Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại tỉnh lạng sơn và đề xuất giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 143 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC

NGUYỄN QUANG BẰNG

THỰC TRẠNG MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH
TẠI TỈNH LẠNG SƠN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

Thái Nguyên - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC

NGUYỄN QUANG BẰNG

THỰC TRẠNG MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH
TẠI TỈNH LẠNG SƠN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Chuyên ngành: Y TẾ CỘNG CỘNG
Mã số: CK 62 72 76 01



LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
Hƣớng dẫn khoa học: TS. HẠC VĂN VINH

Thái Nguyên – 2016


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa
từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

HỌC VIÊN

Nguyễn Quang Bằng


ii
LỜI CẢM ƠN
Sau hai năm nghiên cứu học tập và tiếp thu những kiến thức
cơ bản của chƣơng trình đào tạo Bác sỹ chuyên khoa cấp II chuyên
ngành Y tế công cộng, cùng với kết quả làm việc tại thực tế tại đơn
vị đã giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu, thầy giáo, cô
giáo các bộ môn, phòng Đào tạo Sau đại học, các khoa phòng của
trƣờng Đại học Y dƣợc Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi hoàn
thành khoá học và bài luận văn tốt nghiệp.
Tôi gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo UBND các huyện, thành phố
trong tỉnh Lạng Sơn, tập thể nhân viên Trung tâm Dân số-KHHGĐ

các huyện, thành phố tỉnh Lạng Sơn; lãnh đạo UBND, các ngành
đoàn thể và Trạm y tế 68 phƣờng, xã trong 11 huyện, thành phố đã
tạo điều kiện cho tôi triển khai đề tài nghiên cứu tại địa phƣơng.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sỹ Hạc Văn Vinh
đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ cho tôi hoàn thành Luận văn tốt
nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Giáo sƣ, Tiến sĩ, các thầy cô
trong Hội đồng Đề cƣơng và Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Bác sỹ chuyên khoa II, các bạn đồng nghiệp nơi tôi công tác, các bạn
đồng nghiệp cùng khóa học và những ngƣời thân trong gia đình đã
tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành bản Luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn !
Học viên

Nguyễn Quang Bằng


iii
KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ đầy đủ

DS-KHHGĐ

Dân số-Kế hoạch hoá gia đình

ĐTBĐDS


Điều tra biến động dân số

HĐND

Hội đồng nhân dân

KHHGĐ

Kế hoạch hoá gia đình

MCBGT

Mất cân bằng giới tính

MCBGTKS

Mất cân bằng giới tính khi sinh

UBND

Uỷ ban nhân dân

SKBM và TE

Sức khoẻ bà mẹ và trẻ em

SR

Tỷ số giới tính


SRB

Tỷ số giới tính khi sinh

SKSS

Sức khoẻ sinh sản

TĐTDS

Tổng điều tra dân số

TH

Truyền hình

TP

Thành phố

TT

Truyền thanh

TW

Trung ƣơng


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. ..v
DANH MỤC CÁC HỘP ................................................................................. .vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
1.1. Một số khái niệm liên quan ........................................................................ 3
1.2. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài về mất cân bằng giới tính khi sinh ............. 9
1.3. Các nghiên cứu ở trong nƣớc về mất cân bằng giới tính khi sinh ........... 17
1.4. Phân tích các nguồn số liệu về thực trạng MCBGTKS ở Việt Nam ....... 22
1.5. Giải pháp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh ............................. 28
1.5.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc .................................................................. 28
1.5.2 . Kinh nghiệm của Trung Quốc .............................................................. 29
1.5.3. Kinh nghiệm của Ấn Độ ........................................................................ 31
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 32
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 32
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 33
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 33
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 33
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: ..................................................... 33
2.3.3. Quá trình chọn mẫu .............................................................................. 34
2.3.4. Nội dung nghiên cứu, chỉ số và biến số nghiên cứu ............................. 37
2.3.5. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 45
2.3.6. Xử lý số liệu ........................................................................................... 46


v

2.3.7. Hạn chế sai số ....................................................................................... 46
2.3.8. Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................... 47
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 47
3.1. Thực trạng về mất cân bằng giới tính khi sinh của tỉnh Lạng Sơn-kết quả
định lƣợng ......................................................................................... 47
3.2. Một số yếu tố liên quan đến mất cân bằng về giới khi sinh..................... 59
3.3. Thực trạng về mất cân bằng giới tính khi sinh của tỉnh Lạng Sơn-kết quả
định tính ............................................................................................ 69
3.3.2. Về nhóm nguyên nhân phụ trợ .............................................................. 72
3.3.3. Về nhóm nguyên nhân trực tiếp ............................................................ 74
3.4. Các giải pháp, hoạt động can thiệp nhằm giảm thiểu tình trạng mất cân
bằng giới tính khi sinh ...................................................................... 81
3.4.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách ........................................................... 81
3.4.2. Giải pháp về quản lý các cơ sở siêu âm/bắt mạch................................ 84
3.4.3. Giải pháp về truyền thông ..................................................................... 85
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 87
4.1. Thực trạng mất cân bằng giới tính tại tỉnh Lạng Sơn trong thời gian 5
năm từ 2011-2015 ............................................................................. 88
4.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tai
tỉnh Lạng Sơn .................................................................................... 94
4.2.1 Liên quan giữa phong tục, tập quán của người được điều tra với sự mất
cân bằng giới tính ............................................................................. 94
KẾT LUẬN ................................................................................................... 105
KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................... 106


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tỷ số giới tính khi sinh, Việt Nam 1999-2006 .............................. 20
Bảng 1.2. Tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam 1999-2006 ......................... 23

Bảng 3.1: Đặc điểm chung về đối tƣợng nghiên cứu (n=803) ........................ 37
Bảng 3.5. Thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh trong sinh con thứ 3 của
đối tƣợng nghiên cứu theo các các huyện tỉnh Lạng Sơn ............................... 41
Bảng 3.7. Tỷ số giới tính khi sinh con lần 1 theo huyện, thành phố qua
theo các năm .................................................................................. 43
Bảng 3.8. Tỷ số giới tính khi sinh (trai/gái) cho sinh con thứ 2 theo huyện,
thành phố qua các năm .................................................................................... 44
Bảng 3.9. Tỷ số giới tính khi sinh con đầu của các dân tộc trên địa bàn tỉnh
Lạng Sơn qua theo các năm ............................................................................ 45
Bảng 3.10. Tỷ số giới tính khi sinh con thứ hai của các dân tộc theo các năm
trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn .............................................................................. 45
Bảng 3.11. Tỷ số giới tính khi sinh con thứ ba của các dân tộc trên địa bàn
tỉnh Lạng Sơn qua điều tra .............................................................................. 46
Bảng 3.12. Phân bố các huyện có tỷ số giới tính khi sinh từ 110 trở lên ....... 46
Bảng 3.13. Mối liên quan tỷ số giới tính khi sinh theo thứ bậc lần sinh 20112015 qua điều tra (bé trai/100 bé gái) ............................................................. 47
Bảng 3.14. Mối liên quan nhóm tuổi mẹ và tỷ số giới tính khi sinh lần 1
(bé trai/100 bé gái) ......................................................................................... 47
Bảng 3.15. Mối liên quan nhóm tuổi mẹ và tỷ số giới tính khi sinh lần 2
(bé trai/100 bé gái) .......................................................................................... 48
Bảng 3.16. Mối liên quan nhóm dân tộc và tỷ số giới tính khi sinh lần 1 (bé
trai/100 bé gái) ................................................................................................ 48
Bảng 3.17. Mối liên quan nhóm dân tộc và tỷ số giới tính khi sinh lần 2
(bé trai/100 bé gái) .......................................................................................... 49


vii
Bảng 3.18. Mối liên quan tỷ số giới tính khi sinh lần 1 theo trình độ học vấn
của ngƣời mẹ qua điều tra ............................................................................... 49
Bảng 3.19. Mối liên quan tỷ số giới tính khi sinh lần 2 theo trình độ học vấn
của ngƣời mẹ qua điều tra .............................................................................. 50

Bảng 3.20. Mối liên quan tỷ số giới tính khi sinh cho lần sinh thứ nhất với
nghề nghiệp của ngƣời mẹ ............................................................................. 50
Bảng 3.21. Mối liên quan tỷ số giới tính khi sinh cho lần sinh thứ nhất phân
theo nghề nghiệp của ngƣời cha qua điều tra .................................................. 51
Bảng 3.22. Mối liên quan TSGTKS con đầu với thu nhập gia đình ............. 51
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa tỷ số giới tính khi sinh lần 1 với hiểu biết của
các bà mẹ về cách chính sách giảm mất cân bằng giới tính ........................... 52
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa tỷ số giới tính khi sinh lần 1 với quan niệm của
các bà mẹ về hạnh phúc gia đình .................................................................... 53
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa mất cân bằng giới tính khi sinh ở lần sinh 1
với hiểu biết của của các bà mẹ về tác động của mất cân bằng giới tính. ..... 54
Bảng 4.1. Tỷ số giới khi sinh theo thứ tự sinh của một số nƣớc .................... 74
Bảng 4.2. Phân bố số Tiến sỹ Nho học theo các vùng và SRB năm 2009 ..... 82
Bảng 4.3. Số Tiến sỹ Nho học ở 10 tỉnh có SRB cao nhất ........................... 83


viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Tỷ số giới tính khi sinh từ năm 2011 đến 2015 tỉnh Lạng Sơn ..... 38
Biểu đồ 2: Thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh trong sinh con thứ 1
của đối tƣợng nghiên cứu theo các các huyện tỉnh Lạng Sơn ........................ 39
Biểu đồ 3: Thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh trong sinh con thứ 2
của đối tƣợng nghiên cứu theo các các huyện tỉnh Lạng Sơn. ....................... 40
Biểu đồ 4: Tỷ số giới tính khi sinh theo lần sinh trong mẫu nghiên cứu và tính
chung cho các lần sinh .................................................................................... 42
Biểu đồ 5. Tỷ số giới tính khai sinh, sinh con lần 1 theo huyện, thành phố qua
các năm ............................................................................................................ 43


ix

DANH MỤC CÁC HỘP
Hộp 1. Thực trạng mât cân bằng giới tình khi sinh tại tỉnh Lạng Sơn ......... 55
Hộp 2: Mong muốn có con trai tác động đến lựa chọn giới tính khi sinh .... 56
Hộp 3. Tƣ tƣởng trọng nam khinh nữ, các điều kiện thuận lợi hiện nay để biết
giới tính của trẻ tác động đến hành vi lƣa chọn giới tính khi sinh ............... 57
Hộp 4. Các vấn đề chính sách, thực hiện chính sách cũng nhƣ các yêu tố văn
hóa xã hội tác động đến xu hƣớng lựa chọn giới tình khi sinh ..................... p58
Hộp 5. Quan niệm chế độ phụ hệ và yếu tố vai trò của nam giới trong xã hội
có nhiều biến động tác động đến nhu cầu muốn có con trai ......................... 59
Hộp 6. Siêu âm giới tính thai nhi tác động đến lựa chọn giới tính khi ......... 60
Hộp 7. Các yêu tố xã hội, thông tin đa chiều, thuận tiện tiếp cận cho đối tƣợng
nghiên cứu cũng là yêu tố tác động đên việc lựa chọn giới tính khi sinh. .... 61
Hộp 8: Mối liên hệ giữa nạo phá thai và lựa chọn giới tính thai nhi. ........... 62
Hộp 9: Một số ý kiến khác về nạo phá thai với mất cân bằng giới tính khi sinh
..................................................................................................................................... 63
Hộp 10: Các điều kiện về kinh tế, sức khỏe khiến ngƣời dân muốn sinh con
thứ 3 để có con trai. ....................................................................................... 64
Hộp 11: Một số ý kiến khác góp phần làm mất cân bằng giới tính khi sinh
……………………………………………………………………………….64
Hộp 12: Giải pháp về các chính sách liên quan đến vấn đề mất cân bằng giới
tính khi sinh ................................................................................................... 66
Hộp 13: Giải pháp truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh ........... 69


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong vài thập kỷ lại đây, mất cân bằng giới tính khi sinh đã
ảnh hƣởng đến một số nƣớc trong khu vực Châu Á nhƣ: Trung Quốc,
Hàn Quốc, Ấn Độ [27]. Hiện nay, toàn Châu Á đang "thiếu hụt" tới

117 triệu phụ nữ do mất cân bằng giới tính khi sinh, một trong những
hậu quả của tình trạng phân biệt giới. Dự báo vào năm 2060 cứ 100
phụ nữ thì có tới 160 nam giới Trung Quốc và Ấn Độ trong độ tuổi
kết hôn[20], Số lƣợng nam giới ở độ tuổi kết hôn từ 20-49 đƣợc dự
báo là “thừa” ngày càng gia tăng: 36,2 triệu vào năm 2030, sẽ tăng
lên 46,1 triệu vào năm 2040 [9].
Tại Hàn Quốc, theo Giáo sƣ Heeran Chun, Đại học Jungwon,
tỷ số giới tính khi sinh bắt đầu tăng từ những năm 1980 do sự phổ
biến của công nghệ y học và tỷ suất sinh giảm; tỷ số giới tính khi
sinh gia tăng bất thƣờng lớn đến đỉnh điểm vào đầu những năm
1990, đạt mốc 116/100 [9].
Ở Trung Quốc, năm 1986 tỷ số giới tính khi sinh là 111; năm 1995 là
124; năm 2005 là 121 và năm 2010 vẫn ở mức 120/100, còn ở khu
vực nông thôn là 123/100. Tỷ số giới tính khi sinh cao trong ba thập
kỉ qua đã và đang gây ra tình trạng thừa nam, thiếu nữ nghiêm trọng
ở độ tuổi kết hôn. Nam giới độc thân chiếm tới 94% số ngƣời độc
thân ở độ tuổi 28-49. Nhóm nam giới độc thân không thể lấy đƣợc
vợ và phải duy trì cuộc sống độc thân có thể ảnh hƣởng đến sự phát
triển bền vững gia đình, làm gia tăng mức độ bạo lực, gây mất ổn
định và an ninh xã hội do nhu cầu tình dục của họ không đƣợc đáp ứng.
Ở Việt Nam, sự gia tăng bất thƣờng của tỷ số giới tính khi sinh
đã xuất hiện trong mấy năm gần đây. Theo số liệu Tổng điều tra Dân


2

số và Nhà ở năm 2009 [22], tỷ số giới tính khi sinh có xu hƣớng tăng
từ 107/100 năm 1999 lên 111/100 vào năm 2009. Tỷ số giới tính khi
sinh tăng không đồng đều giữa các vùng, các tỉnh. Năm 1999 cả
nƣớc có 3 vùng: Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây

Nguyên có tỷ số giới tính khi sinh cao từ 108-113, đáng chú ý là 3
vùng này chiếm 40% tổng số dân của cả nƣớc; 16 tỉnh, thành phố có
tỷ số giới tính cao từ 115-128 [34].
Theo tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009: 36 tỉnh, thành phố có
tỷ số giới tính khi sinh trên 110. Nhiều tỉnh, thành phố có tỷ số giới
tính khi sinh rất cao, nhƣ: Hƣng Yên là 130,7; Hải Dƣơng là 120;
Bắc Ninh 119,4; Bắc Giang là 116,8; Nam Định 116,4 [24] .
Lạng Sơn, theo thống kê vài năm gần đây, cả 11/11 huyện, thành phố
đều có tỷ số giới tính khi sinh ở mức cao. Khoảng cách quá lớn của
tỷ số giới tính khi sinh của tỉnh những năm gần đây so với mức sinh
học tự nhiên là 104-106 bé trai đƣợc sinh ra trên 100 bé gái, đã phản
ánh sự can thiệp có chủ đích phá vỡ thế cân bằng ổn định sinh học
giữa số bé trai và bé gái đƣợc sinh ra trong xã hội và phản ánh sự
phân biệt đối xử có hệ thống đối với các bé gái từ trƣớc khi đƣợc
sinh ra [17], [18], [19].
Đối với Lạng Sơn, mặc dù mất cân bằng giới tính khi sinh qua các số
liệu thống kê hàng năm của Chi cục Dân số-Kế hoạch hoá gia đình
tỉnh cũng nhƣ Điều tra Dân số và Nhà ở giữa kỳ qua các năm gần
đây ở mức rất cao, song cho đến nay chƣa có một nghiên cứu nào
của tỉnh nghiên cứu đầy đủ về vấn đề này, chính vì vậy chúng tôi tiến
hành nghiên cứu Đề tài: “Thực trạng mất cân bằng giới tính khi
sinh tại tỉnh Lạng Sơn và đề xuất giải pháp” nhằm mục tiêu sau:


3

1. Mô tả thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại tỉnh Lạng Sơn giai

đoạn 2011 - 2015.
2. Xác định các yếu tố liên quan và đề xuất giải pháp can thiệp mất cân


bằng giới tính khi sinh tại tỉnh Lạng Sơn 2016-2020.

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm liên quan
* Giới tính (sex)
Điều 5- Luật Bình đẳng giới xác định “Giới tính chỉ các đặc
điểm sinh học của nam và nữ” ( Luật bình giới, 2006) [12].
Nhƣ vậy, giới tính chỉ sự khác nhau giữa nam và nữ về mặt
sinh học (Phụ nữ có trứng, nam giới có tinh trùng, phụ nữ có thể
mang thai còn nam giới thì không thể mang thai).
Sự khác biệt này chủ yếu liên quan đến quá trình sinh đẻ và di
truyền nòi giống. Đối với mỗi ngƣời, giới tính là một đặc trƣng
không thể thay đổi (trừ trƣờng hợp ngoại lệ của những ngƣời chuyển
đổi giới tính khi đã trƣởng thành, chẳng hạn nhƣ tạo bộ ngực, tạo bộ
phận sinh dục nữ hay nam. Tuy nhiên, các phẫu thuật này cũng chỉ
thay đổi về hình thức chứ không thay đổi đƣợc các chức năng sinh
học của giới tính).
Giới tính đƣợc quyết định ngay trong quá trình thụ thai khi
trứng kết hợp với tinh trùng, quá trình phát triển của thai nhi đã


4

mang đặc điểm giới tính của mình. Ngày nay, nhờ kỹ thuật siêu âm
giúp nhìn thấy hình ảnh cấu tạo cơ quan sinh dục của thai nhi từ sau
tuần thứ 14 của thai kỳ hoặc chọc dò màng ối và phân tích các chỉ số
sinh học giúp xác định cấu trúc di truyền của nhiễm sắc thể quy định
giới tính và từ đó biết đƣợc giới tính thai nhi rất sớm. Giới tính

không phụ thuộc vào sự mong muốn hay đặc điểm kinh tế, văn hoá và
xã hội của ngƣời đó.
* Giới (gender) [8]
Giới chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt xã hội. Giới có đƣợc do
quá trình học hỏi từ gia đình, nhà trƣờng và giao tiếp xã hội chứ
không phải khi sinh ra đã có.
Điều 5, Luật Bình đẳng giới[12], nêu rõ “giới chỉ đặc điểm, vai trò, vị
trí của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội”.
Khác với giới tính, giới đƣợc hình thành trong quá trình lớn lên là kết
quả của quá trình học hỏi thông qua sự tƣơng tác của cá nhân đó với
môi trƣờng văn hoá, xã hội (gia đình, nhà trƣờng, nơi làm việc,
phƣơng tiện thông tin đại chúng v.v).
Xã hội quy định các đặc điểm về vai trò, trách nhiệm và quyền lợi
khác nhau cho phụ nữ và nam giới. Ví dụ: phụ nữ đƣợc cho là phải
dịu dàng, biết hy sinh, và biết làm việc nhà và biết chăm sóc chồng
con; nam giới đƣợc cho là phải mạnh mẽ, quyết đoán là trụ cột kinh
tế gia đình và có nhiều mối quan hệ xã hội. Phụ nữ và nam giới học
đƣợc các quy định này cũng nhƣ học cách thể hiện các quy định này
trong quá trình lớn lên và trƣởng thành của mình từ các nguồn khác
nhau nhƣ dạy dỗ của bố mẹ, của ông bà, của nhà trƣờng, qua tiếp xúc
với bạn bè, qua sách báo cũng nhƣ các phƣơng tiện thông tin đại
chúng khác nhau và qua giao tiếp với những nền văn hoá khác.


5

Chính vì là một quá trình học hỏi nên việc học và thể hiện các đặc
điểm giới của mỗi cá nhân sẽ phụ thuộc vào truyền thống gia đình,
vào trình độ học thức vào quan niệm giới của bạn bè và vào mức độ
tiếp xúc của cá nhân đó với các nền văn hoá khác. Cũng vì các quy

định về giới là do xã hội đặt ra nên cùng với sự tiến bộ trong nhận thức
của xã hội về bình đẳng giới, các quy định giới của xã hội không bất
biến mà có thể thay đổi theo quan niệm và nhận thức của xã hội.
* Cơ cấu dân số theo giới tính [13], [18], [27].
Phân chia toàn bộ dân số thành hai bộ phận dân số nam và dân số nữ
thì ta có cơ cấu dân số theo giới tính. Trong lĩnh vực dân số – kế
hoạch hoá gia đình, sự phân chia này có ý nghĩa hết sức quan trọng
vì giới tính có vai trò quyết định cân bằng sinh thái của cộng đồng
trong các mối liên hệ xã hội và kinh tế. Cơ cấu dân số theo giới tính
chính là sự phân bố giữa số lƣợng nam giới và phụ nữ trong một tập
hợp ngƣời.
+ Tỷ trọng/tỷ lệ nam/nữ trong dân số
Tỷ trọng nam hoặc nữ trong tổng số dân là quan hệ so sánh
giữa dân số nam hoặc nữ với tổng dân số của một địa phƣơng (xã/phƣờng, tỉnh/huyện, quốc gia). Nó thƣờng biểu thị bằng số phần trăm.
Công thức tính nhƣ sau:
Dân số nam (nữ)
Tỷ lệ nam (nữ) trong tổng số dân =

x 100

Tổng dân số
+ Tỷ số giới tính (SR)
Tỷ số giới tính biểu thị quan hệ so sánh giữa bộ phân dân số nam với
bộ phận dân số nữ, thƣờng biểu thị bằng số nam giới trên 100 nữ.
Công thức tính nhƣ sau :


6

Dân số nam

SR =

x 100
Dân số nữ

Ví dụ: Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam ngày
1/4/2009, tỷ số giới tính chung của dân số Việt Nam là 98,1. Con số
này có ý nghĩa là trong dân số Việt Nam hiện nay, cứ 100 nữ thì có
98,1 nam.
+ Tỷ số giới tính khi sinh:
Đối với nhóm trẻ mới sinh ra (bắt đầu ở độ tuổi 0) hàng năm trong
dân số của một địa phƣơng, phân chia tổng số trẻ này thành 2 bộ
phận các bé trai sinh ra sống và các bé gái sinh ra sống thì có đƣợc
cơ cấu giới tính trẻ em khi sinh hay nói gọn là cơ cấu giới tính khi
sinh.
Tỷ số giới tính khi sinh (Sex Birth Ratio viết tắt là SBR).
Đƣợc xác định bằng số bé trai sinh ra sống so với số bé gái sinh ra sống
tại một địa phƣơng trong năm xác định.
Số bé trai sinh ra sống
SRB =

x 100
Số bé gái sinh ra sống

Qua đó ta sẽ biết đƣợc trong số trẻ sinh ra sẽ có bao nhiêu bé trai
đƣợc
sinh ra trên 100 bé gái. Theo tự nhiên sinh học, do xác suất thụ thai cho thai
nhi mang giới tính nữ là khoảng 49% và xác suất thụ thai cho thai nhi mang
giới tính nam là khoảng 51%, tỷ số giới tính khi sinh bình thƣờng ở



7

mức 105 và không có sự khác biệt giữa các địa phƣơng, các chủng
tộc, dân tộc, các nhóm dân số khác nhau.
Ví dụ : Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, tỷ số
giới tính khi sinh của Việt Nam là 110,7/100 và tỉnh Hƣng Yên là
131/100 nghĩa là cứ 100 bé gái đƣợc sinh ra thì có 131 bé trai cũng
chào đời [27].
Giá trị của tỷ số giới tính khi sinh rất ổn định qua thời gian và
không gian, giữa các châu lục, quốc gia, khu vực và chủng tộc ngƣời
(trong quá trình sống, tỷ lệ tử vong ở trẻ em trai cao hơn ở trẻ em gái
nên tỷ số giới tính ở trẻ em thấp hơn tỷ số giới tính khi sinh). Bất kỳ
một sự thay đổi đáng kể nào của tỷ số này chệch khỏi mức sinh học
bình thƣờng này đều phản ánh những can thiệp có chủ định, ở các
mức độ khác nhau đến sự cân bằng tự nhiên này.
* Mất cân bằng giới tính khi sinh [20]
Bình thƣờng (cân bằng) thì trong tổng số trẻ em sinh ra tƣơng ứng
với 100 bé gái sẽ có khoảng 104-106 bé trai. Nếu con số này vƣợt
quá ngƣỡng 107 thì đƣợc coi là tỷ số giới tính khi sinh cao, gây nên
mất cân bằng cơ cấu giới tính khi sinh số bé trai sinh ra nhiều hơn
mức bình thƣờng. (Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam. Bằng
chứng từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009-UNFPA)
* Phân biệt đối xử trên cơ sở giới (gender-based discrimination)
Phân biệt đối xử trên cơ sở giới là việc một ngƣời bị phân biệt
đối xử dựa trên cơ sở giới tính của ngƣời đó chứ không phải vì các
hành vi hay phẩm chất của ngƣời đó[12].
Phân biệt đối xử trên cơ sở giới có thể xảy ra trên nhiều lĩnh vực
trong xã hội.
Ví dụ về phân biệt đối xử trên cơ sở giới trong tuyển dụng lao động:



8

Nhiều chủ lao động có thể không muốn tuyển lao động nữ vì
họ e rằng lao động nữ sẽ phải nghỉ việc nhiều hơn lao động nam để
dành thời gian cho việc mang thai, sinh đẻ và chăm sóc con cái khi
ốm đau. Tuy nhiên, trong tuyển dụng cho vị trí thƣ ký, nam giới có
thể không đƣợc ƣu tiên bằng nữ mặc dù có thể làm tốt các công việc
thƣ ký nhƣ nữ. Nam giới đến tuyển dụng cho vị trí này đôi khi còn bị
mọi ngƣời chê cƣời[11]
Trong lĩnh vực tình dục, phụ nữ sẽ bị coi là hƣ hỏng nếu xem các
sách báo, tranh ảnh, phim có các hình ảnh gợi dục nhƣng lại không
khắt khe nhƣ vậy với nam giới[12].
Hay trong lĩnh vực kế hoạch hoá gia đình cũng có thể thấy ví dụ về
phân biệt đối xử trên cơ sở giới: Phụ nữ có nhiều lựa chọn đối với
các biện pháp tránh thai hơn nam giới.
Điều 5 - Luật Bình đẳng giới sử dụng thuật ngữ Phân biệt đối xử về
giới nhấn mạnh việc nam và nữ đều có thể bị phân biệt đối xử do giới
tính của mình và việc phân biệt đối xử này gây bất bình đẳng giới trong
gia đình và xã hội.
Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận
hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ trong các lĩnh vực
của đời sống xã hội và gia đình.
Phân biệt đối xử trên cơ sở giới là hệ quả của định kiến giới, làm cản
trở phụ nữ và nam giới trong việc phát huy đầy đủ tiềm năng và các
quyền con ngƣời của họ. Mặc dù cả hai giới đều có thể bị phân biệt
đối xử trên cơ sở giới, phân biệt đối xử trên cơ sở giới “Trọng nam
khinh nữ” thƣờng đem lại cho nam giới nhiều đặc quyền hơn so với
phụ nữ và đặt phụ nữ vào vị trí bất bình đẳng.



9

Ví dụ: Trong gia đình, con trai đƣợc ƣu tiên hơn con gái trong chăm
sóc, nuôi dƣỡng và học hành; ngoài xã hội, phụ nữ thƣờng bị trả
lƣơng thấp hơn lao động nam khi làm cùng một công việc nhƣ nhau.
Lao động nữ cũng bị từ chối các cơ hội thăng tiến vì khuôn mẫu giới
cho rằng nam giới có khả năng quyết định tốt hơn phụ nữ:
Phá thai để lựa chọn giới tính là một hình thức phân biệt đối xử trên
cơ sở giới cần đƣợc xoá bỏ. Do quan niệm “trọng nam khinh nữ”
nhiều gia đình chỉ mong muốn có con trai, hàng triệu bé gái khoẻ
mạnh đó bị loại bỏ từ trƣớc khi đƣợc sinh ra do giới tính nữ của
mình. Điều này không chỉ vi phạm nghiêm trọng quyền đƣợc sống
của các trẻ em gái mà còn đe doạ tính mạng của hàng triệu phụ nữ
khi đi phá thai vì việc phá thai thƣờng đƣợc thực hiện muộn. Việc
phá thai để lựa chọn giới tính cũng dẫn đến sự mất cân đối về cơ cấu
dân số theo giới tính và từ đó sẽ dẫn đến nhiều vấn đề xã hội khác
nhƣ mại dâm, buôn bán phụ nữ.
Bình đẳng giới chính là sự bình đẳng giữa nam giới và nữ giới
về mặt xã hội. Trẻ em trai hay trẻ em gái, nam giới hay nữ giới đều
bình đẳng về các quyền trƣớc pháp luật và các cơ hội trong cuộc
sống. Sự ƣa thích con trai hay con gái, trọng nam khinh nữ đều là
những biểu hiện bất bình đẳng giới.
1.2. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài về mất cân bằng giới tính khi sinh
Kể từ khi phát hiện ra tỷ số giới tính khi sinh (SRB) là 113,8 vào
năm 1989, một tỷ số cao so với mức bình thƣờng là 107 [20], [27].
Chính phủ Trung Quốc đã quan tâm lo lắng đối với hiện tƣợng này.
SRB trở thành chủ đề thảo luận tại “Hội thảo quốc tế về Tổng điều
tra dân số Trung quốc – 1990” đƣợc tổ chức tại Bắc Kinh với sự

tham gia của các nhà khoa học từ nhiều nƣớc.


10

Đến tháng 11/1994 Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) đã tổ
chức “Hội nghị quốc tế về mối liên hệ giữa tâm lý lựa chọn giới tính
ở trẻ em với động lực thúc đẩy sự thay đổi một cách nhanh chóng về
nhân khẩu học ở châu Á” tại Seoul. Hội nghị này đã mang đến những
ý kiến đóng góp khác nhau về SRB của các nhà khoa học từ các
nƣớc Châu Á và giúp hiểu đƣợc các quá trình phức tạp của sự giảm
sinh nhanh chóng, tâm lý chọn giới tính trẻ em và sự thích ứng của
văn hoá và xã hội[33].
Một vài nghiên cứu để giải thích hiện tƣợng mất cân đối nghiêm
trọng về giới tính khi sinh đƣợc triển khai từ những năm 1990. Các
nhà nghiên cứu nƣớc ngoài ở Trung quốc đã nêu lên rằng: Các báo
cáo cần phải bao gồm cả việc không báo cáo việc sinh trẻ gái (dẫn tới
bỏ sót trẻ em gái trong bất cứ ghi chép nào hoặc tất cả các sổ sách
ghi chép, kể cả việc từ chối sự tồn tại), gồm cả sự từ chối hoặc phủ
nhận con gái và tục giết trẻ sơ sinh[54] [55]. Theo số liệu đến năm
1990, một số nhà khoa học tranh luận rằng: Việc báo cáo số trẻ sinh
ra khác nhau là nguyên nhân quan trọng thứ nhất gây nên SRB cao ở
Trung Quốc (trong khi giá trị thức tế còn bình thƣờng). Sự xác định
giới tính trƣớc khi sinh bằng siêu âm và các kỹ thuật khác là nguyên
nhân thứ 2. Và sự kết hợp cả 2 nguyên nhân trên đã gây nên tình
trạng giết trẻ sơ sinh gái lan rộng (Zeng Yi và cộng sự. 1993) [63].
Số liệu nhân khẩu học từ các nƣớc châu Á cho thấy sự gia tăng
của tỷ lệ trẻ em trai trong tổng số trẻ ở châu Á chủ yếu là do sự gia
tăng tỷ số giới tính trẻ em tại khu vực Đông Á. Xu hƣớng này ở khu
vực Đông Á bị chi phối chủ yếu bởi Trung Quốc và mức độ ít hơn là

Hàn Quốc (Guilmoto 2009). Sự gia tăng tỷ số giới tính ở Trung Quốc
đã bắt đầu từ những năm 80. Tỷ số giới tính ngày càng gia tăng trong


11

những năm 90 với giá trị cao hơn 115 và đến năm 2000, tỷ số giới
tính khi sinh dừng ở mức 120 (UNFPA 2007b; Guilmoto 2009). Kết
quả từ cuộc điều tra năm 2005 của Trung Quốc đã chỉ ra một số tỉnh
có tỷ số giới tính khi sinh tăng lên trên 130. Các số liệu từ Cục
Thống kê Trung Quốc cũng cho biết tỷ số giới tính khi sinh ƣớc tính
cho năm 2008 đạt ở mức 121. Trong khi đó, năm 1990, tỷ số giới
tính của Hàn Quốc đã đạt đến mức 115 nhƣng sau đó giảm dần. Xu
hƣớng giảm này tiếp tục duy trì và năm 2007, tỷ số giới tính của Hàn
Quốc là 107, gần với giá trị chuẩn (Guilmoto 2009). Trong giai đoạn
2000-2005, do ảnh hƣởng của Trung Quốc và Hàn Quốc ở mức độ ít
hơn, SRB ở khu vực Đông Á đã lên tới 114/100. Một số nƣớc ở
Đông Á và Đông Nam Á nhƣ Nhật Bản, Thái Lan và Indonesia, mức
độ SRB vẫn ổn định ở mức 105-106[33].
Ở Nam Á, do không có đầy đủ số liệu đăng ký khai sinh nên
khó có thể tiến hành giám sát hàng năm sự gia tăng SRB ở đây. Xu
hƣớng tỷ số giới tính ở Nam Á bị Ấn Độ chi phối. Ở Ấn Độ, số liệu
Tổng điều tra dân số 1991 cho thấy có sự gia tăng SRB trong những
năm 80 và các bằng chứng định tính cho thấy nạo thai do lựa chọn
giới tính đã xuất hiện (Guilmoto 2009). Từ năm 1981 đến 2001, tỷ số
giới tính khi sinh đã gia tăng đều đặn ở Ấn Độ. Mức tăng này đặc
biệt nhanh ở những khu vực thành thị, ở những thành phố thuộc miền
Bắc và miền Tây. Tỷ số giới tính khi sinh còn gia tăng một cách trầm
trọng hơn ở những vùng này giai đoạn 1991-2001, với giá trị lên đến
115, thậm chí có một vài nơi tỷ số giới tính đạt đến 130 (UNFPA

2007). Trong giai đoạn 2000-2005, tỷ số giới tính ƣớc tính của Ấn
Độ là 108/100, mặc dù tại một số bang nhƣ PunJab, tỷ số này cao
hơn rất nhiều (UNFPA 2009). Hiện nay, tỷ số giới tính ở nhiều địa


12

phƣơng của bang Punjab và Haryana giao động trong khoảng 130150 (Guilmoto 2009) [11] [33] [41].
Các nƣớc Nam Á khác nhƣ Pakistan, Sri Lanka, Bangladesh
và Nepal không có đƣợc bức tranh tổng thể về tỷ số giới tính khi sinh
do thiếu những bằng chứng khoa học về sự gia tăng con trai nhƣng
theo dự báo, những nƣớc này cũng sẽ sớm gia nhập vào danh sách
những nƣớc có tỷ số giới tính khi sinh đang gia tăng.
Theo nhận định của UNFPA (2009), tỷ số giới tính tại khu vực Tây
Á lại hầu nhƣ bình thƣờng. Trong giai đoạn 2000-2005, 3 nƣớc khu
vực Cap-ca-dơ: Azerbaijan, Armenia và Georgia trong 5 nƣớc ở châu
Á có tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh trầm trọng (UNFPA
2009). Tỷ số trẻ em nam đƣợc sinh ra ở các nƣớc Cap-ca-dơ không
tăng trƣớc thập kỷ 90. Số liệu từ Azerbaijan khẳng định rằng
TSGTKS chỉ tăng nhẹ từ 104 lên 106 trong những năm 1695-1980
và TSGTKS bắt đầu gia tăng rõ nét từ năm 1992 và dừng ở mức 117
vào năm 2002. Ở Georgia và Armenia, tỷ số giới tính cũng gia tăng
từ năm 1992, khi các nƣớc này tuyên bố tách khỏi Liên bang Xô Viết
(119 năm 1998 ở Georgia và 116 năm 2001 ở Armenia). Tỷ số giới
tính hiện nay đang có xu hƣớng đang giảm ở 3 nƣớc Cap-ca-dơ. Sự
khác biệt thể hiện rõ rệt nhất ở Azerbaijan, nơi tỷ số giới tính khi
sinh tăng nhanh ở những khu vực đô thị hơn là ở khu vực nông thôn.
Nhƣng theo số liệu từ hệ thống đăng ký dân cƣ mới nhất, tỷ số giới
tính ở các khu vực thành thị của Azerbaijan đang giảm, từ 120 năm
2003 xuống còn 116 năm 2006 (Guilmoto 2009).

Nhƣng sau này, một số ý kiến thống nhất rằng: Sự mất cân đối SRB
là một hiện tƣợng thực tế ở một số nƣớc Đông Nam Á, nơi có sự kết
hợp giữa mức sinh thấp, tâm lý thích có con trai còn phát triển mạnh


13

và phƣơng tiện y tế thực hiện một cách rộng rãi và dễ dàng. Việc
tăng sử dụng biện pháp xác định giới tính trƣớc khi sinh (sau đó là
việc nạo phá thai gái) đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong
việc làm cho SRB tăng cao (Báo cáo Chính sách và Dân số Châu Á –
Thái Bình Dƣơng số 34, 1995; Park và Cho, 1995).
Một bằng chứng đăc biệt nữa đối với nạo phá thai lựa chọn giới tính
là gây nên sự mất cân đối nghiêm trọng SRB ở các nhóm thứ tự con
sinh ra. Tại Hàn Quốc và Trung Quốc tỷ số giới tính sinh con thứ 3
trở lên bắt đầu có dấu hiệu tăng từ đầu những năm 1980. Năm 1989
tỷ số này ở Đài Loan là 134 đối với lần sinh con thứ 3 và là 159 đối
với lần sinh con thứ 4. (Dân số và Chính sách Châu Á – Thái Bình
Dƣơng số 34, 1995), trong khi đó ở Trung Quốc tỷ số giới tính ở lần
sinh con thứ 2 đã là 120,9 và ở Hàn Quốc tỷ số giới tính ở lần sinh
con thứ 3 là 185. (Anonymous, 1995).
Chính sách một con giúp Trung Quốc giảm bớt tốc độ gia tăng dân
số, song một số ngƣời cho rằng đó là lý do chính khiến nhiều gia
đình siêu âm trƣớc khi sinh để lựa chọn giới tính của thai nhi nhằm
bảo đảm rằng đứa bé sinh ra là con trai. Hiện nay Trung quốc là một
quốc gia thiếu nữ giới trầm trọng nhất thế giới. Tháng 2/2004, Chủ
tịch Hồ Cẩm Đào tuyên bố rằng vấn đề phải đƣợc giải quyết trƣớc
năm 2010. Giới chức Trung Quốc qui định rằng việc phá thai để lựa
chọn giới tính thai nhi là tội hình sự. Các vụ phá thai nhƣ vậy đã bị
cấm trƣớc đó nhƣng các bác sĩ thƣờng nhận tiền đút lót của các bậc

cha mẹ, những ngƣời muốn có con trai. Trung Quốc không hẳn từ bỏ
biện pháp kiểm soát dân số, nhƣng chính phủ đang xem xét để có
những thay đổi. Hội đồng Nhà nƣớc đã chỉ định một nhóm nghiên
cứu gồm 250 nhà nhân khẩu học để nghiên cứu về các vấn đề nhƣ


14

mất cân bằng giới tính, giảm tỷ lệ sinh đẻ và các biện pháp chuẩn bị
cho tình trạng dân số già ngày càng nhanh. Nhóm này cũng xem xét
liệu Trung Quốc có nên áp dụng chính sách hai con trên toàn quốc
hay không. Hao Linna, phát ngôn viên của Uỷ ban Quốc gia về Dân
số và Kế hoạch hoá gia đình cho biết: “Trong tƣơng lai chúng tôi sẽ
phải xem xét vấn đề này và nghiên cứu cách thức thay đổi” [63].
Tại Hội nghị Châu Á – Thái Bình Dƣơng lần thứ tƣ, tháng 10-2007,
tại Hyderbad, Ấn Độ về “Quyền và Sức khỏe sinh sản, Sức khỏe tình
dục”, Shuzhuo Li cho rằng: những yếu tố làm tăng SRB và mức chết
cao vƣợt trội của trẻ em gái tại Trung Quốc có thể đƣợc phân thành
ba nhóm: (1) Nhóm nguyên nhân trực tiếp (proximal causes) làm
tăng SRB là tục giết trẻ sơ sinh, sự thiếu hụt hoặc sai sót của các báo
cáo về số trẻ gái dƣới 1 tuổi và nạo hút thai bỏ các thai nhi gái; (2)
Nhóm nguyên nhân phụ trợ (conditional causes) bao gồm một số yếu
tố nhân khẩu học và kinh tế - xã hội; (3) Nhóm nguyên nhân cơ bản
(fuldamental causes) là chế độ gia trƣởng, phụ hệ và dòng họ quyết
định vị trí thống trị của nam giới trong thừa kế tài sản, sắp xếp cuộc
sống gia đình, nối dõi tông đƣờng và cơ cấu quyền lực trong dòng
họ.
Những quốc gia khác nhƣ Ấn Độ và Hàn Quốc không có chính sách
kế hoạch hoá gia đình một cách khắc nghiệt nhƣ Trung quốc, cũng
gặp phải tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Tuy nhiên các

thống kê cho thấy sự mất cân bằng giới tính khi sinh ở Trung Quốc
trở nên trầm trọng kể từ khi chính sách một con đƣợc thực thi vào
cuối những năm 1970. Tháng 1/2005 Bắc Kinh thông báo trên toàn
quốc cứ 100 bé gái thì có 119 bé trai. Các nhà nhân khẩu học dự
đoán rằng trong vài thập kỷ tới, khoảng 40 triệu chàng trai Trung


×