TÊN ĐỀ TÀI:
“ GIÚP HỌC SINH LỚP NĂM HỌC TỐT
PHẦN LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG”
PHÒNG GD&ĐT : NÚI THÀNH
Trường TH ĐINH BỘ LĨNH
GV : LÊ THỊ THU BA
NĂM HỌC: 2009-2010
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
Từ thời cổ đại, Xixirôn - một chính trị gia nổi tiếng của La
Mã đã nói: “Lịch sử là cô giáo của cuộc sống”. Chính vì lẽ
đó, sự hiểu biết về lịch sử dân tộc còn bao hàm cả sự am
tường cần thiết về lịch sử địa phương, hiểu biết về quê
hương, xứ sở, nơi chôn nhau cắt rốn của mình, hiểu rõ mối
quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc. Chính
Bác Hồ kính yêu, vừa là vị lãnh tụ thiên tài, vừa là nhà sử
học đã dạy rằng:
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
(Hồ Chí Minh – Lịch sử nước ta)
Cũng chính vì lẽ đó mà tôi chọn đề tài: “ Giúp học sinh
lớp năm học tốt phần lịch sử địa phương”.
II.CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Chủ trương đổi mới của Đảng và nhà nước ta đối với
sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo:
Đại hội Đảng lần thứ VI tháng 12 năm 1986 đã mở ra
một bước ngoặt cho nước ta bằng đường lối đổi
mới một cách toàn diện. Bắt đầu từ đây, vấn đề
giáo dục, khoa học và công nghệ được đặt đúng vị
trí và được quan tâm một cách
thích đáng. Tiếp đó, Đại hội Đảng lần thứ VI, VII,
VIII, IX lần lượt củng cố và hoàn thiện thêm đường
lối đổi mới trong đó coi giáo dục là quốc sách hàng
đầu và đề cao “chiến lược con người”. Để thực hiện
được chiến lược này, rõ ràng không thể xem nhẹ
việc giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, tinh
thần dân tộc và đặc biệt là thái độ của lớp trẻ đối với
lịch sử, đối với cội nguồn, đó chính là những viên đá đặt
nền móng cho sự nghiệp hiện đại hoá - công nghiệp
hoá để đưa đất nước thoát ra khỏi nghèo nàn, lạc
hậu, trở thành giàu mạnh và phồn vinh.
Chủ trương của đảng và nhà nước trong việc gìn giữ
và phát huy vốn văn hoá truyền thống và bản sắc dân
tộc.
Từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, trong nghị quyết
của mình, Đảng ta chỉ ra rằng cần thiết phải xây dựng
một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
theo định hướng XHCN. Tiếp đó, đại hội lần thứ VIII
của Đảng cũng đã nhận định: trong điều kiện nền kinh
tế thị trường mở cửa giao lưu, mở rộng quan hệ quốc
tế có rất nhiều sự tác động tiêu cực từ bên ngoài làm
ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, đạo đức, lối sống và
cách nghĩ của nhiều người, nhất là giới trẻ.
Vì vậy, cần phải có những chính sách, giải pháp kịp thời
và khả thi trong việc giáo dục truyền thống tốt đẹp của
cha ông, của đất nước đối với lớp trẻ. Mỗi công dân
trong tương lai phải ý thức được rằng tất cả những gì
chúng ta có được ngày nay đều được đánh đổi bằng
xương máu của cha ông chúng ta, do đó chúng ta không
ai được phép quên đi nguồn cội của mình. Để làm được
điều này, nghị quyết của Đảng cũng chỉ ra rằng cần phải
khôi phục, tôn tạo và giữ gìn những di tích Lịch sư - Văn
hoá của dân tộc.
Chủ trương kế hoạch đổi mới chương trình sách giáo
khoa.
thể nghiệm và kiểm chứng để có cơ sở thực tiễn tốt hơn
cho việc hoàn thiện thay sách giáo khoa.
III.CƠ SỞ THỰC TIỄN:Tổ quốc Việt Nam thân yêu
của chúng ta, mỗi tấc đất đều thắm đượm máu cha
ông và ghi dấu những trang oanh liệt của cuộc đấu
tranh dựng nước và giữ nước. Mỗi tên đất, tên người
đều là một niềm tự hào của cả dân tộc. Có thể khẳng
định rằng: không một địa danh nào của dân tộc ta là
không gắn liền với một sự kiện lịch sử nào đó. Người
ngoại quốc đã phải thốt lên rằng:
“…Ôi Việt Nam, xứ sở lạ lùng,
Đến em thơ cũng hoá những anh hùng
Đến ong dại cũng hoá thành chiến sĩ
Và hoa trái cũng trở thành vũ khí…”
(Tố Hữu tuyển tập – NXB Văn học)
Ở Quảng Nam mảnh đất đi đầu đánh Mỹ chứa đựng
trong lòng nó tính đặc sắc của nền văn hoá các dân
tộc cũng là một kho tư liệu hết sức phong phú về lịch
sử địa phương. (Xem phần phụ lục). Vì lẽ đó, không
có lí do nào để chúng ta - những người dạy sử lại bỏ
trống mảng này. Cá nhân tôi cho rằng, với nguồn tư
liệu sử địa phương hết sức phong phú như vậy thì hai
tiết trong phân phối chương trình quả là quá ít bởi vì
chúng ta có quá nhiều điều cần giảng dạy cho các em
và các em cũng có quá nhiều điều chưa biết.
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Thứ nhất, đề tài nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu cấp
bách của giáo viên lớp 5 dạy Lịch sử địa phương
về mặt tài liệu phương pháp giảng dạy. Do vậy, tôi
hy vọng SKKN của tôi sẽ giúp các đồng nghiệp
phần nào khắc phục được khó khăn trong việc
giảng dạy phần Lịch sử địa phương. Ngay từ khi
chương trình lịch sử địa phương đưa vào giảng dạy
trong lịch sử lớp 4-5, thì rất nhiều giáo viên trong tổ
năm chúng tôi rất lung túng trong việc giảng dạy, Kể
cả tài liệu giảng dạy. Đó chính là vấn đề chủ yếu
thôi thúc tôi thực hiện đề tài này.
Thứ hai, Thông qua việc giảng dạy Lịch sử địa phương, đề
tài góp phần nâng cao sự hiểu biết của các em học sinh về
nguồn kiến thức lịch sử địa phương hết sức phong phú và
quý giá. Chính những kiến thức đó có ngay xung quanh các
em, các em bắt gặp, tiếp xúc thường xuyên nhưng các em
chưa hiểu được hoặc chưa có ai giảng giải cho các em
hiểu được một cách tường tận về nguồn gốc, nội dung
cũng như ý nghĩa của từng sự kiện, hiện tượng lịch sử đó.
Để làm được điều này không phải là ngày một, ngày hai
song chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng, sự đóng góp của
chúng ta sẽ là viên gạch dần dần hoàn thiện bức tường.
Tâm lý chung của con người, nhất là người Á đông chúng
ta là hướng về nguồn cội. Ai cũng có một quê hương, một
nơi chôn nhau cắt rốn và ai cũng tự hào về nới ấy..
Thứ ba, Thông qua việc giảng dạy Lịch sử địa
phương, đề tài sẽ góp phần giáo dục các em học
sinh ở độ tuổi mới lớn lòng tự hào, tình yêu quê
hương, yêu xứ sở của mình. Điều này có ý nghĩa rất
quan trọng bởi lẽ. Trước hết, các em học sinh lớp 5
chuẩn bị ra khỏi cấp tiểu học bước vào một cấp học
mới, tiếp xúc với Lịch sử với tư cách là một môn học
chính khoá. Việc đặt những viên gạch nền móng
ban đầu cực kỳ có ý nghĩa đối với các em trên con
đường hình thành cách nhìn, thái độ đúng đắn đối
với quê hương, xứ sở của mình
B. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Về Lịch sử địa phương cũng như phương pháp sưu
tầm, nghiên cứu và biên soạn Lịch sử địa phương
đã có rất nhiều nhà khoa học cũng như nhà sư
phạm đề cập đến. Riêng phần Lịch sử Quảng Nam,
đáng kể nhất là các công trình:
+ 400 năm địa lí lịch sử Quảng Nam. _ /Phụ lục 3_
Nguyễn Đình Đầu (Tìm hiểu con người xứ Quảng)
+ Những nhân tố quyết định thắng lợi của quân dân
Việt Nam trên mặt trận Quảng Nam – Đà Nẵng trong
buổi đầu chống thực dân Pháp xâm lược. _ / Phụ
lục 6 _ Nguyễn Quang Trung Tiến _( khoa Sử - Đại
học Khoa học Huế)
+ Cái chết của người Quảng. _ / Phụ lục 7 _ (Tìm
hiểu con người xứ Quảng – Ban tuyên giáo tỉnh Ủy
Quảng Nam 2004 )
+ Lịch sử Đảng bộ Huyện Tam Kỳ (1930-1954 ) –
( BAN THƯỜNG VỤ THÀNH ỦY TAM KỲ- BAN
THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY NÚI THÀNH-BAN HUYỆN
ỦY PHÚ NINH)
+Trận đánh Núi Thành ngày 26/5/1965
Nhìn chung, các công trình, bài viết về Lịch sử
địa phương Quảng Nam đã có cho tới hiện nay hầu
hết là những công trình mang tính khảo cứu.
1.Như đã xác định, đối tượng, phạm vi vận dụng của
đề tài là chương trình Lịch sử lớp 5, cụ thể là phần
Lịch sử địa phương. Vì vậy, trước hết cần phải
nghiên cứu kỹ chương trình sách giáo khoa.
2. Tiến hành sưu tầm, tập hợp tất cả những sử liệu
lịch sử địa phương (cả lý thuyết và thực tế) theo
yêu cầu của phần gợi ý liên liên quan đến phần giới
hạn nội dung. Đây là một vấn đề rất khó. Kiến thức
lịch sử địa phương thì cả một rừng, một biển. Vấn
đề quan trọng và cần thiết là khai thác những cái
nào, khai thác như thế nào để vừa đạt được cái
chung (lịch sử dân tộc) và làm nổi bật cái riêng (lịch
sử địa phương). Đó mới là cái đích của vấn đề.
3. Thiết lập tài liệu hướng dẫn giảng dạy (sơ thảo)
cho một số giáo viên trong tổ năm, trước hết là cho
giáo viên trường mình tham khảo và ứng dụng, nếu
có thể, kết hợp dự giờ để kiểm nghiệm mức độ hiệu
quả của sáng kiến, từ đó rút kinh nghiệm để hoàn
thiện hơn.
A. PHẦN NỘI DUNG
A1. KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ QUẢNG NAM TỪ
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC
ĐẾN NGÀY ĐẤT NƯỚC ĐƯỢC THỐNG NHẤT.
*/ Khái quát về điều kiện tự nhiên-xã hội
Quảng Nam có diện tích: 11.989 km²
Dân số: 1.438.800 người (năm 2003)
Tỉnh lỵ: Thành phố Tam Kỳ.Các huyện,thị: - Thị xã:
Hội An.
- Huyện: Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Nam Giang,
Thăng Bình, Quế Sơn, Hiệp Đức, Tiên Phước,
Phước Sơn, Núi Thành, BắcTrà My, Nam Trà My,
Tây Giang, Đông Giang, Phú Ninh.Nông sơn.
Dân tộc: Việt (Kinh), Cơ Tu, Xơ Đăng, M’Nông, Co...
*Điều kiện tự nhiên
Nằm ở giữa miền Trung Việt Nam, phía bắc Quảng
Nam giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế và thành phố Đà
Nẵng, phía tây giáp nước Lào, phía nam giáp Quảng
Ngãi, phía đông giáp biển Đông, ngoài khơi có đảo
Cù Lao Chàm với ngư trường rộng lớn.