Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 142 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Luận án này chưa từng được trình nộp để lấy học vị tiến sĩ tại bất cứ một trường
đại học nào. Luận án này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu
là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội
dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận
án.
Đồng Nai, ngày

tháng 1 năm 2020

Người cam đoan

Đoàn Việt Hùng


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi trân trọng gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy/ Cô của trường Đại học
Ngân hàng đã trang bị cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong thời gian học tập tại đây.
Tôi trân trọng gửi lời cảm ơn đến thầy PGS.TS Nguyễn Đức Trung, người
hướng dẫn khoa học cho luận án, đã giúp tôi tiếp cận hướng nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu và hướng dẫn tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Khoa Sau Đại Học, thầy TS Lê Đình Hạc, chị Vũ
Thị Thu Hà – Quản lý lớp NCS21 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn
thành được luận án này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các anh chị và các bạn lớp NCS21, đã hỗ trợ tôi
trong quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện luận án.
Đồng Nai, ngày tháng 1 năm 2020



Đoàn Việt Hùng


iii

TÓM TẮT

Trong nghiên cứu này, luận án đã trình bày thực trạng tình hình hoạt động của các
NHTMCPVN, tình hình TNNL của các NHTMCPVN. Cũng trong nghiên cứu này, tác
giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với các phương pháp hồi quy OLS,
FEM, REM, FGLS, GMM và LASSO để xem xét mối quan hệ, ảnh hưởng của các yếu tố
vi mô, vĩ mô và cạnh tranh lên thu nhập ngoài lãi của các NHTMCPVN. Dữ liệu thu thập
từ 27 ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2010 đến
2017 với 216 quan sát.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 11 yếu tố có ảnh hưởng và đều có ý nghĩa thống kê
đến TNNL theo phương pháp GMM gồm DEP, NIM, EQUITY, TEC, COST, ROA, INF,
IR, PVE, COM và HHI có ý nghĩa thống kê và có tác động đến TNNL. Kết quả tương
đồng cũng được tìm thấy theo phương pháp LASSO để kiểm định lại các yếu tố có ảnh
hưởng đến TNNL.
Từ các kết quả nghiên cứu tìm được, tác giả cũng đưa ra các kết luận và khuyến
nghị đối với các nhà quản lý các NHTM, các nhà quản lý nhà nước và hoạch định chính
sách vĩ mô nhằm tạo môi trường kinh doanh ổn định, thuận lợi góp phần thúc đẩy việc
gia tăng TNNL của các NHTMVN


iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Từ viết tắt


Cụm từ tiếng Việt

BCTC

Báo cáo tài chính

CSH

Chủ sở hữu

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

HQKD

Hiệu quả kinh doanh

HQHĐ

Hiệu quả hoạt động

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTMCPVN

Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam


NIM

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

TNNL

Thu nhập ngoài lãi

NHNN

Ngân hàng nhà nước

VN

Việt Nam

XHTN

Xếp hạng tín nhiệm


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Từ viết tắt

Cụm từ tiếng Anh

Cụm từ tiếng Việt


ATM

Automatic Teller Machine

Máy rút tiền tự động

GMM

General moment model

Mô hình bảng động tuyến tính

CPI

Consumer Price Index

Chỉ số giá tiêu dùng

FGLS

Feasible Generalized Least

Bình phương tối thiểu tổng quát

Square

khả thi

OLS


Ordinary Least Square

Phương pháp bình phương bé nhất

REM

Random-efects Model

Mô hình tác động ngẫu nhiên

ROA

Return on Asset

Lợi nhuận trên tài sản

ROE

Return on Equity

Lợi nhuận trên vốn cổ phần

WGI

Worldwide Governance

Bộ chỉ số quản trị cấp quốc gia

Indicator



vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... ii
TÓM TẮT .......................................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ......................................................................iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ........................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .......................................................................................................x
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ........................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của nghiên cứu ...................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................4

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................5

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................5

1.5.


Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 5

1.6.

Đóng góp của luận án ............................................................................................... 6

1.7.

Những phát hiện mới từ kết quả nghiên cứu............................................................. 7

1.8.

Kết cấu luận án ..........................................................................................................7

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU NHẬP NGOÀI LÃI VÀ CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP NGOÀI LÃI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ....9
2.1.

Các khái niệm............................................................................................................9

2.1.1 Ngân hàng thương mại .............................................................................................. 9
2.1.2 Khái niêm, thành phần và vai trò của thu nhập ngoài lãi........................................10
2.2.

Các lý thuyết có liên quan đến thu nhập ngoài lãi ..................................................13

2.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi ......................................................... 22


2.4.

Các phương pháp đo lường thu nhập ngoài lãi ....................................................... 28

2.5.

Đánh giá các công trình nghiên cứu có liên quan ...................................................29

2.5.1 Nhóm các yếu tố vi mô ........................................................................................... 29
2.5.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................................29
2.5.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam ...................................................................................36
2.5.2 Nhóm yếu tố vĩ mô .................................................................................................37


vii

2.5.2.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................................37
2.5.2.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam ...................................................................................39
2.5.3 Nhóm yếu tố cạnh tranh .......................................................................................... 41
2.5.3. Các nghiên cứu ở nước ngoài .................................................................................41
2.5.3. Các nghiên cứu ở Việt Nam ....................................................................................43
2.6.

Khoảng trống trong lĩnh vực nghiên cứu ................................................................ 48

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..................................................................................................50
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 51
3.1


Mô hình đo lường thu nhập ngoài lãi ......................................................................51

3.1.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ...................................................................................51
3.1.2 Đo lường các biến trong nghiên cứu .......................................................................53
3.1.3 Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................. 60
3.2

Dữ liệu nghiên cứu ..................................................................................................69

3.3

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 70

3.3.1 Phương pháp phân tích mô hình hồi quy với dữ liệu dạng bảng ............................ 70
3.3.2 Quy trình phân tích số liệu và các kiểm định của mô hình nghiên cứu ..................76
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..................................................................................................79
CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .........................................80
4.1

Môi trường kinh tế vĩ mô và kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP

Việt Nam ............................................................................................................................ 80
4.1.1 Môi trường kinh tế vĩ mô .......................................................................................... 80
4.1.2 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam ...................81
4.1.2.1 Tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam ...............81
4.1.2.2 Khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam ...................84
4.1.2.3 Vốn chủ sở hữu của các NHTMCP Việt Nam ....................................................... 86
4.1.2.4 Tăng trưởng tín dụng của NHTMCP Việt Nam ....................................................87
4.1.2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam ................................ 88
4.2


Kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng TNNL của các NHTM ...................95

4.2.1 Thống kê mô tả .......................................................................................................95
4.2.2 Phân tích tương quan .............................................................................................. 97
4.2.3 Kiểm tra đa cộng tuyến ........................................................................................... 98
4.2.4 Kết quả hồi quy theo các phương pháp Pooled-OLS, FEM, REM......................... 98


viii

4.2.4.1 Kết quả ước lượng hồi quy Pooled-OLS ............................................................... 99
4.2.4.2 Kết quả ước lượng hồi quy theo FEM ...................................................................99
4.2.4.3 Kết quả ước lượng hồi quy theo REM .................................................................100
4.2.4.4 Kết quả lựa chọn phương pháp hồi quy phù hợp .................................................101
4.2.5 Kết quả hồi quy bằng phương pháp GMM ...........................................................104
4.2.6 Kết quả hồi quy bằng phương pháp LASSO ........................................................105
4.3

Thảo luận với các nghiên cứu trước......................................................................107

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ................................................................................................112
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ ..................................................113
5.1.

Các điểm chính của nghiên cứu ............................................................................113

5.2.

Đề xuất các khuyến nghị .......................................................................................114


5.2.1. Đối với các nhà quản trị các NHTMCPVN (nhóm các yếu tố vi mô) ..................114
5.2.2. Đối với nhóm biến cạnh tranh (COM và HHI) .....................................................117
5.2.3. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước (nhóm các yếu tố vĩ mô) .........................119
4.2.4.5 Lạm phát ..............................................................................................................119
4.2.4.6 Lãi suất .................................................................................................................119
4.2.4.7 Đối với chỉ số quản trị cấp quốc gia ....................................................................120
5.3.

Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án ............................................122

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ................................................................................................123
KẾT LUẬN CHUNG ......................................................................................................124


ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến TNNL từ các nghiên cứu trước .............. 46
Bảng 3.1: Bảng tóm tắt tính toán các biến số nghiên cứu ................................................. 59
Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu hoạt động ngân hàng ............................................................... 81
Bảng 4.2: Tốc độ tăng vốn điều lệ, vốn huy động và tổng tài sản của các NHTMCPVN 82
Bảng 4.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Việt Nam.................................. 88
Bảng 4.4: Mức tăng và tốc độ tăng TNNL của NHTMCP Việt Nam .............................. 90
Bảng 4.5: Thu nhập ngoài lãi của NHTMCP Việt Nam ................................................... 91
Bảng 4.6: Tỷ trọng TNNL của NHTMCP Việt Nam ....................................................... 92
Bảng 4.7: Bảng thống kê mô tả các biến trong nghiên cứu ............................................... 96
Bảng 4.8: Bảng ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu ................. 97
Bảng 4.9: Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến ...................................................... 98

Bảng 4.10 : Kết quả hồi quy theo phương pháp Pooled-OLS ........................................... 99
Bảng 4.11 : Kết quả hồi quy theo phương pháp FEM ..................................................... 100
Bảng 4.12 : Kết quả hồi quy theo phương pháp REM..................................................... 101
Bảng 4.13 : Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình ........................................................... 102
Bảng 4.14 : Kết quả kiểm định Wald của mô hình .......................................................... 102
Bảng 4.15 : Kết quả kiểm định Wooldridge của mô hình ............................................... 103
Bảng 4.16 : Kết quả hồi quy sau khi khắc phục khuyết tật của mô hình bằng FGLS ..... 103
Bảng 4.17 : Kết quả hồi quy bằng phương pháp GMM .................................................. 104
Bảng 4.18 : Kết quả hồi quy bằng phương pháp LASSO ................................................ 106
Bảng 4.19 : Bảng tổng hợp các yếu tố tác động đến TNNL ............................................ 106
Bảng 4.20: Bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu ................................................................ 109


x

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1: Tình hình vốn điều lệ, vốn huy động và tổng tài sản của các NHTMCPVN ........83
Biểu đồ 4.2: Lợi nhuận ròng và ROA của các NHTMCP Việt Nam .........................................85
Biểu đồ 4.3: Vốn chủ sở hữu của các NHTMCP Việt Nam năm 2017 so với năm 2010 ..........86
Biểu đồ 4.4: Tổng tài sản và dư nợ tín dụng của các NHTMCP Việt Nam ..............................87
Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động của các NHTMCP Việt Nam................................88
Biểu đồ 4.6: Tỷ trọng các khoản thu nhập của các NHTMCP Việt Nam ..................................89
Biểu đồ 4.7: Tổng thu nhập ngoài lãi của các NHTMCP Việt Nam .........................................90
Biểu đồ 4.8: Thu nhập ngoài lãi của các NHTMCP Việt Nam .................................................91
Biểu đồ 4.9: Số lượng máy ATM/POS/EFTPOS/EDC .............................................................94
Biểu đồ 4.10: Số lượng giao dịch và giá trị giao dịch qua hệ thống máy ATM/POS/
EFTPOS/EDC............................................................................................................95
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu ....................................................................................................54



1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

1.1.

Tính cấp thiết của nghiên cứu
Trong vài thập kỷ qua, nhiều ngân hàng trên thế giới đã đa dạng hóa danh mục đầu

tư của mình để cung cấp các dịch vụ phi truyền thống, và đây cũng là lĩnh vực thu hút
nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu bởi vì tầm quan trọng và tính thời sự của lĩnh
vực nghiên cứu này.
Thứ nhất, đối với các NHTM thì ngoài nguồn thu từ các hoạt động truyền thống hay
còn gọi là nguồn thu từ lãi của các hoạt động tín dụng hay các hoạt động kinh doanh đầu
tư, thì các NHTM còn có nguồn lợi nhuận từ hoạt động phi truyền thống hay còn gọi là
nguồn TNNL như phí dịch vụ, hoa hồng, bảo hiểm, chứng khoán. Thực tế cho thấy,
TNNL đã chiếm hơn 40% thu nhập hoạt động trong ngành ngân hàng kể từ đầu những
năm 2000 (DeYoung và Rice 2004).
Thứ hai, trong thời gian gần đây, ngành ngân hàng trên thế giới chứng kiến sự thay
đổi đáng kể của công nghệ, môi trường cạnh tranh, nhu cầu của khách hàng hay chính
sách tài chính của nhà nước. Đây chính là những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển
không ngừng của những sản phẩm dịch vụ phi truyền thống. Có thể thấy xu hướng hoạt
động hiện nay của hệ thống NHTM trên thế giới là đẩy mạnh đa dạng hóa nguồn thu
nhập. Giá trị trung bình của tỷ lệ TNNL/tổng thu nhập của hệ thống ngân hàng châu Âu
là 34.1% ở giai đoạn 2002-2007, và là 32.4% ở giai đoạn 2008-2012 (Joaquín Maudos
2017). Con số này của hệ thống ngân hàng châu Á giai đoạn 1995-2009 là 65.58% (Lee,
Yang và Chang 2014). Nghiên cứu của Lee và ctg. (2014) cho thấy việc thay đổi cấu trúc
thu nhập là do việc tái cấu trúc thị trường tài chính châu Á, cuộc khủng hoảng tài chính
châu Á 1997-1998, mức thu nhập của từng quốc gia và đặc trưng kinh doanh của từng

loại hình ngân hàng.
Về mặt lý thuyết, đa dạng hóa thu nhập, gia tăng tỷ lệ TNNL có thể tạo ra nguồn thu
nhập hoạt động ổn định hơn cho ngân hàng, từ đó cải thiện hiệu quả kinh doanh có điều
chỉnh rủi ro (Apergis 2014; Chiorazzo, Milani và Salvini 2008; DeYoung và Rice 2004;
Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh 2017; Odesanmi và Wolfe 2007). Có nhiều nguyên


2

nhân dẫn đến việc thay đổi cấu trúc thu nhập của các NHTM có thể kể đến như sự thay
đổi của môi trường cạnh tranh, công nghệ, nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài
chính của người dân, vốn đầu tư nước ngoài, chính sách tài chính hay việc tái cơ cấu hệ
thống ngân hàng. Chính điều này đã thúc đẩy các ngân hàng mở rộng phạm vi hoạt động
và đa dạng hóa những sản phẩm dịch vụ mình cung cấp cho khách hàng (Nguyễn Minh
Sáng và Nguyễn Thị Thùy Trang 2018).
Thứ ba, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến TNNL, cụ thể như việc bãi bỏ quy định, phát
triển công nghệ, quy mô ngân hàng và hiệu quả hoạt động ngân hàng. Tự do hóa lĩnh vực
tài chính, bãi bỏ quy định và phát triển công nghệ đã làm giảm lợi thế cạnh tranh của các
NHTM. Hiện nay, đa phần các nghiên cứu trong và ngoài nước về TNNL là về các yếu
tố thuộc đặc điểm của ngân hàng trong mối liên hệ với TNNL gồm các yếu tố: qui mô
ngân hàng, tỷ lệ tiền gửi/tổng tài sản, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, vốn chủ sở hữu/tổng tài
sản, cho vay/tổng tài sản, dự phòng rủi ro tín dụng/tổng tài sản, chi phí/thu nhập, lợi
nhuận sau thuế/tổng tài sản. Các nghiên cứu này đưa ra nhiều kết luận khác nhau về yếu
tố cũng như chiều hướng tác động trong các nghiên cứu của Kevin J. Stiroh (2002),
Hakimi, Hamdi và Djelassi (2012), Köhler (2014), Damankah, Anku-Tsede và
Amankwaa (2014), Abedifar, Molyneux và Tarazi (2014), Aslam, Mehmood và Ali
(2015), Meng, Cavoli và Deng (2018), Hamdi, Hakimi và Zaghdoudi (2017), Nguyễn
Minh Sáng và Nguyễn Thị Thùy Trang (2018).
Ngoài ra còn có các nghiên cứu kết hợp giữa các yếu tố nội tại ngân hàng (vi mô) và
các yếu tố vĩ mô như tăng trưởng GDP, cho thấy có ảnh hưởng cùng chiều đến TNNL

(Đặng Hữu Mẫn và Hoàng Dương Việt Anh 2014; Engle, Moshirian, Sahgal và Zhang
2014; Hakimi và ctg. 2012; Hamdi và ctg. 2017; M. Nguyen, Skully và Perera 2012;
Trần Chí Chinh và Nguyễn Hữu Tiến 2016). Tuy nhiên vấn đề này lại trái ngược trong
các nghiên cứu của Chortareas, Garza-García và Girardone (2012), Đoàn Anh Tuấn
(2018), Hahm (2008), Nguyễn Thị Diễm Hiền và Nguyễn Hồng Hạt (2016), Trần Huy
Hoàng và Nguyễn Hữu Huân (2016); lạm phát có ảnh hưởng cùng chiều đến TNNL
trong các nghiên cứu của Chortareas và ctg. (2012), Damankah và ctg. (2014), Hahm
(2008). Bên cạnh đó, nghiên cứu của DeYoung và Rice (2004), Rogers và Sinkey Jr
(1999), Valverde và Fernández (2007) còn cho thấy các NHTM lớn cùng với các tiến bộ


3

khoa học công nghệ đã thu được nhiều TNNL hơn những NHTM nhỏ hơn.
Thứ tư, cho đến nay cũng có nhiều các nghiên cứu về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân
hàng, tuy nhiên chủ yếu là về cạnh tranh tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng
như: Casu và Girardone (2009), Carbo-Valverde, Rodriguez-Fernandez và Udell (2009),
Ariss (2010), Soedarmono, Machrouh và Tarazi (2011), J. Nguyen (2012), Phạm Minh
Điển, Dương Thị Kim Hoàng và Dương Quỳnh Nga (2016), Võ Xuân Vinh và Đặng Bửu
Kiếm (2016). Nghiên cứu về tác động của sức mạnh thị trường đối với tỷ lệ thu nhập lãi
cận biên (Hahm 2008; J. n. Maudos và De Guevara 2004; J. Nguyen 2012), về ổn định tài
chính (Agoraki, Delis và Pasiouras 2011; Jesus và Gabriel 2006), về hiệu quả của ngân
hàng (Ariss 2010; Delis và Tsionas 2009) và về các quy định của ngân hàng (Beck 2008;
Fonseca và González 2010) cũng được đề cập tới.
Có thể thấy, chưa có nhiều các nghiên cứu trong và ngoài nước về cạnh tranh đến
TNNL cũng như các kết quả nghiên cứu về các yếu tố tác động đến TNNL cũng chưa có
sự thống nhất với nhau, do có sự khác biệt về phương pháp nghiên cứu cũng như sự khác
biệt của từng quốc gia. Trong khi đó, hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa có công trình
nghiên cứu nào về TNNL được thực hiện trong mối quan hệ giữa cạnh tranh đến TNNL.
Hơn 30 năm đổi mới và hội nhập của đất nước, Việt Nam đã từ một trong những

nước nghèo và khó khăn nhất thế giới trở thành quốc gia có thu nhập trung bình với thu
nhập bình quân đầu người tăng từ mức dưới 100 USD lên khoảng 2.600 USD vào năm
2018, tăng trưởng GDP thuộc nhóm tăng trưởng nhanh nhất thế giới từ năm 1990 đến
nay, nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Song
song đó hệ thống các NHTM được phát triển ở quy mô lớn, là kênh dẫn vốn chủ chốt
trong nền kinh tế. Chính sự tiến bộ trong công nghệ thông tin và truyền thông đã làm gia
tăng sự cạnh tranh giữa các ngân hàng cũng như sự đa dạng của các nhu cầu đối với các
dịch vụ tài chính đã buộc các ngân hàng phải điều chỉnh các sản phẩm và dịch vụ đa
dạng hơn.
Bối cảnh nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài về các yếu tố ảnh hưởng đến
TNNL đã đặt ra hai vấn đề cần xem xét:
+ Một là, kết quả nghiên cứu chưa đồng nhất sẽ nảy sinh nhiều tranh luận khác nhau,
và tồn tại những hạn chế hay khoảng trống nghiên cứu mà các tác giả trước chưa xem xét
tới.
+ Hai là, ở trong nước lĩnh vực nghiên cứu này chưa được quan tâm nên chưa thể


4

hình thành được cơ sở tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách để có định hướng
xây dựng phát triển ngành ngân hàng trong nước phát triển ổn định và bền vững theo
hướng giảm bớt sự tập trung vào nguồn thu từ lãi suất của các hoạt động tín dụng và nên
đẩy mạnh tìm kiếm thu nhập từ các hoạt động dịch vụ phi tín dụng. Nhất là trong bối
cảnh các NHTMVN hiện nay vừa thực hiện xong việc chuyển dịch cơ cấu đa dạng hóa
thu nhập theo hướng phát triển các sản phẩm phi truyền thống trong giai đoạn 5 năm từ
2011 đến 2015 theo Quyết định số 254/QĐ-TTg. Chính vì thế càng làm cho môi trường
cạnh tranh trong ngành ngân hàng Việt Nam ngày càng khắc nghiệt, không chỉ cạnh
tranh giữa các NHTM trong nước mà còn cạnh tranh với các NHTM nước ngoài. Công
nghệ thay đổi thúc đẩy các NHTM thay đổi hướng hoạt động để phù hợp với nhu cầu của
khách hàng. Hơn nữa, tiếp nối đề án này là Quyết định số 986/QĐ-TTG ngày 08/08/2018

phê duyệt chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng
đến năm 2030, với mục tiêu gần nhất đến cuối năm 2020 là gia tăng tỷ trọng thu nhập từ
hoạt động dịch vụ phi tín dụng của các NHTM với mức tăng khoảng 12 - 13%. Hiện nay,
tỷ lệ này trong các NHTMCPVN giai đoạn 2011 – 2017 bình quân là 20,48%, cụ thể
năm 2017 là 23,31%.
Do vậy, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến TNNL của các NHTM xem xét
trên mối quan hệ với cạnh tranh kết hợp với các yếu tố nội tại của ngân hàng cùng với
các yếu tố vĩ mô tác động đến TNNL, nhằm đa dạng hóa và phân tán rủi ro, tạo ra chuỗi
giá trị gia tăng và các biện pháp để nâng cao TNNL, là vấn đề hết sức quan trọng và cần
thiết với các NHTMVN trong giai đoạn hiện nay, do đó tác giả đã chọn đề tài: “Nghiên
cứu các yếu tố ảnh hưởng đến TNNL của các ngân hàng thương mại Việt Nam” sẽ
phần nào giúp cho các nhà quản trị ngân hàng nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến
TNNL. Từ đó đưa ra các quyết định hợp lý nhằm hài hòa các nguồn thu nhập khác nhau
góp phần gia tăng thu nhập cho các NHTM.

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: xác định các yếu tố tác động và ước lượng mức độ tác động

của các yếu tố đến TNNL của các NHTMVN. Từ đó đề xuất các khuyến nghị nhằm
nâng cao TNNL cho các NHTMVN.
- Mục tiêu cụ thể:
(1) Phân tích thực trạng đa dạng hoá hoạt động và TNNL của các NHTMCPVN.


5

(2) Xác định chiều hướng tác động và ước lượng mức độ tác động của các yếu tố đến
TNNL của các NHTMCPVN.

(3) Đề xuất các các khuyến nghị nhằm gia tăng TNNL, qua đó nâng cao TNNL của
các NHTMCPVN.

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu

Để làm rõ các mục tiêu trên, các câu hỏi nghiên cứu bao gồm:
(1) Thực trạng việc đa dạng hóa hoạt động và TNNL của các NHTMCPVN như thế
nào?
(2) Chiều hướng tác động và mức độ tác động của các yếu tố đến TNNL của các
NHTMCPVN?
(3) Các khuyến nghị nào nhằm nâng cao TNNL cho các NHTMCPVN?

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến TNNL của các NHTMCPVN.
Phạm vi nghiên cứu: Gồm 27 NHTMCPVN trong giai đoạn 2010-2017. Dữ liệu được
thu thập từ BCTC đã kiểm toán, báo cáo thường niên của các NHTMCPVN, các báo cáo
tổng kết của Ngân hàng Nhà nước và các chỉ số kinh tế vĩ mô thu thập từ World Bank và
Tổng cục thống kê Việt Nam, Thomson Reuters.

1.5.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng với kỳ vọng đạt được mục tiêu nghiên
cứu đề ra. Đầu tiên, nghiên cứu lược khảo các khái niệm và lý thuyết liên quan đến các

yếu tố tác động đến TNNL, cơ sở đo lường TNNL, phương pháp đo lường TNNL. Tiếp
đến, nghiên cứu tiến hành tổng hợp các yếu tố tác động đến TNNL, đánh giá các yếu tố
tác động và các phương pháp đo lường các yếu tố này với mục đích hình thành cơ sở cho
việc lựa chọn mô hình cũng như các yếu tố tác động đến TNNL trong bối cảnh các
NHTMCPVN.
Sau đó, luận án thiết kế nghiên cứu theo dữ liệu dạng bảng cân bằng với mẫu nghiên
cứu được thu thập từ 27 NHTMCPVN trong giai đoạn 2010-2017 có hoạt động công bố
thông tin về BCTC kiểm toán cuối năm và báo cáo thường niên có liên quan đến quá
trình hoạt động cả năm của các NHTMCPVN. Với mô hình tuyến tính, luận án sử dụng


6

phương pháp ước lượng dữ liệu bảng bằng mô hình hồi quy theo Pooled-OLS, FEM,
REM, FGLS và GMM trên bộ dữ liệu gồm 8 năm của 27 NHTMCPVN. Ngoài ra, nghiên
cứu cũng sử dụng phương pháp hồi quy LASSO để kiểm định lại các yếu tố ảnh hưởng
đến TNNL làm căn cứ đối chiếu với các kết quả của mô hình hồi quy phù hợp được lựa
chọn nhằm nâng cao độ tin cậy của kết quả nghiên cứu.
Cuối cùng, luận án áp dụng các mô hình nghiên cứu đã được đề xuất nhằm xác định
chiều hướng tác động của các yếu tố đến TNNL của các NHTMCPVN. Kết quả phân tích
từ việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến TNNL đối với mẫu nghiên cứu là 27
NHTMCP sẽ là cơ sở để xuất các các khuyến nghị nhằm gia tăng TNNL, qua đó nâng
cao TNNL của các NHTMCPVN.

1.6.

Đóng góp của luận án

Về mặt khoa học, điểm mới trong luận án này là nghiên cứu về tác động của cạnh
tranh đến TTNL của các NHTMCPVN, hoàn thiện phạm vi nghiên cứu theo khía cạnh

cạnh tranh mà hiện nay vẫn còn rất ít nghiên cứu. Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên đưa
vào đánh giá tác động của yếu tố quản trị ở cấp quốc gia theo chỉ số Governance của
World Bank.
Nghiên cứu này được thực hiện cũng giống như các nghiên cứu trước là sử dụng đo
lường TNNL dựa vào kết quả hoạt động kinh doanh, và mô hình kinh tế lượng được sử
dụng trong nghiên cứu này là ước lượng dữ liệu bảng cân bằng. Dựa trên nền tảng lý
thuyết về nguồn lực, Lý thuyết quyền lực thị trường, Lý thuyết tài chính và đa dạng hóa
đầu tư để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng TNNL của NHTMCPVN, và điểm mới trong
luận án là nghiên cứu về tác động của cạnh tranh đến TTNL của các NHTMCPVN, hoàn
thiện phạm vi nghiên cứu theo khía cạnh cạnh tranh. Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên đưa
vào đánh giá tác động của yếu tố quản trị ở cấp quốc gia theo chỉ số Governance của
World Bank.
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu cũng có thể sử dụng cho các nghiên cứu sau này
không những ở phần cập nhật cơ sở lý thuyết mà nó còn so sánh kết quả thu được với kết
quả các nghiên cứu trước đây. Bên cạnh đó, đây là một nghiên cứu với mục đích kiểm
nghiệm lại các kết quả nghiên cứu trước đây, đồng thời mở ra các hướng tiếp theo cho


7

các nghiên cứu sau này đối với việc áp dụng mô hình hồi quy LASSO trong nghiên cứu
về TNNL của các NHTMVN.

1.7.

Những phát hiện mới từ kết quả nghiên cứu
Với việc sử dụng số liệu từ các NHTMCP tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ

2010 đến 2017 được thu thập trên website của các NHTMCPVN, các báo cáo tổng kết
của Ngân hàng Nhà nước và các chỉ số kinh tế vĩ mô thu thập từ World Bank và Tổng

cục thống kê Việt Nam, Thomson Reuters cho thấy: (i) TNNL của các NHTMCPVN
trong giai đoạn 2010-2017 có tỷ trọng trung bình khoảng 20,47% trong tổng thu nhập của
các NHTMCPVN; (ii) Tốc độ tăng tài sản, nguồn vốn của các NHTMCPVN không đem
lại khả năng sinh lời tương xứng trong giai đoạn nghiên cứu; (iii) TNNL của các
NHTMCPVN cơ bản đến từ nguồn dịch vụ thanh toán và tiền mặt cùng với ủy thác, đại
lý và các khoản nợ xấu đã xử lý.
Bằng việc sử dụng các mô hình hồi quy Pooled-OLS, FEM, REM, FGLS, GMM và
LASSO, phát hiện mới từ kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy có 8 yếu tố có ảnh
hưởng và đều có ý nghĩa thống kê đến TNNL theo phương pháp FGLS là: NIM,
EQUITY, TEC, COST, INF, GDP, IR và CCE và nghiên cứu tìm thấy sự tác động của
biến DEP, ROA, PVE, COM và HHI theo phương pháp GMM và LASSO. Đây là
phương pháp mới trong việc xác định các yếu tố tác động đến TNNL mà không chịu tác
động của việc đưa quá nhiều biến trong mô hình, bỏ qua sự ảnh hưởng của phương sai sai
sô thay đổi cũng như tự tương quan. Đây là điểm khác biệt so với các nghiên cứu định
lượng trước đây về TNNL.
Điểm nổi bật trong nghiên cứu này là tác giả đã tìm thấy sự tác động của biến vĩ
mô đánh giá hiệu quả quản trị (Governance Index) theo bộ 6 chỉ số của World Bank có
tác động đến TNNL gồm nhóm biến PVE. Từ các kết quả nghiên cứu tìm được, tác giả
cũng đưa ra các kết luận và khuyến nghị đối với các nhà quản lý các NHTM, các nhà
quản lý nhà nước và hoạch định chính sách vĩ mô nhằm tạo môi trường kinh doanh ổn
định, thuận lợi góp phần thúc đẩy việc gia tăng TNNL của các NHTMCPVN.

1.8.

Kết cấu luận án
Luận án được chia thành 5 chương, mỗi chương đều có phần giới thiệu và kết luận


8


riêng, ngoài ra còn có các phần mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, hình ảnh,
danh mục chữ viết tắt, tài liệu tham khảo và phụ lục.
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu. Chương này nêu ra tính cấp thiết của luận án,
tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước, đưa ra mục tiêu, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, điểm mới cũng như những đóng góp về mặt khoa
học cũng như về mặt thực tiễn của luận án.
Chương 2: Cơ sở lý luận về thu nhập ngoài lãi và các yếu tố ảnh hưởng đến thu
nhập ngoài lãi của ngân hàng thương mại. Nội dung chương này trình bày về tổng
quan cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến TNNL của các ngân
hàng thương mại Việt Nam bao gồm: lý thuyết về nguồn lực, lý thuyết quyền lực thị
trường, lý thuyết tài chính và đa dạng hóa thu nhập. Bên cạnh đó, chương 2 cũng trình
bày các nghiên cứu trước có liên quan và hệ thống lại các kết quả của các nghiên cứu
trước, trình bày các khoảng trống nghiên cứu của luận án.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này được trình bày thành hai mục
chính là phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu dựa trên các mục tiêu xây dựng
ở chương 1, và các lý thuyết tại chương 2. Theo đó nghiên cứu thực hiện ước lượng mô
hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến TNNL của các ngân hàng thương mại cổ phần
Việt Nam. Nghiên cứu cũng trình bày cách xác định các biến nghiên cứu, giả thuyết
nghiên cứu cũng như các phương pháp xử lý, lựa chọn các kết quả định lượng thu được
từ các mô hình Pooled-OLS, FEM, REM, FGLS, GMM và LASSO.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương này đưa ra các kết quả
nghiên cứu đồng thời đưa ra các nhận xét trong quá trình phân tích. Chương này cũng sẽ
trình bày thực trạng TNNL của các NHTMCPVN; phân tích kết quả nghiên cứu định
lượng về các yếu tố ảnh hưởng đến TNNL của các NHTMCPVN bằng mô hình định
lượng, và thảo luận kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trước.
Chương 5: Kết luận và các khuyến nghị. Nội dung chương được trình bày thành
hai phần chính là (i) phần kết luận – khái quát các kết quả đạt được theo mục tiêu nghiên
cứu đề ra; (ii) phần khuyến nghị - nêu ra những khuyến nghị nhằm nâng cao TNNL cho
các NHTMVN, cuối cùng là phần hạn chế và các hướng nghiên cứu tiếp theo.



9

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU NHẬP NGOÀI LÃI VÀ
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP NGOÀI LÃI CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Mục tiêu chính của chương nhằm trình bày các khái niệm về ngân hàng thương
mại và thu nhập ngoài lãi; Các lý thuyết nền tảng về nguồn lực, quyền lực thị trường, cấu
trúc hiệu quả, định hướng thị trường, lý thuyết cạnh tranh, lý thuyết tài chính làm cơ sở
để biện luận chiều hướng tác động của các yếu tố tác động đến TNNL. Trong chương này
cũng trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến TNNL và lược khảo các nghiên cứu trước có
liên quan đến TNNL, đây cũng là cơ sở để đưa ra khoảng trống nghiên cứu của luận án.

2.1. Các khái niệm
2.1.1 Ngân hàng thương mại
Theo Word Bank thì Ngân hàng là tổ chức tài chính nhận tiền gửi chủ yếu ở dưới dạng
không kỳ hạn hoặc tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và các khoản tiết kiệm. Dưới tiêu đề
“các ngân hàng” gồm có các ngân hàng thương mại chỉ tham gia vào các hoạt động nhận
tiền gửi, cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, các ngân hàng đầu tư hoạt động buôn bán
chứng khoán và bảo lãnh phát hành, các ngân hàng nhà ở cung cấp tài chính cho lĩnh vực
phát triển nhà ở và nhiều loại khác.
Theo Peter S Rose (1996) Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh
mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh
toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh
nào trong nền kinh tế
Theo Luật Các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010 quy
định: Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động
ngân hàng theo quy định của Luật này. Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung
ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi; cấp tín dụng;
cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

Như vậy, trong nghiên cứu này ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt


10

kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng, làm công tác tín dụng và các nghiệp vụ huy
động vốn, cung cấp phương tiện thanh toán, thực hiện cung cấp các nghiệp vụ chiết khấu,
dịch vụ tài chính khác với mục tiêu tồn tại, lợi nhuận và phát triển hoạt động kinh doanh
trên thị trường trong nước và quốc tế.

2.1.2 Khái niêm, thành phần và vai trò của thu nhập ngoài lãi
2.1.2.1

Khái niệm

Nguồn thu nhập của ngân hàng đến từ hai hoạt động cụ thể là nguồn thu từ lãi và
nguồn thu ngoài lãi. Nguồn thu từ lãi gồm các khoản thu từ cho vay của ngân hàng, đây
là nguồn thu chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn thu của ngân hàng
(Nguyễn Thị Liên Hoa và Nguyễn Thị Kim Oanh 2018). Nguồn thu ngoài lãi bao gồm
các khoản thu khác ngoài những khoản thu từ hoạt động cho vay và chứng khoán được
gọi là khoản thu ngoài lãi cụ thể: thu phí từ hoạt động cung cấp các dịch vụ nhận tiền gửi,
dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt và các dịch vụ khác của ngân hàng.
Hoàng Ngọc Tiến và Võ Thị Hiền (2010) cho rằng TNNL là các khoản thu nhập từ
hoạt động dịch vụ; kinh doanh ngoại hối, vàng bạc, đá quí; kinh doanh chứng khoán và
các hoạt động dịch vụ khác
Như vậy, trong nghiên cứu này TNNL là tổng thu nhập từ các hoạt động kinh
doanh sau khi trừ đi thu nhập lãi ròng và là các khoản thu khác ngoài những khoản thu từ
hoạt động cho vay.

2.1.2.2


Các thành phần của thu nhập ngoài lãi

Theo Kevin J. Stiroh (2002) TNNL là một thể loại không đồng nhất mà bao gồm
nhiều hoạt động khác nhau, do đó, nó được chia thành bốn thành phần chính - thu nhập
ủy thác, phí dịch vụ, doanh số giao dịch, lệ phí và các khoản thu nhập khác. Thu nhập ủy
thác là doanh thu liên quan đến hoạt động tín dụng của ngân hàng như quản lý các khoản
đầu tư cho người khác. Phí dịch vụ bao gồm doanh thu trực tiếp liên quan đến tài khoản
tiền gửi như ATM hoặc kiểm tra phí sử dụng. Lệ phí và thu nhập khác bao gồm tất cả các
chi phí khác, ví dụ như: phí cam kết cho vay, két an toàn, hoa hồng, tiền thuê đất. Huang
và Chen (2006) cho rằng các nguồn chính của các khoản TNNL đó là thu nhập từ hoạt
động phi tín dụng và thu nhập từ phí .


11

Theo Hoàng Ngọc Tiến và Võ Thị Hiền (2010) thì TNNL của NHTM được hình
thành từ chênh lệch giữa các khoản thu do cung ứng các sản phẩm dịch vụ khác ngoài
hoạt động tín dụng, thực hiện hoạt động kinh doanh, đầu tư và chi phí bỏ ra để thực hiện
các sản phẩm dịch vụ cũng như các hoạt động kinh doanh, đầu tư. Tỷ lệ TNNL càng lớn
thể hiện mức độ đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ khác ngoài tín dụng cũng như hiệu
quả của các sản phẩm dịch vụ này. Nó cũng đồng nghĩa với việc phân tán rủi ro trong
hoạt động kinh doanh giữa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
Theo Brunnermeier, Dong và Palia (2012) cho rằng TNNL bao gồm các hoạt
động như thu nhập từ kinh doanh chứng khoán, đầu tư và phí tư vấn, phí hoa hồng môi
giới và thu nhập ủy thác. Những hoạt động này là khác với việc nhận tiền gửi và cho vaycác chức năng truyền thống của các ngân hàng. Trong các hoạt động ngân hàng đang
cạnh tranh với các trung gian thị trường vốn khác như các quỹ đầu tư, quỹ tương hỗ, các
ngân hàng đầu tư, các công ty bảo hiểm và các quỹ cổ phần tư nhân.
Có thể nói, TNNL chủ yếu từ các khoản phí bao gồm phí gửi tiền và phí giao dịch,
phí thường niên, phí dịch vụ tài khoản hàng tháng, phí hoạt động, phí kiểm tra và tiền

gửi, v.v… Các ngân hàng sử dụng khoản TNNL như một cách tạo doanh thu và đảm bảo
thanh khoản trong trường hợp tỷ lệ vỡ nợ tăng. Các tổ chức phát hành thẻ tín dụng cũng
tính phí phạt, bao gồm phí trễ và phí vượt quá thời hạn thanh toán thẻ tín dụng (Keeton,
Mehra và Wilkes 2010). Không giống như thu nhập lãi, thu nhập này phần lớn không bị
ảnh hưởng bởi các chu kỳ thị trường kinh tế và tài chính và thường không bị kiểm soát
bởi luật pháp hoặc quy định.
Tóm lại, TNNL bao gồm các khoản thu phí từ hoạt động cung cấp các dịch vụ
nhận tiền gửi, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt và các hoạt động khác của ngân
hàng như phí phát hành thẻ tín dụng cũng tính phí phạt, bao gồm phí trễ và phí vượt quá
hạn thời gian thanh toán thẻ tín dụng.

2.1.2.3

Vai trò của thu nhập ngoài lãi

Hiện nay, TNNL lãi dần dần đóng vai trò quan trọng trong việc đóng góp vào thu
nhập chung của các ngân hàng, và là một trong những chiến lược nhằm gia tăng lợi
nhuận cho các ngân hàng khi hạn mức tăng trưởng tín dụng bị hạn chế theo trần của


12

NHNN. Ở nhiều ngân hàng, việc đẩy mạnh các hoạt động này đã gia tăng được tỷ trọng
thu nhập ngoài lãi lên mức cao.
Nhìn một cách tổng quát, lợi nhuận từ dịch vụ phi tín dụng góp phần không nhỏ
vào tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng, trong điều kiện các hoạt động tín dụng cho
vay truyền thống tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, để bù đắp cho sự bất lợi trong rủi ro này,
các ngân hàng đã chuyển hướng từ kinh doanh thu lãi theo phương thức truyền thống
sang tìm kiếm các nguồn thu nhập khác (Koetter, Kolari và Spierdijk 2012).
Ngoài ra, sự gia tăng các sản phẩm dịch vụ này cũng bắt nguồn từ nhu cầu của

người tiêu dùng về các sản phẩm dịch vụ mới trong ngân hàng ngày càng gia tăng. Thêm
vào đó, nhu cầu cũng giá tăng từ áp lực gia tăng dân số, cùng với mức sống ngày càng
được cải thiện từ phía người dân đòi hỏi các dịch vụ trong ngân hàng cần tiện lợi nhanh
chóng và an toàn hơn. Hơn nữa, sự thay đổi trong công nghệ trong những năm gần đây
(ATM và ngân hàng Internet) hiện đang phổ biến hơn so với nhiều năm trước, điều này
cũng ảnh hưởng đến cấu trúc chi phí của ngân hàng góp phần giảm chi phí xử lý thông tin
Block, Cooper và Hawtrey (2003). Điều này cũng đẩy các ngân hàng vào các cuộc cạnh
tranh công nghệ trong ngân hàng nhằm giảm chi phí sản xuất.
Trong bối cảnh tín dụng khó có thể tăng cao, áp lực thực hiện các quy định về an
toàn vốn (Basel) buộc các ngân hàng phải chuyển hướng trong hoạt động kinh doanh các
dịch vụ nhằm gia tăng TNNL nhằm ổn định thu nhập của ngân hàng. Hơn nữa, các ngân
hàng hiện nay cũng phải đối diện với nhiều thách thức khi xu hướng mở cửa và hợp tác
của các ngân hàng trên toàn thế giới. Sự phát triển này đã được thúc đẩy bởi toàn cầu
hóa, nhưng mặt khác, toàn cầu hóa cũng dẫn đến sự tăng trưởng nhanh chóng của thương
mại quốc tế, từ đó mang lại cơ hội trong kinh doanh phí dịch vụ (Gischer và Juttner
2003).Tuy nhiên, việc mở cửa hội nhập giao thương giữa các nước kéo theo một lượng
lớn các ngân hàng nước ngoài với tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ và trình độ quản
lý tham gia vào thị trường tài chính nội địa, cộng thêm sự sự cạnh tranh gay gắt vốn có
giữa khối ngân hàng trong nước càng làm cho vấn đề cạnh tranh giữa các ngân hàng gia
tăng. Trong bối cảnh đó, phát triển dịch vụ phi tín dụng là hướng đi hiệu quả để thay đổi
cơ cấu kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do vậy, TNNL có vai trò to lớn


13

trong việc ổn định ổn định thu nhâp cũng như hoạt động của các ngân hàng trong giai
đoạn hiện nay.

2.2. Các lý thuyết có liên quan đến thu nhập ngoài lãi
2.2.1 Lý thuyết về nguồn lực

2.2.1.1

Khái niệm

Lý thuyết nguồn lực (Resource-based view) là một trong những lý thuyết kinh tế
quan trọng nhất, được hầu hết doanh nghiệp của các nước phát triển áp dụng. Wernerfelt
(1984) là người đầu tiên xây dựng nền tảng cho lý thuyết nguồn lực của các doanh
nghiệp. Lý thuyết nguồn lực kết hợp những quan điểm truyền thông về chiến lược liên
quan đến những năng lực đặc biệt của doanh nghiệp và sự không đồng nhất của năng lực
các doanh nghiệp.

2.2.1.2

Tác động

 Tác động đến cạnh tranh trong ngân hàng:
Lý thuyết về nguồn lực cho rằng nguồn lực của doanh nghiệp chính là yếu tố
quyết định đến lợi thế cạnh tranh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, dựa trên tiền
đề là các doanh nghiệp trong cùng một ngành thường sử dụng những chiến lược kinh
doanh khác nhau và không thể dễ dàng sao chép được, vì chiến lược kinh doanh phụ
thuộc vào chính nguồn lực của doanh nghiệp đó. Trọng tâm của lý thuyết nguồn lực
chính là nguồn lực có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Ngân hàng là doanh nghiệp với loại hình kinh doanh tiền tệ mang tính đặc thù của
nền kinh tế, thì nguồn lực tài chính được coi là thước đo sức mạnh của doanh nghiệp tại
một thời điểm nhất định (Baral 2005; Kouser, Aamir, Mehvish và Azeem 2011; Phan Thị
Hằng Nga 2013). Lý thuyết nguồn lực được chứng minh phù hợp với các tổ chức kinh tế,
trong đó có ngành ngân hàng (Joseph và Rajendran 1992). Trọng tâm của lý thuyết nguồn
lực chính là nguồn lực có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh thể hiện ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, nguồn lực có giá trị: một nguồn lực có điều kiện để ngân hàng tạo ra
giá trị mang tầm chiến lược và giá trị tạo ra đó biến thành lợi thế cạnh tranh so với đối

thủ, hoặc khắc phục các điểm yếu của ngân hàng. Ngoài ra, chi phí cho việc đầu tư tạo ra
nguồn lực của ngân hàng không cao hơn chi phí mà doanh nghiệp thuê nguồn lực từ bên
ngoài được tính theo giá trị tương lai (Conner, Abernethy và Falloon 1992; Mahoney và
Pandian 1992).
Thứ hai, nguồn lực phải hiếm: trong tương lai, giá trị nguồn lực của ngân hàng


14

được phản ánh thông qua kỳ vọng giảm giá thấp trên mức thu nhập trung bình (Barney
1991).
Thứ ba, nguồn lực rất khó bị bắt chước: nguồn lực của ngân hàng phải tạo ra giá
trị gia tăng, cũng như tạo ra lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng. Lợi thế cạnh tranh này sẽ
bền vững nếu đối thủ cạnh tranh không thể bắt chước nguồn lực này một cách đầy đủ.
Nếu nguồn lực dựa trên tri thức, sự phức hợp của các yếu tố xã hội và quan hệ nhân quả
không định hình thì đối thủ cạnh tranh sẽ rất khó bắt chước. Như vậy, nguồn lực quan
trọng mà các ngân hàng nên hướng tối trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững chính
là nguồn lực tri thức, nguồn lực tổng hợp mang tính phức tạp từ các yếu tố xã hội hoặc
nguồn lực mà quan hệ nhân quả không rõ ràng (Peteraf 1993).
Thứ tư, nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh: phải là nguồn lực không thể thay
thế, nghĩa là nguồn lực này không thể được thay thế bởi một nguồn lực khác có giá trị
thấp hơn. Vì nếu đối thủ cạnh tranh có thế phát hiện ra một nguồn lực thay thế nguồn lực
hiện tại của ngân hàng, thì lúc này lợi thế cạnh tranh của ngân hàng sẽ chuyển thành lợi
thế cạnh tranh của đối thủ (Barney 1991).
 Tác động đến thu nhập của ngân hàng:
Nguồn lực có thể tác động đến thu nhập của ngân hàng. Các kết quả của Baral
(2005), Kouser và ctg. (2011), Phan Thị Hằng Nga (2013) đều cho rằng nguồn lực tài
chính có tác động đến thu nhập của ngân hàng. Vì khi ngân hàng sử dụng lý thuyết này
trong hoạt động của mình còn mang đến giá trị gia tăng cho doanh nghiệp thông qua sự
đa dạng hóa trong nguồn lực phân bổ vào trong hoạt động kinh doanh của mình.


2.2.1.3

Đo lường

Nguồn lực tài chính trong ngân hàng thể hiện qua các chỉ tiêu về quy mô và nguồn
vốn, khả năng sinh lời (Kỷ yếu hội thảo 40 năm ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2015).
Được đo lường như sau:


Nhóm chỉ tiêu về quy mô và nguồn vốn

Quy mô tài sản ngân hàng: Nguồn lực tài chính trong ngân hàng chủ yếu thể hiện ở
ở tài sản trên bảng cân đối của ngân hàng. Quy mô và chất lượng tài sản sẽ quyết định
đến sự tồn tại và phát triển của NHTM. Nguồn lực về tài sản có bao gồm tài sản sinh lời
(chiếm từ 80-90% tổng tài sản có) và tài sản không sinh lời (chiếm từ 10-20% tổng tài
sản có). Quy mô, cơ cấu và chất lượng tài sản quyết định đến sự tồn tại và phát triển của


15

ngân hàng. Chất lượng tài sản có là chỉ tiêu tổng hợp nói lên chất lượng quản lý, khả
năng thanh toán, khả năng sinh lời và triển vọng bền vững của một ngân hàng.
Vốn Chủ sở hữu: Trên bảng cân đối của NHTM, vốn chủ sở hữu bao gồm các
khoản mục cơ bản: Vốn điều lệ, lợi nhuận chưa phân phối và các quỹ. Trong đó, vốn điều
lệ là vốn được ghi trong điều lệ ngân hàng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn vốn chủ
sở hữu và có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Trong
trường hợp ngân hàng phá sản hoặc ngừng hoạt động thì nghĩa vụ thanh toán nợ sẽ được
thanh toán theo thứ tự: các khoản tiền gửi của khách hàng, nghĩa vụ với Chính phủ và
người lao động, các khoản vay và cuối cùng mới đến phần các chủ sở hữu. Nếu quy mô

vốn chủ sở hữu càng lớn thì người gửi tiền và người cho vay càng cảm thấy an tâm về
ngân hàng (với các điều kiện khác là như nhau). Do đó, nguồn lực vốn chủ sở hữu được
coi là cơ sở tạo niềm tin cho khách hàng.
Đồng thời nguồn lực về vốn chủ sở hữu còn thể hiện khả năng tài chính, năng lực
hoạt động của một ngân hàng. Vốn chủ sở hữu ảnh hưởng tới quy mô mở rộng mạng lưới
kinh doanh cũng như quy mô hoạt động của NHTM: Khả năng huy động vốn, khả năng
mở rộng tín dụng, dịch vụ, khả năng đầu tư tài chính, trình độ trang bị công nghệ. (Kỷ
yếu hội thảo 40 năm ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2015)


Nhóm khả năng sinh lời:

Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh doanh cũng như để đánh giá
sự phát triển bền vững của một ngân hàng. Các ngân hàng đạt lợi nhuận cao hơn là do
chúng sử dụng nguồn lực và hoạt động hiệu quả hơn (Olweny và Shipho 2011). Hiệu quả
hoạt động và khả năng sinh lời của ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Theo
Kỷ yếu hội thảo 40 năm ngân hàng nhà nước Việt Nam (2015) thì các chỉ tiêu đo lường
khả năng sinh lời như sau:
Lợi nhuận/Tổng tài sản (ROA): Khả năng sinh lời phản ánh kết quả hoạt động, đánh
giá hiệu quả kinh doanh và mức độ phát triển của một NHTM. Đứng trên góc độ từ
NHTM, thì một NHTM có khả năng sinh lời cao sẽ có khả năng tích luỹ cao, sẽ có điều
kiện trang bị, đầu tư công nghệ, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ thu hút khách hàng.
Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản (ROA) thể hiện khả năng của đơn vị trong việc sử dụng các
nguồn lực về tài sản của mình để tạo ra lợi nhuận. ROA càng cao thể hiện khả năng quản lý
của ban quản trị ngân hàng trong việc chuyển tài sản của ngân hàng thành lợi nhuận ròng.


×