Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

TIEU LUAN truyen thong dai chung trong the gioi hien dai, văn hóa việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa truyền thông đại chúng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.18 KB, 19 trang )

MỤC LỤC


LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Ngày nay, vấn đề bản sắc dân tộc và việc giữ gìn, bảo tồn bản sắc dân tộc là
mối quan tâm của nhiều quốc gia trong quá trình giao lưu, hội nhập. Đối với
nước ta, từ khi tiến hành đổi mới, chúng ta đang từng bước mở rộng quan hệ,
giao lưu hợp tác quốc tế. Quá trình này đang tạo cho chúng ta nhiều cơ hội và cả
những thách thức gay gắt. Cho nên, vấn đề đặt ra là, chúng ta hội nhập như thế
nào? Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: Mở cửa, hội nhập là để vừa phát triển
đất nước, vừa bảo tồn được bản sắc của dân tộc mình và từng bước khẳng định
vị thế, bản lĩnh của dân tộc trước cộng đồng quốc tế
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Toàn cầu hoá và tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói
chung, đối với bản sắc dân tộc nói riêng là một vấn đề lớn, phức tạp, có tính thời
sự.
Trong thời gian qua đã có nhiều công trình khoa học (đề tài, hội thảo, sách,
bài viết .) đề cập tới vấn đề nói trên. Các công trình đó đã đưa ra một bức tranh
chung về TCH với tác động hai chiều của nó, về những thách thức của Việt Nam
khi tham gia TCH, về bài học kinh nghiệm để Việt Nam hội nhập phát triển mà
không bị lệ thuộc.
Có thể kể đến một số công trình sau đây: Toàn cầu hoá: những vấn đề lý
luận và thực tiễn do Lê Hữu Nghĩa và Lê Ngọc Tòng đồng chủ biên (Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, 2004). Trong công trình này, các tác giả đã phân tích nội
dung, đặc điểm, bản chất và xu thế vận động của TCH trên thế giới đầu thế kỷ
XX, tính chất tác động hai mặt của TCH đến mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế,
văn hoá của các nước. Những bài viết trong cuốn sách cũng phân tích thời cơ và
thách thức đối với Việt Nam khi tham gia và hội nhập sâu rộng vào xu thế TCH.
Công trình Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hoá - vấn đề và giải
pháp do Chu Tuấn Cáp chủ biên (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002). Cuốn


2

2


sách phân tích cơ sở lý luận và 4 thực tiễn quá trình vận động của TCH, tác động
kép của xu thế này, quá trình hội nhập ngày càng mạnh mẽ của Việt Nam, một
số thành công, hạn chế và bài học kinh nghiệm của Việt Nam trong quá trình
tham gia TCH. Toàn cầu hoá và khu vực hoá: Cơ hội và thách thức đối với các
nước đang phát triển. Đây là công trình tập hợp những bài viết của nhiều tác giả
nước ngoài và trong nước do Viện Thông tin Khoa học xã hội thuộc Trung tâm
Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia thực hiện, xuất bản năm 2000. Công
trình đã tiếp cận và phân tích nhiều chiều về bản chất, đặc trưng, nội dung, hệ
quả và một số vấn đề nổi cộm hiện nay của TCH đặt ra cho các nước, nhất là
cho các nước đang phát triển.
Chúng ta còn có thể đề cập đến nhiều công trình khác nhau: Tính hai mặt
của toàn cầu hoá của tác giả Trần Văn Tùng, Nxb Thế giới, Hà Nội, năm 2000;
Toàn cầu hoá dưới những góc nhìn khác nhau, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
năm 2005; Toàn cầu hoá - chuyển đổi và tiếp nhận đa chiều của Viện Khoa học
xã hội Việt Nam Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Nxb Thế giới, Hà Nội, năm
2005. Ngoài ra còn có nhiều bài viết trên các tạp chí đề cập các nội dung liên
quan đến TCH. Trong các công trình nói trên, TCH đợc coi là một xu hướng
khách quan, có tác động hai chiều và TCH kinh tế được phân tích, trình bày như
một chủ đề chủ đạo, xuyên suốt. Nhiều công trình đã đề xuất những hướng đi và
một số giải pháp nhằm giúp Việt Nam hội nhập hiệu quả vào xu thế TCH, nhất
là TCH kinh tế hiện nay. Bên cạnh những công trình tiếp cận TCH chủ yếu từ
gốc độ kinh tế như đã nêu trên, thì cũng có nhiều công trình bài viết trình bày về
tầm quan trọng của việc giữ vững định hướng phát triển, bảo vệ nền văn hoá dân
tộc, phát huy các giá trị truyền thống trong phát triển đất nước. Có thể kể đến
một số công trình sau: Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam của

Trần Văn Giàu (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1980). Những cơ sở cơ bản
hình thành các giá trị truyền thống dân tộc được tác giả đề cập, phân tích rõ
ràng, thuyết phục. Nội dung và những biểu hiện giá trị truyền thống của dân tộc
cũng là các nội dung cơ bản trong công trình này. Tìm hiểu giá trị văn hoá
truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá do Nguyễn Trọng
3

3


Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sỹ Quý đồng chủ biên (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, năm 2001). Công trình này đã trình bày những nét cơ bản về giá trị truyền
thống. Đặc biệt những nội dung này được phản ánh qua sự trình bày mối quan
hệ giữa giá trị văn hoá truyền thống với sự phát triển. Công trình Bản sắc văn
hoá Việt Nam của Phan Ngọc (Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội, năm 2004) đã
trình bày một cách tiếp cận về bản sắc văn hoá Việt Nam, vai trò của bản sắc
Việt Nam trong giao lưu hợp tác giữa Việt Nam với các nước.
Thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào cộng
đồng quốc tế. Trên lĩnh vực văn hóa, văn hóa Việt Nam cũng chịu sự tác động
của quá trình ấy. Hội nhập là xu thế tất yếu của thời đại ngày nay. Nhận thức
được xu thế thế đó, trong những năm qua Việt Nam đã chủ động tích cực hội
nhập cộng đồng quốc tế. Quá trình hội nhập đã giúp chúng ta có điều kiện phát
triển kinh tế cũng như vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế đã được khẳng
định. Trên lĩnh vực văn hóa, chúng ta cũng chịu những tác động to lớn từ quá
trình hội nhập ấy. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề “Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh
toàn cầu hóa truyền thông đại chúng” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn
trong giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích:
Toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu mà các quốc gia trên thế giới đều phải

chấp nhận và tranh thủ những yếu tố tích cực, loại bỏ những yếu tố tiêu cực để
bứt nhanh trên con đường phát triển.
Nhiệm vụ:
- Dựa vào tiêu chí xác định giá trị văn hóa, các giá trị văn hóa truyền thống
cơ bản của dân tộc ta bao gồm: chủ nghĩa yêu nước, lòng thương yêu, quý trọng
con người, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; lòng dũng cảm, bất khuẩt, đức
tính cần, kiệm, khiêm tốn, giản dị, trung thực, thủy chung, lạc quan…
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là hệ thống phương pháp thu thập
thông tin. Những phương pháp cụ thể là so sánh, tổng hợp, phân tích.
4

4


5. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn
Vấn đề bản sắc dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa là một vấn đề lớn, vừa
có ý nghĩa lý luận lâu dài, vừa mang tính thực tiễn cấp bách, đòi hỏi sự lý giải
trong một thời gian ít bị câu thúc của các chuyên gia nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trong khuôn khổ bài viết ngắn này, tôi xin phép được nêu lên một số suy nghĩ
ban đầu về vấn đề đã nêu, mong được quý độc giả cho ý kiến thêm.
6. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu và tiểu kết, tiểu luận bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề bản sắc dân tộc trong bối cảnh toàn
cầu hoá truyền thông đại chúng.
Chương 2: Phương hướng hoàn thiện việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
trong bối cảnh toàn cầu hoá

5


5


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ BẢN SĂC DÂN TỘC TRONG BỐI
CẢNH TOÀN CẦU HOÁ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG.

I. Bản sắc văn hoá dân tộc là gì?

Văn hóa không ít khi được hiểu theo nghĩa hẹp: là hiện tượng mang tính
nghệ thuật.
Văn hóa nói đến ở đây cần được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm các lĩnh vực:
đạo đức, lối sống, giáo dục, khoa học, văn học, nghệ thuật, thông tin đại chúng,
giao lưu văn hóa. Chỉ theo nghĩa rộng, văn hóa mới được coi là nền tảng tinh
thần, là mục tiêu, động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội.
Trong văn hóa thì cái làm nên cốt lõi của nó chính là hệ thống các thang bậc
giá trị của toàn xã hội, toàn dân tộc và của mỗi cá nhân đuợc lưu truyền qua
nhiều thế hệ tiếp nối. Theo ý nghĩa này thì nói đến bản sắc dân tộc trước tiên
phải xác định những giá trị chủ yếu làm nên sức mạnh tinh thần to lớn của dân
tộc từ bao đời nay. Đó là: lòng yêu nước sâu xa, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp
giữ nước, tình tương thân, tương ái, gắn kết cộng đồng gia đình - họ tộc - làng
xã; cần cù lao động, chế ngự thiên nhiên, mưu sinh tồn tại; khát khao lẽ phải, sự
công bằng xã hội, trọng nghĩa khinh tài, tôn sư trọng đạo; tình yêu văn học nghệ
thuật, năng lực sáng tạo nghệ thuật; giàu khả năng thích nghi với biến đổi của
hoàn cảnh để không ít khi tiếp nhận được từ bên ngoài những gì là tốt đẹp.
II. Về toàn cầu hóa và tác động của nó đến văn hóa dân tộc

Có thể đồng ý với nhận xét của nhà báo Robert J.Samuelson, khi ông cho
rằng: “Toàn cầu hóa là cách gọi mới cho một quá trình cũ” (trong bài của ông
viết về toàn cầu hóa đăng trong loạt 8 bài báo với chủ đề Hướng về thế kỷ XXI

của tờ The International Herald Tribune, 3-11/1-2000).

6

6


Trải mấy ngàn năm qua thế giới đã phát triển chính là bằng con đường mở
rộng quan hệ giao lưu về mọi mặt, từ kinh tế đến văn hóa, giữa các nước, các
khu vực. “Con đường tơ lụa” xuyên Á qua các núi cao và thảo nguyên khô cằn,
các tuyến hàng hải giữa các nước, các châu lục từ khi có thuyền buồm và la bàn
có thể coi là những bằng chứng hiển nhiên đầu tiên của cái gọi là “quá trình
giao lưu quốc tế” trên phạm vi toàn thế giới đó. Từ mấy thế kỷ trước có thể nói
Hội An, Phố Hiến… đã là những “thành phố mở cửa” đầu tiên của nước ta…
Tuy nhiên trong một vài thập kỷ trở lại đây rõ ràng đã xuất hiện nhu cầu
gọi tiến trình giao lưu quốc tế đó bằng một cái tên mới là “toàn cầu hóa” bởi
những biểu hiện mang tính “bùng nổ” của tiến trình này: đó là sự xuất hiện “đại
trà” của các “xa lộ thông tin” trên toàn thế giới, sự mở rộng nhanh chóng của
quá trình “tự do hóa thương mại”, sự sáp nhập các công ty quốc gia hùng mạnh
trong các lĩnh vực tin học, truyền thông, chế tạo tàu bay, xe hơi…, sự nhất thể
hóa về kinh tế - tài chính ở các khu vực v.v… diễn ra trong bối cảnh “hậu chiến
tranh lạnh” và sự phát triển như vũ bão của kỹ thuật công nghiệp hiện đại…
Đặc biệt trên lĩnh vực văn hóa, quá trình “toàn cầu hóa” diễn ra thật sự sôi
động với sự hỗ trợ đắc lực của các phương tiện truyền thông đại chúng và sự
bùng nổ của các ngành công nghiệp văn hóa.
Toàn cầu hóa đã và đang là một quá trình tất yếu khách quan trong lịch sử
phát triển của nhân loại.
Như mọi hiện tượng đều có hai mặt trái - phải, thuận - nghịch, toàn cầu
hóa, theo chữ dùng của tác giả R. J. Samuelson đã nhắc ở trên, là một “thanh
gươm hai lưỡi”: “Một mặt nó là cỗ xe có động cơ mạnh làm tăng tốc độ phát

triển kinh tế, mở ra kỹ thuật mới làm tăng mức sống ở cả những nước giàu lẫn
nước nghèo; mặt khác, nó cũng là một tiến trình đầy tranh cãi tiến công vào chủ
quyền quốc gia, làm xói mòn nền văn hóa và truyền thống địa phương, đe dọa sự
ổn định kinh tế và xã hội”.
Lĩnh vực văn hóa là lĩnh vực có thể nói là chịu tác động hai mặt dễ nhận
thấy của quá trình toàn cầu hóa.
7

7


Từ bao đời nay, nền văn hóa nước ta không chỉ là thành quả của hàng ngàn
năm chiến đấu giữ nước và lao động sáng tạo dựng nước của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam mà còn là kết quả của các quá trình hấp thụ tinh hoa của nhiều nền
văn hóa, văn minh thế giới.
Trong quá trình toàn cầu hóa, về mặt văn hóa chúng ta cần thấy những thời
cơ tốt để mở rộng cửa “đón nắng gió” bốn phương: tăng thêm tính hiện đại của
văn hóa (để dứt bỏ những gì là cổ hủ, thủ cựu - hệ quả của một nền sản xuất nhỏ,
phân tán), mở rộng và đào sâu thêm giá trị nhân văn - dân chủ - quốc tế của văn
hóa (để loại trừ những tàn dư của ý thức hệ phong kiến gia trưởng), tiếp thu tính
công nghiệp, tính khoa học, tính kỷ cương trong công việc và sinh hoạt giao tiếp
cộng đồng (để dứt khoát chia tay với thói quen sống theo “lệ làng” coi thường
“phép nước”, thói rềnh rang, thù tạc, không biết tiếc thì giờ…), tiếp cận những
thành tựu to lớn của công nghệ kỹ thuật mới trên các lĩnh vực truyền thông,
truyền hình, in ấn, sản xuất băng đĩa âm thanh và hình ảnh, sản xuất các phương
tiện nghe nhìn, đổi mới và đa dạng hóa các loại hình nghệ thuật…
Sức hấp dẫn của những loại hình hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật,
vui chơi giải trí cũng như lối sống tiện nghi, hiện đại từ các nước phát triển đối
với nhiều người dân nước ta, nhất là đối với lớp trẻ, là điều dễ nhận thấy, có thể
nói là đã và đang diễn ra phần nào độc lập với ý muốn chủ quan của chúng ta,

đặc biệt là của những người đứng tuổi.
Ngoài mặt thuận của quá trình này, điều chúng ta cần quan tâm là mặt
nghịch của nó, nhất là khi quá trình toàn cầu hóa diễn ra đồng thời với tiến trình
mở cửa về kinh tế - văn hóa của nước ta, đồng thời với tiến trình chuyển đổi của
nền kinh tế nước ta từ kế hoạch hóa - tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều
tiết của nhà nước. Ở đây có thể nói mặt trái của toàn cầu hóa đã có “mảnh đất
thích hợp” để nảy nở sinh sôi là mặt trái của cơ chế thị trường tồn tại ở nước ta.
So với các thời kỳ trước đây trong lịch sử nước ta, sức lao động sáng tạo
của mỗi con người hiện nay có dịp được phát triển tốt hơn, xã hội nhờ đó trở nên
cởi mở, năng động hơn. Nhưng bên cạnh mặt được rất cơ bản đó, cũng có thể
nói chưa bao giờ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc lại phải chịu
8

8


những tác động xói mòn mạnh mẽ, gay gắt như hiện nay. Nhiều tệ nạn xã hội
như cờ bạc, ma túy, mại dâm, buôn lậu, gian lận thương mại v. v… phát triển
như các đại dịch thời trung cổ. Chỉ hơn mười năm qua, thời gian chưa đủ để một
thế hệ sinh ra và trưởng thành, chúng ta có thể thấy, đặc biệt là ở các thành phố,
các thị xã, thị tứ… khá phổ biến một lối sống thực dụng, chạy theo tiện nghi vật
chất, tôn thờ đồng tiền, sùng ngoại, coi nhẹ các giá trị lý tưởng, đạo đức của cha
ông… Nhiều sinh hoạt văn hóa, từ lễ hội đến biểu diễn nghệ thuật, bị nhuốm
đậm đặc sắc màu thương mại hóa. Các loại hình nghệ thuật ca nhạc phương Tây
ngày càng có nhiều thanh niên hâm mộ tôn sùng, trong khi các loại hình nghệ
thuật dân tộc như chèo, tuồng, cải lương… ngày càng thưa vắng người xem. Lớp
trẻ lớn lên không còn biết hát dân ca, các bà mẹ không còn biết hát ru… Thói
đua đòi ăn chơi theo kiểu sống gấp “sống hôm nay không biết có ngày mai”,
sống xa hoa vô lối bằng đồng tiền phi lao động đã không còn là hiện tượng hiếm
hoi (báo Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh số ra ngày 20 - 1 - 2000 có bài phóng

sự về “Những cuộc chơi mút mùa…địa ngục” ở Sài Gòn với lời bộc bạch của
những kẻ “một đêm xài không hết 10 cây vàng là không ngủ được!”).
Điều đáng nói trước tiên không phải là những hiện tượng tha hóa về nhân
cách trong xã hội ta hôm nay. Điều đáng lo lắng hơn là xã hội chúng ta đã chưa
tạo ra được một dư luận phê phán đủ mạnh để ngăn chặn những hiện tượng
xuống cấp đạo đức như vậy và hậu quả là những hiện tượng “đồi phong bại tục”
như vậy cứ ngang nhiên tồn tại, như “chọc tức”, như “trêu ngươi” mọi người!
Sự bàng quan, thờ ơ theo kiểu “mũ ni che tai” này dù muốn hay không cũng là
sự đồng lõa với cái ác.
Bao trùm lên các hiện tượng tiêu cực ấy có thể nói là sự khủng hoảng lòng
tin - con người không còn có lý tưởng sống đúng đắn, mất định hướng giá trị.
Không ít người trở thành tín đồ mù quáng của các dị giáo, của các thứ mê tín dị
đoan. (Những dãy xe máy, xe con biển trắng và cả biển xanh nối đuôi nhau hàng
cây số trên đường vào xin lễ đền Bà chúa Kho ở Bắc Ninh là một minh chứng
đáng buồn).
9

9


Cùng với sự vận hành của cơ chế thị trường, của quá trình mở cửa, rõ ràng
là toàn cầu hóa đang đem lại những thách thức cam go cho văn hóa dân tộc.
III. Thực trạng vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình hội

nhập
1. Cơ hội, thành tựu
Cơ hội lớn nhất của việc gia nhập WTO đem lại cho chúng ta là tư nay
nước ta có thể tham gia các thị trường thế giới với tư cách một thành viên bình
đẳng, không bị phân biệt đối xử. Đây chính là 1 trong những tiền đề cần thiết
cho việc kích lệ văn hoá phát triển, thúc đẩy việc sáng tạo các sản phẩm văn hoá

nghe nhìn, nghệ thuật biểu diễn, sách, báo… đến các nhu cầu giải trí khác như
du lịch văn hoá, tham quan thắng cảnh, di tích lịch sử, bảo tàng… Nhờ sự giao
lưu văn hoá quốc tế được tăng cường mà nhân dân có thêm điều kiện thuận lợi
để tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại – từ lối sống, nếp sống năng động, sáng
tạo, tự lập, ý thức tôn trọng luật pháp, đề cao tinh thần dân chủ, công bằng đến
những giá trị văn học nghệ thuật mang đậm tính nhân văn, tính dân tộc và hiện
đại. Chúng ta cũng có nhiều cơ hội để giới thiệu với bạn bè trên thế giới những
vẻ đẹp độc đáo của nền văn hoá dân tộc.
Việc thực hiện WTO tạo điều kiện thuận lợi để tiếp thu những tinh hoa văn
hoá nhân loại, có cơ hội phát triển và làm thăng hoa văn hoá dân tộc, tôn vinh
hình ảnh Việt Nam trong cộng đồng thế giới. Những giá trị văn hoá mới phù hợp
với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Biết
làm giàu chính đáng cho bản thân, cho xã hội, cho cộng đồng trở thành 1 giá trị
tiêu biểu và là một biểu hiện sinh động của tình yêu quê hương đất nước. Lòng
nhân ái, tình thương con người biến thành hành động cụ thể giúp nhau vượt khó,
vươn lên làm giàu…
2. Thách thức, những mặt yếu kém
Thách thức lớn chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực giữ gìn bản sắc văn hoá dân
tộc. Kinh tế thị trường với chủ nghĩa thực dụng sẽ khiến lý tưởng cao đẹp của
chúng ta theo đuổi bấy lâu dễ bị phai nhạt ngay trong 1 số đảng viên. Lối sống,
nếp sống nặng về vật chất, đồng tiền, tâm lý hưởng thụ tiêu dùng có cơ hội phát

10

10


triển mạnh. Tình nghĩa trong gia đình, làng xóm, cơ quan bị nhạt nhoà dần.
Ngày càng bám rễ tâm lý “cá lớn nuốt cá bé”, “mạnh được, yếu thua”
Chúng ta có thể khảo sát kỹ hơn thách thức của quá trình hội nhập quốc tế

này đối với một lĩnh vực hoạt động văn hoá cụ thể đáng chú ý là lĩnh vực dịch
vụ truyền thông. Không khó khăn gì để nhận ra các chương trình truyền hình
nước ngoài đang giành thế áp đảo, xuất hiện trên các khung giờ vàng là phim
nước ngoài; các game show có sức thu hút lượng khán giả đông là các game
show chúng ta mua bản quyền của nước ngoài. Rõ ràng trên lĩnh vực truyền
thông chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức to lớn nảy sinh từ quá
trình hội nhập và giao lưu văn hoá quốc tế.
Kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng liên tục, tỷ lệ đói nghèo giảm đã góp
phần nâng cao vị thế của dân tộc trên trường quốc tế tuy nhiên sự phát triển đó
vẫn chưa thật bền vững khi dựa trên nền tảng tinh thần còn thiếu vững chắc.
Việc phát triển kinh tế còn có biểu hiện coi trọng lợi ích trước mắt; giữ gìn bản
sắc văn hoá dân tộc có xu hướng chạy theo phong trào, hình thức, khuôn mẫu
mà chưa tính hết đa dạng, làm nghèo nàn bản sắc văn hoá vốn có của các dân
tộc. Từ đó chúng dẫn đến trong đời sống xã hội, kinh tế có bước phát triển
nhưng bản sắc văn hoá dân tộc lại bị mai một, mất dần hoặc bị lai căng một cách
tự phát. Mặt khác trong quá trình phát triển kinh tế chúng ta vẫn còn tư duy phát
triển ngành công nghiệp dựa trên khai thác tiềm năng thiên nhiên mà chưa chú
trọng thích đáng đến phát triển ngành công nghiệp văn hoá. Sự trì trệ này dẫn
đến hệ quả kép về việc hiệu quả kinh tế và việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Hình thành văn hoá ăn theo, bắt chước văn hoá phương Tây một cách thiếu trọn
lọc, tạo điều kiện cho chúng thâm nhập vào đời sống của dân tộc.
Đầu tư cho phát triển tập trung nhiều ở phát triển kinh tế mà chưa có sự
quan tâm đầu tư cho phát triển văn hoá nói chung, giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hoá dân tộc nói riêng. Đầu tư còn thấp dẫn đến việc nghiên cứu, bảo tồn
những giá trị văn hoá dân tộc còn thiếu tính toàn diện hoặc không kịp thời.
Suy thoái về lối sống, đạo đức xã hội, có nguy cơ ngày càng gia tăng, nhất
là sự sa xút về mặt tư tưởng, đạo đức, lối sống và nếp sống ở 1 bộ phận cán bộ,
11

11



đảng viên và nhân dân; mức độ trầm trọng của tệ quan liêu, tham nhũng, lãng
phí và các tiêu cực khác trong xã hội. Đây là 1 trong những nguyên nhân dẫn
đến sự mất ổn định, thậm chí đe doạ sự tồn tại chế độ chính trị - xã hội.
Đội ngũ tri thức về văn hoá, văn nghệ gặp nhiều khó khăn trong sáng tạo.
Việc thu hút nhân tài vào các cơ quan công quyền khó khăn do chế độ đãi ngộ
thấp. Tình trạng bị rò rỉ chất xám ngày càng gia tăng, do trình độ tổ chức quản lý
của Nhà nước còn nhiều mặt hạn chế và chiến lược sử dụng nhân tài có mặt
chưa hợp lý.

12

12


CHƯƠNG II
PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN
HOÁ DÂN TỘC TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ
TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG.

I.

Phương hướng phát triển
1. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức cuả

cộng đồng về tầm quan trọng của việc hiểu biết về bản sắc văn hoá dân tộc, từ
đó hình thành ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc một cách chủ động, tích
cực và tự giác. Chỉ có như vậy cốt cách dân tộc, lòng tự tôn dân tộc mới luôn
giữ được vai trò hạt nhân trong quá trình phát triển kinh tế và phát triển nói

chung của dân tộc. Đây là một quá trình không thể nóng vội, nhưng cũng không
được chậm trễ mà cần phải thực hiện qua nhiều biện pháp, trong đó có biện pháp
giáo dục và tự giáo dục trong chính cộng đồng dân tộc thông qua các phương
tiện truyền thông đại chúng như sách, báo, tin, bài, phóng sự…
2. Mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và giữ gìn bản sắc văn
hoá dân tộc phải được quán triệt trong tổng thể hệ thống chính sách kinh tế - xã
hội. Để chính sách đi vào cuộc sống cần đảm bảo sự thống nhất trong tất cả các
khâu từ xây dựng kế hoạch , tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát đến đầu tư
nguồn lực thích đáng. Mặt khác, phải xây dựng chiến lược phát triển công
nghiệp văn hoá trên nền tảng tư tưởng chủ đạo là giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hoá dân tộc.
3. Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình phát triển kinh tế phải do
chính các chủ thể văn hoá thực hiện. Mọi nguồn lực bên ngoài chỉ phát huy hiệu
quả khi chủ thể văn hoá có ý thức tự giác giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc.
Những giải pháp phát triển kinh tế để đáp ứng những nhu cầu dân sinh phải gắn
với nhu cầu bảo vệ đời sống tinh thần, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc. Muốn
vậy mọi chính sách đều phải gắn với công đồng dân tộc, tôn trọng quyền quyết

13

13


định của nhân dân, đồng thời phải đầu tư nghiên cứu sâu về những giá trị văn
hoá dân tộc để có những giải pháp phù hợp.
4. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc phải có phương pháp, cách
thức phù hợp, đi vào thực chất, chống căn bệnh hình thức, chạy theo phong trào
làm phá vỡ tính đa dạng, phong phú. Trên cơ sở đó sẽ phát huy được tính sáng
tạo trong giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và phát triển kinh tế, ngăn chặn sự bảo
thủ, trì trệ trong phát triển của các dân tộc.

5. Phát triển kinh tế, văn hoá phải gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên và
môi trường xã hội. Đây là một trong những nhân tố bảo đảm cho sự phát triển
bền vững của dân tộc. Đặc biệt việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc cần gắn
với giữ gìn không gian văn hoá – nơi duy trì đời sống của cộng đồng.
6. Nâng cao trình độ dân trí, trình độ khoa học công nghệ và trình độ quản
lý nhà nước cho phù hợp với yêu cầu và tốc độ của quá trình hội nhập quốc tế.
7. Nâng cao tính sáng tạo của nền văn hoá dân tộc, mở rộng dân chủ, khai
thác mọi tiền năng sáng tạo trong nhân dân, khuyến khích đội ngũ tri thức, văn
nghệ sĩ, các nhà doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân tham gia vào quá trình
xây dựng và phát triển văn hoá dân tộc
8. Đẩy mạnh cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận văn hoá nhằm
bảo vệ các giá trị chân chính của chủ nghĩa Mac – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
bảo vệ và phát huy các giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc, kiên quyết đấu tranh
vạch trần mọi mưu toan, lợi dụng toàn cầu hoá kinh tế để thực hiện âm mưu
“diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá, du nhập các trào lưu tư
tưởng trái với đường lối văn hoá của Đảng.
9. Biết tôn trọng, lắng nghe để làm rõ cơ sở lý luận , thực tiễn về những ý
kiến khác nhau với tinh thần xây dựng để tiếp thu, để bồi đắp tinh thần và trí tuệ.
10. Không e ngại sự áp đảo của toàn cầu hoá, không dị ứng với mọi biểu
hiện của văn hoá nhân loại. thâm nhập vào thế giới một cách chủ động, tự tin, tự
nhiên, sẵn sàng đối thoại với các nền văn hoá với tư duy đa dạng văn hoá là một
tất yếu của giao lưu, hợp tác. Tiếp thu có chọn lọc qua bản sắc văn hoá Việt
14

14


Nam, cái gì cần, tốt, hay thì cần học hỏi, tiếp nhận để làm giầu cho văn hoá Việt
Nam.
II.


III.

Nhiệm vụ cụ thể
- Xây dựng môi trường văn hoá
- Phát triển sự nghiệp văn hoá – nghệ thuật
- Bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể
- Phát triển đi đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng.
- Bảo tồn, phát huy và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số
- Chính sách văn hoá đối với tôn giáo
- Mở rộng hợp tác quốc tế về văn hoá
- Củng cố xây dựng và hoàn thiện thể chế văn hoá
Giải pháp xây dựng và phát triển văn hoá trong bối cảnh toàn cầu
hoá truyền thông đại chúng

Toàn cầu hóa, như đã nói, là một quá trình tất yếu, khách quan. Nó diễn ra
ở mọi nước trên trái đất này, không một dân tộc nào có thể bị cám dỗ bởi một
thứ “chủ nghĩa biệt lập” nào đó mà đứng ra một bên, tránh được quá trình này
động chạm tới mình.
Điều quan trọng là chủ động đón nhận nó, có những đối sách thích hợp
nhất để phát huy mặt tích cực, hạn chế các tiêu cực mà nó có thể mang lại.
Như một cơ thể cường tráng có thể chống được mọi bệnh tật, dân tộc ta cần
tự tìm trong chính mình những sức mạnh nội sinh để đứng vững trước các thử
thách của toàn cầu hóa.
Ở đây, những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam là một nguồn lực sâu xa cần được bảo tồn và phát huy bằng những việc
làm cụ thể - từ việc tăng cường giáo dục văn hóa truyền thống trong nhà trường
cho các em nhỏ đến các chính sách bảo tồn, khuyến khích, phát huy các giá trị
văn hóa đó. Bảo tồn văn hóa dân tộc (bao gồm các giá trị văn hóa vật thể và phi
vật thể) cần được nâng lên thành một Chương trình quốc gia có tính chiến lược

lâu dài.
Những việc cụ thể, thiết thực và đồng bộ mà chúng ta tiến hành để đổi mới
hệ thống chính trị, hiện thực hóa các thiết chế dân chủ, đẩy mạnh cải cách kinh
tế, cởi bỏ những ràng buộc ngăn cản đồng vốn được đưa vào sản xuất kinh
15

15


doanh, tạo thêm việc làm và sản phẩm cho xã hội, hình thành một cơ chế sở hữu
hợp lý, xóa bỏ tình trạng “công hữu vô chủ” nhằm triệt bỏ tận gốc quốc nạn
tham nhũng… những việc tưởng như xa xôi với văn hóa nhưng thực ra lại có tác
động hết sức trực tiếp đến sự phát triển văn hóa. Chừng nào người dân còn bị
các thủ tục hành chính hành… là chính, đến “cửa quan” còn phải canh cánh tâm
lý nhờ vả, xin xỏ, lót tay, chừng nào tiền đóng góp của dân còn rơi vào túi tham
của những kẻ lợi dụng chức quyền đục khoét của công… thì chừng ấy các thang
bậc giá trị xã hội còn bị đảo lộn: thay vì cần được sống sung túc bằng lao động
lương thiện của chính mình, không ít người sẽ bon chen vào con đường “công
danh”, mong sống hơn người nhờ có chức có quyền; thay vì học hành chuyên
cần để có kiến thức, người ta sẽ bỏ tiền ra mua bằng cấp, chạy đua theo hư
danh… Nền tảng của văn hóa bị xói mòn ghê gớm nhất chính là từ những
khuyết tật mang tính hệ thống chưa được loại bỏ nằm ngay trong cơ chế.
Để giành lấy khán giả, thính giả về phía mình, văn hóa dân tộc cũng cần có
những sản phẩm mang tính tư tưởng, nghệ thuật cao, kỹ thuật hiện đại. Muốn
vậy cần có sự chăm lo đồng bộ từ khâu đào tạo nghệ sĩ, các chính sách khuyến
khích tự do sáng tạo nghệ thuật trên tinh thần công dân đến các đầu tư mới trang
thiết bị kỹ thuật cho các ngành công nghiệp văn hóa… Cần có chính sách
khuyến khích sự xuất khẩu các sản phẩm văn hóa, có sách lược tuyên truyền đối
ngoại hiệu quả hơn nữa, xây dựng một cơ chế nhằm hướng tới hoạt động hữu
hiệu của hệ thống tùy viên văn hóa ở các sứ quán...

Chúng ta cũng cần có những biện pháp hành chính nghiêm khắc, những
hàng rào hữu hiệu ngăn chặn những sản phẩm phi văn hóa du nhập vào nước ta
từ những băng đĩa , phim ảnh, đến qua mạng Internet. Các phương tiện thông
tin đại chúng của chúng ta cũng rất cần tránh vô tình hay hữu ý tuyên truyền,
quảng cáo không công cho những sản phẩm văn hóa nước ngoài mà giá trị của
nó còn chưa được khẳng định, còn đang ở giai đoạn thể nghiệm hoặc còn rất
đáng ngờ về chất lượng nghệ thuật.

16

16


Toàn cầu hóa chứa đựng thời cơ và những thách thức to lớn. Trong tiến
trình lịch sử của mình dân tộc ta cần tỏ rõ khả năng đón nhận những thời cơ
thuận lợi và vượt lên trên các thách thức để đi tới.
Thế kỷ XXI đang tới. Thế giới sẽ chuyển động mạnh hơn bao giờ hết trong
xu thế toàn cầu hóa và hội nhập. Tự nhận ra và loại bỏ những khiếm khuyết,
chúng ta nuôi hy vọng rằng dân tộc Việt Nam sẽ tìm được chỗ đứng của mình
trong trào lưu đó với bản lĩnh của một nền văn hóa lâu đời, được tiếp thêm sức
mạnh của thời đại, sức mạnh của lý tưởng độc lập dân tộc, dân chủ, nhân văn và
công bằng xã hội./.

17

17


KẾT LUẬN
Trong bối cảnh ngày nay, văn hóa Việt Nam tất yếu sẽ có sự giao lưu, hội

nhập với văn hóa quốc tế. Quá trình giao lưu, hội nhập ấy đã đem lại nhiều giá
trị mới nhưng cũng hàm chứa những nhân tố gây tác hại đến những giá trị văn
hóa Việt Nam. Vấn đề đặt ra là chúng ta hội nhập như thế nào? Chúng ta với tư
thế chủ động, hội nhập trên cơ sở tự khẳng định mình, nỗ lực để vượt lên chính
mình, nghĩa là, thông qua quá trình hội nhập, chúng ta có thể nhận thức đầy đủ
hơn, có ý thức hơn trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc mình. Đồng
thời trong quá trình đó, chúng ta sẽ thấy được những mặt hạn chế của những
truyền thống có khả năng cản trợ sự tiến bộ để tìm cách khắc phục. Khi đã nhận
ra được vấn đề chúng ta sẽ có sự kết hợp hài hoà các giá trị truyền thống với các
giá trị hiện đại, trên cơ sở bảo tồn bản sắc dân tộc, giữ lấy những gì là tinh hoa,
loại bỏ dần các yếu tố lỗi thời, tăng cường giao lưu, học hỏi với bên ngoài thì sẽ
vượt qua được những thách thức , sẽ khơi dậy được vai trò động lực của các giá
trị truyền thống. Nhận thức vấn đề đó, trong bài này em đã nghiên cứu và bước
đầu nêu ra những nguyên tắc trong giao lưu, hội nhập văn hóa nhằm “xây dựng
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

18

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

Bản sắc văn hóa Việt Nam – Phan Ngọc – NXB Văn học 2002
Giao lưu văn hoá thời hội nhập - Hồ Sỹ Vịnh - Nxb. Chính trị quốc gia 2008
Văn hoá Việt Nam và cách tiếp cận mới – Phan Ngọc - NXB Văn hoá 2005

Văn hóa và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa - Nguyễn Văn Dân - Nxb

Khoa học xã hội 2006
5. Con người, dân tộc và các nền văn hóa: chung sống trong thời đại toàn cầu
hóa - George F.McLean, Phạm Minh Hạc - Nxb. Chính trị quốc gia 2007
6. Toàn cầu hoá và sự tác động của nó đối với Việt Nam hiện nay, trong Toàn
cầu hoá trong bối cảnh châu Á - Thái Bình Dương - một số vấn đề triết học
- Phạm Văn Đức - Nxb Khoa học xã hội, 2007

19

19



×