Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả xử trí thai chết lưu tại khoa sản bệnh viện trung ương thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

BỘ Y TẾ

ĐÀM THỊ BẢO LỢI

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ XỬ TRÍ THAI CHẾT LƯU TẠI KHOA SẢN BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

THÁI NGUYÊN - NĂM 2018


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

BỘ Y TẾ

ĐÀM THỊ BẢO LỢI

LỜI CAM ĐOAN
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ XỬ TRÍ THAI CHẾT LƯU TẠI KHOA SẢN Tôi xin cam đoan đề tài "Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh
BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
giá kết quả xử trí thai chết lưu tại khoa sản - Bệnh viện Trung Ương Thái


Nguyên" là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của Tiến sĩ Bùi ThanhChuyên
Thủy, vàngành:
BS.CKII
Nguyễn
Bình.
Bệnh
nhânThị
khoa
CKtrong
62 72luận
13 03văn là trung thực và chưa
Các kết quả, số liệuMã
thusố:
được
được công bố trong bất kỳ luận văn nào khác.
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
Thái Nguyên, ngày 08 tháng 11 năm 2018
Tác giả luận văn
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Bùi Thanh Thủy
2. BS.CKII. Nguyễn Thị Bình
Đàm Thị Bảo Lợi

THÁI NGUYÊN - NĂM 2018


iii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này,
ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự chỉ bảo tận tình
của nhà trường, bệnh viện, các thày cô, đồng nghiệp. Nhân dịp hoàn thành
luận văn tốt nghiệp cho tôi được bày tỏ lòng biết ơn tới:
Ban giám hiệu, phòng Đào tạo Sau đại học, các thày cô giáo Bộ môn
Phụ sản Trường Đại học Y dược Thái Nguyên, đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho
tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành các nhiệm vụ của khóa học.
Ban giám đốc, phòng kế hoạch tổng hợp và khoa sản Bệnh viện Trung
ương Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện tốt cho tôi trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu, thu thập số liệu để hoàn thành luận văn.
Tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Bùi Thanh Thủy và BS.CKII
Nguyễn Thị Bình, người thày, nhà khoa học đã tận tình chỉ bảo và cung cấp
cho tôi những kiến thức quý báu về phương pháp nghiên cứu cũng như trong
lĩnh vực chuyên ngành phụ sản.
Với lòng kính trọng, tôi xin chân thành cám ơn các thày giáo, cô giáo
trong hội đồng thông qua đề cương, Hội đồng chấm luận văn tốt ngiệp đã
đóng góp cho tôi nhiều ý kiến quý báu để luận văn của tôi thực hiện đầy đủ
các mục tiêu đã đề ra.
Để hoàn thành luận văn này một phần không nhỏ là sự động viên khích
lệ, giúp đỡ chia sẻ và tạo điều kiện của những người thân trong gia đình, bạn
bè đồng nghiệp. Cho tôi gửi lời cám ơn chân thành nhất!
Tôi xin trân trọng cám ơn.
Ngày 08 tháng 11 năm 2018
Học viên

Đàm Thị Bảo Lợi


iv


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTWTN : Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
BVPSTW

: Bệnh viện Phụ sản Trung ương

BVPSHN

: Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

BPTT

: Biện pháp tránh thai

Cs

: Cộng sự

GCD

: Gây chuyển dạ

Hb

: Hemoglobin

PG

: Prostaglandin


HCG

: Human Chorionic Gonandotropin

PGE2

: Dinoprostone

PGE1

: Misoprostol

MLT

: Mổ lấy thai

NST

: Nhiệm sắc thể

RLĐM

: Rối loạn đông máu

RTĐ

: Rau tiền đạo

RBN


: Rau bong non

SG

: Sản giật

SSH

: Sinh sợi huyết

TC

: Tử cung

TCL

: Thai chết lưu

TSG

: Tiền sản giật

WHO

: World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)


v

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. 1
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. iii
CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................... ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1 ........................................................................................................... 3
TỔNG QUAN ................................................................................................... 3
1.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng thai chết lưu ......................................... 3
1.1.1. Khái niệm về thai chết lưu ...................................................................... 3
1.1.2. Sơ lược về sự thụ tinh, làm tổ và các giai đoạn phát triển của phôi thai
trong buồng tử cung .......................................................................................... 3
1.1.3. Tỉ lệ thai chết lưu hiện nay ...................................................................... 4
1.1.4. Nguyên nhân và các yếu tố liên quan tới thai chết lưu ........................... 6
1.1.5. Giải phẫu bệnh thai chết lưu ................................................................. 13
1.1.6. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng thai chết lưu .................................... 14
1.2. Các phương pháp xử trí thai chết lưu ....................................................... 18
1.2.1. Điều chỉnh tình trạng rối loạn đông máu (nếu có) trước khi can thiệp
lấy thai ............................................................................................................. 18
1.2.2. Nong cổ tử cung, nạo hút buồng tử cung .............................................. 18
1.2.3. Phương pháp gây sẩy thai, gây chuyển dạ ............................................ 19
1.2.4. Các nghiên cứu về xử trí thai chết lưu ................................................. 27
Chương 2 ......................................................................................................... 31
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 31
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 31
2.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 31
2.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 31
2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 31

2.4.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 31
2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ............................................................................... 31


vi

2.4.3. Các biến số nghiên cứu và tiêu chuẩn của các biến số ......................... 32
2.4.4. Thu thập số liệu ..................................................................................... 35
2.4.5. Các bước tiến hành ................................................................................ 35
2.5. Xử lý số liệu ............................................................................................. 36
2.6. Đạo đức nghiên cứu ................................................................................. 36
Chương 3 ......................................................................................................... 37
KẾT QỦA NGHIÊN CỨU ............................................................................. 37
3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng thai chết lưu ....................................... 37
3.2. Đánh giá kết quả xử trí thai chết lưu. ....................................................... 44
Chương 4 ......................................................................................................... 49
BÀN LUẬN .................................................................................................... 49
4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của thai chết lưu tại khoa Sản - Bệnh
viện Trung ương Thái Nguyên năm 2015 - 2016 ........................................... 49
4.1.1. Phân bố tuổi của bệnh nhân .................................................................. 49
4.1.2. Nghề nghiệp và nơi ở của bệnh nhân có thai chết lưu .......................... 50
4.1.3. Về tiền sử sản khoa ............................................................................... 51
4.1.4. Về tiền sử mổ phụ khoa của bệnh nhân có thai chết lưu ........................ 53
4.1.5. Về bệnh lý của bệnh nhân có thai chết lưu ........................................ 54
4.1.6. Về phân bố tuổi thai chết lưu .............................................................. 54
4.1.7. Về triệu chứng lâm sàng phát hiện thai chết lưu................................... 55
4.1.8 Về bệnh lý thai và phần phụ của thai ..................................................... 56
4.1.9 Về dấu hiệu thai chết lưu trên siêu âm ................................................... 57
4.1.10 Về kết quả xét nghiệm của bệnh nhân thai chết lưu ............................ 59
4.2. Về kết quả xử trí thai chết lưu .................................................................. 61

4.2.1 Phương pháp xử trí thai chết lưu bằng phương pháp nong, nạo, hút thai,
gắp thai ............................................................................................................ 61
4.2.2 Xử trí thai chết lưu bằng mổ lấy thai ..................................................... 62
4.2.3. Về xử trí gây sảy, gây chuyển dạ thai lưu bằng thuốc .......................... 63
4.2.4. Các thuốc sử dụng trong xử trí thai chết lưu......................................... 70
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 72
KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 75


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tiền sử sản khoa .................................................................................................................................... 39
Bảng 3.2 Tiền sử mổ phụ khoa của bệnh nhân có thai chết lưu..................................... 40
Bảng 3.3 Bệnh lý khác của bệnh nhân ....................................................................................................... 40
Bảng 3.4. Phân bố tuổi thai của bệnh nhân nghiên cứu .......................................................... 41
Bảng 3.5. Triệu chứng lâm sàng phát hiện thai chết lưu ........................................................ 41
Bảng 3.6 Phân bố tuổi thai chết lưu ............................................................................................................ 42
Bảng 3.7. Bệnh lý thai và phần phụ của thai....................................................................................... 42
Bảng 3.8 Dấu hiệu thai chết lưu trên siêu âm .................................................................................... 43
Bảng 3.9 Kết quả xét nghiệm của bệnh nhân có thai chết lưu............................................... 43
Bảng 3.10. Các phương pháp xử trí thai chết lưu .......................................................................... 44
Bảng 3.11. Xử trí gây sảy, gây chuyển dạ thai lưu bằng thuốc ...................................... 45
Bảng 3.12. Liều Misoprostol mỗi lần đặt gây sẩy, gây chuyển dạ .............................. 45
Bảng 3.13. Tổng liều Misoprostol gây sảy, gây chuyển dạ thành công ................ 46
Bảng 3.14. Tổng liều Oxytocin gây sẩy, gây chuyển dạ thành công ........................ 46
Bảng 3.15. Kết quả gây sảy, gây chuyển dạ bằng thuốc ........................................................ 47
Bảng 3.16. Đánh giá thời gian thai ra của 2 phương pháp dùng đơn thuần ...... 47
Bảng 3.17. Các thuốc sử dụng trong xử trí thai chết lưu ....................................................... 48



viii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Hình ảnh thai vô sọ (360thmedice.com.vn) ............................................................... 10
Hình 1.2: Hình ảnh dây rốn thắt nút (soha.vn) ................................................................................. 12
Hình 1.3: Thai dưới 12 tuần ngừng phát triển (sieuamvietnam.vn)............................ 15
Hình 1.4: Thai dưới 20 tuần chết lưu (Webtretho.com) .......................................................... 15


ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố tuổi của bệnh nhân nghiên cứu ............................................................... 37
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nghề nghiệp của bệnh nhân................................................................................. 38
Biểu đồ 3.3. Phân bố đối tượng điều tra theo địa dư .................................................................. 38
Biểu đồ 3.4. Biểu đồ so sánh các phương pháp xử lý thai chết lưu ........................... 47


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thai chết trong tử cung là tất cả các trường hợp thai chết và lưu lại trong
buồng tử cung của người mẹ, có thể xảy ra ở bất kỳ tuổi thai nào khi chưa có
chuyển dạ [3]. Theo WHO, năm 2015 toàn thế giới có khoảng 2,6 triệu trường
hợp thai chết lưu. Phần lớn các trường hợp thai chết lưu xuất hiện ở các nước
đang phát triển, có thu nhập thấp và trung bình [77]. Ở Việt Nam, tỉ lệ thai
chết lưu cũng khác nhau tùy theo từng nghiên cứu. Nghiên cứu của Nguyễn

Bình Dương (2011) tại Bệnh viện Phụ sản Thái Bình 5 năm (2006 - 2011) cho
tỉ lệ là 0,95% [9], Trương Quang Đạt (2014) cho tỉ lệ thai chết lưu tại huyện
Phù Cát, tỉnh Bình Định là 0,52%/tổng số thai và 1,29%/tổng số mẹ [7], còn
nghiên cứu của Lê Thị Thúy (2015) tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương 2 năm
2013 và 2014 cho tỉ lệ thai chết lưu là 0,87% [31].
Mặc dù, trong suốt quá trình thai nghén được bảo vệ trong buồng tử
cung, nhưng thai vẫn có thể chết ở bất kỳ tuổi thai nào vì nhiều nguyên nhân
khác nhau. Hậu quả của thai chết lưu trong tử cung gây một áp lực tâm lý lớn
cho người mẹ và gia đình, ngoài việc họ mất đi người con mà họ đang trông
đợi còn gây ra tâm lý lo lắng, hoang mang cho những lần mang thai tiếp theo.
Điều này có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, đặc biệt những trường
hợp hiếm muộn. Mặt khác, thai chết lưu có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh
hưởng tới sức khỏe của người mẹ như chảy máu do rối loại đông máu, nhiễm
trùng và gây khó khăn cho lần mang thai sau . Nghiên cứu của Gold K.J. và cs
(2014) trên 543 trường hợp thai chết lưu, có 33 trường hợp mẹ bị tai biến,
trong đó: 14 trường hợp chảy máu cần truyền máu, 5 trường hợp sốc/hạ áp, 8
trường hợp suy thận, 8 trường hợp suy hô hấp cần đặt nội khí quản, 4 trường
hợp hôn mê do hạ đường huyết, 5 trường hợp nhiễm khuẩn huyết, 2 trường
hợp vỡ tử cung, 2 trường hợp cần phẫu thuật cắt bỏ tử cung và 1 trường hợp
tử vong mẹ [55].


2

Với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại, nhất là y sinh học
phân tử, di truyền học, chẩn đoán trước sinh một số nguyên nhân của thai chết
lưu cũng đã được sáng tỏ nhưng vẫn còn tỉ lệ lớn thai chết lưu chưa rõ nguyên
nhân [12]. Việc ứng dụng siêu âm và xét nghiệm đã giúp người thầy thuốc
chẩn đoán nhanh, chính xác và tiên lượng tốt tình trạng bệnh lý này. Các
phương pháp xử trí, điều trị thai chết lưu cũng có nhiều tiến bộ nhằm làm

giảm các tai biến và các di chứng cho người mẹ. Khi đã chẩn đoán thai chết
lưu đòi hỏi các thầy thuốc sản khoa phải đưa ra và lựa chọn các phương pháp
xử trí, điều trị phù hợp với thực trạng của người bệnh với mục đích làm giảm
tối đa các tai biến, biến chứng nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người
mẹ.
Tại Khoa sản Bệnh viên Trung ương Thái Nguyên vài năm trở lại đây số
bệnh nhân thai chết lưu vào để điều trị ngày một tăng lên. Nhưng việc hệ
thống hóa các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xử trí thai chết lưu tại
Khoa sản - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên hiện nay ra sao? Kết quả các
phương pháp điều trị thai chết lưu hiệu quả và an toàn cho những trường hợp
thai chết lưu tại bệnh viện hiện nay như thế nào? Chính vì vậy chúng tôi tiến
hành đề tài nghiên cứu: “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết
quả xử trí thai chết lưu tại Khoa sản - Bệnh viện Trung ương Thái
Nguyên” nhằm 2 mục tiêu:

[

1. Mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của thai chết lưu tại khoa
Sản - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2015 - 2016.
2. Đánh giá kết quả xử trí thai chết lưu tại khoa Sản - Bệnh viện Trung
ương Thái Nguyên trong hai năm 2015 - 2016.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng thai chết lưu
1.1.1. Khái niệm về thai chết lưu
Hiện nay khái niệm về thai chết lưu (TCL) chưa được thống nhất giữa

các nước. Tại Hoa Kỳ, quy định TCL là thai chết trong tử cung trước hoặc
trong quá trình sinh nở. Sự sẩy thai là quá trình thai chết sau khi người phụ nữ
mang thai được 20 tuần trở xuống, còn TCL là thai chết sau khi người phụ nữ
mang thai từ 20 tuần trở lên [40]. Một số nước còn thêm quy định về trọng
lượng của thai, chẳng hạn tại Australia và New Zealand: TCL là thai chết
trong tử cung trước hoặc trong quá trình sinh nở từ tuổi thai 20 tuần trở lên
hoặc trọng lượng ≥ 400g [37]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (World Health
Organization - WHO): TCL là những trường hợp thai chết trong tử cung trong
quá trình thai nghén trước khi sổ thai ra ngoài tử cung với tuổi thai từ 28 tuần
trở lên [77]. Ở Việt Nam, theo quy định của Bộ Y tế: Thai chết trong tử cung
là tất cả các trường hợp thai chết và lưu lại trong buồng tử cung của người
mẹ, có thể xảy ra ở bất kỳ tuổi thai nào khi chưa cso chuyển dạ [3].
1.1.2. Sơ lược về sự thụ tinh, làm tổ và các giai đoạn phát triển của phôi
thai trong buồng tử cung
- Sự thụ tinh: Hiện tượng thụ tinh thường diễn ra 1/3 ngoài của vòi tử
cung [19]. Noãn và tinh trùng chứa số nhiễm sắc thể đơn bội (23 nhiễm sắc
thể). Khi thụ tinh đầu tinh trùng xâm nhập vào noãn tạo thành hợp tử (Bộ
nhiễm sắc thể lưỡng bội: 46 nhiễm sắc thể) trứng di chuyển vào tử cung mất
khoảng 4 - 6 ngày, trên đường di chuyển trứng tiếp tục phân bào nguyên
nhiễm.
- Sự làm tổ: Sau khi đến buồng tử cung trứng còn tự do khoảng 48 giờ
nữa trước khi cố định vào bề dầy niêm mạc tử cung. Trong thời kỳ này phôi


4

dâu tiếp tục hoạt động phân bào, lớn lên về thể tích, cuối cùng cố định vào nội
mạc tử cung khi ở giai đoạn phôi nang.
- Các giai đoạn phát triển phôi thai học:
+ Giai đoạn tiền phôi: gồm có giai đoạn hợp tử và giai đoạn phân bào.

Giai đoạn hợp tử: Tồn tại thời gian rất ngắn, sau khi tinh trùng xâm nhập vào
noãn tạo thành bộ nhiễm sắc thể hoàn chỉnh, giai đoạn này có hiện tượng hợp
tử chết sớm thường do trứng hoặc bất thường tinh trùng gây nên. Giai đoạn
phân bào: Hợp tử phân bào nguyên nhiễm thành 2 - 4 - 8 tế bào... tạo thành
"phôi bào" hay phôi dâu.
+ Giai đoạn phôi: Bắt đầu từ tuần thứ 3 đến cuối tuần thứ 8. Đây là giai
đoạn tạo mầm cơ quan. Những tác nhân bất lợi tác động giai đoạn này sẽ tạo
các bất thường về hình thái
+ Giai đoạn thai: Bắt đầu từ tuần thứ 9 - 40. Đây là giai đoạn các cơ
quan hoàn thiện chức năng. Những tác nhân bất lợi tác động vào giai đoạn
này sẽ tạo các bất thường về chức năng, nếu bị tác động quá mạnh thường dẫn
đến thai chết trong tử cung [19].
1.1.3. Tỉ lệ thai chết lưu hiện nay
1.1.3.1. Tỉ lệ thai chết lưu trên thế giới
Theo WHO, trong năm 2015 có khoảng 2,6 triệu trường hợp TCL trên
toàn thế giới, với hơn 7178 trường hợp TCL/01 ngày. Phần lớn các trường
hợp TCL xuất hiện ở các nước đang phát triển với 98,0% xuất hiện ở các
nước thu nhập thấp và trung bình [77]. Trong báo cáo tổng quan của Say Lale
và cộng sự (cs) (2006) thấy tỉ lệ TCL thông qua tổng hợp các nghiên cứu là
0,84%. Tỉ lệ này ở các nước phát triển là 0,5%, các nước kém phát triển là
1,17%. Tỉ lệ này cao nhất ở khu vực Tây châu Phi với 3,19%, thấp ở khu vực
Đông Nam Châu Á với 0,36% và Tây Âu với 0,4% [68].
Nghiên cứu của Lawn Joy E. và cs (2009) cho kết quả có khoảng 3,2
triệu trường hợp TCL hàng năm trên toàn thế giới, tuy nhiên, đây là con số


5

chưa chính xác vì còn một số lượng lớn không thống kê được do nhiều yếu tố
ảnh hưởng đến việc thu thập số liệu về TCL [61]. Theo Fretts R. (2010) thì có

khoảng 3 - 4 triệu TCL được sinh hàng năm với 98,0% ở các nước đang phát
triển. Ở Hoa Kỳ, tỉ lệ này là 1/200 ở phụ nữ da trắng và 1/87 ở phụ nữ da đen.
Tỉ lệ TCL cao hơn 10 lần so với chứng đột tử ở trẻ sơ sinh và 5 lần tử vong trẻ
em có liên quan đến dị tật bẩm sinh [52]. Nghiên cứu tại Victoria, Australia từ
2000 - 2011 có 685.869 trường hợp sinh một con với 2.229 trường hợp TCL,
với tỉ lệ TCL là 3,4/1.000 trẻ đẻ [47]. Nghiên cứu trên tại Quebec, Canada cho
tỉ lệ TCL là 6,8/1.000 trẻ ở người Inuit và 5,7/1.000 trẻ ở người First Nations,
cao hơn người non-Abriginal là 3,6/1.000 trẻ [36].
Nghiên cứu tại Brazil cho tỉ lệ TCL là 14,82/1000 trẻ đẻ, nhưng có sự
khác biệt lớn giữa các vùng miền trên toàn quốc. Tỉ lệ này ở miền Bắc là
21,44/1000 trẻ; vùng Đông Bắc là 25,85/1000 trẻ. Trong khi đó, ở vùng Đông
Nam là 8,34/1000 trẻ đẻ và vùng phía Nam là 9,27/1000 trẻ [39]. Nghiên cứu
tại khu vực miền Bắc Tazania trên 47.681 bà mẹ sinh một con tại Trung tâm
đăng ký sinh Kilimanjaro Christian Medical Centre từ 2000 - 2014 cho tỉ lệ
TCL là 3,5% [43]. Nghiên cứu ở Bệnh viện Đại học Jimma, Ethiopia cho tỉ lệ
TCL là 8,0% [72]. Nghiên cứu tại một bệnh viện tuyến tỉnh ở Nepal cho tỉ lệ
TCL là 136/tổng số 4476 phụ nữ vào viện [60]. Nghiên cứu ở các nước có thu
nhập thấp và trung bình cho tỉ lệ TCL chung là 22,1/1.000 trẻ, dao động từ
7,9/1.000 trẻ đẻ ở Argentina đến 32,1/1.000 trẻ đẻ lại Pakistan [65].
1.1.3.2. Tỉ lệ thai chết lưu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu thống kê tỉ lệ TCL tại các bệnh
viện/địa điểm khác nhau. Tỉ lệ TCL cũng khác nhau tùy theo từng nghiên cứu.
Theo các số liệu thống kê trước đây thì tỉ lệ TCL ở Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ
sơ sinh vào khoảng 4,4% (giai đoạn 1990 - 1991) [2].
Nghiên cứu của Nguyễn Bình Dương (2011) về TCL tại Bệnh viện Phụ
sản Thái Bình trong 5 năm (2006 - 2011) cho tỉ lệ TCL là 375 trường


6


hợp/39.388 tổng số đẻ, chiếm 0,95% [9]. Nghiên cứu của Trương Quang Đạt
và cs (2014) thấy tỉ lệ TCL tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định là 0,52%/tổng
số thai và 1,29%/tổng số mẹ [7]. Nghiên cứu của Lê Thị Thúy (2015) tại
Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho tỉ lệ TCL năm 2013 và 2014/tổng số đẻ là
361/41.418 tổng số đẻ, chiếm 0,87% [21].
Sự chênh lệch tỉ lệ TCL giữa các tác giả nước ngoài và trong nước là
do những quy định về tiêu chuẩn TCL của các nước không thống nhất. Ngoài
ra, tỉ lệ này còn bị chi phối bởi những nguyên nhân khác như: trình độ dân trí,
chế độ dinh dưỡng, chủng tộc, địa dư, khoa học kỹ thuật.
1.1.4. Nguyên nhân và các yếu tố liên quan tới thai chết lưu
Có nhiều nguyên nhân gây TCL và cũng có nhiều trường hợp TCL
không tìm thấy nguyên nhân. Một số nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố nguy cơ
gây TCL, tuy nhiên một số nghiên cứu lại chứng minh không phải, đây thực
sự là một vấn đề còn có nhiều tranh cãi [66]. Thực tế, sự phát triển của bào
thai liên quan đến tất cả các yếu tố từ cơ sở vật chất, di truyền, noãn, tinh
trùng, sự thụ tinh, làm tổ trong buồng tử cung đến sức khoẻ người mẹ...
Những bất thường trên, đều có thể dẫn đến thai chết trong tử cung. Các
nguyên nhân gây TCL được chia làm 3 nhóm: nguyên nhân từ phía mẹ,
nguyên nhân từ phía thai và nguyên nhân từ phía phần phụ của thai [16].
1.1.4.1. Nguyên nhân và các yếu tố liên quan từ phía mẹ
- Bệnh nhân bị các bệnh mãn tính: Viêm thận, suy gan, thiếu máu, lao
phổi, bệnh tim, tăng huyết áp, đái tháo đường [62]… dẫn đến thai thiếu máu,
thiếu oxy, nhiễm độc và gây toan chuyển hóa. Nghiên cứu của Hu I.J. và cộng
sự (2012) thấy nếu mẹ bị thiếu máu, bệnh tim, bệnh phổi và đái tháo đường
thì sẽ làm tăng nguy cơ TCL lên lần lượt là 2,15; 1,98; 2,29 và 1,50, có ý
nghĩa thống kê, so với nhóm bà mẹ không bị bệnh [59].
- Bệnh nhân bị các bệnh nội tiết: Basedow, thiểu năng giáp trạng, đái
tháo đường, thiểu năng hay cường năng thượng thận, loạn dưỡng xương. Đái



7

tháo đường gây biến chứng mạch máu thận dẫn đến tiền sản giật. Nếu mẹ bị
hội chứng cường giáp thì có nguy cơ bị TCL cao hơn 2,2 - 3,0 lần so với
nhóm mẹ không bị hội chứng này [32]
- Tiền sản giật từ thể nhẹ đến thể nặng có thể gây TCL. Tỉ lệ TCL cao
khi tiền sản giật, sản giật, rau bong non; tỉ lệ càng cao nếu nếu tiền sản giật
càng nặng và không được điều trị hoặc điều trị không đúng. Bệnh kéo dài
nhiều ngày làm cho thai nhi suy dinh dưỡng và bị chết [16].
- Bệnh nhân bị các bệnh nhiễm ký sinh trùng sốt rét, sốt rét ác tính, thai
bị chết gần như 100%.
- Nhiễm khuẩn giang mai, virus (viêm gan, quai bị, cúm, sởi, rubella)
trong các trường hợp này thai có thể bị chết vì tác động trực tiếp của nguyên
nhân lên các giai đoạn phát triển của thai và bánh rau. Mỗi khi người mẹ bị
sốt vì bất kỳ nguyên nhân gì cũng dễ bị TCL, do khả năng thải nhiệt của thai
rất kém, hệ thống điều nhiệt của thai chưa hoạt động.
- Mẹ bị ngộ độc cấp hay mạn tính. Mẹ dùng một số thuốc có thể làm
cho thai bị chết nhất là một số thuốc chữa ung thư khi mới có thai. Mẹ bị
chiếu tia xạ vì lý do điều trị bệnh hay vì vô tình [16].
- Tử cung: tử cung dị dạng cũng là một nguyên nhân gây TCL, có thể
gặp ở tất cả các kiểu dị dạng của tử cung. Tử cung nhi tính, tử cung kém phát
triển làm cho thai bị nuôi dưỡng kém, có thể bị chết lưu [32].
- Các yếu tố nguy cơ (thuận lợi gây TCL) về phía bệnh nhân:
+ Tuổi của bệnh nhân: Nguy cơ TCL có thể thay đổi theo nhóm tuổi,
tuổi bà mẹ càng cao thì nguy cơ xuất hiện TCL càng cao, đặc biệt cho những
bà mẹ sinh con so [64]. Trong y văn cho biết tỉ lệ TCL tăng dần ở những
người mẹ trên 40 tuổi, nguy cơ TCL ở những bệnh nhân này cao gấp 5 lần so
với nhóm phụ nữ trẻ. Các tác giả cũng đã giải thích tỉ lệ cao này do dộ tuổi
sinh đẻ, hoạt động xã hội, lao động trong nhiều môi trường khác nhau và tiếp
xúc, liên hệ nhiều trong xã hội. Điều này chứng tỏ rằng nếu mang thai quá



8

sớm hoặc quá muộn thì tỉ lệ TCL đều cao. Nghiên cứu cho thấy bà mẹ ≥ 40
tuổi thì có nguy cơ bị TCL ở tuần thứ 28 - 31 cao gấp 2,93 lần, ở tuần thứ 32 36 cao gấp 1,73 lần, ở tuần thứ 37 - 39 cao gấp 1,63 lần và ở tuần thứ 40 - 41
cao gấp 2,28 lần so với nhóm bà mẹ < 40 tuổi [58].
+ Nghề nghiệp của bệnh nhân: Nghề nghiệp là yếu tố có liên quan tỷ lệ
TCL. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bình Dương (2011) nông dân có
tỉ lệ TCL là 69,9% [9]. Đối với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân Thu
(2016) thì nông dân có tỉ lệ TCL là 45,8% [30]. Nông dân do kinh tế còn khó
khăn, điều kiện sống thấp, mức độ dân trí chưa cao, hiểu biết của nông dân về
sức khỏe và y tế còn hạn chế nên tỷ lệ TCL có sự chênh lệch giữa các nghề.
Nghiên cứu của Trương Quang Đạt và cộng sự (2014) cho kết quả bà mẹ ở
vùng núi có nguy cơ TCL cao gấp 2,09 lần so với nhóm bà mẹ không ở vùng
núi (OR = 2,09, 95% CI: 1,23 - 3,52) [7]. Nghiên cứu của Fretts Ruth C. và
cộng sự (2005) thấy TCL có liên quan đến tuổi mẹ, tình trạng béo phì của mẹ
và điều kiện kinh tế xã hội của mẹ [53].
+ Tiền sử sản khoa liên quan đến TCL: Những bệnh nhân có tiền sử
như bị TCL, sẩy thai, nạo hút thai cũng được coi là yếu tố có liên quan đến
TCL [40]. Theo Nguyễn Thị Dung (2014) thấy tỉ lệ TCL ở người con rạ tỉ lệ
là 82,9%, con so 1à 4,7% [8]. Nghiên cứu của Trương Quang Đạt và cộng sự
(2014) thấy tiền sử mẹ: gia đình có bất thường sinh sản là yếu tố nguy cơ gây
TCL (OR = 1,6, 95% CI: 1,03 - 2,49); mẹ bị TCL ở lần mang thai đầu cũng là
yếu tố nguy cơ gây TCL (OR = 12,58, 95%CI: 3,68 - 43,07) [7]. Nghiên cứu
của Gordon A và cộng sự (2012) thấy nếu mẹ có tiền sử sinh con trước non
tháng thì sẽ có nguy cơ TCL khi sinh con lần 2 tăng 1,73 lần (95% CI: 1,15 2,60) [56].
- Một số nghiên cứu về nguyên nhân TCL từ phía mẹ: Nghiên cứu của
Lê Thị Thúy (2015) thấy nguyên nhân TCL về phía mẹ chiếm 24,1%, trong
đó nguyên nhân do bệnh nội khoa (bệnh hệ tim mạch, hệ hô hấp...) chiếm



9

8,6%, bệnh nhân bị tiền sản giật 6,4%, bệnh nhân bị sản giật 0,8%, bị đái tháo
đường thai kỳ 3,3%, bị hội chứng HELLP 0,6% [31]. Nghiên cứu của Phạm
Huy Cường (2016) tỉ lệ TCL trên bệnh nhân có bệnh lý tiền sản giật, sản giật
là cao nhất chiếm 4,4% [6]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Dung (2014) thấy:
TCL trên bệnh nhân có bệnh lý tiền sản giật và sản giật chiếm 4,3% [8].
Nghiên cứu của Quách Duy Kỷ (2016) cho kết quả ở TCL, nhóm bệnh nhân
có tiền sử sẩy thai, nạo hút thai chiếm 40% [23]. Nghiên cứu của Smith G.C.
và cộng sự (2007) thấy nồng độ alphafetoprotein (α-FP) và hCG của mẹ có
liên quan đến tăng nguy bị TCL [70]. Nghiên cứu của Flenady V. và cộng sự
(2011) thấy tình trạng thừa cân và béo phì ở mẹ là yếu tố có thể thay đổi hàng
đầu gây ra tình trạng TCL với nguy cơ quy thuộc quần thể từ 8 - 18,0%, là
nguyên nhân liên quan tới 8000 trường hợp TCL hàng năm tại các nước có
thu nhập cao [50]. Nghiên cứu của Chu S.Y. và cộng sự (2007) cho kết quả bà
mẹ thừa cân và béo phì có nguy cơ TCL cao hơn 1,47 lần (95%CI: 1,08 1,94) và 2,07 (95%CI: 1,59 - 2,74) (theo thứ tự) so với nhóm bà mẹ có cân
nặng bình thường [42].
1.1.4.2. Nguyên nhân và các yếu tố liên quan từ phía thai
- Rối loạn nhiễm sắc thể: Là nguyên nhân chủ yếu thai chết trong tử
cung ở 3 tháng đầu có thể do di truyền từ bố mẹ, hoặc quá trình đột biến
nhiễm sắc thể trong quá trình phát triển phôi thai. Trong giai đoạn hợp tử, nếu
bị chết sớm, thường do bất thường về noãn và tinh trùng.
- Thai dị dạng: Theo lý thuyết từ khi hợp tử hình thành cho tới khi một
đứa trẻ ra đời trải qua nhiều giai đoạn. Ở mỗi thời điểm, mỗi giai đoạn, những
hợp tử, phôi thai bất thường nhiều sẽ bị chết. Điều đó lý giải rằng cho tới khi
hình thành một cá thể các bất thường đã được loại bỏ. Những loại dị dạng
thường dẫn đến thai chết lưu là:
+ Hệ thần kinh: não úng thuỷ, vô sọ, thoát vị não

+ Hệ tiêu hoá: Teo thực quản, không có dạ dày [16]


10

+ Hệ tiết niệu: Thận đa nang. Nghiên cứu của Varli I.H. và cộng sự
(2008) thấy trong tổng số TCL, tỉ lệ TCL do nguyên nhân thai dị dạng hoặc
có bất thường nhiễm sắc thể chiếm 12,0% [74].

Hình 1.1: Hình ảnh thai vô sọ (360thmedice.com.vn)
- Bất đồng miễn dịch do yếu tố Rh: Ở một số người tìm thấy yếu tố Rh
ký hiệu Rh (+) người không có yếu tố Rh ký hiệu là Rh (-). Nếu mẹ có nhóm
máu Rh (-) người bố có nhóm máu Rh (+) khi mang thai, thai nhi có Rh (+),
cơ thể mẹ từ từ sinh ra kháng thể Rh gây ra hiện tượng tương kỵ giữa mẹ và
con. Hậu quả gây nên thai chết trong tử cung tần suất cao lên trong những lần
mang thai kế tiếp, vì mức độ kháng thể Rh của mẹ cao dần.
- Thai già tháng: Một số tác giả giải thích rằng thai già tháng bánh rau
thoái hoá dần sẽ làm giảm lượng cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cho
thai nhi, trong khi nhu cầu của thai nhi ngày càng tăng. Hậu quả là thai suy


11

dinh dưỡng trường diễn, sụt cân... đặc biệt là giảm lượng mỡ dưới da và khối
lượng cơ gây suy thai nặng có thể chết trong tử cung nếu không được xử trí
kịp thời [16]. Kết quả nghiên cứu của Lê Thị Thúy (2015) thấy nguyên nhân
TCL do thai chiếm 10,8%, trong đó: phù thai rau 2,8%, đa dị tật 1,7%, hội
chứng Down 1,7%, thai suy dinh dưỡng 1,4%, bất sản thận 0,8%, thai già
tháng 0,8% và dị tật khác 0,8% [31]
- Đa thai: Hiện tượng truyền máu có thể xảy ra trong trường hợp đa

thai. Thai cho máu dễ bị chết lưu. Hiện tượng này có thể xảy ra sớm khi còn
là phôi thai, phôi sẽ chết và tiêu đi mà không có biểu hiện lâm sàng. Thực tế
siêu âm đã chứng minh trong quá trình phát triển bào thai giai đoạn sớm xác
định có hai thai đến khi giai đoạn thai lớn còn một thai phát triển. Các trường
hợp như thế không phải là hiếm. Nghiên cứu của Woo H.H.N và cộng sự
(2000) trên 23.804 cuộc sinh nở, có 182 (0,76%) mang thai đôi và có 7 trường
hợp mang thai đôi (3,8%) có một thai bị chết lưu [76]. Theo Umstad Mark P.
(2012) thì tỉ lệ chết một thai ở thai đôi vào quý II và quý III thai kỳ dao động
từ 0,5% - 11,6% [73].
- Yếu tố giới tính: thai trai có nguy cơ bị TCL cao hơn thai gái, có lẽ
liên quan đến vấn đề di truyền qua nhiễm sắc thể giới tính [9]. Nghiên cứu
của Liu L.C. và cộng sự (2013) thấy tỉ lệ TCL ở thai nam/thai nữ của quý II
thai kỳ là 1,03; ở quý III thai kỳ là 1,16 (p < 0,001) [62]
1.1.4.3. Nguyên nhân và các yếu tố liên quan từ phía phần phụ của thai
- Dây rau: Trong thực tế lâm sàng có thể gặp những bất thường của dây
rau: dây rau thắt nút, dây rau ngắn tuyệt đối, dây rau quấn cổ, quanh thân,
quanh chi, dây rau bị chèn ép, đặc biệt trong trường hợp thiểu ối, dây rau
xoắn quá mức hoặc có khối u, loét dây rốn, tụ máu dây rốn, phồng động mạch
rốn... Mọi bất thường ở dây rau đều có thể gây TCL [16].


12

Hình 1.2: Hình ảnh dây rốn thắt nút (soha.vn)
- Bánh rau: Bánh rau xơ hoá, bánh rau bị bong, u mạch máu màng đệm
của bánh rau, nhiễm khuẩn rau, rau bong non, rau tiền đạo, sự mất thăng bằng
tuần hoàn tại bánh rau trong sinh đôi đều có thể dẫn đến TCL. Nghiên cứu
của Stringer E.M. và cộng sự (2011) thấy mẹ mang thai bị rau bong non lần
này có nguy cơ TCL tăng gấp 5,21 lần (95% CI: 2,93 - 9,29) [71].
- Nước ối: Thiểu ối gặp trong thai già tháng, thận đa nang. Thiểu ối, đa

ối cấp, đa ối mạn đều là nguyên nhân gây TCL.
- Một số nghiên cứu về nguyên nhân TCL do phần phụ của thai:
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Dung (2014) thấy bệnh lý về phần phụ liên quan
đến TCL: các bệnh lý về dây rau đứng hàng đầu, chiếm tỉ lệ 6,8%. Bệnh lý
bánh rau, chiếm 2,6%. Bệnh lý về ối chiếm 1% [8]. Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ
TCL do nguyên nhân phần phụ của thai là 24,9%, trong đó: rau bong non
2,2%, rau tiền đạo 1,4%, rau thắt nút 1,4%, dây rau xoắn nhiều vòng 7,2%,
dây rau quấn cổ quấn thân chặt 8,6%, bất thường về nước ối 4,4% [21].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân Thu (2016) về TCL tại Bệnh viện Sản Nhi
Bắc Giang cho kết quả: Bệnh lý về phần phụ liên quan đến TCL: các bệnh lý
về dây rau đứng hàng đầu, chiếm tỉ lệ 6,2%; bệnh lý về bánh rau, chiếm 3,3%;
bệnh lý về ối chiếm 3,0% [30]. Nghiên cứu Phạm Huy Cường (2016) thấy
phần phụ của thai liên quan đến TCL: bệnh lý về thiếu ối đứng hàng đầu,
chiếm tỉ lệ 20,85%, bệnh lý về dây rau: rau quấn cổ chiếm tỉ lệ 11,7%, phù
thai rau chiếm tỉ lệ 0,1% [6]. Nghiên cứu của Aminu M. và cộng sự (2014)


13

thấy tỉ lệ TCL có nguyên nhân do bánh rau chiếm từ 7,4 - 42,0%, do các vấn
đề về dây rau chiếm 2,9 - 33,0%, màng ối và nước ối chiếm 6,5 - 10,7% [35].
Nghiên cứu của Haruyama Rei và cộng sự (2018) cho kết quả nguyên nhân
gây TCL do mẹ chiếm 3,8%, do thai chiếm 7,9%, do bẩm sinh 15,1%, do
nhiễm khuẩn 2,1%, do rau là 21,7% và do dây rau là 15,6% [57].
Cho đến nay cũng không dễ dàng xác định nguyên nhân cụ thể: Bên
cạnh những yếu tố di truyền còn có những yếu tố khác như môi trường, các
yếu tố liên quan đến sự trao đổi chất giữa mẹ và con, những cơ chế của sự
phát triển bào thai mà người ta còn chưa rõ. Để thuận tiện cho các nhà lâm
sàng, Dudley D.J. và cộng sự (2010) đã phát triển bộ công cụ “nguyên nhân
ban đầu của thai chết lưu” nhằm xác định rõ nguyên nhân gây bệnh [48]. Tóm

lại, trước những hậu quả của TCL mang lại, thì việc phòng chống TCL đòi
hỏi phải có sự nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, kết hợp
với nâng cao nhận thức của người dân, cán bộ y tế về vấn đề này [47].
1.1.5. Giải phẫu bệnh thai chết lưu
Tuỳ theo thai chết ở giai đoạn nào của bào thai học (sắp xếp tổ chức hoặc
hoàn chỉnh tổ chức), theo ối còn hay vỡ mà có thể thấy các hình thái sau đây:
- Thai bị tiêu: Trong 3 tháng đầu thai chứa rất nhiều nước và ít muối
khoáng, nên khi thai chết sẽ bị tiêu đi chỉ còn là bọc nước trong, hơi vàng.
- Thai bị teo đét: Các tổ chức đông đặc, chắc lại, da xám nhăn nheo bọc
lấy xương, nước ối đặc sánh lại, vẩn đục và cuối cùng sẽ khô đi chỉ để lại một
lớp sáp trắng bệch xung quanh thai đã teo đét.
- Thai bị ủng mục (thai chết lột): Lớp ngoài sẽ bị lột dần từ bàn chân lên
đến mắt cá chân, chi dưới, bụng, lưng, chi trên và mặt, đầu. Các tổ chức bị
huỷ hoại, máu tan ra dần, lớp nội bì lột trần, thấm Hb nên có màu đỏ tím. Các
xương sọ hẹp lại và chồng lên nhau, cột sống gập lại [5].
- Thai bị thối rữa: Nếu ối bị vỡ, thai chết là môi trường vô cùng thuận lợi
cho vi khuẩn phát triển nhanh, có thể gây hoại thư sinh hơi ở tử cung, nhiễm


14

vi khuẩn sẽ lan rất nhanh và gây nguy hiểm cho người mẹ.
1.1.6. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng thai chết lưu
1.1.6.1. Đặc điểm của thai chết lưu
* Đặc điểm của thai dưới 20 tuần bị chết: Nhiều trường hợp thai chết âm
thầm, không có triệu chứng, làm cho chẩn đoán khó khăn.
- Bệnh nhân có các dấu hiệu có thai: chậm kinh, nôn, nghén triệu chứng
tăng rõ, song song với lượng hCG tăng cao, xét nghiệm hCG (+), siêu âm đã
thấy hình ảnh thai và hoạt động tim thai.
- Ra máu đen tự nhiên ít một ở âm đạo, không đau bụng, đây là dấu

hiệu phổ biến của thai dưới 20 tuần chết lưu, hết nôn nghén, đau bụng [5].
- Tử cung nhỏ hơn tuổi thai [3].
+ Bệnh nhân thấy bụng bé đi hay không thấy bụng to lên mặc dù mất
kinh đã lâu.
+ Khi khám thấy thể tích tử cung bé hơn so với tuổi thai, mật độ tử
cung đôi khi chắc hơn so với tử cung có thai sống.
- Xét nghiệm hCG trong nước tiểu chỉ âm tính khi thai đã chết một thời
gian. Khoảng thời gian để cho hCG âm tính phụ thuộc chủ yếu vào ngưỡng
phát hiện hCG của phản ứng với Galli-Manini cũng chỉ âm tính khi thai chết
hàng tuần, tuy nhiên thai mới chết lúc đầu tế bào rau còn sống thì xét nghiệm
hCG vẫn dương tính [44].
- Siêu âm thai có giá trị quan trọng chẩn đoán sớm và chính xác TCL:
trên siêu âm có thể thấy âm vang thai rõ ràng mà không thấy hoạt động tim
thai. Hoặc chỉ nhìn thấy túi ối, mà không thấy âm vang thai - còn gọi là hình
ảnh túi ối rỗng. Hình ảnh túi ối rỗng càng chắc chắn là thai lưu túi ối méo mó,
không đều. Trong trường hợp nghi ngờ cần phải siêu âm lại sau 1 tuần xem
tiến triển của túi ối để có kết luận chính xác [10].


15

Hình 1.3: Thai dưới 12 tuần ngừng phát triển (sieuamvietnam.vn)

Hình 1.4: Thai dưới 20 tuần chết lưu (Webtretho.com)
* Đặc điểm của thai trên 20 tuần bị chết: Triệu chứng của thai trên 20
tuần chết lưu thường rõ ràng, bệnh nhân phải đi khám bệnh ngay và vấn đề
chẩn đoán phân biệt cũng ít khi đặt ra.
- Đã có các dấu hiệu thai sống rõ ràng: thai máy, người mẹ đã có thể
nhận biết được cử động của thai; tim thai (+) đã xác định bằng ống nghe gỗ,
qua máy nghe tim thai Doppler (mornitoring sản khoa) hoặc qua siêu âm...

- Các dấu hiệu của thai chết: thai không cử động, là triệu chứng chủ
quan làm cho người mẹ chủ động đi khám thai; cân nặng mẹ giữ nguyên hoặc
giảm, bụng nhỏ dần, chiều cao tử cung giảm do thai ngừng phát triển và
không sản sinh nước ối [47].
- Hai vú tiết sữa non tự nhiên bệnh nhân phải chú ý đến hiện tượng này
- Ra máu âm đạo dấu hiệu hiếm gặp đối với thai trên 20 tuần bị chết
- Nếu bệnh nhân có một số bệnh kèm theo như nhiễm độc thai nghén,


16

bệnh tim.. thì bệnh tự thuyên giảm, bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.
- Thăm khám thấy: tử cung bé hơn so với tuổi thai, đặc biệt có giá trị
nếu thấy chiều cao tử cung giảm đi qua hai lần đo ở hai thời điểm khác nhau,
do cùng một người đo. Khó sờ nắn thấy phần thai. Không nghe thấy tiếng tim
thai bằng ống nghe sản khoa.
- Tim thai âm tính: khi xác định máy Doppler hoặc theo dõi Monitoring
sản khoa đường ghi tim thai là một đường thẳng.
- Siêu âm cho kết quả chính xác: không quan sát thấy cử động của tim
thai, đầu méo mó, có thể thấy dấu hiệu hai vòng của xương sọ thai do da đầu
bị bong ra, nước ối có thể thấy ít hoặc thậm chí không còn [4]. Dấu hiệu
Spalding I (chồng khớp), dấu hiệu Halo (hai vòng đầu), dấu hiệu Robertson
(trong tim thai, hoặc trong động mạch lớn của thai có chứa hơi, tạo phản xạ
vang đậm và không có âm vang phía dưới), nhìn thấy buồng tim nhưng không
thấy van tim hoạt động, nước ối có thể giảm so với tuổi thai.
- Các phương pháp thăm dò Xquang như chụp bụng không chuẩn bị,
chụp buồng ối... ngày nay ít còn được sử dụng. Người ta chỉ áp dụng các
phương pháp này khi đã chẩn đoán là TCL, hay khi thai đã gần đủ tháng. Trên
phim chụp bụng không chuẩn bị có thể thấy: Xương sọ bị chồng lên nhau, dấu
hiệu Spalding I, xuất hiện khi thai chết độ 10 ngày; cột sống thai bị gấp khúc,

dấu hiệu Spalding II; vòng sáng quanh đầu thai, dấu hiệu Devel; có thể thấy
bóng hơi trong buồng tim hay mạch máu lớn, dấu hiệu Roberts.
- Định lượng hCG giảm, sinh sợi huyết giảm hay gặp sau khi thai chết
4 - 6 tuần, đây là xét nghiệm quan trọng không thể thiếu được trước khi can
thiệp thai ra [4].
1.1.6.2. Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng thai chết lưu thông qua các
nghiên cứu trước
Nghiên cứu của Nguyễn Bình Dương (2011) thấy: tỉ lệ không thấy cử
động của thai là 94,1%, ra máu âm đạo 12,0%, không nghe thấy tim thai


×