Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT GÓP PHẦN HOÀN THIỆNCÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤTVÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM NHẰM PHỤC VỤ YÊU CẦU QUẢN TRỊ KINH DOẠNH TẠI CÔNG TY VĂN PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.17 KB, 10 trang )

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT GÓP PHẦN HOÀN THIỆNCÔNG TÁC HẠCH
TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤTVÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM NHẰM PHỤC
VỤ YÊU CẦU QUẢN TRỊ KINH DOẠNH TẠI CÔNG TY VĂN PHÒNG PHẨM
HỒNG HÀ
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GÍA THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY VPP HỒNG HÀ
Qua quá trình tìm hiểu thực tế về công tác kế toán nói chung và công tác
quản lý, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng tại
Công ty Văn Phòng Phẩm Hồng Hà, em nhận thấy rằng:
Trải qua 40 năm tồn tại và trưởng thành, Công ty đã không ngừng phát
triển sản xuất, mở rộng quy mô cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Để thích ứng được với cơ chế thị trường, Công ty đã triển khai nhiều
biện pháp tìm kiếm thị trường, phát triển thêm các mặt hàng mới trên cơ sở
duy trì và phát huy các mặt hàng truyền thống nhằm đảm bảo việc làm cho
người lao động, đồng thời đảm bảo thu nhập và cải thiện đời sống cho họ. Để
đạt được mục tiêu trên, Công ty đã thường xuyên thực hiện công tác tổ chức
sắp xếp lại quy trình sản xuất, bố trí hợp lý các Phân xưởng và Phòng ban để
đảm bảo bộ máy gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả. Mặt khác, Công ty còn
mạnh dạn trang bị thêm và bổ xung thay thế một số thiết bị cho dây chuyền
sản xuất bút máy và dây chuyền sản xuất những mặt hàng mới. Công ty đã mở
rộng các đại lý tiêu thụ sản phẩm ở địa bàn Hà Nội và tỉnh thành trong phạm
vi cả nước, mở cửa dịch vụ bán và giới thiệu sản
phẩm tại 25Lý Thường Kiệt, xây dựng và sửa sang dãy nhà mặt phố để cho
thuê nhằm tăng thêm nguồn thu nhập để hỗ trợ vốn cho sản xuất chính của
Công ty.
Công ty đã luôn cố gắng tìm tòi hướng đi mới nhằm hòa nhập với nhịp điệu
phát triển chung của kinh tế đất nước. Đặc biệt trong cơ chế thị trường hiện
nay, sự nhạy bén linh hoạt trong công tác quản lý kinh tế, sản xuất đã trở
thành đòn bẩy tích cực cho quá trình phát triển của Công ty.
Trong sự phát triển chung của Công ty, bộ phận Kế toán thực sự là một
trong những bộ phận quan trọng của hệ thống quản lý kinh tế, quản lý doanh


nghiệp. Phòng Tài vụ Kế toán của Công ty được tổ chức tương đối hoàn chỉnh,
gọn nhẹ với đội ngũ nhân viên trẻ tuổi, năng động, có trình độ nghiệp vụ vững
vàng, nhiều kinh nghiệm, có trách nhiệm đối với phần hành kế toán do mình
phụ trách.
Hiện nay, Công ty đang áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên với
hình thức kế toán Sổ Nhật ký - Chứng từ. Đây là hình thức phù hợp với tình
hình quản lý tập trung, làm giảm đáng kể khối lượng ghi chép, tránh bị ghi
trùng lặp nên làm tăng năng suất lao động kế toán, cung cấp thông tin một
cách kịp thời, đầy đủ và chính xác theo từng yêu cầu quản lý của Công ty và các
đối tượng quan tâm.
Công ty đã thực hiện những bước đi đúng đắn, các biện pháp tích cực
nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh doanh. Công ty đã áp dụng
hình thức tổng quỹ lương và thanh toán lương theo sản phẩm nên khuyến
khích được nhân công tích cực hơn trong quá trình sản xuất ra sản phẩm.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn một số hạn chế mà Công ty cần phải
xem xét và điều chỉnh lại nhằm hoàn thiện hơn trong công tác hạch toán chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng và trong sự phát triển, mở
rộng sản xuất kinh doanh của Công ty nói chung.
Từ năm 1996 trở về trước, Công ty chỉ chuyên sản xuất bút máy phục vụ
chủ yếu cho học sinh phổ thông, chưa có dây chuyền sản xuất bút bi và các loại
bút cao cấp khác tiện lợi hơn trong việc sử dụng. Chính vì vậy, lượng tiêu thụ
mặt hàng sản xuất chính của Công ty là bút máy đã giảm dần. Năm 1997, Công
ty có đưa thêm vào sản xuất 2 loại bút mới nhưng mới chỉ tự sản xuất một số
phụ tùng chi tiết , còn lại vẫn phải nhập dưới dạng bán thành phẩm từ các
nước như Trung Quốc, Đài loan...
Phần lớn máy móc thiết bị của Công ty vẫn do Trung Quốc sản xuất,
trang bị và đã qua sử dụng gần 40 năm, đến nay đã quá cũ và lạc hậu dẫn đến
năng suất chất lượng thấp, chi phí giá thành sản xuất cao và sản phẩm sản
xuất ra không đủ sức để cạnh tranh với hàng nhập ngoại trong cơ chế thị
trường hiện nay. Gần đây, Công ty có trang bị thêm một số máy móc nhưng vì

nguồn vốn đầu tư có hạn nên dây chuyền sản xuất không đồng bộ dẫn đến sự
hạn chế của những thiết bị máy móc mới, sản phẩm sản xuất ra cũng chưa
được thị trường chấp nhận nhiều. Nguồn vốn của Công ty chủ yếu là vốn vay
ngắn hạn, nguồn vốn chủ sở hữu thấp, do vậy tránh để tình trạng vốn ứ đọng
nhiều.
Giá thành đơn vị một số sản phẩm năm 1997 có giảm so với năm 1996
nhưng tỷ lệ giảm còn thấp và không đồng đều. Năm 1998, giá thành một số sản
phẩm chính vẫn cao hơn so với kế hoạch đề ra.
Bộ máy kế toán tuy có nhiều kinh nghiệm với trình độ chuyên môn cao
nhưng phần hành kế toán mỗi người lại quá nhiều nên không tránh khỏi
những khó khăn trong công việc, cần thiết phải bố trí thêm nhân sự hợp lý và
củng cố bộ máy các phòng ban. Hệ thống sổ sách mà Công ty đang áp dụng đơn
giản và dễ hiểu nhưng nên đưa thêm vào một số mẫu sổ khác để dễ dàng đối
chiếu, so sánh hơn.
II. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH NHẰM PHỤC VỤ CÔNG VIỆC QUẢN TRỊ
KINH DOANH MÔT CÁCH CÓ HIỆU QUẢ TẠI CÔNG TY VPP HỒNG HÀ:
Hoàn thiện công tác hạch toán và tính giá thành sản phẩm là một trong
những yêu cầu cáp bách của các doanh nghiệp hiện nay cũng như đối với công
ty VPP Hồng Hà ,điều dó đưa kế toán trỏ thành một công cụ đắc lực cho các
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường .
Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan ,công tác hạch
toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của công ty còn một số vấn đề cần
phải xem xét lại và cần có những phương hướng hoàn thiện kịp thời giúp
doanh nghiệp đưa ra những quyết định sáng suốt đối với từng tình huống cụ
thể .Sau đây em xin phép được đưa ra một số kiến nghị ,đề xuất nhằm góp
phần hoàn thiện công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất kinh doanh để
nâng cao hiệu quả quản trị của công ty.
-- Thứ nhất :
Việc hạch toán chi phí của công ty còn một số chưa theo đúng nguyên

tắc ,do vậy dẫn đến sai lệch thông tin về chỉ tiêu giá thành sản xuất .Theo
em công ty nên phân loại chi phí theo khoản mục giá thành bởi việc phân
loại theo kiểu này có tác dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý CPSX theo định
mức ,cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm ,phân tích
tình hình thực hiên kế hoạch giá thành làm tài liệu tham khảo để lập định
mức CPSX và lập kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau. Toàn bộ chi
phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia thành các khoản mục chi phí
sau :
1* Chi phí nguyên liệu,vật liệu trực tiếp
2* Chi phí nhân công trực tiếp
3* Chi phí sản xuất chung: gồm có
- Chi phí nhân viên phân xưởng
- Chi phí vật liệu
- Chi phí dụng cụ sản xuất
- Chi phí khấu hao TSCĐ
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí bằng tiền khác
-- Thứ hai :
Về vấn đề tính giá thành , công ty đã sử dụng phương pháp tính giá thành
kế hoạch ,dựa vào đó làm căn cứ để so sánh phân tích ,đánh giá tình hình thực
hiên kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp .Tuy nhiên
cách tính giá này sẽ cho biết giá sản phẩm đúng ổ mức tương đối.Do vậy để
tính toán giá thành sản phẩm một cách chính xác hơn công ty nên tập hợp
riêng chi phí sản xuất cho từng sản phẩm ,và giá thành toàn bộ chỉ áp dụng
cho sản phẩm tiêu thụ mà thôi.
Yếu tố chi phối trực tiếp đến giá bán sản phẩm là giá thành ,do vậy việc áp
dụng sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật để tiết kiệm chi phí sao cho phù hợp
với khả năng quản lý của doanh nghiẹp là điều vô cùng quan trọng.
Muốn phân tích kỹ chỉ tiêu giá thành để tăng cường công tác quản trị
doanh nghiệp,công ty cần xây dựng hệ thống giá thành định mức cho một đơn

vị sản phẩm từng loại .So sánh giá thành định mức và thực tế thực hiện ,công

×