Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Cơ sở lý luận về công nghiệp nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.95 KB, 22 trang )

Cơ sở lý luận về công nghiệp nông thôn
I-/ NÔNG THÔN VÀ CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN
1-/ Khái niệm về nông thôn.
Theo định nghĩa trong từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học thì nông
thôn được hiểu là khu vực dân cư tập trung chủ yếu làm nghề nông. Còn thành
thị thì được hiểu là khu vực dân cư mà phần lớn dân cư tập trung làm nghề
ngoài nông nghiệp. Hai định nghĩa đơn giản này đã nêu lên một trong những
điểm cơ bản khác nhau của nông thôn và thành thị, nhưng cũng chỉ mới đề cập
đến một trong những đặc điểm của nông thôn.
Định nghĩa nông thôn là gì được hiểu ở nhiều mặt:
- Về địa lý tự nhiên, nông thôn là một địa bàn rộng lớn trải ra thành các
vành đai bao quanh các thành thị.
- Về kinh tế, nông thôn là địa bàn hoạt động chủ yếu của các ngành sản
xuất vật chất nông lâm ngư nghiệp và các ngành nghề sản xuất và kinh doanh,
dịch vụ ngoài nông nghiệp, khác với hoạt động kinh tế của đô thị tập trung
hoàn toàn vào công nghiệp và dịch vụ.
- Về tính chất xã hội, cơ cấu dân cư ở nông thôn chủ yếu là nông dân và gia
đình họ, vói mật độ dân cư thấp, ngoài ra cũng có một số người làm việc ở nông
thôn nhưng sống ở đô thị và một số người làm việc ở đô thị nhưng sống ở nông
thôn.
- Về mặt văn hoá, nông thôn thường là nơi bảo tồn và lưu giữ được nhiều
di sản văn hoá của mỗi quốc gia như phong tục tập quán cổ truyền về đời sống,
lễ hội, các ngành nghề cổ truyền, y phục nhà ở di tích văn hoá, lịch sử, danh lam
thắng cảnh... Nông thôn là kho tàng văn hoá dân tộc, là nơi nghỉ ngơi và du lịch
xanh hấp dẫn đối với dân đô thị trong và ngoài nước.
- Về trình độ văn hoá, khoa học công nghệ hay mặt cơ sở hạ tầng, nông
thôn còn thấp, thua xa so với thành thị.
Trong quá trình công nghiệp hoá ở các nước đang phát triển, vấn đề công
nghiệp hoá nông thôn xuất hiện làm nảy sinh khái niệm và tiêu chí cụ thể của
nông thôn trong khi đó, chưa có tiêu chí cụ thể về nông thôn thì trước mắt tạm
chấp nhận tiêu chí về đô thị từ đó suy ra tiêu chí của nông thôn. Ở Việt Nam,


chính phủ ra quyết định số 132 HĐBT quy định nước ta có 5 loại đô thị:
BIỂU 1 - TIÊU CHÍ LOẠI ĐÔ THỊ
Tiêu chí
Đô thị
Số dân
Tỷ lệ lao
động ngoài
NN
Mật độ dân cư
Đô thị loại 1 > 1 triệu > 90% > 15.000 người/km
2
Đô thị loại 2 350.000 - 1 triệu > 80% > 12.000 người/km
2
Đô thị loại 3 100.000 - 350.000 > 70% > 10.000 người/km
2
Đô thị loại 4 30.000 - 100.000 > 70% > 8.000 người/km
2
Đô thị loại 5 4.000 - 30.000 > 60% > 600 người/km
2
Như vậy, nước ta phân loại đô thị theo 3 tiêu chí chủ yếu là số lượng
người dan một địa điểm dân cư, mật độ dân cư và tỷ lệ lao động ngoài ng. Qua
đó có thể thấy để là một đô thị thì phải đáp ứng được ba tiêu thức tối thiểu của
đô thị loại 5 hay ngược lại, để là khu vực nông thôn thì tiêu chí phải kém hơn
tiêu chí đô thị loại 5 tức là địa bàn có số dân cư trú dưới 4.000 người, mật độ
dân số thấp hơn 6.000 người/km
2
, tỷ lệ lao động làm nông nghiệp từ 40% trở
lên.
Tuy nhiên, việc phân biệt giữa hai khái niệm nông thôn và đô thị chỉ có
tính chất tương đối, trong thực tế vẫn đang tồn tại hoặc xuất hiện những sự

chòng gối, xen ghép về mặt đất đai, địa bàn dân cư cũng như các mặt hoạt
động kinh tế xã hội, nhất là mối quan hê nông thôn thành thị trên địa bàn của
đô thị nhỏ, thị trấn đang xuất hiện ngày càng nhiều ở các nước đang phát
triển.
2-/ Khái niệm về cơ cấu kinh tế.
Khi phân tích quá trình phân công lao động xã hội C.Mác viết “cơ cấu là sự
phân chia về mặt chất lượng và 1 tỷ lệ về số lượng của quá trình sản xuất, ở
đây bao gồm toàn bộ những quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình
độ của lực lượng sản xuất”.
Phát triển kinh tế hiệu quả luôn là mục tiêu phấn đấu của mọi quốc gia,
nhưng để phát triển kinh tế thì cần phải có một cơ cấu kinh tế hợp lý. Nếu một
nền kinh tế ở vào thời điểm cơ cấu kinh tế lạc hậu lỗi thời không đáp ứng được
nhu cầu phát triển thì tất yếu sẽ xảy ra chuyển dịch cơ cấu kinh tế để đạt được
sự hợp lý hơn. Vì vậy cơ cấu kinh tế có vai trò quyết định đến nền kinh tế của
một nước. Nền kinh tế mỗi nước, mỗi địa phương bao gồm nhiều bộ phận hợp
thành, kết hợp chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, tác động qua lại lẫn nhau,
có thể xem xét nền kinh tế trong mỗi quan hệ giữa các ngành kinh tế, giữa các
thành phần kinh tế, giữa các vùng lãnh thổ trong một hệ thống kinh tế quốc
dân thống nhất về mặt số lượng mà cả chất lượng nữa.
Vậy, cơ cấu kinh tế là một phạm trù kinh tế thể hiện mối quan hệ giữa các
bộ phận cấu thành nền kinh tế, gồm các ngành, các lĩnh vực, các thành phần
kinh tế phản ánh ở hai mặt chất và lượng. Còn cơ cấu kinh tế của một nước là
tổng thể các quan hệ kinh tế hay các bộ phận hợp thành nền kinh tế với quy
mô, trình độ công nghệ, tỷ trọng tương ứng từng bộ phận và sự tương tác
giữa các bộ phận ấy, gắn với điều kiện cụ thể trong từng giai đoạn phát triển
nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế đã được xác địh.
Cơ cấu kinh tế không chỉ giới hạn ở mối quan hệ giữa các ngành mang
tính cố định mà luôn luôn biến động, không có một khuôn mẫu mà tuỳ thuộc
vào điều kiện cụ thể theo không gian và thời gian. Vì vậy, cơ cấu kinh tế không
cố định lâu dài mà nó phải có những thay đổi cần thiết, thích hợp với sự thay

đổi của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.
Việc duy trì hay thay đổi cơ cấu kinh tế không phải là mục tiêu mà chỉ là
phương tiện nhằm tăng trưởng và phát triển kinh tế. Vậy nên chuyển dịch cơ
cấu kinh tế không phải là sự mong muốn chủ quan mà nó là một quá trình
phát triển tất yếu. Tuy nhiên một cơ cấu kinh tế hợp lý và hiệu quả thì vai trò
quản lý cũng rất quan trọng, đặc biệt việc xác định một cơ cấu kinh tế hợp lý
cho giai đoạn hiện tại cũng như thời gian tới nhằm đạt được mục tiêu tăng
trưởng và phát triển đã đề ra.
3-/ Khái niệm về cơ cấu kinh tế nông thôn.
Nông thôn là một trong hai khu vực kinh tế đặc trưng của nền kinh tế
quốc dân, khu vực kinh tế đô thị và khu vực kinh tế nông thôn. Kinh tế nông
thôn bao gồm các lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp liên quan đến sản
xuất nông nghiệp như công nghiệp chế biến, các ngành tiểu thủ công nghiệp,
các ngành dịch vụ ở nông thôn. Khu vực kinh tế nông thôn sản xuất vật chất
cung cấp cho xã hội những sản phẩm lương thực thực phẩm thoả mãn những
nhu cầu thiết yếu, nuôi sống con người. Những nhu cầu này không gì có thể
thay đổi mặc dù rồi đây khoa học kỹ thuật, kinh tế xã hội có phát triển đến
mấy, tỷ trọng của cải vật chất đóng góp cho xã hội của khu vực kinh tế nông
thôn có thể giảm dần nhưng khối lượng sản phẩm tuyệt đối không ngừng tăng
lên. Khu vực kinh tế nông thôn đã, đang và sẽ cung cấp ngày càng nhiều sản
phẩm nguyên liệu cho công nghiệp, chi viện lực lượng sản xuất cho khu vực
thành thị.
Khu vực kinh tế nông thôn được phát triển luôn gắn với tổng thể các quan
hệ kinh tế nhất định cơ cấu kinh tế nông thôn có mối quan hệ chặt chẽ, không
tách rời nhau trong những tỷ lệ về mặt lượng cũng như mặt chất. Cơ cấu kinh
tế nông thôn không chỉ giới hạn về các quan hệ, tỷ lệ giữa các ngành, các phân
ngành trong nông thôn. Nó tồn tại khách quan nhưng không mang tính bất
biến, luôn thay đổi thích ứng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân
công lao động xã hội từng thời kỳ. Như vậy, cơ cấu kinh tế nông thôn là tổng
thể các quan hệ kinh tế trong khu vực nông thôn, bao gồm các mối quan hệ

giữa các bộ phận hợp thành kinh tế nông thôn trong những điều kiện cụ thể về
không gian và thời gian. Nó bao gồm các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ
sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và cả các hoạt động văn hoá,
giáo dục, y tế phát triển tại các vùng nông thôn.
Khi xem xét nội dung của cơ cấu kinh tế nông thôn phải xem xét đến các
bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế trên địa bàn nông thôn: cơ cấu ngành, cơ
cấu vùng lãnh thổ.
- Cơ cấu ngành: Cùng với đà phát triển kinh tế xã hội đặc biệt là sự phát
triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội, khu vực nông thôn
không đơn thuần chỉ có hoạt động cua các ngành nông nghiệp mà phải được
phát triển cả công nghiệp và thương mại dịch vụ. Trong đó, ngành nông nghiệp
là ngành sản xuất chính chiếm tỷ trọng lớn, các ngành nghề khác nhằm hỗ trợ
cho ngành nông nghiệp phát triển đồng thời làm tăng thu nhập của nông dân.
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng xác lập quan hệ cân đối,
gắn bó giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ thương mại là vấn đề quan
trọng và cấp thiết. Mối quan hệ cung cầu giữa ba ngành này hết sức mật thiết
nông nghiệp tạo ra sản phẩm làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp, công
nghiệp phát triển sẽ tạo điều kiện cho dịch vụ phát triển theo, khi công nghiệp
phát triển các sản phẩm nông nghiệp sẽ được chế biến tạo nên những hàng
hoá có chất lượng và giá trị cao kích thích tiêu dùng xã hội tăng lên, từ đó quay
lại thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Việc thay đổi này sẽ tạo ra một cơ cấu kinh
tế hợp lý và tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của các ngành. Cơ cấu kinh tế
nông thôn phân theo ngành: nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ chế
biến nông lâm thuỷ hải sản, sản xuất vật liệu xây dựng, điện, cơ khí.
- Cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ: là thể hiện sự phân công lao động xã hội
theo lãnh thổ trên phạm vi nông thôn nhằm xác lập cơ cấu kinh tế bằng việc bố
trí các ngành sản xuất nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực của từng vùng.
Nhìn lại cơ cấu kinh tế nông thôn Việt Nam được tổ chức gắn với các
ngành nghề và lãnh thổ có thể phân ra như sau:
(1) Làng xã thuần nông nghiệp.

(2) Làng nông nghiệp, kiêm thêm nghề phụ
(3) Làng chuyên các ngành nghề truyền thống, thí dụ như làng gốm sứ,
làng dệt, làng thêu ren, làng sơn mài, làng nghề chạm khắc bạc và gỗ, làng
tranh, làng luyện đúc kim loại...
(4) Làng nghề mới hình thành (ven đô thị, ven các trục đường giao thông)
thí dụ như các làng vận tải, làng xây dựng, làng may mặc, làng làm đồ da dụng
cao cấp, làng vật liệu xây dựng, làng chế biến và cung cấp thực phẩm cho các
thành phẩm.
(5) Các cơ sở và doanh nghiệp phi nông nghiệp (trang trại, xí nghiệp phi
nông nghiệp ở các thị trấn thi tử) thường là quy mô nhỏ, thí dụ như các trạm
giống, trạm sửa chữa cơ khí, ngân hàng huyện, chi nhánh điện, hạt giao thông,
bưu điện, trường học, y tế.
(6) Các xí nghiệp dịch vụ thương mại của tỉnh.
(7) Các xí nghiệp dịch vụ thương mại Trung ương đặt tại địa bàn nông
thôn
Trong cơ cấu kinh tế nông thôn hiện tại ở Việt Nam, một thực thể bao
gồm các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn với phạm vi trải rộng từ các
dạng hình tổ chức hoạt động kinh tế từ (2) đến (5) đựoc quy ước là các dạng
hoạt động của công nghiệp nông thôn. Từ một nông thôn thuần nông nghiệp,
Việt Nam cần nỗ lực chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, đưa nông nghiệp
thoát khỏi thuần nông chuyển sang các dạng hình phi nông nghiệp nói chung.
Cơ cấu này gắn liền với nhu cầu kinh tế và đời sống nông thôn.
II-/ CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÀ THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HOÁ.
1-/ Khái niệm về công nghiệp nông thôn.
Bản thân nông nghiệp có những mặt hạn chế như không thể tự mình tạo
ra sự thay đổi mạnh mẽ về cơ sở vật chất kỹ thuật, về công nghệ và thiết bị để
hiện đại hoá sản xuất tạo ra mức tăng trưởng nhanh hơn, cũng như không đủ
khả năng tạo ra việc làm với thu nhập cao hơn cho số lao động tăng lên ở nông
thôn, mà phải cần đến sự tác động của công nghiệp. Nhưng chính công nghiệp

đô thị ở các nước công nghiệp lạc hậu lại chưa phát triển đến nước có thể thu
hút được nhiều lao động dư thừa ở nông thôn và các nhu cầu khác ở nông
thôn. Đó là lý do đặt ra vấn đề công nghiệp hoá nông thôn.
Công nghiệp nông thôn là một khái nhiệm đơn ngành dùng để chỉ một bộ
phận của ngành công nghiệp được tiến hành ở nông thôn, hoặc chính xác hơn
là các hoạt động sản xuất mang tính chất công nghiệp diễn ra ở nông thôn. Tuy
nhiên một số tác giả sử dụng thuật ngữ công nghiệp nông thôn để bao hàm
toàn bộ những hoạt động phi nông nghiệp diễn ra ở nông thôn, tức là bao gồm
cả xây dựng thương nghiệp và các loại dịch vụ khác. Dưới góc độ địa bàn sản
xuất, công nghiệp nông thôn là các hoạt động mang tính chất công nghiệp diễn
ra ở nông thôn của quá trình phân công lao động tại chỗ.
Công nghiệp nông thôn gọi chung cho các dạng hình hoạt động phi nông
nghiệp ở nông thôn, là một bộ phận của công nghiệp với các trình độ phát
triển khác nhau, phân bố ở nông thôn, gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội
ở nông thôn, bao gồm nhiều ngành nghề đan xen chặt chẽ với kinh tế nông
thôn, nhất là sản xuất nông nghiệp. Công nghiệp nông thôn không phải là toàn
bộ các hoạt động phi nông nghiệp hoặc bó hẹp trong các hoạt động tiểu thủ
công nghiệp ở nông thôn, mà bao gồm bộ phận sản xuất công nghiệp và các
dịch vụ có tính chất công nghiệp ở nông thôn của thợ thủ công chuyên nghiệp
và không chuyên nghiệp, các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu
hạn, các hợp tác xã, các tổ hợp, tổ sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp,
các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh chế biến lương thực thực phẩm hoặc các
xí nghiệp công nghiệp khác, quy mô vừa và nhỏ mà hoạt động của nó trực tiếp
gắn với kinh tế nông thôn.
Phát triển công nghiệp nông thôn là một trong những nội dung của công
nghiệp hoá, là bộ phận có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình phát triển
kinh tế xã hội ở khu vực nông thôn. Nó tác động tích cực và hiệu quả tới toàn
bộ sự phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh sản
xuất hàng hoá, góp phần thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn.

Công nghiệp hoá nông thôn là khái niệm để chỉ quá trình biến đổi của
công nghiệp nông thôn từ chỗ là các hoạt động kinh tế phụ trong cơ cấu kinh
tế thuần nông truyền thống trở thành ngành sản xuất chính trong cơ cấu kinh
tế mới ở nông thôn theo hướng giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp, gia tăng tỷ
trọng của phi nông nghiệp, bao gồm công nghiệp, xây dựng, thương nghiệp,
dịch vụ trên địa bàn.
Công nghiệp hoá nông thôn phải bắt đầu từ biến đổi của chính bản thân sản
xuất nông nghiệp thông qua việc tạo ra những tiền đề về năng suất lao động dư
thừa đủ để hình thành, duy trì và phát triển những hoạt động công nghiệp chuyên
ngành.
Công nghiệp hoá nông thôn chỉ ra quá trình thay đổi và những nỗ lực đa
ngành ở tầm vĩ mô từ các cơ quan Nhà nước các cấp nhằm biến đổi toàn bộ cơ
cấu kinh tế ở các vùng nông thôn mà trước hết là của sản xuất nông nghiệp.
Công nghiệp nông thôn biểu thị sự vận động nội tại của chính bản thân nông
thôn bắt đầu từ sản xuất nông nghiệp đáp ứng những nhu cầu đòi hỏi của thị
trường. Từ quan điểm phục vụ phát triển nông thôn, hai khái niệm công
nghiệp nông thôn và công nghiệp hoá nông thôn có những điểm khác nhau
nhưng đều hướng tới thực thi một vấn đề: xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập
thông qua con đường phi thuần nông, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tưang hàm
lượng côngnghiệp dịch vụ.
2-/ Vị trí công nghiệp nông thôn trong mối quan hệ với nông
nghiệp nông thôn.
Công nghiệp nông thôn là một bộ phận hợp thành cơ cấu công nghiệp -
nông nghiệp - dịch vụ ở địa bàn nông thôn do những đặc điểm vốn có của nó.
Theo quá trình tiến hành CNH - HĐH đất nước, công nghiệp nông thôn ngày
càng phát triển tự khẳng định vị trí của mình trong cơ cấu kinh tế nông thôn,
điều đó được thể hiện ở tỷ trọng gia tăng công nghiệp nông thôn theo các năm
có xu hướng tăng lên tuy rằng số lượng gia tăng còn nhỏ so với số lượng gia
tăng lớn của nông nghiệp khi tốc độ gia tăng có xu hướng giảm. Đây chính là
tính quy luật chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn trong sự nghiệp CNH -

HĐH nông thôn.
Tuy quá trình sản xuất, công nghiệp nông thôn không những là ngành
khai thác tài nguyên, mà cứ tiếp tục chế biến các nguyên liệu hay khai thác các
ngành nghề truyền thống ở nông thôn. Nghĩa là công nghiệp nông thôn trước
tiên gắn chặt với sản xuất nông nghiệp ở 3 vị trí của công nghiệp nông thôn
trong quan hệ với nông nghiệp.
- Ở vị trí đứng trước sản xuất nông nghiệp, công nghiệp nông thôn tạo ra
và cung cấp cho nông nghiệp công cụ và điều kiện bắt đầu tiến hành quy trình
sản xuất nông nghiệp như cung cấp máy móc, công cụ khai hoang làm đất,
thuỷ lợi hoa màu, phân bón.
- Ở vị trí song song với sản xuất nông nghiệp, công nghiệp cung cấp cho
nông nghiệp các máy móc công cụ chăm sóc cây trồng vật nuôi, thức ăn gia
súc, thuốc trừ sâu...

×