BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
NGUYỄN LAN HƯƠNG
TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI
TỈNH BẮC GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC
HÀ NỘI - 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
NGUYỄN LAN HƯƠNG
TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI
TỈNH BẮC GIANG
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ HỌC
MÃ NGÀNH: 8310101
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS HỒ ĐÌNH BẢO
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật.
Tôi cam đoan nghiên cứu này này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu
cầu về sự trung thực trong học thuật.
Tác giả luận văn
Nguyễn Lan Hương
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
KCN
Khu công nghiệp
XTĐT
Xúc tiến đầu tư
GPMB
Giải phóng mặt bằng
UBND
Ủy ban nhân dân
DNNN
Doanh nghiệp nước ngoài
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
BẢNG
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. So sánh thu hút vốn FDI giữa các địa phương từ 2005 đến 2018.......60
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
NGUYỄN LAN HƯƠNG
TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI
TỈNH BẮC GIANG
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ HỌC
MÃ NGÀNH: 8310101
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI - 2019
7
PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, Việt Nam đang đẩy nhanh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
với mục tiêu đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp. Để làm được điều đó,
chúng ta cần phải tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực. Trong
đó, FDI là nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế, thúc đẩy quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Như vậy, sự tồn tại những mỗi đe doạ của FDI đối với phát triển bền vững về
kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang dẫn đến yêu cầu cần phải đánh giá tác động của
FDI đối với các nội dung của phát triển kinh tế bền vững trong thời gian vừa qua.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “ Tác động của đầu tư trực
tiếp nước ngoài tới phát triển kinh tế-xã hội tại tỉnh Bắc Giang” là cần thiết, có
ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn.
Phương pháp thu thập thông tin và phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập thông tin:
.Phương pháp nghiên cứu
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Hệ thống hóa lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt xem xét đối với
phạm vi một tỉnh, địa phương của một quốc gia.
Rút ra một số bài học kinh nghiệm từ đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số
địa phương đề có thể vận dụng vào thực tiễn ở tỉnh Bắc Giang.
Trên cơ sở phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài
và thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, luận văn đưa
ra những hạn chế cần phải khắc phục nhằm tăng cường đầu tư trực tiếp nước ngoài
trên địa bản tỉnh Bắc Giang.
Đề xuất được một số giải pháp tăng cường đầu tư trực tiếp nước ngoài trên
địa bàn tỉnh Bắc Giang.
8
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, danh
mục tóm tắt và phụ lục, luận văn được trình bày trong 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và những vấn đề lý luận cn bản về tác
động của đầu tư trực tếp nước ngoài đến phát triển kinh tế xã hội
Chương 2: Thực trạng tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát
triển kinh tế - xã hội tại tỉnh Bắc Giang
Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài và sử dụng FDI tại tỉnh Bắc Giang
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CĂN BẢN
VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN PHÁT
TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên
quan đến đề tài. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu có liên quan sau đây:
Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đây đã đề cập đến vấn đề thu hút
vốn FDI tại một số địa phương nói riêng, vào các KCN của cả nước nói chung,
nghiên cứu tác động của toàn cầu hoá kinh tế đối với dòng vốn FDI vào Việt Nam,
hay tìm ra những nguyên nhân từ phía Nhà nước cản trở hoạt động triển khai các dự
án FDI tại Việt Nam.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Khái niệm
Đối với nhà đầu tư: Khi quá trình tích tụ, tập trung vốn đạt đến trạng thái bão
hòa, thị trường trong nước trở nên chật hẹp, lợi nhuận trên vốn đầu tư không được
như mong muốn.
9
Đối với nước tiếp nhận đầu tư của nước sở tại: Các nước tiếp nhận đầu tư là
các nước có lợi thế so sánh về tài nguyên, lao động…nhưng lại chưa có điều kiện về
vốn, về khoa học công nghệ.
Phân loại
Về phân loại FDI, theo luật đầu tư của Việt Nam (2005) phân loại FDI
gồm:
-
Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
-
Doanh nghiệp liên doanh
-
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
-
Hợp đồng BOT, BTO, BC.
Các lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Các lý thuyết vĩ mô, các lý thuyết vi mô, các nhân tố quyết định tới fdi, các
tác động của fdi tới nước nhận đầu tư
Những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh
Những nhân tố khách quan
Những nhân tố chủ quan
Kinh nghiệm của một số địa phương về tác động của đầu tư trực tiếp
nước ngoài và bài học kinh nghiệm đối với Bắc Giang
Kinh nghiệm của tỉnh Hưng Yên
Kinh nghiệm của Bắc Ninh
Những bài học kinh nghiệm rút ra từ tác động của đầu tư trực tiếp nước
ngoài đối với tỉnh Bắc Giang
Kết luận
Cơ sở lý thuyết về tác động của FDI tới phát triển kinh tế xã hội bền vững
của địa phương cho thấy các tác động này có thể được đánh giá ở các tiêu chí khác
nhau. Tác động về kinh tế được đánh giá bằng sự đóng góp củ khu vực FDI vào tổng
vốn đầu tư xã hội địa phương, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và gia
tăng kim ngạch xuất khẩu…của địa phương.
Các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút FDI theo hướng phát triển kinh
tế xã hội bền vững cũng được chia thành hai nhóm khác nhau như nhân tố chủ
10
quan, nhân tố khách quan….
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI TỈNH BẮC
GIANG
Điều kiện tự nhiên, KTXH của Bắc Giang có ảnh hưởng đến tác động
của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh
Điều kiện tự nhiên
•
Vị trí địa lý
Vị trí của tỉnh nằm trên hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng Quảng Ninh, cạnh tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội-Hải Phòng-Quảng
Ninh) rất thuận lợi cho việc phát triển và liên kết vùng. Thành phố Bắc Giang (thủ
phủ của tỉnh) cách Thủ đô Hà Nội 50km; cách cửa khẩu Hữu Nghị Quan sang
CHND Trung Hoa 110 km; cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km; cách cảng biển Hải
Phòng và cảng biển nước sâu Cái Lân - Quảng Ninh 130 km. Từ đây có thể dễ dàng
thông thương với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Địa hình Bắc Giang gồm 2 tiểu vùng miền núi và trung du có đồng bằng xen kẽ,
tạo ra nhiều cảnh đẹp và đa dạng sinh học.
Trên lãnh thổ Bắc Giang có 3 con sông lớn chảy qua, với tổng chiều dài là
347 km, có nước quanh năm. Ngoài ra, còn có hệ thống ao, hồ, đầm, mạch nước
ngầm, đặc biệt có Hồ Cấm Sơn diện tích mặt nước 29 ngàn ha, dung tích hữu ích
227,5 triệu m3, lớn thứ tư toàn quốc. Lượng nước mặt, nước mưa, nước ngầm đủ
khả năng cung cấp nước cho các ngành kinh tế và sinh hoạt.
Điều kiện kinh tế, xã hội
Bắc Giang được đánh giá là địa phương có hoạt động giáo dục phát triển vào
loại khá trong cả nước. Hàng năm, Bắc Giang có số học sinh thi đỗ vào các trường
cao đẳng, đại học khá cao, đạt tỷ lệ đỗ từ 35 - 45% số học sinh dự thi, năm 2010 có
khoảng 1,2 vạn em. Đến nay toàn tỉnh có 4 trường cao đẳng, 7 trường trung cấp, 82
cơ sở đào tạo nghề; định hướng đến 2020 sẽ nâng cấp Trường Cao đẳng Ngô Gia
11
Tự, Trường Cao đẳng Nông lâm thành 2 trường đại học; Thành lập Trường Cao
đẳng Công nghệ Việt - Hàn và định hướng nâng cấp thành Trường đại học Công
nghệ - kỹ thuật, nâng cấp Trường Trung học y tế, Trường Trung học Kinh tế- Kỹ
thuật và Trung cấp Văn hoá, Thể thao và Du lịch thành các trường cao đẳng; tỷ lệ
lao động qua đào tạo lên 60% vào năm 2020 [4].
GDP bình quân đầu người tăng dần và ổn định qua các năm từ 250
USD/người năm 2002, tăng lên 650 USD/người vào năm 2010.
Thực trạng tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến kinh tế xã hội
tại địa bàn tỉnh Bắc Giang
Thực trạng tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Quy mô và tốc độ thu hút dự án FDI
Đó là nhìn vào con số tuyệt đối, còn nhìn vào số tương đối thì giữa các năm có
sự tăng giảm chênh lệch rất lớn, thấp nhất là -88,55% (năm 2016) và cao nhất là
1.772,32% (năm 2015), năm 2011 là 1.526,3% cũng rất cao. Sự tăng giảm thất thường
này đặt ra cho tỉnh nhiều câu hỏi cần được giải đáp để có được định hướng và giải pháp
đúng đắn trong quá trình thu hút các dự án FDI. Tuy vậy, thực tế cho thấy, Bắc Giang
vẫn có thể thu hút được các dự án có mức vốn đầu tư tương đối lớn trong thời gian tới.
* So sánh kết quả thu hút đầu tư giữa Bắc Giang và các địa phương
Xét tổng quan cả về số lượng dự án và tổng vốn đầu tư, chúng ta có thể thấy
rõ ràng, khả năng thu hút FDI của tỉnh Bắc Giang kém rất xa 2 tỉnh Bắc Ninh và
Hải Dương. Con số FDI ở tỉnh Bắc Giang tuy không có những bước đột phá mạnh
mẽ như những tỉnh lân cận nhưng luôn trên đà tăng trưởng ổn định dù phải trải qua
thời kỳ suy giảm của nền kinh tế.
Cơ cấu dự án và vốn FDI theo ngành
Tác động của FDI tới phát triển kinh tế xã hội tại tỉnh Bắc Giang trong
giai đoạn 2000-2017
Tác động về kinh tế của FDI
Tác động tích cực về kinh tế của FDI
* Quy mô bình quân một dự án
* Cơ cấu đầu tư theo ngành
12
* Cơ cấu vốn đầu tư theo hình thức đầu tư
13
* Cơ cấu đầu tư theo đối tác
* Về cơ cấu đầu tư theo địa bàn
* Đóng góp của các dự án FDI đối với Bắc Giang
Sự thúc đẩy này được thể hiện trên nhiều khía cạnh, các nhà đầu tư đã cung
cấp một luợng vốn lớn cho đầu tư phát triển tại tỉnh.
Trong những năm tới, tỉnh Bắc Giang sẽ tiếp tục đẩy nhanh tốc độ xây dựng
hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo hướng phát triển đồng bộ hiện đại đáp ứng nhu cầu
phát triển bền vững và thu hút đầu tư.
Tác động tiêu cực về kinh tế của FDI
* Hoạt động thu hút các dự án FDI
* Hoạt động triển khai thực hiện các dự án FDI
Tác động của FDI tới khía cạnh xã hội của tỉnh Bắc Giang
Tác động tích cực về xã hội
Tác động tiêu cực về xã hội
Tác động của FDI đến môi trường tỉnh Bắc Giang
Tác động ích cực của FDI tới môi trường
Nguyên nhân, kết quả và những hạn chế từ tác động của FDI đến phát
triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh
* Nguyên nhân khách quan
* Nguyên nhân chủ quan
Kết luận
Trong thời gian qua, ĐTTTNN tại Bắc Giang đã khẳng định được vị trí, vai trò
quan trọng của nó đối với công cuộc phát triển kinh tế của tỉnh. Nếu biết sử dụng tốt
nguồn vốn FDI sẽ có tác dụng nhiều mặt, đặc biệt là những vấn đề như: vốn đầu tư,
khoa học công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động và việc làm… Là tỉnh còn
nhiều khó khăn so với các tỉnh khác trong cả nước, nếu biết khơi dậy nguồn vốn này sẽ
giúp Bắc Giang phát triển một cách nhanh chóng.
14
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ SỬ DỤNG FDI TẠI TỈNH BẮC GIANG
Định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2025
Quan điểm phát triển
- Thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa, củng cố và nâng cao
vị thế của Tỉnh trong vùng TD&MNPB và cả nước.
- Phát huy yếu tố con người, coi trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước phát triển. Quan tâm hỗ
trợ vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc phát triển toàn diện; bảo tồn và phát
huy văn hoá truyền thống của các dân tộc trong Tỉnh.
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với với bảo vệ môi trường
và phát triển bền vững, xây dựng hệ thống chính trị, hành chính vững mạnh, tăng
cường quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Bối cảnh kinh tế mới và định hướng tăng cường thu hút
FDI vào Bắc Giang
Bối cảnh kinh tế mới ảnh hưởng tới FDI vào Bắc Giang
Dự báo từ nay đến một vài năm tới, kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi tăng
trưởng nhưng thấp hơn dự báo đầu năm, tình hình thế giới tiềm ẩn những diễn biến
khó lường; xu thế hội nhập và mở cửa vẫn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, các luồng vốn
đầu tư nước ngoài sẽ tăng trở lại trong thời gian tới.
Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trong bối cảnh ngày càng có nhiều sự cạnh tranh trong việc thu hút các dự
án FDI giữa các địa phương trong cả nước, xác định rõ tiềm năng và lợi thế riêng
của mình, tỉnh Bắc Giang đã đưa ra một số định hướng để thu hút có hiệu quả
nguồn vốn FDI nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội như sau:
*
Chủ động thu hút các dự án đầu tư từ các đối tác có tiềm lực tài chính,
công nghệ sản xuất hiện đại
Khuyến khích các dự án FDI có công nghệ cao, công nghệ nguồn, sử
15
dụng nhiều lao động, sản xuất hàng xuất khẩu
Kêu gọi các dự án đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, chế biến nông sản thực
phẩm, như: bảo quản chế biến sau thu hoạch; trồng rau sạch, hoa xuất khẩu áp dụng
công nghệ sinh học, nâng cao chất lượng vải thiều; cung cấp cây, con giống chất
lượng cao.
* Thu hút có chọn lọc các dự án vào ngành dịch vụ
Dịch vụ là ngành kinh tế nhạy cảm và có nhiều rủi ro. Các dự án FDI vào lĩnh vực
này phải được sàng lọc một cách kỹ càng để không ảnh hưởng đến các yếu tố văn hóa - xã
hội khác, cũng như ảnh hưởng đến quá trình phát triển bền vững của địa phương, gìn giữ
các giá trị văn hóa. Dịch vụ là ngành kinh tế có vai trò rất lớn trong chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng CNH-HĐH, là động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
Nếu Bắc Giang thu hút một cách ồ ạt, thiếu chọn lọc thì có thể gây khó khăn cho công tác
quy hoạch trong dài hạn của địa phương và trong công tác quản lý.
Quan điểm và định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới
Quan điểm trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang
Một là, xác định FDI là nguồn vốn bổ sung đặc biệt quan trọng trong phát
triển kinh tế xã hội.
Hai là, Chiến lược thu hút, sử dụng và quản lý FDI của tỉnh phải được thiết
kế trong khuôn khổ chiến lược chung của cả nước, đồng bộ với chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Ba là, duy trì nhất quán, ổn định, lâu dài các chính sách thu hút FDI.
Có rất nhiều yếu tố liên quan trực tiếp và gián tiếp tác động đến quyết
định đầu tư và việc triển khai các dự án FDI đã đăng ký.
Bốn là, thu hút FDI đi kèm với ổn định chính trị, xã hội
Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang đến năm 2025
Thứ nhất, về định hướng lĩnh vực đầu tư. Để kết quả thu hút đầu tư vào tỉnh
Bắc Giang ngày càng được cải thiện, tỉnh Bắc Giang tiếp tục tập trung đầu tư xây
16
dựng kết cấu hạ tầng phục vụ thu hút đầu tư
Thứ hai, định hướng về địa bàn đầu tư: FDI vào các KCN tỉnh Bắc Giang đã
được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh luôn coi trọng và xác định là nguồn lực quan trọng
cùng với các nhóm nguồn lực khác làm động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thứ ba, định hướng về đối tác. Trong thời gian tới, Bắc Giang tiếp tục đa
dạng hóa các đối tác đầu tư nước ngoài.
Dự báo nhu cầu về thu hút đầu tư trực tiếp nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Giải pháp tăng cường thu hút các dự án FDI vào tỉnh Bắc Giang
Nâng cao nhận thức và trình độ đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác vận động xúc tiến đầu tư
Làm tốt công tác quy hoạch, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng các khu
công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Chú trọng đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực
Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách thủ tục hành chính, từng bước
cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý đầu tư trực tiếp
nước ngoài
Chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, coi công việc của
doanh nghiệp là công việc của chính mình
Đề xuất với nhà nước và các ban, ngành liên quan
Về cơ chế chính sách
Bắc Giang là tỉnh nằm trong khu vực trung du miền núi phía Bắc, nền kinh tế
còn nghèo và xuất phát điểm thấp, nhu cầu đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực tại địa phương rất lớn, nhưng do điều kiện thu ngân sách hạn hẹp, nên tỉnh
chưa có điều kiện quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các trường trung học chuyên
nghiệp của tỉnh để thực hiện quy hoạch nâng cấp thành trường cao đẳng. Đề nghị
Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành Trung ương quan tâm hỗ trợ
địa phương đầu tư cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của
tỉnh phục vụ công tác thu hút đầu tư nói chung, đầu tư nước ngoài nói riêng.
17
Trợ giúp tiếp cận thông tin và tổ chức thực hiện công tác xúc tiến đầu tư
Hiện nay, công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh đã được hình thành và dần
củng cố. Tuy nhiên, cán bộ làm công tác đầu tư phần lớn mới tiếp cận, còn
nhiều lúng túng, chưa nắm vững các kiến thức về chiến lược và kỹ năng xúc
tiến đầu tư. Vì vậy, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư quan tâm tổ chức tổ chức
các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư
của tỉnh; hỗ trợ kinh phí dành cho công tác xúc tiến đầu tư trong Chương trình
xúc tiến đầu tư quốc gia hàng năm.
KẾT LUẬN
Riêng đối với tỉnh Bắc Giang, trong những năm gần đây, những thành tựu
nổi bật đạt được trong việc thu hút nguồn vốn FDI đã tạo cho tỉnh nhiều ngành
công nghiệp mới và tăng cường năng lực cho các ngành công nghiệp như sản
xuất linh kiện điện tử, sản xuất thiết bị di động, điện tử viễn thông, lắp ráp sản
phẩm điện tử, thép xây dựng, dụng cụ cơ khí cầm tay xuất khẩu, sản xuất hàng
may mặc xuất khẩu ;…bên cạnh đó, nguồn vốn FDI cũng góp phần hình thành và
phát triển hệ thống các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đem lại môt diện
mạo mới cho kinh tế tỉnh Bắc Giang.
Để tiếp tục tăng cường đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang, phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời để giải quyết
những hạn chế còn tồn tại, Bắc Giang cần nghiêm túc đánh giá hoạt động
đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, từ đó đưa
ra những định hướng và giải pháp trong thời gian tới.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
NGUYỄN LAN HƯƠNG
TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI
TỈNH BẮC GIANG
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ HỌC
MÃ NGÀNH: 8310101
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS HỒ ĐÌNH BẢO
HÀ NỘI - 2019
19
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế liên kết và hoà nhập nền kinh tế các nước vào nền kinh tế thế
giới thành một chỉnh thể thống nhất, đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng có vị trí
quan trọng, mang lai những lợi ích thiết thực với cả người đầu tư và người nhận đầu
tư, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn quan trọng đối với các nước
đang phát triển.
Trong những năm tới, triển vọng thu hút đầu tư nước ngoài vẫn rất lớn, đặc
biệt trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên,
vẫn cố những cản trở lớn đối với dòng vốn từ bên ngoài đổ vào Việt Nam, đặt ra
nhiều thách thức đòi hỏi nhà nước và các cơ quan quả lý, khuyến khích đầu tư cần
có những giải pháp kịp thời nhằm tháo gỡ những khó khăn cho các nhà đầu tư, cải
thiện môi trường kinh doanh và cải thiện hình ảnh Việt Nam trong con mắt các nhà
đầu tư nước ngoài.
Sau hơn 22 năm tái lập tỉnh, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Bắc Giang
đã đạt được nhiều thành tựu lớn, đáng khích lệ, góp phần tạo sự chuyển biến căn
bản trong đời sống kinh tế - xã hội và thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế ngày càng
sâu rộng của tỉnh Bắc Giang. FDI cũng đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước và tạo
được nhiều công ăn việc làm cho người dân. Tuy nhiên, cùng với những thành tựu
đáng ghi nhận cũng có nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình thu hút và sử dụng vốn
FDI, trong đó nổi cộm là nguy cơ phát triển mất cân đối về cơ cấu kinh tế ngành; cơ
sở hạ tầng quá tải; ô nhiễm môi trường; cạnh tranh, kinh doanh không lành mạnh;
xung đột giữ người sử dụng lao động và người lao động…
Bắc Giang là tỉnh miền núi phía Bắc có lợi thế nổi bật về vị trí địa lý, khi
nằm giữa các tỉnh phía Đông Bắc với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Thủ đô
Hà Nội, nằm trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Với lợi thế sẵn có cùng chính sách “trải
thảm đỏ” mời gọi đầu tư, Bắc Giang ngày càng thu hút các nguồn vốn đầu tư
20
vào địa bàn tỉnh, nhất là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Từ đó thúc đẩy
và phát triển các khu công nghiệp. Đồng thời, tỉnh tập trung chỉ đạo triển khai
quyết liệt các giải pháp hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp…Trong giai đoạn từ
năm 2012 đến hết năm 2017, tỉnh Bắc Giang thu hút được 233 dự án FDI với
tổng vốn đăng ký đạt 2.394,2 triệu USD. Trong đó, trong các khu công nghiệp
(KCN) có 142 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 1.644,6 triệu USD; bên ngoài các
KCN có 91 dự án, tổng vốn đăng ký đạt 749,6 triệu USD. Về quy mô vốn đăng
ký, có 111 dự án có vốn đầu tư trên 2 triệu USD (chiếm 47,6%); 122 dự án có
vốn đăng ký dưới 2 triệu USD (chiếm 52,3%). Phân theo lĩnh vực sản xuất
(công nghiệp), chiếm 91%; lĩnh vực dịch vụ có 20 dự án, chiếm 8,6%; lĩnh vực
nông nghiệp có 01 dự án, chiếm 0,4%. Do có bước nhảy vọt thu hút đầu tư FDI,
tỉnh Bắc Giang đã đạt được nhiều kết quả quan trọng và nổi bật: Tốc độ tăng
trưởng kinh tế các năm gần đây đều cao hơn tăng trưởng trung bình của cả
nước, tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động tỉnh Bắc Giang và một số tỉnh
lân cận.
Tuy nhiên, mặt trái của dòng vốn đầu tư FDI có thể gây ra những hệ quả ô
nhiễm môi trường nặng nề, sử dụng lãng phí tài nguyên và gây ra những hệ quả
nhiều đời cho người nông dân mất ruộng, mất sinh kế truyền thống. FDI cũng có
thể biến Việt Nam thành bãi thải công nghê và máy móc lạc hậu, gánh chịu tổn
thất tài chính to lớn để khắc phục và thay thế, kéo dài tình trạng lạc hậu và kém
hiệu quả của nền kinh tế. Trong những năm vừa qua, vụ việc công ty Vedan Việt
Nam xả thải gây ô nhiễm trên sông Thị Vải (Đồng Nai) năm 2006 và thảm hoạ
môi trường Formosa Hà Tĩnh trong năm 2016 đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh
về việc thu hút các dự án FDI mà thiếu các cơ chế đánh giá tác động tổng thể của
các dự án này. Mặt khác vẫn còn những quan ngại về khả năng có trở thành cú
hích cho sự phát triển bền vững và lâu dài của địa phương hay không khi chi phí
lao động rẻ vẫn là lý do chính cho quyết định đầu tư của các doanh nghiệp FDI tại
Bắc Giang. Ngành công nghiệp hỗ trợ gần như chưa được hình thành và hầu hết
chỉ mới gia công tại tỉnh đã làm cho hạn chế tác động lan toả của FDI tới các
21
doanh nghiệp địa phương. Trong khi đó, các doanh nghiệp FDI thường sử dụng
lao động phổ thông, không qua đào tạo nghề, vì thế có thể làm ảnh hưởng lâu dài
đến chất lượng nguồn nhân lực của địa phương. Hơn nữa, FDI chủ yếu đầu tư vào
ngành công nghiệp, chế biến, chế tạo mà thiếu vắng trong các ngành nông nghiệp,
tài chính, du lịch vùng với địa bàn hoạt động chỉ hầu hết tập trung ở một số khu
công nghiệp tại Đình Trám, Vân Trung, Quang Châu nên có thể làm cho nền kinh
tế địa phương phát triển thiếu cân đối về cả cơ cấu ngành và cơ cấu vùng lãnh thổ.
Như vậy, sự tồn tại những mỗi đe doạ của FDI đối với phát triển bền vững về
kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang dẫn đến yêu cầu cần phải đánh giá tác động của
FDI đối với các nội dung của phát triển kinh tế bền vững trong thời gian vừa qua.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “ Tác động của đầu tư trực
tiếp nước ngoài tới phát triển kinh tế-xã hội tại tỉnh Bắc Giang” là cần thiết, có
ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu:
2.1.
Đề tài nghiên cứu tập trung vào các mục tiêu sau:
-
Hệ thống hóa và góp phần hoàn thiện lý luận về đầu tư đầu tư trực tiếp nước ngoài,
trong đó xác định rõ tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển
kinh tế xã hội, nội dung các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài để
vận dụng vào điều kiện cụ thể của tỉnh Bắc Giang.
-
Phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai
đoạn từ 2000-2017, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên
nhân hạn chế .
-
Đề xuất những giải pháp cho đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang đến năm 2025 nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế.
Câu hỏi nghiên cứu:
2.2.
-
Thực trạng tác động của FDI về kinh tế-xã hội cần dựa trên các nội dung gì? Các
nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động thu hút FDI theo hướng phát triển bền vững
22
tại tỉnh Bắc Giang trong thời gian vừa qua?
-
Các giải pháp nào có thể đề xuất để khắc phục các tác động tiêu cực của FDI tại tỉnh
Bắc Giang trong thời gian tới?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tác động của đầu tư trực tiếp nước
ngoài tới phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
3.2.
Phạm vi nghiên cứu
Về mặt lý luận: Chủ yếu đề cập đến những vấn đền lý luận chung về đầu tư
trực tiếp nước ngoài.
Về mặt thực tiễn: Tìm hiểu, phân tích, đánh giá về tác động của đầu tư trực
tiếp nước ngoài tỉnh Bắc Giang, đưa ra những giải pháp chủ yếu về đầu tư trực tiếp
nước ngoài tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
23
Phạm vi về không gian và thời gian: Đề tài thực hiện nghiên cứu trong
phạm vi các đối tượng và hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang, các số liệu phục vụ cho nghiên cứu tập trung trong thời gian từ
các năm 2000-2017 và các giải pháp được đề xuất.
4.
Phương pháp thu thập thông tin và phương pháp nghiên cứu:
4.1 . Phương pháp thu thập thông tin:
-
Luận văn sử dụng hệ thống số liệu, gồm:
Các số liệu thứ cấp: Được thu thập từ các cơ quan quản lý nhà nước, như Cục
Thống Kê, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bắc Giang và các báo cáo đánh giá có
liên quan. Đặc biệt, luận văn quan tâm đến các thông tin có liên quan đến việc thu
hút và hoạt động của một doanh nghiệp FDI có quy mô rất lớn tại Bắc Giang là
công ty Sam Sung.
4.2 .Phương pháp nghiên cứu
Khung phân tích của luận văn được tình bày tại sơ đồ 1 dưới đây. Khung
phân tích xác định mối quan hệ giữa hai biến số là thu hút FDI và phát triển bền
vững của tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2000-2017. Trước hết, tác động của thu
hút FDI tới phát triển bền vững ưược đánh giá trên 3 trụ cột của phát triển bền vững
là kinh tế, xã hội và môi trường. Sau đó, hoạt động thu hút FDI được rà soát theo
hướng phát triển bền vững bằng cách đánh giá các nhân tố thuộc nhà nước trung
ương, nhân tố thuộc về địa phương và các nhân tố thuộc về doanh nghiệp FDI.
Luận văn sử dụng tổng hợp những phương pháp phổ biến sau:
+
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng đối với các
báo cáo thống kê, dữ liệu thứ cấp và sơ cấp để đánh giá thực trạng thu hút FDI theo
hướng phát triển bền vững tại tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn nghiên cứu.
+
Phương pháp thống kê và so sánh: Chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê mô tả để
đánh giá được tác động của FDI đến phát triển bền vững của tỉnh Bắc Giang trong
giai đoạn nghiên cứu.
+
Phương pháp quy nạp và diễn dịch: Phương pháp này giúp tạo ra cơ sở lý luận về
thu hút FDI theo hướng phát triển bền vững.
+
Phương pháp chuyên gia: Giúp cho việc đánh giá nhận định và đề xuất các giải
24
pháp thực hiện bằng cách trao đổi với các nhà khoa học và nhà quản lý.
Trước khi thực hiện các bước phân tích như trên, phân tích nhân tố sẽ
được thực hiện để bảo đảm ý nghĩa thống kê của các câu hỏi khoả sát từ đó giúp cho
kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao.
5.
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Hệ thống hóa lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt xem xét đối với
phạm vi một tỉnh, địa phương của một quốc gia.
Rút ra một số bài học kinh nghiệm từ đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số
địa phương đề có thể vận dụng vào thực tiễn ở tỉnh Bắc Giang.
Trên cơ sở phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài
và thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, luận văn đưa
ra những hạn chế cần phải khắc phục nhằm tăng cường đầu tư trực tiếp nước ngoài
trên địa bản tỉnh Bắc Giang.
Đề xuất được một số giải pháp tăng cường đầu tư trực tiếp nước ngoài trên
địa bàn tỉnh Bắc Giang.
6.
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, danh
mục tóm tắt và phụ lục, luận văn được trình bày trong 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và những vấn đề lý luận cn bản về tác
động của đầu tư trực tếp nước ngoài đến phát triển kinh tế xã hội
Chương 2: Thực trạng tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát
triển kinh tế - xã hội tại tỉnh Bắc Giang
Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài và sử dụng FDI tại tỉnh Bắc Giang
25
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
CĂN BẢN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên
quan đến đề tài. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu có liên quan sau đây:
Tác giả Nguyễn Trọng Tuân trong cuốn “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với
công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam”, (2005), đã làm sáng tỏ một
số quan hệ bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài và một số tác động của nó sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trên cơ sở đó nêu ra một số kiến nghị mới về
quan điểm, chính sách và giải pháp chủ yếu nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả
cao đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước trong thời gian tới.
Các tác giả An Như Hải và Trần Quang Lâm trong cuốn “Kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay”, (2006), đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản
về kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, làm rõ vai trò của thành phần kinh tế này trong nền kinh tế nước ta và đề
xuất các giải pháp tiếp tục phát triển kinh tế có vốn FDI ở nước ta thời gian tới.
“Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào Việt Nam”, (2011), luận văn tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Ái Liên.
Nghiên cứu đã hệ thống hóa lý luận về môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài,
sử dụng phương pháp Pareto trong phân tích các yếu tố về môi trường đầu tư
ảnh hưởng đến thu hút FDI, từ đó tác giả chỉ ra những yếu tố nào có ảnh hưởng
nhiều nhất và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài hiệu quả.
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc: Thực trạng và giải
pháp”, (2007), luận văn thạc sỹ của Tô Thị Lan Anh. Trong nghiên cứu này ,tác giả