽ điều chỉnh ở HĐ hình thành kiến
thức.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Cho các chất sau: KOH, H2SO4, HCl, NaHCO3, Ca(NO3)2, Ba(OH)2, Al(OH)3, H2S, NaOH,
ZnSO4, KHSO4, H3PO3, H3PO2, Ca(H2PO4)2, Na2HPO3, KH2PO2, CuCl2, CH3COOH,

Zn(OH)2, Mg(OH)2, H3PO4, HClO, HF, HNO3.
Trả lời các câu hỏi sau:
1/ a. Những chất nào là axit ?
b. Viết phương trình điện li của các axit đó khi tan trong nước? Từ đó nêu định nghĩa axit
theo thuyết điện li?


c. Giải thích vì sao các dung dịch axit có một số tính chất hóa học chung? Đó là tính chất
của thành phần nào trong dung dịch? Nêu các tính chất hóa học chung của các dung dịch
axit?
d. Từ phương trình điện li của các dd axit ta có thể phân loại axit thế nào?
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
2/ a. Những chất nào là bazơ ?
b. Viết phương trình điện li của các bazơ đó khi tan trong nước? Từ đó nêu định nghĩa
bazơ theo thuyết điện li?
c. Giải thích vì sao các dung dịch bazơ có một số tính chất hóa học chung? Đó là tính chất
của thành phần nào trong dung dịch? Nêu các tính chất hóa học chung của các dung dịch
bazơ?
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
3/ a. Những chất nào là hidroxit lưỡng tính ?


b. Viết phương trình điện li của các chất đó khi tan trong nước? Từ đó nêu định nghĩa
hidroxit lưỡng tính theo thuyết điện li?
c. Viết phương trình phản ứng của các hidroxit lưỡng tính đó với dd HCl; dd NaOH.
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
4/ a. Những chất nào là muối ?
b. Viết phương trình điện li của các muối đó khi tan trong nước? Từ đó nêu định nghĩa
muối theo thuyết điện li?
c. Từ phương trình điện li của các dd muối ta có thể phân loại muối thế nào?

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
d) Sản phẩm
- Sản phẩm: HS hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 1
e. Đánh giá kết quả hoạt động
+ Thông qua quan sát: Trong quá trình HS hoạt động nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các
nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ.


+ Thông qua báo cáo: qua báo cáo và sự góp ý của các nhóm, GV biết được HS đã nắm
được kiến thức nào, những kiến thức nào cần điều chỉnh, bổ sung ở hoạt động tiếp theo.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1 (15 phút): Tìm hiểu định nghĩa axit, phân loại axit.
a) Mục tiêu hoạt động
- Nêu được định nghĩa axit, phân loại axit theo thuyết điện li.
- Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học
b) Nội dung hoạt động
- Tìm hiểu định nghĩa axit, phân loại axit theo thuyết điện li.
c) Phương thức tổ chức hoạt động
- GV cho HS hoạt động cá nhân: Nghiên cứu SGK, dựa vào kiến thức đã học ở lớp 9, dựa
vào sự điện li của các dd axit để hoàn thiện lại câu 1 trong phiếu học tập số 1.

- Hoạt động nhóm: GV cho HS hoạt động theo nhóm để chia sẻ, bổ sung cho nhau trong kết
quả của cá nhân.
GV cho HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm: Nhỏ dd axit lên giấy quì tím
- Hoạt động chung của cả lớp: GV mời một số nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác góp
ý và bổ sung.
- Dự kiến một số khó khăn vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ kịp thời:
HS có thể viết sai phương trình điện li của các axit yếu, axit nhiều nấc, khi đó GV lưu ý HS
những axit nào là chất điện li yếu, những axit nào có thể phân li nhiều lần cho ion H+.
HS viết sai phương trình điện li của axit: H 3PO3 và H3PO2, khi đó GV lưu ý HS axit H3PO3
là axit 2 nấc, axit H3PO2 là axit 1 nấc.
d) Sản phẩm
- Sản phẩm: HS ghi câu trả lời vào vở để hoàn thành câu hỏi 1 trong phiếu học tập 1.
I. Axit
1. Định nghĩa: Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.
- Các dd axit đều có 1 số tính chất chung, đó là tính chất của các cation H+ trong dd.
2. Axit nhiều nấc
- Axit 1 nấc: HCl, HF, CH3COOH, …
Là những axit trong dd chỉ phân li 1 nấc ra ion H+.
- Axit nhiều nấc: H2S, H3PO4, H3PO3, …
Là những axit khi tan trong nước phân tử phân li nhiều nấc ra ion H+.
- Lưu ý HS axit H3PO3 là axit 2 nấc, axit H3PO2 là axit 1 nấc.
e) Đánh giá kết quả HĐ


+ Thông qua quan sát: Trong quá trình HS hoạt động nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các
nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ.
+ Thông qua báo cáo: qua báo cáo và sự góp ý của các nhóm, GV biết được HS đã nắm
được kiến thức nào, những kiến thức nào cần điều chỉnh, bổ sung ở hoạt động tiếp theo.
HOẠT ĐỘNG 2 (10 phút): Tìm hiểu định nghĩa bazơ.
b) Mục tiêu hoạt động

- Nêu được định nghĩa bazơ theo thuyết điện li.
- Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học
b) Nội dung hoạt động
- Tìm hiểu định nghĩa bazơ theo thuyết điện li.
c) Phương thức tổ chức hoạt động
- GV cho HS hoạt động cá nhân: Nghiên cứu SGK, dựa vào kiến thức đã học ở lớp 9, dựa
vào sự điện li của các dd bazơ để hoàn thiện lại câu 2 trong phiếu học tập số 1.
- Hoạt động nhóm: GV cho HS hoạt động theo nhóm để chia sẻ, bổ sung cho nhau trong kết
quả của cá nhân.
GV cho HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm: Nhỏ dd bazơ lên giấy quì tím, nhỏ dd
phenolphthalein vào dd bazơ.
- Hoạt động chung của cả lớp: GV mời một số nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác góp
ý và bổ sung.
d) Sản phẩm
- Sản phẩm: HS ghi câu trả lời vào vở để hoàn thành câu hỏi 2 trong phiếu học tập 1.
I. Bazơ
Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-.
- Các dd bazơ đều có 1 số tính chất chung, đó là tính chất của các anion OH - trong dd.
e) Đánh giá kết quả HĐ
+ Thông qua quan sát: Trong quá trình HS hoạt động nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các
nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ.
+ Thông qua báo cáo: qua báo cáo và sự góp ý của các nhóm, GV biết được HS đã nắm
được kiến thức nào, những kiến thức nào cần điều chỉnh, bổ sung ở hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 3 ( 15 phút): Tìm hiểu hiđroxit lưỡng tính
a, Mục tiêu hoạt động:
HS nêu được định nghĩa hiđroxit lưỡng tính theo thuyết A-rê-ni-ut.


- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực thực hành hóa học: tiến hành thí nghiệm chứng
minh tính chất lưỡng tính của Zn(OH)2, quan sát, mô tả, giải thích các hiện tượng thí

nghiệm và rút ra kết luận.
b, Nội dung hoạt động: Tìm hiểu hiđroxit lưỡng tính.
c, Phương thức tổ chức HĐ:
- GV cho HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm:
Thí nghiệm 1: Cho dd HCl vào Zn(OH)2
Thí nghiệm 2: Cho NaOH vào Zn(OH)2
GV: Quan sát và xác định vai trò của Zn(OH)2 trong các thí nghiệm.
GV: Khi tác dụng với axit thì Zn(OH)2 phân li kiểu bazơ:
Zn2+ + 2OH-

Zn(OH)2

GV: Khi tác dụng với bazơ thì Zn(OH)2 phân li kiểu axit:
Zn(OH)2

ZnO22- + 2H+

-HS quan sát thí nghiệm, rút ra nhận xét để hoàn thiện câu hỏi 3 trong phiếu học tập
số 1 viết phương trình phân li của các hidroxit sau: Al(OH)3, Sn(OH)2.
- GV cho HS HĐ nhóm để chia sẻ và bổ sung cho nhau.
- GV cho HS HĐ chung cả lớp: GV mời 2 nhóm mời đại diện nhóm lên bảng viết PT
phân li, các nhóm khác góp ý, bổ sung ( nếu còn sai sót) qua đó HS sẽ rút kinh nghiệm
thông qua sai lầm của mình.
- Dự kiến một số khó khăn vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ
Hs có thể gặp khó khăn khi viết PT phân li của Al(OH)3 theo kiểu axit, khi đó GV lưu
ý Hs công thức của Al(OH)3 ở dạng axit.
d, Sản phẩm
Sản phẩm: Hs ghi câu trả lời vào vở để hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập
số 1:
1. Định nghĩa (SGK).

2. Viết phương trình điện li.
3. Đưa ra một số hiđroxit lưỡng tính thường gặp: Zn(OH)2 , Al(OH)3 Sn(OH)2,
Pb(OH)2 đều ít tan trong nước và có tính axit, bazơ đều yếu.
e, Đánh giá kết quả hoạt động
- Thông qua quan sát: Trong quá trình HSHĐ cá nhân, nhóm, GV chú ý quan sát để
kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.


- Thông qua báo cáo của các nhóm và sự góp ý bổ sung của các nhóm khác GV
hướng dẫn HS chốt được các kiến thức về định nghĩa, phương trình phân li, các hiđroxit
lưỡng tính thường gặp.
Hoạt động 4 (15 phút): Tìm hiểu muối
a, Mục tiêu hoạt động:
- HS nêu được định nghĩa của muối, muối trung hòa, muối axit
- Phân biệt được muối trung hòa và muối axit theo thuyết điện li.
- Viết được phương trình điện li của một số muối cụ thể.
b, Nội dung hoạt động: Tìm hiểu muối
c, Phương thức tổ chức HĐ:
- HĐ cá nhân HS viết phương trình phân li của một số muối, kết hợp với nghiên cứu
SGK rút ra kết luận định nghĩa về muối và phân loại muối để hoàn thành phiếu học tập số 1.
- GV cho HS HĐ nhóm để chia sẻ và bổ sung cho nhau trong kết quả của HĐ cá
nhân.
- GV cho HS HĐ chung cả lớp: GV mời đại diện nhóm trình bày định nghĩa về muối
và phân loại muối, sự điện li của muối trong nước, các nhóm khác góp ý, bổ sung ( nếu còn
sai sót) qua đó HS sẽ rút kinh nghiệm thông qua sai lầm của mình.
- Dự kiến một số khó khăn vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ
Hs có thể gặp khó khăn khi viết PT phân li của muối axit khi đó giáo viên có thể lưu
ý HS về chất điện li mạnh và chất điện li yếu.
d, Sản phẩm
Sản phẩm: Hs ghi câu trả lời vào vở để hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập

số 1:
1. Định nghĩa (SGK).
2. Phân loại muối (SGK)
3. Sự điện li của muối trong nước
- Hầu hết các muối khi tan trong nước phân li hoàn toàn thành cation kim loại (hoặc
cation NH4+ và anion gốc axit.
GV lưu ý trừ một số muối là chất điện li yếu: HgCl2, Hg(CN)2…
- Khi muối axit phân li, GV lưu ý anion gốc axit còn hidro có tính axit thì gốc này
tiếp tục phân li yếu ra ion H+
NaHSO3 Na+ + HSO3HSO3-

H+ + SO32-

e, Đánh giá kết quả hoạt động


- Thông qua quan sát: Trong quá trình HSHĐ cá nhân, nhóm, GV chú ý quan sát để
kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
- Thông qua báo cáo của các nhóm và sự góp ý bổ sung của các nhóm khác GV
hướng dẫn HS chốt được các kiến thức về định nghĩa, phân loại và sự phân li, của muối
trong nước.
C. Luyện tập (15 phút)
a, Mục tiêu hoạt động
- Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài về khái niệm, phân loại, sự phân li
của axit, bazo và muối.
- Tiếp tục phát triển các năng lực tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải
quyết ván đềthông qua môn hóa học.
b, Nội dung HĐ
Hoàn thành các câu hỏi và bài tập trong phiếu học tập số 2.
c, Phương thức tổ chức HĐ

-GV tổ chức cho HS HĐ cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho cặp đôi hoặc
nhóm để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi trong phiếu học tập.
- HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS trình bày kết quả/lời giải , các HS khác góp ý,
bổ sung. GV giúp HS nhận ra những sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức/phương
pháp giải bài tập.
GV có thể biên soạn các câu hỏi / bài tập phù hợp với đối tượng HS tuy nhiên phải
đảm bảo mục tiêu chuẩn kiến thức kĩ năng.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Hoàn thành các câu hỏi/ bài tập sau:
Câu 1. Viết PT điện li của các chất sau:
a. HNO3, Ba(OH)2, NaOH, H2SO4, Na2CO3, BaCl2, NaHCO3.
b. CuSO4, Na2SO4 , Fe2(SO4)3, NaHPO4, Mg(OH)2, CH3COOH, H3PO4.
Câu 2. Tính nồng độ các ion trong các dung dịch sau
a. dd NaOH 0,1M

b. dd BaCl2 0,2 M c. dd Ba(OH)2 0,1M

c, Sản phẩm HĐ
Kết quả trả lời các bài tập trong phiếu học tập số 2.
d, Đánh giá kết quả HĐ


- Thông qua quan sát: Trong quá trình HSHĐ cá nhân, nhóm, GV chú ý quan sát để
kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
- GV giúp HS nhận ra những sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức/phương
pháp giải bài tập.
D. Vận dụng và tìm tòi mở rộng
a, Mục tiêu hoạt động
HĐ vận dụng và tìm tòi được mở rộng và thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục
đích giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập

gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS, không bắt buộc tất cả HS đều phải làm, tuy
nhiên GV động viên khuyến khích HS tham gia.
b, Nội dung hoạt động
HS giải quyết câu hỏi/bài tập sau:
1. Dãy nào sau đây chỉ gồm những chất có tính axít ?
a) HSO4-, NH4+, HCO3-

b) NH4+, HCO3-, CH3COO-

c) ZnO, Al2O3, HSO4-

d) HSO4-, NH4+, H3O+

2. Dãy nào sau đây chỉ gồm những chất có tính bazơ ?
a) CO32-, CH3COO-, S2-

b) NH4+, Na+, ZnO

c) Cl-, Al2O3, HCO3-

d) H2O, HSO4-, H3O+

3. Dãy nào sau đây chỉ gồm những chất lưỡng tính ?
a) Al2O3, HSO4-, CO32-

b) Na+, NH4+, CH3COO-

c) HCO3-, ZnO, H2O

d) H3O+, S2-, Cl-


4. Dãy nào sau đây chỉ gồm những chất trung tính ?
a) Al2O3, HSO4-, H2O

b) SO42-, Na+, Cl-

c) HCO3-, ZnO, NH4+

d) H3O+, CH3COO-, CO32

c, Phương thức tổ chức hoạt động
GV hướng dẫn HS về nhà làm và HS tìm nguồn tài liêu tham khảo (internet, sách
tham khảo …)
d, Sản phẩm HĐ: Bài làm của HS
e, Kiểm tra, đánh giá kết quả HĐ
GV cho HS báo cáo kết quả HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng vào đầu giờ buổi học
kế tiếp.




×