Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Thực trạng hoạt động đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh NHNN và PTNT Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.95 KB, 30 trang )

Thực trạng hoạt động đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi
nhánh NHNN và PTNT Hà Nội
I. SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ
NỘI
1.Sự hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHNN
& PTNT Hà Nội
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội là một chi
nhánh trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam,
có trụ sở chính tại số 77 phố Lạc Trung – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam ra đời theo quyết định số 56 và 59
tháng 8 năm 1988 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sự ra đời của Ngân
hàng nông nghiệp Việt Nam theo yêu cầu cấp bách của nền kinh tế với mục
đích chủ yếu là góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, kiềm chế
làm phát, ổn định tiền tệ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và trực tiếp giải quyết
nâng cao đời sống của nông dân. NHNN&PTNT Việt Nam có vai trò là Ngân
hàng quản lý TW, có hệ thống chi nhánh rộng khắp trong cả nước từ tỉnh đến
huyện, xã gồm hơn 2500 chi nhánh.
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam hoạt động
theo mô hình Tổng công ty Nhà nước, theo quyết định số 90/TTg ngày 07
tháng 03 năm 1994 của Thủ Tướng Chính phủ, thời gian hoạt động là 99 năm ,
trụ sở tại Hà Nội , Ngân hàng có con dấu riêng và có tài khoản tiền gửi tại
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngoài ra, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam còn
mở tài khoản tại các Ngân hàng khác cả trong nước và ngoài nước để phục vụ
thêm cho việc giao dịch và kinh doanh. Ngân hàng có trách nhiệm bảo toàn và
phát triển vốn, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và có quyền tự chủ
về mặt tài chính.
Ngày 15 tháng 10 năm 1996, Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam đổi tên
thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam theo quyết
định số 280/QĐ-NH5 do Thống đốc Ngân hàng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Cao Sỹ Khiêm ký.


Tên giao dịch : Ngân hàng Nông nghiệp và P hát triển nông thôn Việt
Nam
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Bank for agriculture and Rural
Development.
Tên viết tắt: VBARD
Trụ sở chính : Số 2 Láng Hạ - Đống Đa - Hà Nội.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội là một trong số
hơn 2500 chi nhánh của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam. Nó có vai trò trong việc tạo lập nguồn vốn, đáp ứng các nhu cầu
tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn Hà Nội, cung cấp các hình
thức dịch vụ Ngân hàng... góp phần thực hiện các chương trình,mục tiêu phát
triển kinh tế xã hội của hệ thống Ngân hàng Thương mại Quốc doanh do
Thống đốc Ngân hàng đề ra và đồng thời góp phần vào sự phát triển kinh tế xã
hội của Thành phố Hà Nội.
Tên giao dịch : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội .
Tên giao dich quốc tế: Vietnam Bank for agriculture and Rural
Development Hanoi Branch.
Trụ sở chính : Số 77 Phố Lạc Trung – QuậnHai Bà Trưng – Thành phố Hà
Nội.
Ngày 26 tháng 03 năm 1998, Ngân hàng Nông thôn Hà Nội ( tiền thân
của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội ) được thành lập
theo nghị định số 55/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, Ngân hàng có trách
nhiệm là Ngân hàng cấp II quản lý trực tiếp đối với các Ngân hàng cấp huyện
gồm 12 Ngân hàng huyện : Gia Lâm, Sóc Sơn, Đông Anh, Từ Liêm, Thanh Trì,
Ba Vì, Phúc Thọ, Hà Tây, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức, Mê Linh.
Tháng 9 năm 1991, Quốc hội Nhà nước Việt Nam có quy định tách tỉnh
và quy hoạch 7 huyện của Hà Nội về cấp tỉnh . Các Ngân hàng chi nhánh cấp
huyện trước đây trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội, sau khi tách tỉnh
được thiết lập và xây dựng Ngân hàng Nông nghiệp cấp tỉnh . Ngân hàng Nông
nghiệp Hà Nội giờ đây chỉ quản lý 5 huyện còn lại là: Gia Lâm, Sóc Sơn, Đông

Anh , Thanh Trì. Vai trò quản lý và địa bàn hoạt động của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã bị thu hẹp làm ảnh hưởng đến
nguồn vốn và đội ngũ cán bộ của Ngân hàng.
Năm 1995 Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đã tiến hành đổi mới hoạt
động quản lý theo Ngân hàng 2 cấp nhằm giảm những thủ tục phiền hà, kém
hiệu quả và tăng quyền tự chủ, năng lực tài chính của Ngân hàng chi nhánh.
Hoạt động này được tiến hành thí nghiệm tại hai thành phố lớn là Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh. Từ nay các Ngân hàng cấp huyện không chịu sự quản
lý của các Ngân hàng thành phố mà chịu sự quản lý của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Hà Nội một lần nữa lại bị thu hẹp về nguồn vốn và phạm vi
hoạt động. Ngân hàng chỉ còn quản lý các chi nhánh Ngân hàng cấp IV là chi
nhánh các Ngân hàng nhỏ ở các quận nội thành như : Cầu Giấy, Đồng Xuân,
Chợ Hôm, Giảng Võ, Tây Hồ và Thanh Xuân. Các chi nhánh Ngân hàng cấp IV là
chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp. Như vậy , Ngân hàng đã chuyển hoạt động
của mình chủ yếu trên địa bàn ngoại thành sang địa bàn nội thành.
Ngày 15 tháng 10 năm 1996, Ngân hàng Nông nghiệp đổi tên thành
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thì Ngân hàng
Nông nghiệp Hà Nội cũng được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Hà Nội .
Cơ cấu tổ chức và các phòng ban điều hành của Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Hà Nội như sau:
1.1 BanGiám đốc:
- Giám đốc : Đặng Văn Mão – Phụ trách tình hình hoạt động kinh
doanh của toàn bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Hà Nội .
- Phó Giám đốc : Nguyễn Quốc Hùng – Phụ trách lĩnh vực kinh
doanh, kế hoach , thanh toán Quốc tế.
- Phó Giám đốc : Nguyễn Thị Phồn Lan – Phụ trách lĩnh vực kế
toán.

Bộ máy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng gồm có 7 phòng ban chính
gồm: Phòng kinh doanh , kế toán, kho quỹ, kiểm soát, hành chính, thanh
toán Quốc tế, kế hoạch và 08 chi nhánh Ngân hàng cấp quận:
1- NHNN- PTNT quận Hai Bà Trưng
2- NHNN- PTNT quận Hoàn Kiếm
3- NHNN- PTNT quận Cầu Giấy
4- NHNN- PTNT quận Ba Đình
5- NHNN- PTNT quận Tây Hồ
6- NHNN- PTNT quận Đống Đa
7- NHNN- PTNT quận Thanh Xuân
8- NHNN- PTNT quận khu vực Tam Trinh.
1.2. Phòng kinh doanh
- Quan hệ tín dụng nông thôn
- Nghiệp vụ tín dụng
- Kinh doanh dịch vụ tổng hợp
- Kinh doanh mua bán ngoại tệ
- Tham mưu cho Ban Giám đốc...
1.3. Phòng kế toán
- Chuyên sâu về nghiệp vụ hạch toán kinh doanh mọ mặt hoạt động của Ngân
hàng cả bằng đồng nội tệ và ngoại tệ.
- Hạch toán các nghiệp vụ kinh doanh: cho vay, tài khoản, thanh toán, chỉ tiêu,
kế toán nội bộ...
- Thông báo các khoản nợ đến hạn
- Thanh toán bù trừ liên hàng, xét duyệt các khoản Ngân hàng mới mở tài
khoản giao dịch.
1.4. Phòng thanh toán Quốc tế
Thực hiệnthanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT bằng tất cả các loạitiền
như: USD, DM, SGD, GBP theo yêu cầu của khách hàng.
- Mở L/C thanh toán với nước ngoàithông qua vay vốn hoặc vốn
tự có

- Thanh toán thỉ trường (Telegraphic Transfer)
- Thanh toán nhờ thu
- Mở L/C trả chậm
- Vay vốn nước ngoài
1.5. Phòng kho quỹ
Có chức năng thu, phát tiền cho khách hàng, Ngân hàng có áp dụng thu nhận
trực tiếp tại địa chỉ của khach hàng như là một loại hình dịch vụ của Ngân
hàng.
1.6. Phòng kiểm soát
Là một bộ phận độc lập, tách riêng đối với Ngân hàng, các phòng kiểm soát là
người của Ngân hàng Nông nghiệp, có chức năng như thanh tra viên trong
Ngân hàng
Có quyền kiến nghị và can thiệp vào các hoạt động của Ngân hàng khi cần
thiết.
1.7. Phòng hành chính nhân sự
Đây là phòng được kết hợp từ phòng hành chính pháp chế và phòng tổ chức
đào tạo cán bộ , với những nhiệm vụ sau:
- Hành chính , văn thư, tiếp tân
- Quản trị, quản lý kho tàng, vật tư, ấn chỉ...
- Pháp chế, thư ký, tổng hợp cho Giám đốc, tổ chức họp, lưu trữ hồ
sơ pháp lý, tổng hợp các báo cáo chỉ đạo
- Tổ chức cán bộ: Mô hình, quy chế và hoạt động, quy chế nhân
viên, sắp xếp, bố trí cán bộ.
- Đào tạo, chính sách, lao động tiền lương...
1.8. Phòng kế hoạch
- Đề ra kế hoach tổng hợp, phân phối, điều hoà vốn.
- Thống kê, đề xuất chiến lươc kinh doanh, phân tích thông tin đề
xuất huy động vốn
Các chi nhánh cấp quận (Chi nhánh Ngân hàng cấp IV) trên địa bàn Hà
Nội của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội về thực

chất là giống như phòng giao dịch của Ngân hàng. ở đây bao gồm một
ban Giám đốc có một Giám đốc, một Phó giám đốc kiêm kế toán trưởng
và các nhân viên phụ trách vấn đề huy động vốn, cho vay, kế toán, thủ
quỹ.
Các chi nhánh cấp quận vừa kinh doanh, vừa thực hiện các mục tiêu kinh
tế xã hội, thực hiện các nghiệp vụ mà Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Hà Nội cho phép như:
- Nhận tiền gửi của dân cư, các tổ chức kinh tế.
- Cho vay đối với các tổ chức kinh tế hộ gia đình, cá nhân theo mức
do Giám đốc Chi nhánh quy định.
- Cho vay hộ nghèo thông qua nguồn vốn từ Ngân hàng người
nghèo.
2.Các hoạt động chính của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà
Nội
- Hoạt động huy động vốn: Bao gồm cả huy động vốn nội tệ và
ngoại tệ với các hình thức chủ yếu là gửi tiết kiệm của dân cư,
tiền gửi của các tổ chức kinh tế huy động qua bán kỳ phiếu, trái
phiếu Ngân hàng . Ngoài ra Ngân hàng còn huy động các nguồn
khác như: đi vay từ các tổ chức tài chính , Ngân hàng Nhà nước,
các Ngân hàng thương mại khác, nhận vốn uỷ thác, tài trợ cho
vay của các tổ chức quốc tế...
- Hoạt động cho vay: Với mọi thành phần kinh tế, mọi loại hình
doanh nghiệp bao gồm cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
cả bằng đồng nội tệ và ngoại tệ...
- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
- Hoạt động thanh toán trong nước và quốc tế
- Hoạt động bảo lãnh
Trước đây khách hàng chủ yếu của Ngân hàng Nhà nước và Phát triển
Nông thôn Hà Nội là các đơn vị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến và
công nghiệp thực phẩm. Hiện nay trong quá trình tổ chức, phân cấp địa bàn

hoạt động kinh doanh đã làm cho tính chất nông nghiệp trong hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng bị giảm đi. Hiện nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Hà Nội hoạt động như mọi Ngân hàng thương mại khác, có
khách hàng là các hộ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong mọi ngành
nghề, lĩnh vực. Chính sự thay đổi đối tượng phục vụ này đã làm ảnh hưởng rất
lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Những ảnh hưởng do tính thời
vụ, tác động của thời tiết, tốc độ quay vòng vốn chậm, quy mô vay vốn nhỏ,... đã
giảm dần nhưng thay vào đó, Ngân hàng phải chủ động mở rộng kinh doanh
đến mọi thành phần kinh tế, mọi lĩnh vực, nghành nghề... nên cán bộ Ngân
hàng buộc phải học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm nhằm nắm bắt được hoạt
động của nhiều nghành nghề.
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà
Nội có một lợi thế lớn là nằm trên một khu vực phát triển mạnh mẽ nhất cả
nước, có khả năng huy động và cho vay nhiều. Đóng góp của Ngân hàng đối với
sự phát triển của Ngân hàng Thành phố Hà Nội không phải là nhỏ. Đó là kết
quả sự hợp tác giữa Ngân hàng với các doanh nghiệp, các cấp chính quyền và
dân cư. Sự tăng trưởng và phát triển của Ngân hàng gắn liền với sự tăng
trưởng, phát triển của kinh tế Thành phố nói riêng và của cả nước nói chung.
Chúng ta có thể thấy được điều này qua những đánh giá chung về hoạt
động của Ngân hàng trong những năm gần đây:
2.1. Nguồn vốn
Huy động vốn là thế mạnh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn Hà Nội do Ngân hàng đã tập trung và đặt quan hệ lâu dài với các doanh
nghiệp trên địa bàn Hà Nội nhằm thu hút tiền gửi của các doanh nghiệp này.
Mặt khác, chính sách lãi suất của Ngân hàng rất nhạy bén và thay đổi kịp thời
để có thể huy động vốn khi cần thiết. Chính vì vậy, có những lúc Ngân hàng bị
thừa vốn, buộc Ngân hàng phải hạn chế bớt việc huy động.
* Năm 1998 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã
tích cực mở rộng đầu tư nên dư nợ nội tệ tăng 144 tỷ, nhưng do biến động
mạnh của tỷ giá ngoại tệ nên một số doanh nghiệp có dư nợ ngoại tệ đã đẩy

mạnh tiêu thụ hàng hoá để trả nợ nên dư nợ ngoại tệ giảm 218 tỷ làm cho
Tổng dư nợ nói chung giảm 74 tỷ đồng và chỉ bằng 90,63% Tổng dư nợ năm
1997 (giảm 9,37%).
Với dư nợ trên, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Hà Nội đã cho Tổng công ty vật tư nông nghiệp vay trên 400 tỷ đồng để
nhập khẩu trên 300.000 tấn phân bón, thuốc trừ sâu các loại đảm bảo đủ cung
ứng cho bà con nông dân, vì vậy trong năm 1998 giá phân bón, thuốc trừ sâu
ổn định và xuống giá so với các năm trước; tập trung cho ngành lương thực
Hà Nội vay hàng trăm tỷ đồng để thu mua gạo cho dự trữ, lưu thông, gạo kinh
doanh, xuất khẩu... đảm bảo đầu vào cho ngành lương thực và đầu ra cho bà
con nông dân... Ngoài ra Ngân hàng còn cho hơn 884 hộ nghèo vay vốn tạo
công ăn việc làm cho trên 1.000 lao động – trên 90% số hộ này có việc làm và
có thu nhập ổn định.
* Trong năm 1999, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Hà Nội đã tích cực thu hút thêm khách hàng của các thành phần kinh tế
như : Công ty lương thực miền Bắc, Nhà máy điện cơ Thống Nhất, Quốc doanh
cá Hồ Tây, Tổng công ty Cà phê, Công ty than Đông Bắc, Công ty vang Thăng
Long, Công ty in Tài chính, Công ty XNK Hoà Bình, Trung tâm Quan hệ Quốc tế
và Đầu tư ... nên Tổng dư nợ đạt 985 tỷ đồng, tăng 106 tỷ đồng, bằng 111,93%
so với năm 1998 ( tăng 11,93% ).
Thực hiện chủ trương kích cầu của Chính phủ và tìm mọi biện pháp tháo
gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, trong năm 1999 Chi nhánh Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã xoá nợ cho 113 khách hàng
với số tiền 380 triệu đồng, khoanh nợ cho 6 doanh nghiệp với số tiền 26.456
triệu đồng, giãn nợ cho 2 doanh nghiệp với số tiền 4.743 triệu đồng, áp dụng
lãi suất thấp cho 17 doanh nghiệp với doanh số cho vay trên 700 tỷ đồng và dư
nợ trên 400 tỷ đồng. Đồng thời áp dụng một số biện pháp tích cực để tháo gỡ
khó khăn cho các doanh nghiệp trước đây vay còn dư nợ với lãi suất trần mới
là 0,85% được nhiều doanh nghiệp hoan nghênh.
Năm 1999 Ngân hàng cho 1070 hộ nghèo vay 1,6 tỷ đồng, thu nợ 789 hộ

với số tiền 1,2 tỷ đồng. Đến cuối năm 1999 còn 1132 hộ, dư nợ 2.200 triệu
đồng, nợ quá hạn 90 triệu đồng chiếm 4%.
Năm 2000 cho vay 950 hộ với 1,2 tỷ đồng, hiện nay còn gần 1000 hộ
nghèo đang có dư nợ tại ngân hàng là 1,7 tỉ đồng
2.3 Hoạt động kinh doanh đối ngoại

* Trong năm 1998, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Hà Nội đã mở 484 L/C nhập khẩu trị giá 107 triệu USD tăng
trên 60% so với năm 1997; Đã thanh toán 545 món nợ trị giá 89 triệu
USD tăng 118% so với năm 1997.
-Về hành xuất : Thông báo 7 L/C trị giá 3 triệu USD.
Đòi tiền 21 món trị giá 6 triệu USD.
Thanh toán 21 món trị giá 6 triệu USD.
Phí dịch vụ thu được là 122.614 USD tăng 82% so với năm 1997.
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh đối ngoại tuy vẫn còn là mới
mẻ đối với Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Hà Nội nhưng năm 1998 doanh số hoạt động và kết quả kinh doanh đã
tăng khá hơn năm 1997. Nhưng sang năm 1999, tuy hoạt động kinh
doanh đối ngoại được thực hiện tốt hơn nhưng do nhiều khách hàng gặp
khó khăn trong sản xuất kinh doanh kể cả trong nước và ngoài nước nên
hoạt động của Chi nhánh trong lĩnh vực này không thể tăng trưởng
được, cụ thể là :
-Về nhập khẩu : Mở 460 L/C, bằng 95% số L/C mở được trong
năm 1998; thanh toán được 462 L/C với số tiền 68 triệu USD, bằng 85%
năm1998; thanh toán nhờ thu được 70 món với số tiền 1,7 triệu USD
bằng 59% năm 1998.
- Về xuất khẩu : Gửi chứng từ đòi tiền 75 món với số tiền 1,9 triệu
USD, số món gấp 3 lần năm 1998 nhưng giá trị chỉ bằng 35% so với năm
1998; đã thu được tiền của 43 món sới số tiền 971.000 USD. Phí dịch vụ
thu được trong năm 1999 là 90.000 USD, bằng 74% mức phí dịch vụ thu

được của năm 1998.
2.4. Kinh doanh ngoại tệ
Đa số các khách hàng vay vốn ngoại tệ để nhập khẩu đều tiêu thụ trong
nước thu bằng VND nên nhu cầu ngoại tệ khi đến hạn trả nợ đều phải trông
chờ vào Ngân hàng. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Hà Nội lấy việc phục vụ khách hàng là chủ yếu, do vậy luôn tìm bạn hàng,
thị trường để thu gom ngoại tệ cân đối cho doanh nghiệp.
Trong hoạt động kinh doanh mua bán ngoại tệ, Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã chấp hành nghiêm túc các quy định về giá
mua bán, không ép giá, không đầu cơ để gây rối loạn không đáng có trên thị
trường ngoại tệ
2.2. Thực trạng tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh.
Tình hình hoạt động tín dụng đối với các thành phần kinh tế tại chi nhánh
NHNN – PTNT Hà Nội được thể hiện qua bảng sau:
(đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu 1999 2000
Số tiền % Số tiền %
1. Doanh số cho vay 1.975.850 100 3.451.052 100
- DN Nhà nước 1.829.637 92,6% 3.186.925 92,3%
- DNNQD 65.078 3,3% 156.435 4,5%
- Cho vay các TPktế
khác
81.135 4,1% 107.692 3,2%
2. Doanh số thu nợ 2.001.496 100 3.111.715 100
- DN Nhà nước 1.765.319 88,2% 2.877.979 92,5%
- DNNQD 31.822 1,6% 81.774 2,6%
- Thu nợ các TPKtế
khác
204.355 10,2% 151.962 4,9%

3. Dư nợ 957.294 100 1.297.134 100
- DN Nhà nước 838.589 87,6% 1.149.647 88,6%
- DNNQD 33.256 3,5% 74.661 5,8%
- Các TPKT khác 85.449 8,9% 72.826 5,6%
4. Quá hạn 45.753 23.511
( Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 1999, 2000).
Qua bảng trên ta thấy:
Thứ nhất: doanh số cho vay tăng liên tục qua các năm. Năm 1999 doanh
số cho vay là 1.975.850 triệu đồng thì sang năm 2000 doanh số cho vay là
3.451.052 triệu đồng, gấp 1.75 lần doanh số cho vay năm 1999. Điều đó chứng
tỏ ngân hàng đã thu hút được khách hàng, mở rộng được doanh số cho vay, có
một chiến lược khách hàng đúng đắn. Nhanh chóng và kịp thời nắm bắt được
nhu cầu đó làm cho doanh số vay tăng rất nhanh. Trong đó doanh số cho vay
đối với doanh nghiệp Nhà nước đạt 1.829.637 triệu đồng năm 1999, chiếm
92,6% doanh số cho vay. Sang năm 2000 doanh số cho vay đối với doanh
nghiệp Nhà nước tăng lên 3.186.925 triệu đồng, chiếm 92,3% so với doanh số
cho vay và gấp 1,75 lần so với năm 1999. Còn đối với doanh nghiệp ngoại quốc
doanh mà chủ yếu là công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty coỏ phần thì
doanh số cho vay có xu hướng tăng lên mạnh mẽ cả giá trị tuyệt đối và giá trị
tương đối. Nếu như năm 1999 doanh số cho vay là 65.078 triệu đồng, chiếm
3,3% tổng doanh số cho vay thì snag đến năm 2000 con số này đã tăng lên à
165.435 triệu đồng và chiếm 4,5% so với tổng doanh số cho vay. Như vậy năm
2000 doanh số cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng hơn so với
năm 1999 là 91.357 triệu đồng, tức là gấp 2,4 lần so với năm 1999. Như vậy ta
thấy rõ ràng rằng doanh số cho vay đối với cả hai thành phần kinh tế là doanh
nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều tăng lên đáng kể, đặc
biệt là doanh số cho vày đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Điều đó đã
thể hiện sự nỗ lực, cố gắng của các cán bộ chi nhánh NHNN – PTNT Hà Nội
trong việc thực hiện mục tiêu mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh.

Thứ hai: Vấn đề dư nợ.
Qua bảng trên ta thấy dư nợ qua các năm tăng lên nhanh chóng và liên
tục. Năm 1999 tổng dư nợ là 957.294 triệu đồng thì sang năm 2000 tổng dư
nợ gấp 1,36 lần năm 1999, đạt con số 1.297.134 triệu đồng. Trong đó dư nợ
đối với doanh nghiệp Nhà nước năm 1999 là 838.589 triệu đồng chiếm 87,6%
tổng dư nợ. Đến năm 2000 dư nợ đối với doanh nghiệp Nhà nước là 1.149.647
triệu đồng, chiếm 88,6% % tổng dư nợ. Như vậy đối với doanh nghiệp Nhà
nước dư nợ tăng lên theo số tuyệt đối là 311.058 triệu đồng, gấp 1,37 lần, tuy
nhân về số tương đối thì dư nợ năm 2000 chỉ chiếm 88,6% tổng dư nợ, tức là
cao hơn không đáng kể so với năm 1999. Điều này chứng tỏ sự tăng lên của dư
nợ đối với doanh nghiệp Nhà nước tương ứng đối với sự tăng trưởng lên của
tổng dư nợ. Dư nợ đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 1999 đạt
33.256 triệu đồng, chiếm 3,5% tổng dư nợ. Sang năm 2000 dư nợ đối với
doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 74.661 triệu đồng, chiếm 5,8% tổng dư nợ,
gấp 2,25 lần so với năm 1999. Điều này chứng tỏ dư nợ tăng mạnh mẽ không
chỉ đối với doanh nghiệp Nhà nước mà còn cả đối với doanh nghiệp ngoài quốc
doanh. Khảo sát một số ngân hàng khác trong địa bàn Hà Nội như: ngân hàng
Công thương Ba Đình, ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội, Ngân hàng đầu tư và
phát triển đều có tình trạng dư nợ tăng mạnh mẽ ở các doanh nghiệp Nhà
nước nhưng lại có xu hướng giảm ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Sự
khác biệt này có thể giải thích theo một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Năm 1997, 1998 là năm mà toàn bộ nền kinh tế Việt Nam chịu
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, các thiệt hại do thiên tai,
bão lụt gây ra. Bước vào năm 1999 mặc dù các khó khăn trên đã được giảm
bớt nhưng nhìn chung nhu cầu mua sắm, sản xuất hàng hoá và tiêu dùng đều
giảm sút. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh bị ứ đọng vốn do không bán
được hàng hoá. Đến năm 2000 tình trạng trên đã được cải thiện căn bản, các
doanh nghiệp này có nguồn thu từ bán hàng hoá ứ đọng từ năm trước. Do đó
các doanh nghiệp có thể trả nợ ngân hàng và tiếp tục được ngân hàng duyệt
cho vay các dự án sản xuất kinh doanh mới.

Thứ hai: Khi xin vay, các doanh nghiệp ngoại quốc doanh cần có tài sản
đảm bảo cho khoản vay. Đó là tài sản của khách hàng vay, được hình thành từ
vốn vay và tài sản của bên bảo lãnh dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả
nợ của các doanh nghiệp này đối với Ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp ngoài
quốc doanh đã không đủ điều kiện về tài sản đảm bảo khoản vay. Mặt khác các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường có những dự án thiếu tính khả thi, thị
trường bấp bênh nên ngân hàng không cho vay. Điều này khác hẳn đối với các
doanh nghiệp Nhà nước. Các doanh nghiệp Nhà nước khi vay không cần tài
sản đảm bảo cho khoản vay, một số đơn vị là các ngành mũi nhọn, lâu đời như
Nhà máy thuốc lá Thăng Long, nhà máy bia Việt Hà... Chính các đặc điểm này
đã tạo nên sự khác biệt và chênh lệch trong doanh số cho và và dư nợ đối với
hau loại hình: doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Nó
là nguyên nhân giải thích tại sao trong hai năm 1999 và 2000 số lượng các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng lên rất nhanh nhưng dư nợ đối với thành
phần kinh tế này lại không tương ứng với mưcs tăng về số lượng của nó.

×