Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

XÂY DỰNG BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO LŨ LỤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAM LỘ TỈNH QUẢNG TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.75 KB, 55 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ HẢI DƯƠNG HỌC

Trịnh Thị Trang

XÂY DỰNG BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ
TỔN THƯƠNG DO LŨ LỤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
CAM LỘ TỈNH QUẢNG TRỊ

Khóa luận đại học hệ chính quy
Ngành: Thủy văn
Chương trình đào tạo: Chuẩn

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ HẢI DƯƠNG HỌC

Trịnh Thị Trang

XÂY DỰNG BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ
TỔN THƯƠNG LŨ CHO HUYỆN CAM LỘ TỈNH
QUẢNG TRỊ
Khóa luận đại học hệ chính quy
Ngành: Thủy văn
Chương trình đào tạo: Chuẩn

Cán bộ hướng dẫn:



PGS.TS. Nguyễn Thanh Sơn
ThS. Ngô Chí Tuấn

Hà Nội - 2016


LỜI CÁM ƠN
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS.TS
Nguyễn Thanh Sơn và ThS. Ngô Chí Tuấn, thầy đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn và
tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em trong thời gian thực hiện khóa luận này.
Em cũng chân thành cám ơn các thầy cô trong bộ môn Thủy văn học – Khoa
Khí tượng Thủy văn và Hải dương học và các bạn trong lớp đã giúp đỡ, đưa ra ý
kiến đóng góp để hoàn thành đề tài.
Khóa luận đã hoàn thành xong không thể không mắc những thiếu sót. Rất
mong nhận được nhận những lời phê bình và đóng góp quý báu của thầy cô.
Hà Nội, tháng 6 năm 2016
Sinh viên
Trịnh Thị Trang


MỤC LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4

5
6
7
8
9
10

Kí hiệu
BĐKH
CZMS
FVI
IPCC
ISDR
SAR
TAR
TM-DV
TNHH
UNESCOIHE

Ý nghĩa
Biến đổi khí hậu
Nhóm quản lý vùng ven biển
Tính dễ bị tổn thương do lũ
Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu
Chiến lược giảm nhẹ thiên tai quốc tế
báo cáo đánh giá lần II
báo cáo đánh giá lần III
Thương mại-dịch vụ
Tri nhánh hữu hạn
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên

hiệp quốc - Viện giáo dục Tài nguyên nước


DANH MỤC BẢNG 


DANH MỤC HÌNH VẼ


MỞ ĐẦU
Khu vực miền Trung nói chung và Quảng Trị nói riêng là nơi giao lưu của nhiều
đới khí hậu phức tạp, chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai đặc biệt là bão lũ.
Lũ lụt hàng năm thiệt hại rất lớn về người và của nên phòng và chống là mối
quan tâm hàng đầu của xã hội. Từ trước đến nay khi thống kê thiệt hại của bão lũ chủ
yếu là thống kê các tài sản và số người bị chết để tính ra tổng thiệt hại bằng tiền. Tuy
nhiên, nếu chỉ liệt kê như thế thì chưa đủ vì ngoài nó ra lũ lụt còn ảnh hưởng đến các
mặt khác trong đời sống tinh thần và kinh tế - xã hội như: học sinh phải nghỉ học,
nguồn cung về tài sản khan hiếm , đất đai bị ngập không sản xuất được, phát sinh dịch
bệnh và những tổn thương về tinh thần khác nữa, đặc biệt là các tổn thương về xã hội,
môi trường và vật lý. Chính vì vậy, khóa luận này với cách tiệm cận để đánh giá toàn
diện bức tranh về thiệt hại có thể có trong tương lai gây ra bởi lũ lụt đã chọn huyện
Cam Lộ làm đối tượng nghiên cứu. Khóa luận có tên là: “Xác định bộ chỉ số đánh giá
tính dễ bị tổn thương do lũ lụt trên địa bàn huyện Cam Lộ tỉnh Quảng Trị”.
Khóa luận mới tìm hiểu và áp dụng các phương pháp nghiên cứu thông qua việc
lựa chọn bộ chỉ số thích hợp cho huyện Cam Lộ. Kết quả mới ở mức thử nghiệm. Tác
giả sẽ tìm hiều và hoàn thành trong bài nghiên cứu sau. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ
sở khoa học, thực tiễn là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định
chính sách xác định chiến lược phát triển bền vững và đảm bảo an ninh xã hội.
Bố cục khóa luận
Chương 1: Tổng quan về các nghiên cứu trong và ngoài nước về đánh giá tính

dễ bi tổn thương do lũ
Chương 2: : Phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt
Chương 3: Kết quả của thảo luận
Kết luận
Tài liệu tham khảo

8


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI
NƯỚC VỀ ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO LŨ

1.1.

CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

1.1.1. Ngoài nước
Trong các nghiên cứu của IPCC-CZMS đã nghiên cứu, đề xuất phương pháp
đánh giá tính dễ bị tổn thương đơn giản nhằm xác định và đánh giá các tác động của
mực nước biển dâng đến đời sống người dân trên bề mặt hành tinh và được ứng dụng
tại nhiều nơi. Phương pháp này kết hợp các nhận định của chuyên gia với dữ liệu về
các đặc tính vật lý và kinh tế - xã hội, từ đó phân tích, ước tính phổ các tác động của
mực nước biển dâng bao gồm cả phần giá trị mất đi của các vùng đất và đất ngập nước.
Tuy nhiên, đến 1999 Klein và Nicholls đã chỉ ra 5 hạn chế cơ bản của phương pháp
này liên quan đến các ràng buộc về kỹ thuật và khả năng cung cấp số liệu trong việc
mô hình hóa hệ thống và đánh giá định lượng
Tập trung nghiên cứu và hướng đến cộng đồng nhiều hơn, năm 2001 Nakamura
và cộng sự đã tiếp cận theo hướng của Penning-Rowsell về tính dễ bị tổn thương hộ gia
đình, dựa vào số thành phần như: kinh tế xã hội thay đổi theo tuổi
Đến 2004, Green đã tập trung phân tích tính dễ bị tổn thương về hộ gia đình và

biểu thị tính dễ bị tổn thương cộng đồng địa phương như là nhân tố có liên quan, dựa
vào các nhân tố như : thu nhập, sự cứu trợ, dịch vụ công cộng, năng lượng, giáo dục...
để xét tới sự tổn thương của cộng đồng địa phương. Green đã kết luận rằng: từ một hệ
thống các quan điểm, tính dễ bị tổn thương có thể được định nghĩa như là mối tương
quan giữa hệ thống kế hoạch và môi trường thay đổi theo thời gian. Theo cách tiếp cận
này thì việc đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt chú trọng ở khía cạnh xã hội và kết
hợp các thành phần tai biến tự nhiên, tuy nhiên ở đây chưa đề cập đến khả năng tự
phục hồi của xã hội cũng như yếu tố môi trường trong hệ thống bị ảnh hưởng của lũ
lụt.
Conner đã đưa các biện pháp công trình và phi công trình vào tính toán chỉ số dễ
bị tổn thương do lũ như là các yếu tố xã hội thể hiện khả năng chống chịu của cộng
đồng. Sebastian xác định tính dễ bị tổn thương lũ là sự kết hợp giữa xác suất thiệt hại
và khả năng chống chịu. Các nghiên cứu này chưa xét đến ảnh hưởng của vùng miền
(các yếu tố tự nhiên) nên chưa hoàn chỉnh, hay nói cách khác chưa biểu diễn được mối
tương tác tự nhiên – kinh tế xã hội khi xem xét bài toán tổng hợp đánh giá tính dễ bị
tổn thương.

9


Fussel, Hebb và Mortsch đã phân chia các nhóm yếu tố quyết định đến khả năng
dễ bị tổn thương của cộng đồng, khu vực (hệ thống) nhằm xác định các chỉ số thành
bốn nhóm, dựa vào sự tổ hợp giữa hai hệ thống là kinh tế xã hội và tự nhiên từ nhóm
các yếu tố nội và ngoại sinh, tuy nhiên, việc sử dụng số liệu và tính toán cũng còn chưa
hoàn chỉnh về cả tự nhiên và xã hội.
Zhen Fang đã sử dụng ba mô-đun: thích ứng, tính dễ bị tổn thương xã hội và
thiệt hại. Trong đó mô - đun thiệt hại chủ yếu xét đến các thiệt hại về kinh tế, dân tộc
và cơ sở hạ tầng,... còn các yếu tố khác về mặt xã hội, dân cư, tính chất cộng đồng và
lấy người dân làm trung tâm là chưa xét đến hoặc còn sơ sài. Hơn nữa việc tính mức độ
tổn thương bằng việc chồng chập các bản đồ là chưa thể hiện hết được sự tác động

khác nhau của các yếu tố đến tính dễ bị tổn thương do lũ lụt.
A.
Feteke coi tính dễ bị tổn thương xuất phát từ một biểu hiện cực đoan, có
hướng với biểu hiện tích cực. Các thành phần tạo nên tính dễ bị tổn thương bao gồm:
độ phơi nhiễm, tính nhạy và khả năng chống chịu dưới tác động của hiện tượng cực
đoan trong bối cảnh cụ thể. Ở đây, tác giả coi tính dễ bị tổn thương là một thành phần
của rủi ro thay đổi theo không gian, thời gian nhằm mục đích giảm thiểu tai biến. A.
Feteke đưa ra 41 biến số thuộc 3 thành phần (kinh tế, xã hội và môi trường) trên cơ sở
đáp ứng 3 tiêu chí (độ phơi nhiễm, tính nhạy và khả năng chống chịu), được thể hiện
qua 8 yếu tố (độ tuổi, sự phụ thuộc, trình độ, nguồn thu nhập, y tế, thể chế, loại hình
nhà cửa, tiềm năng kinh tế khu vực).. Hạn chế trong nghiên cứu của A.Feteke thể hiện
ở thành phần độ phơi nhiễm được lấy theo mật độ kết cấu hạ tầng là chưa phản ánh đầy
đủ yếu tố này.
Sumana Bhattacharya và Aditi Das đã đánh giá tính dễ bị tổn thương ở hiện tại
và xu hướng trong 1 thập kỷ tiếp theo của các hiện tượng cực đoan như: hạn hán, lũ lụt,
lốc xoáy theo thuật toán suy luận mờ. Hạn chế khi áp dụng phương pháp này là so sánh
trong mô hình là 2 biến với 3 đặc trưng là cao, trung bình và thấp, trong khi xác định
giá trị là cao, trung bình hay thấp cũng rất tương đối và còn mang tính chủ quan. Hơn
nữa mỗi yếu tố, thành phần và chỉ số cũng có những mức độ ý nghĩa khác nhau đối với
tác động của thiên tai, lũ lụt, nên không xét đến giá trị trọng số của từng biến, từng
thành phần là chưa đảm bảo tính toàn diện của hệ thống.[9]
1.1.2. Trong nước
Trong một số công trình, Trịnh Minh Ngọc, Nguyễn Thanh Sơn đã đánh giá khả
năng dễ bị tổn thương tài nguyên nước lưu vực sông Thạch Hãn và lưu vực sông Nhuệ

10


- Đáy, đã đưa vào các tham số:sức ép nguồn nước, sức ép khai thác sử dụng, hệ số sinh
thái và thông số quản lý để tính toán. Thấy rằng, phần lớn các công trình vừa nêu mới

chú trọng đến yếu tố tự nhiên mà chưa xét đến khía cạnh kinh tế - xã hội.
Cụ thể hơn đối với lũ lụt vào năm 2010, Viet Trinh đã đánh giá rủi ro do lũ trên
lưu vực sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị bằng cách lập bản đồ tai biến do lũ và bản đồ
tính dễ bị tổn thương, có xét đến tình hình sử dụng đất và mật độ dân số nhưng chưa
xét đến khả năng chống chịu của cộng đồng. Với cách tiếp cận này, Viet Trinh chỉ dựa
trên mật độ giá trị của các vùng khác nhau trong khu vực nghiên cứu, dựa trên giả thiết
tính dễ bị tổn thương của cộng đồng với cùng các điều kiện kinh tế xã hội là giống
nhau.
Nguyen Mai Dang năm 2010 đã nghiên cứu xây dựng chỉ số rủi ro lũ ở vùng
ngập lụt sông Đáy, đồng bằng sông Hồng. Khái niệm tính dễ bị tổn thương đã được tác
giả mở rộng và khái quát: mật độ dân số, nhận thức của cộng đồng, các công trình
phòng lũ, sự ô nhiễm, sự xói mòn và nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên, các tham số được
đưa vào tính toán chỉ số dễ bị tổn thương còn hạn chế, chưa bao trùm và phản ánh hết
các yếu tố xã hội, đặc biệt đặc trưng quan trọng nhất là tình hình sử dụng đất đã không
được xem xét. Nguyen Mai Dang đã sử dụng thuật toán phân tích hệ thống phân cấp
(AHP) để xác định trọng số của các tham số trong từng chỉ số. Phân tích cặp trong AHP
để xác định trọng số được lấy theo ý kiến chuyên gia. Các giá trị như tai biến lũ được
lấy từ kết quả mô phỏng lũ lịch sử năm 1971 còn số liệu về kinh tế xã hội trong tham
số tổn thương và môi trường được thu thập được từ niên giám thống kê để từ đó xây
dựng bản đồ rủi ro lũ cho khu vực nghiên cứu. Nghiên cứu này đã mang tính tổng hợp,
tuy nhiên vẫn thiên về yếu tố tự nhiên của hệ thống. Cũng trong công trình này, ngoài
hiện trạng sử dụng đất thì các tham số thể hiện khả năng chống chịu của người dân
chưa được quan tâm đúng mức. Theo hướng đó, Dang Dinh Kha đã áp dụng để xây
dựng bộ chỉ số và bản đồ tổn thương do lũ cho lưu vực sông Thạch Hãn tỉnh Quảng
Trị, đồng thời đề cập đến độ phơi nhiễm, tính nhạy và khả năng chống chịu.
Với nghiên cứu “Xác lập và xây dựng cơ sở khoa học đánh giá tính dễ bị tổn
thương phục vụ quy hoạch phòng chống thiên tai lũ lụt lưu vực sông Vu Gia - Thu
Bồn” Cấn Thu Van, Nguyen Thanh Son (2015) đã lựa chọn phương pháp xây dựng bộ
chỉ số dễ bị tổn thương để đánh giá tính dễ bị tổn thương lũ lụt bằng phương pháp
trọng số có ưu thế khi giải quyết các bài toán có thành phần dữ liệu đa dạng và trong


11


trường hợp lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn việc lựa chọn sự kết hợp hai phương pháp
tính trọng số AHP và Iyengar-Sudarshan là đúng đắn. Với bộ tiêu chí được lựa chọn
theo nhóm, thành phần có khả năng bao quát đầy đủ về các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã
hội, môi trường. Từ bộ chỉ số và tiêu chí đã xây dựng được bản đồ để đánh giá tính dễ
bị tổn thương do lũ trên lưu vực sông Vu Gia-Thu Bồn.[9]

1.2.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1.2.1. Vị trí địa lý
Cam Lộ là huyện cửa ngõ phía Tây và phía Bắc của thành phố Đông Hà, là
huyện thuộc vùng trung du của tỉnh Quảng Trị. Trung tâm huyện lỵ cách thành phố
Đông Hà 15 km về phía Tây.
Toạ độ địa lý từ 16o40,44’ đến 16o53,32’ vĩ độ Bắc và từ 106o49,41’ đến
107o05,69’ kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp: Huyện vĩnh Linh
- Phía Nam giá : Huyện Triệu Phong và Đakrông
- Phía Đông giáp: Thành phố Đông Hà và huyện Gio Linh
- Phía Tây giáp: Huyện Hướng Hóa.
Trên địa bàn huyện có các tuyến giao thông huyết mạch có ý nghĩa quốc gia,
quốc tế: quốc lộ 9 chạy từ Đông sang Tây huyện, nối cảng biển Cửa Việt - thị xã Đông
Hà đến cửa khẩu quốc tế Lao Bảo. Trong tương lai đây là tuyến đường Liên Á, nối Việt
Nam với Lào, Thái Lan và các nước khác trong khu vực. Quốc lộ 1A xuyên Việt chạy
qua phía Đông huyện và đường mòn Hồ Chí Minh chạy qua địa bàn huyện nối với
quốc lộ 9. Đây chính là thế mạnh thúc đẩy sự phát triển kinh tế của huyện, là nơi giao

lưu hàng hoá với các nước khác trong khu vực.

12


(Nguồn: Atlat 2005)
Hình 1: Bản đồ hành chính huyện Cam Lộ

Với vị trí địa lý kinh tế của mình, Cam Lộ có những điều kiện thuận lợi để phát
huy các nguồn lực, tiềm năng trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong bối cảnh
ngày càng gia tăng các mối quan hệ thúc đẩy giao lưu kinh tế - thương mại và đời sống
trên phạm vi toàn tỉnh, toàn quốc. Quy hoạch các vùng trọng điểm lâm nghiệp, quy
hoạch các vùng rừng nguyên liệu công nghiệp tập trung....[11]

1.2.2. Địa hình
Với nền địa hình phân hoá theo dọc kinh tuyến có độ cao giảm dần từ Tây sang
Đông và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam đã hình thành những vùng kinh tế xã
hội đặc trưng tương đối khác biệt: Vùng núi, vùng gò đồi, vùng đồng bằng.

13


-

Tiểu vùng địa hình núi thấp chân dãy Trường Sơn: Với các dãy núi thấp

chạy từ phía Tây Bắc qua phía Tây xuống phía Nam huyện với độ cao địa hình chủ yếu
từ 200 - 400m. Đây là vùng địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn.

-


Tiểu vùng địa hình đồi thoải lượn sóng: Phân bố chủ yếu ở khu vực Tân

Lâm, Cùa (các xã Cam Chính, Cam Nghĩa và một phần Cam Thành). Đây là vùng địa
hình mang sắc thái của một cao nguyên thấp (độ cao địa hình đa phần từ 50 - 100m),
hình thành các dãy đồi liên tiếp với nhau tương đối bằng phẳng.
- Tiểu vùng địa hình bằng, thấp: Mang đặc trưng của địa hình đồng bằng dọc theo
hai bờ sông Hiếu. Là địa bàn độ dốc địa hình đa phần dưới 5 0, phân bố tập trung ở một
phần xã Cam Tuyền, Cam Thành và các xã Cam An, Cam Hiếu, thị trấn Cam Lộ... [11]
1.2.3. Khí hậu
Khí hậu huyện Cam Lộ mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 24,60, nhiệt độ thấp nhất vào
tháng 1, dao động từ 18 - 200 ; nhiệt độ cao nhất vào tháng 7, dao động từ 32 - 350C.
+ Nhiệt độ trung bình thấp nhất (mùa lạnh)

: 18,90C

+ Nhiệt độ trung bình cao nhất (mùa nóng)

: 29,10C

+ Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối

: 11,90C

+ Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối

: 42,10C

Ở đây không hoặc ít có sự chênh lệch về nhiệt độ theo độ cao, chỉ có chênh lệch

nhiệt độ theo mùa. Ngoài 2 mùa nóng lạnh, có thời kỳ nhiệt độ trung bình khoảng 20 260C, đó là thời kỳ chuyển tiếp mùa khí hậu. Trong thời gian chuyển tiếp từ nóng sang
lạnh và ngược lại có hoạt động của gió chuyển mùa từ Bắc bán cầu gây ra mưa và mưa
phùn.
Mức biên đới nhiệt độ từ các tháng cuối mùa nóng sang đầu mùa lạnh khoảng
4 C, sau đó giảm ít đi. Trong mùa lạnh có nhiệt độ < 15 0C thường ảnh hưởng không tốt
đến cây trồng.
0

Vào thời kỳ chuyển tiếp từ mùa lạnh sang mùa nóng nhiệt độ tăng tương đối
nhanh. Trị số biến động từ tháng 3 sang tháng 4 tăng 5 - 8 0C, nguyên nhân chính là do

14


các đợt gió Tây nam đầu mùa ảnh hưởng đến thời tiết của toàn tỉnh. Riêng Cam Lộ
tháng 7 là tháng nóng nhất.
- Chế độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình năm 85%, phân thành 2 mùa rõ rệt:
Mùa khô nóng kéo dài 4 tháng, từ tháng 5 đến tháng 8 với độ ẩm trung bình từ 70 - 80%
và đạt cực tiểu vào tháng 7 xuống 65 - 70%. Độ ẩm tăng nhanh khi bước vào mùa mưa
và duy trì ở mức cao, với độ ẩm trung bình từ 85 - 90%.
- Chế độ mưa: Hàng năm Cam Lộ nhận được một lượng mưa khá lớn, lượng
mưa trung bình khoảng 2.325 mm. Phân bố quan hệ với chế độ hoàn lưu, có một mùa
mưa tập trung và một mùa ít mưa. Phần lớn lãnh thổ có mưa từ tháng 9 đến tháng 12
chiến khoảng 65 - 70% tổng lượng mưa hàng năm. từ tháng 2 đến tháng 7 là thời kỳ ít
mưa, tổng lượng mưa thời kỳ này chiếm 20-25% tổng lượng mưa hàng năm.
Số ngày mưa trung bình năm là 146 ngày. Cường độ mưa tương đối lớn, cường
độ mưa trong 24 giờ lớn nhất khoảng 419,5 mm, trong khi đó lớp thực vật che phủ
không còn nhiều nên hiện tượng xói mòn đất diễn ra mạnh.
- Chế độ gió: Là một trong những vùng chịu ảnh hưởng của 2 loại gió mùa
chính: Gió mùa Tây Nam (gió Lào) thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 8 và gió

mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau. Gió Tây Nam khô nóng đã
làm tăng đáng kể tính khắc nghiệt của thời kỳ khô hạn ở Cam Lộ, làm tăng lượng bốc
hơi, giảm độ ẩm không khí, góp phần gây cạn kiệt nguồn nước mặt, hạ thấp mạch nước
ngầm và hạn chế lớn đến sự sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi và cuộc sống của con
người.
Số ngày trung bình có gió Tây Nam khô nóng: 50,9 ngày, tốc độ gió Tây Nam
mạnh nhất đã quan sát trong vòng 12 năm là 20m/s; nhiệt độ không khí cao nhất 41,4 0C;
độ ẩm không khí thấp nhất 28%; nhiệt độ mặt đất cao nhất 710C.
Vào mùa Đông hướng gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông và Đông Bắc gây
ra mưa và lụt. Xen giữa các đợt gió mùa Đông Bắc là những ngày gió Đông hoặc Đông
Nam, chính nhờ các đợt gió này mà cây trồng, gia súc nói riêng và sinh vật nói chung
sau những ngày rét mướt kéo dài của gió Đông Bắc có điều kiện nhanh chóng phục hồi
trạng thái sinh trưởng và phát triển để đủ sức chịu đựng thời tiết xấu do một đợt không
khí lạnh khác ảnh hưởng.

15


- Bão: Hàng năm mùa bão thường bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào cuối tháng
11. Mùa bão thường là mùa mưa, khi có bão mưa càng lớn, nước từ thượng nguồn các
con sông suối đổ về đồng thời nước biển dâng lên gây nên lụt lội, do vậy khả năng gây
thiệt hại do bão đối với sự phát triển nông lâm nghiệp và đời sống nhân dân thường rất
lớn.[10]

1.2.3. Thủy văn
Hệ thống sông ngòi của huyện khá dày đặc, mật độ trung bình 0,8 - 1 km/km 2.
Huyện có sông Cam Lộ (sông Hiếu) chảy qua. Do đặc điểm địa hình, có dãy Trường
Sơn núi cao ở phía Tây nên các sông ở đây có đặc điểm chung là ngắn và dốc. Nguồn
nước ở sông Hiếu bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, chảy qua các hẻm đá, cát tạo thành
một con sông nước ngọt tươi mát, xanh trong. Đây là con sông chính chảy qua địa bàn

Cam Lộ cùng 10 phụ lưu như khe Chùa, khe Mài... tạo thành nguồn nước sinh hoạt,
phát triển thủy lợi và đánh bắt thủy sản cho nhân dân.
Cam Lộ có các hồ chứa nước như: Đá Mài, Tân Kim, Nghĩa Hy, Đá Lã, Hiếu
Nam... có tổng dung tích 6,334 triệu m3, tưới cho trên 1.000 ha cây trồng. Ở lòng đất,
độ sâu từ 6m - 30m có mạch nước ngầm liên.[11]

1.2.4. Đặc điểm thổ nhưỡng
Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng cho thấy trên địa bàn huyện Cam Lộ có 20 loại
đất chính thuộc 7 nhóm đất:

• Nhóm đất cát biển : gồm cồn cát vàng (Cv) và một số bãi cát trắng (C) xen kẽ, phân bố
chủ yếu ở Cam An, Cam Thanh. Nhóm đất này có diện tích 362 ha, chiếm xấp xỉ 1%
diện tích tự nhiên.
• Nhóm đất phù sa : gồm 5 loại đất là phù sa được bồi (Pb), phù sa không được bồi (P),
phù sa glây (Pg), phù sa có tầng loang lổ (Pf) và phù sa ngòi suối (py). Nhóm đất này
phân bố tập trung ở vùng đồng bằng ven sông Hiếu, có diện tích 3.090 ha, chiếm 8,4%
diện tích tự nhiên.
• Nhóm đất xám : gồm các loại đất xám (X), đất xám bạc màu (B) và đất xám glây (Xg)
phân bổ ở xã Cam Thuỷ, Cam Thành, Cam An, Cam Hiếu với diện tích 609 ha, chiếm
1,7% diện tích tự nhiên.
• Nhóm đất đen : đất nâu thẫm trên đá bọt của núi lửa (Ru). Loại đất này có 93 ha, chiếm
0,3% diện tích tự nhiên.

16


• Nhóm đất đỏ vàng : bao gồm 7 loại đất là đất nâu đỏ trên đá bazan (Fk), đất nâu vàng
trên đá bazan (Fu), đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl), đất nâu vàng trên phù
sa cổ (Fp), đất đỏ vàng trên đá sét (Fs), đất đỏ vàng trên đá biến chất (Fj) và đất vàng
nhạt trên đá cát (Fq). Nhóm đất này có diện tích 30.873 ha, chiếm 84% diện tích tự

nhiên toàn huyện.
• Nhóm đất thung lũng : đất thung lũng do ảnh hưởng dốc tụ (D), có 133 ha, chiếm 0,4%
diện tích tự nhiên.
• Đất xói mòn trơ sỏi đá (E) : diện tích 329 ha, chiếm 0,9% diện tích tự nhiên.[11]
1.3. KINH TẾ - XÃ HỘI
1.3.1. Kinh tê
Cam Lộ là huyện thuần nông với xuất phát điểm thấp nên kinh tế còn gặp nhiều
khó khăn. Tuy nhiên, bằng những nỗ lực của mình, trong những năm gần đây kinh tế
của huyện đã đạt được những thành tựu quan trọng. Năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh
tế đạt 12,3%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn gần 25,621 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu
người trên một năm là 18.6 triệu đồng.
Sản xuất công nghiệp: Với quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp thì trên địa
bàn huyện có khoảng trên 210 ha. Đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp
Cam Thành với diện tích 10 ha; cụm công nghiệp Cam Thành đang triển khai xây dựng
cơ sở hạ tầng, đã hoàn thành quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp Cam Tuyền với diện
tích 50 ha, cụm công nghiệp Cam Hiếu 70 ha và cụm TM - DV Tư Sòng 20 ha. Số cơ
sở xản xuất công nghiệp toàn huyện là 522. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 150.700
triệu đồng, tăng 8,5%. Hiện nay có 5 doanh nghiệp đầu tư vào cụm công nghiệp Cam
Thành với số vốn đăng kí 113 tỉ đồng. Tỉnh Quảng Trị đã có chủ trương cho Công ty
Thiên Tân đầu tư xây dựng nhà máy gạch không nung với số vốn đang kí 15 tỉ đồng,
công ty TNHH 1 thành viên thương mại Quảng Trị liên doanh với doanh nghiệp Hàn
Quốc đầu tư xây dựng nhà máy năng lượng sạch với số vốn 5 triệu USD tại cụm công
nghiệp Cam Hiếu, hiện nay đang triển khai giải phóng mặt bằng và chuẩn bị các điều
kiện để khởi công. Nhà máy chế biến cao su Cam Lộ đã được xây dựng và đi vào hoạt
động với công suất 5000 tấn/năm, tổng mức đầu tư gần 80 tỉ đồng.
Sản xuất nông nghiệp: tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực và đạt mức tăng
trưởng khá. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai
tích cực. Kinh tế nông thôn được chú trọng phát triển; kết cấu hạ tầng kinh tế nông

17



thôn được quan tâm đầu tư; các chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn thực
hiện có hiệu quả nên đạt được một số kết quả nổi bật: năm 2014, tổng diện tích gieo
trồng cây lương thực có hạt 3007,6 ha, tăng so với năm trước 47 ha. Năng suất, sản
lượng cây trồng hàng năm: năng suất lúa: 52,3tạ/ha, tăng so với năm trước 9.5 tạ/ha;
năng suất ngô: 24.7 tạ/ha, giảm so với năm trước 0.1 tạ/ha. Sản lượng cây lương thực
có hạt: sản lượng lương thực: 15215.4 tấn, tăng so với năm trước 2828.6 tấn. Trong đó:
sản lượng lúa: 14743,6 tấn, tăng so với năm trước 2720.4 tấn; sản lượng ngô: 471.8
tấn, tăng so với năm trước 98.2 tấn; sản lượng lạc: 838 tấn, giảm so với năm trước
749.5 tấn.
Thương mại - Dịch vụ: Phát triển ổn định, các hộ kinh doanh, buôn bán chấp
hành đúng pháp luật và các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước; lưu thông hàng hóa
thông suốt, kịp thời, đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân, nhất là các dịp lễ Tết.
Năm 2014 có 92 doanh nghiệp hoạt động kinh tế tăng 12% so với cùng kì năm trước.

1.3.2. Dân số và nguồn lao động
Dân số: Dân số trung bình của huyện năm 2014 có 45160 người, chiếm khoảng
7,3% dân số toàn tỉnh. Tốc độ tăng dân số 5 năm giai đoạn 2006 - 2009 là 1,07% (giai
đoạn 2001 - 2005 là 0,98%/năm). Mật độ dân số của huyện đạt 131 người/km 2 cao hơn
mức trung bình cả tỉnh (130 người/km2).
Cơ cấu dân số phân theo giới tính, nữ đạt 22831 người chiếm 50,6%, nam đạt
22329 người chiếm 49,4%. Còn phân theo thành thị và nông thôn thì dân thành thị
6295 người chỉ chiếm 13,9%, trong khi đó dân nông thôn lên đến 38865 người chiếm
86,1%.
Dân cư phân bố cũng chưa đều trong huyện. Sự phân bố dân cư không đồng đều
đã làm hạn chế khả năng khai thác tài nguyên đất đai vùng gò đồi và miền núi và ảnh
hưởng không nhỏ đến thị trường tiêu thụ hàng hóa, sự phân bố hoạt động của các trang
trại.
Lao động: Hiện số dân trong độ tuổi lao động có 27.534 người, chiếm 61,7%

dân số. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế (năm 2014) là 26.788 người.
Trong đó:
- Ngành nông - lâm - thủy sản: 14.680 người chiếm 54,8%.

18


- Ngành công nghiệp - xây dựng: 4.300 người chiếm 16,1%.
- Ngành thương mại - dịch vụ: 7.808 người chiếm 29,1%.
Như vậy, phần lớn lao động trên địa bàn huyện làm việc chủ yếu trong
khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, đây là nguồn lực rất lớn cung cấp đủ lao động cho
các trang trại nông nghiệp, lao động trong công nghiệp - xây dựng và dịch vụ còn
chiếm tỉ lệ thấp.

1.3.3. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng đóng một vai trò rất quan trọng, có thể tạo thuận lợi hoặc gây khó
khăn trong quá trình tổ chức sản xuất của một vùng hay địa phương cụ thể.
Về hạ tầng giao thông: Trên địa bàn huyện có 3 tuyến Quốc lộ chạy qua có tổng
chiều dài 51 km. Trong đó, quốc lộ 1A dài 5 km. Quốc lộ 9 qua huyện Cam Lộ gồm 3
nhánh dài 41 km. Đường Hồ Chí Minh nhánh Đông dài 8 km. Đường tỉnh 585 (ĐT11
cũ) có chiều dài 10,8 km. Đường huyện có 14 tuyến với tổng chiều dài 14,8 km. Toàn
huyện có 50 tuyến đường xã và liên thôn với tổng chiều dài 149 km. Mạng lưới giao
thông nông thôn liên xã, liên thôn từng bước đã được mở rộng và xây dựng mới hoàn
chỉnh theo quy hoạch. Trong giai đoạn vừa qua đã kết hợp phương châm nhà nước và
nhân dân cùng làm, nhiều tuyến đường giao thông đã được bê tông hoá đưa vào sử
dụng có hiệu quả. Tổng chiều dài các tuyến được bê tông và nhựa hoá 52,9 km, đạt
35,5%.

1.4.


TÌNH HÌNH MƯA LŨ TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Quảng trị là một trong các tỉnh duyên hải miền trung có đặc điểm khí hậu và địa
hình phức tạp. Là nơi chịu ảnh hưởng của hầu hết các loại thiên tai thường xảy ra ở
Việt Nam nhưng với tần suất cao hơn mức độ ác liệt hơn như bão lũ, ngập lụt. Huyện
Cam Lộ có con sông Hiếu (sông Cam Lộ) chảy qua là một phụ lưu của sông Thạch
Hãn nên mùa lũ ở đây được chia làm ba thời kì trong năm.
Lũ tiểu mãn xảy ra vào tháng V,VI hang năm. Tính chất lũ này nhỏ, tập trung
nhanh, xảy ra trong thời gian ngắn, đỉnh lũ nhọn, lên xuống nhanh, thường xảy ra trong
2 ngày nên ít ảnh hưởng đến đời sống dân cư chủ yếu ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

19


Lũ sớm xảy ra vào tháng VI đến đầu tháng IX hang năm. Lũ này không có tính
chất thường xuyên nhưng lũ có tổng lượng lớn lũ tiểu mãn, tập trung lũ nhanh. Thời kỳ
xảy ra lũ sớm thường bắt đầu váo thời kì chiều bắt đầu cao. Do vậy mực nước lũ cao
hơn lũ tiểu mãn. Lũ này ít ảnh hưởng đến dân sinh mà ảnh hưởng chủ yếu tới nông
nghiệp và thủy sản.
Lũ chính vụ xảy ra từ trung tuần tháng IX đến cuối tháng XI đầu tháng XII hang
năm. Đây là thời kỳ mưa lớn trong năm và lũ thời kỳ này có thể xảy ra lũ quét sườn
dốc gây lở đất đá hayngập lụt ở hạ du. Lũ này thường đi liền với bão gây thiệt hại lớn
cho kinh tế xã hội, gây chết người và hư hỏng công trình, cơ sở hạ tầng. lũ kéo dài 5-7
ngày, đỉnh lũ cao, tổng lượng lớn. [5]

20


CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG

DO LŨ LỤT

2.1.

KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG

Định nghĩa được tính dễ bị tổn thương sẽ giúp ta biết được cách tốt nhất để
giảm thiểu chúng. Mục đích của việc đánh giá tính dễ bị tổn thương nhằm cung cấp
cho các nhà ra quyết định hay các bên liên quan về những lựa chọn nhằm giảm
thiểu ảnh hưởng của những mối nguy hiểm do lũ lụt. Nghiên cứu tính dễ bị tổn
thương là để đưa ra những hành động chính xác có thể làm giảm thiểu thiệt hại do
thiên tai gây ra. Sự cần thiết của việc phân tích, đánh giá tính dễ bị tổn thương đã
được trình bày trong nhiều tài liệu khoa học với các khái niệm bao gồm; tính dễ bị
tổn thương tự nhiên, tính dễ tổn thương xã hội và những tổn thương kinh tê.
Khái niệm về tính dễ bị tổn thương đã có nhiều thay đổi trong 20 năm qua.
Đã có nhiều hướng nghiên cứu khác nhau nhằm phân loại các thành phần, yếu tố để
đánh giá tính dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuật ngữ liên quan đến
tính dễ bị tổn thương giữa các ngành, lĩnh vực nghiên cứu vẫn còn nhiều tranh cãi
trong các cộng đồng, các hướng nghiên cứu khoa học khác nhau.
Trong ngành khoa học kinh tê - xã hội: Với cách tiếp cận của Ramade (1989)
thì tính dễ bị tổn thương bao gồm cả con người và kinh tế - xã hội, liên quan đến
khuynh hướng hàng hóa, con người, cơ sở hạ tầng, các hoạt động bị thiệt hại, sức
đề kháng của cộng đồng, khi được giới thiệu trong một số nghiên cứu địa lý vào
những năm 1980. Nhưng nghiên cứu đó lại không đề cập đến mặt tự nhiên, mức độ,
tần suất xuất hiện của các hiện tượng thiên tai. Trong nghiên cứu gần đây trong lĩnh
vực này đã giải thích tính dễ bị tổn thương của một hệ thống địa lý, vùng lãnh thổ là
kết quả của các hoạt động, khả năng chống chịu khác nhau xã hội, bối cảnh kinh tế
và công nghệ không đồng nhất.
Watts and Bohle (1993) đã xem xét đến bối cảnh xã hội của các mối nguy
hiểm và liên hệ tính dễ bị tổn thương xã hội tới khả năng phục hồi, chống chịu của

cộng đồng. . Họ đã cố gắng tìm mọi cách dễ dàng hơn để hiểu và đơn giản hóa khái
niệm đó thông qua các nghiên cứu sâu hơn về nền tảng xã hội.
Tính dễ bị tổn thương được mô tả bởi tổ chức chiến lược giảm nhẹ thiên tai
thế giới (ISDR, 2004) như là các điều kiện xác định bởi các yếu tố vật lý, xã hội,

21


kinh tế và môi trường hay các quá trình, làm tăng tính nhạy của cộng đồng dưới tác
động của thiên tai.
Trong cách tiêp cận của ngành khoa học xã hội, thì tính dễ bị tổn thương lại
tập trung vào năng lực của con người để đối phó với mối nguy hiểm và kịp thời
khôi phục lại các thiệt hại và những tổn thất. Cách tiếp cận này đòi hỏi ít kiến thức
về hệ thống địa lý vì mục tiêu của nghiên cứu là giải thích các hành vi xã hội.
Ngành khoa học tự nhiên có một điểm khác để giải thích tính dễ bị tổn
thương, họ tập trung vào các hệ thống vật lý để xác định tính dễ bị tổn thương mà
ban đầu ít xét đến những đặc điểm kinh tế - xã hội của hệ thống.
Trong lĩnh vực vật lý, ngành khoa học tự nhiên đã giải thích tính dễ bị tổn
thương do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Hội đồng quốc tế về biến đổi khí hậu
(IPCC) đã phát triển các định nghĩa về tính dễ bị tổn thương qua nhiều năm. Năm
1992, họ xác định tính dễ bị tổn thương như mức độ không có khả năng đối phó với
những hậu quả của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.[5]

2.2.

TỔN THƯƠNG DO LŨ LỤT
Trong các định nghĩa về tính dễ bị tổn thương đề cập ở trên, có những định
nghĩa được đưa ra cho những hiện tượng thiên tai nhất định như: biến đổi khí hậu,
(IPCC, 1992, 1996, 2001) hay các hiểm họa môi trường (ISDR, 2004), nhưng trong
nghiên cứu này tác giả đi sâu vào hướng nghiên cứu tính dễ tổn thương do lũ lụt.

Khái niệm tính dễ bị tổn thương mà tác giả sử dụng dựa trên khái niệm của
UNESCO-ihe “ Tính dễ bị tổn thương là mức độ gây hại có thể được xác định trong
những những điều kiện nhất định thông qua tính nhạy, sự tổn thất và khả năng phục
hồi”.
Để tăng cường tính ứng dụng của các nghiên cứu trong thực tế, đặc biệt là
trong chủ động đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ thì Janet Edwards (2007) đã đưa
ra một khái niệm nữa là bản đồ tính dễ bị tổn thương do lũ “là bản đồ cho biêt vị trí
các vùng nơi mà con người, môi trường thiên nhiên, của cải gặp rủi ro do các thảm
hoạ có thể dẫn đên những hậu quả nghiêm trọng như thiệt hại về người, gây ô nhiễm
môi trường”.
Ngoài ra, theo một số nghiên cứu khác định nghĩa: Khái niệm tính dễ bị tổn

22


thương lũ lụt là việc xem xét lựa chọn tiếp xúc, nhạy cảm, và các chỉ số đối phó của
người dân trong khu vực nghiên cứu. Phân tích các chỉ số này cung cấp một cái nhìn
sâu sắc vào các đặc tính dễ bị tổn thương của người dân bị ảnh hưởng và tác động đối
với quản lý nguy cơ lũ lụt. (Ayoade 1979; Ayoade và Akintola 1980; Olaniran 1983;
Ologunorisa và Terso năm 2006). Khi định lượng được tính dễ bị tổn thương của
một vùng nào đó thì nó sẽ cung cấp những thông tin cần thiết hỗ trợ trong việc ra
quyết định nhằm chống lại các mối nguy hiểm do lũ lụt gây ra mà xã hội phải hứng
chịu. [5]

2.2.1. Độ phơi nhiễm
độ phơi nhiễm (E) là mức độ có mặt của các giá trị tại khu vực nơi lũ lụt có thể
xảy ra. Các giá trị đó có thể là con người ,cơ sở hạ tầng, sử dụng đất, bản đồ ngập lũ,
dân số,…Cũng có thể hiểu độ phơi nhiễm là mối đe dọa trực tiếp, bao hàm tính chất,
mức độ thay đổi các yếu tó cực đoan của khu vực, các tham số về đặc trưng của lũ,
lượng mưa, hiện trạng trạng sử dụng đất….[8]


2.2.2. Tính nhạy
Tính nhạy (S) mô tả các điều kiện môi trường của con người có thể làm trầm
trọng them mức độ nguy hiểm, cải thiện những mối nguy hiểm hoặc gây ra một tác
động nào đó như các tham số về dân số, sinh kế và môi trường sống [8]

2.2.3. Khả năng phục hồi
Khả năng phục hồi (R) là khả năng thích nghi của mỗi cộng đồng với những
thay đổi trong khu vực nguy hiểm nhằm ngăn chặn các tác động tiêu cực tiềm năng với
tham số về kinh nghiệm và điều kiện chống lũ, khả năng phục hồi kinh tế, môi trường
sau lũ.[8]

2.3.

GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ TÍNH DỄ BỊ TỔN
THƯƠNG
Có nhiều phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ đã được các tác giả
đề xuất, tuy nhiên bài báo này sẽ trình bày phương pháp xây dựng bộ chỉ số dễ bị tổn
thương do lũ.

2.3.1. Phương pháp Ibidun O. Adelekan
23


Phương pháp này chủ yếu dựa vào hình thức điều tra số học và phân tích kết quả
đạt được thông qua các chỉ số tổn hương mà người nghiên cứu đưa ra.
Dưa liệu trong nghiên cứu được thu thập từ các nguồn chính và phụ. Nguồn dữ
liệu chính được thực hiên công việc quản lý hình thức thiết kế bảng câu hỏi.
Bảng câu hỏi được thiết kế bao gồm các tham số:
*

Chỉ số kinh tế - xã hội: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thu nhập
hàng tháng và nghề nghiệp.
*
Chỉ số nhạy cảm (tính nhạy): Cấu trúc nhà, thời gian ở trong khu
vực ảnh hưởng lũ, Kinh nghiệm đối phó với lũ, sự chuẩn bị cho việc xuất hiện
lũ.
*
Chỉ số lộ diện (tiếp xúc): khoảng cách từ nhà tới dòng sông, suối,
độ sâu ngập lũ

*
Chỉ số chống chịu: năng lực đối phó, quản lý và sự cứu trợ, hỗ trợ
có thể nhận được.
Sau khi có phiếu trả lời của các hộ dân trong vùng nghiên cứu sẽ tiến hành
phân tích mô tả của tất cả các chỉ số dễ bị tổn thương thông qua các bảng câu hỏi
khảo sát được. Công đoạn tiếp theo là phân tích tương quan và lập bảng chéo các chỉ
số được lựa chọn. Các kết quả thu được đã được thử nghiệm cho ý nghĩa bằng cách sử
dụng đường Pearson cho việc phân tích mối tương quan. Kết quả sẽ được thử
nghiệm cho ý nghĩa ở mức 0,01 và 0,05.[7]

2.3.2. Phương pháp Zhen Fang
Có ba mô-đun trong mô hình FVI (Flood Vulnerability Index):
-

Mô-đun thích ứng,

-

Mô-đul tổn thương xã hội,


-

Mô-đul thiệt hại.

Chức năng mô-đun thích ứng có cả chức năng của 2 mô-đul còn lại: đầu tiên nó
cho thấy mối quan hệ giữa hiểm họa lũ lụt, diện lộ và các yếu tố dễ bị tổn thương xã
hội, dựa vào các khu vực ngập lụt được chia thành các khu vực rủi ro khác nhau. Thứ

24


hai, nó tạo ra các kết quả đầu ra trung gian cho hai mô-đun kia. Ba mô-đun này được
kết hợp và tích hợp trong môi trường của các hệ thống thông tin địa lý (GIS) để xác
định các thành phần phân bố không gian tổn thương.

Hình 2: Sơ đồ các thành phần chính xây dựng chỉ số dễ bị tổn thương.

- Mô-đul thích ứng:
Thành phần động là các dữ liệu động được lấy từ việc mô phỏng lũ lụt: độ sâu
ngập lụt lớn nhất, thời gian và tốc độ lũ lụt.
Thành phần tĩnh là các yếu tố tĩnh là những yếu tố dễ bị tổn thương xã hội trong
pha thích ứng. Trong mô-đun này, bốn yếu tố được xem xét là: Tổn thương vật lý về
người, tổn thương về cơ sở vật chất, về giao thông - liên lạc, phương tiện sơ tán.
- Mô-đul tổn thương xã hội: Phân tích tổn thương tài chính và tổn thương về các
dân tộc ít người.
- Mô-đul thiệt hại: Áp dụng mô hình HIS-SSM (Hà Lan) bằng việc chập các bản
đồ sử dụng đất, bản đồ ngập lụt, bản đồ tổn thất, giá trị vận tốc dòng chảy được sử
dụng cho việc tính toán thiệt hại (vận tốc lớn thì thiệt hại nhiều và ngược lại).

25



×