THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ TÂY
I-/ GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NHNN & PTNT HÀ TÂY.
NHNN & PTNT tỉnh Hà Tây được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng
7/2000 trên cơ sở sát nhập 8 đơn vị thuộc NHNN Hà Sơn Bình và 6 đơn vị
thuộc NHNN thành phố Hà Nội. Về mô hình tổ chức toàn tỉnh có 14 chi nhánh
NHNN huyện thị, 17 phòng giao dịch và tiết kiệm.
Từ một NH bao cấp chuyển hẳn sang thương mại gặp không ít khó khăn.
Trong bối cảnh nền kinh tế tiền tệ lạm phát cao, doanh nghiệp Nhà nước, các
đơn vị kinh tế tập thể là đối tượng khách hàng chính của NHNN lần lượt bị giải
thể và tan rã, phương tiện phục vụ kinh doanh và cơ sở vật chất thiếu và lạc
hậu, đội ngũ cán bộ công nhân viên đông, trình độ bất cập. Khi sát nhập tính
tổng nguồn vốn huy động của NH là 77,9 tỷ, dư nợ cho vay các thành phần kinh
tế là 46,2 tỷ. Trong đó chủ yếu là dư nợ cho vay doanh nghiệp quốc doanh và
kinh tế tập thể chiếm 89%, nợ quá hạn là 7,8 tỷ chiếm 16,8% tổng dư nợ, kết
quả tài chính lỗ 5,2 tỷ. Có thể nói lúc đó NHNN & PTNT Hà Tây đứng trên bờ vực
thẳm.
Trước thực trạng đó, trong những năm qua NHNN & PTNT Hà Tây đã
kiên trì và quyết tâm đi theo đường lối của Đảng và Nhà nước. Được sự chỉ
đạo của tỉnh uỷ, UBND tỉnh, HĐND tỉnh và NH cấp trên, sự ủng hộ giúp đỡ của
các ngành, các cấp với sự nỗ lực cố gắng từ tập thể lãnh đạo đến CNV toàn chi
nhánh đã từng bước khắc phục khó khăn. Phát triển kinh doanh đa năng, đổi
mới công cụ điều hành, sắp xếp lại mô hình tổ chức, tinh giản bộ máy quản lý
thực hiện phương châm “đi vay để cho vay”. Tổ chức khoán tài chính đến nhóm
và người lao động, lấy hiệu quả kinh tế và mục tiêu sinh lời làm thước đo trong
kinh doanh. Trong những năm qua kết quả kinh doanh của NHNN & PTNT Hà
Tây đã có những bước chuyển biến và đi lên rõ rệt.
NH đặt ra định hướng đối với hoạt động tín dụng NH mình như sau:
- Mở rộng cho vay đối với các khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế
trong đó đặc biệt chú trọng tới các khách hàng quốc doanh, thực hiện chủ
trương phát triển kinh tế nhiều thành phần của Nhà nước.
- Thực hiện đầu tư có trọng điểm, chú ý đầu tư vào những ngành nghề
mũi nhọn có nhiều triển vọng phát triển, tăng cường tài trợ, đầu tư cho phát
triển nông nghiệp, hiện đại hoá nông nghiệp.
- Tăng cường thực hiện nỗ lực nhằm mở rộng quy mô tín dụng, đặc biệt là
tín dụng trung dài hạn.
- Lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn để mở rộng tín dụng và là thước đo
để đánh giá hoạt động tín dụng.
- Củng cố tăng cường uy tín vị thế của ngân hàng trên thị trường nhằm
thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với ngân hàng.
II-/ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNN & PTNT HÀ TÂY.
1-/ Huy động vốn.
Huy động vốn là một bộ phận của hoạt động tín dụng NH. Xét về mặt này
NHNN & PTNT Hà Tây đã thực hiện tương đối tốt. Theo báo cáo tổng kết công
tác kinh doanh dịch vụ của NH các số liệu cho thấy sự tiến bộ của công tác huy
động vốn của NH. Có thể thấy tình hình huy động vốn một số năm gần đây qua
bảng số liệu sau đây:
BẢNG 1: CƠ CẤU NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
1999 2000 2001
SL % SL % SL %
I. Tổng nguồn vốn 679,857 100 838,940 100
1283,52
6
100
- Tổng TCKT-TD 121,473 17,9 110,526 13,2 95,578 7,4
- Tổng tiết kiệm 71,613 10,5 125,662 15 170,016 13,2
- Tổng kỳ phiếu 464,850 68,4 550,057 65,6 652,963 50,9
1 năm 235,876 34,7 261,973 31,2 362,103 28,2
- Tổng kho bạc 16,401 2,4 51,295 6,1 54,526 4,3
- Tiền vay TCTD 5,520 0,8 1,400 0,1 310,433 24,2
Trong cơ cấu nguồn vốn huy động của NHNN & PTNT Hà Tây thì tiền gửi
kỳ phiếu chiếm bộ phận chủ yếu 50,9% ngay trong bản thân cơ cấu tiền gửi kỳ
phiếu thì tiền gửi kỳ phiếu có thời hạn 1 năm chiếm tỷ trọng lớn - 18,2 trong
tổng nguồn vốn huy động. Nếu làm một phép so sánh đơn giản giữa tiền gửi kỳ
phiếu và tiền gửi tiết kiệm thì có thể thấy rõ tiền gửi kỳ phiếu cao gấp 3 lần so
với tiền gửi tiết kiệm.
Xét về tốc độ tăng trưởng thì tiền gửi kỳ phiếu tăng qua các năm tuy
nhiên xét về % tăng trưởng so với tổng nguồn thì nó lại giảm.
Tỉnh Hà Tây là một địa bàn rộng, đông dân cư nhưng đây lại không phải
là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp, nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh lớn
không phải là khu thương mại lớn. Các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn
chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, quy mô hạn chế. Chính vì vậy việc thanh toán
giữa các doanh nghiệp phần lớn thực hiện bằng tiền mặt chứ việc mở tài
khoản tại ngân hàng để thanh toán không trở thành nhu cầu của doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp chỉ mở tài khoản khi có nhu cầu xin vay vốn ngân
hàng. Chính vì vậy lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại ngân hàng không
cao.
Lượng tiền gửi tiết kiệm của NHNN Hà Tây tăng qua các năm. Tuy nó chỉ
chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động nhưng cũng đã thể hiện sự
tiến bộ trong công tác huy động vốn nhàn rỗi trong tầng lớp dân cư bằng các
chính sách lãi suất hợp lý của ngân hàng và sự tin tưởng của nhân dân về ổn
định tỷ giá của đồng Việt Nam.
Với một nguồn vốn huy động đưa vào sử dụng có khối lượng lớn NHNN &
PTNT Hà Tây được đánh giá là một ngân hàng điển hình về công tác huy động
vốn. Điều này có nghĩa là NHNN Hà Tây đang có trong tay một nguồn vốn rất
ổn định, tạo điều kiện mở rộng tín dụng, đa dạng các hình thức hoạt động kinh
doanh và rất thuận lợi cho vay trung dài hạn.
Nhưng mặt trái ngược của thuận lợi này là: chính vì nguồn vốn chủ yếu là
tiền gửi kỳ phiếu và lãi suất của loại tiền gửi này cao hơn rất nhiều so với loại
tiền gửi khác. Và như thế nguồn đầu vào của NH là nguồn vốn có chi phí cao,
ngân hàng sẽ phải gánh chịu một lượng tiền lãi trả hàng năm rất lớn. Bài toán
đặt ra cho cán bộ ngân hàng là: nếu như ngân hàng không sử dụng tối đa và
sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này thì số tiền mà NH đang nắm giữ sẽ không
phải là điều kiện phát triển cho NH mà trở thành một gánh nặng cho NH và
như thế ngân hàng không những không có lãi mà còn lỗ và gặp rất nhiều khó
khăn. Ngược lại lượng vốn dồi dào sẽ giúp cho ngân hàng lôi kéo thêm khách
hàng, mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh, mở rộng quy mô và phát triển
theo chiều sâu hơn. Tất cả những yếu tố này sẽ dẫn đến một kết quả là lợi
nhuận của ngân hàng sẽ gia tăng. Tất cả các lập luộn trên đây là để nhấn
mạnh và chỉ rõ ràng tại sao ở NHNN & PTNT Hà Tây việc tìm ra giải pháp và
phương pháp thực hiện để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng lại quan
trọng như vậy. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung dài hạn
là một trong các giải pháp đó.
Sau đây chúng ta hãy cùng xem xét thực trạng của hoạt động cho vay vốn.
2-/ Cho vay vốn:
Cho đến nay lợi nhụân mà NHNN & PTNT Hà Tây thu được từ rấtnhiều
nghiệp vụ khác nhau,tuy nhiên lợi nhuận chủ yếu mà ngân hàng thu được đó là
từ nghiệp vụ cho vay vốn. Vì vậy tại NHNN & PTNT Hà Tây, nói đến công tác sử
dụng vốn là nói đến cho vay vốn.
Xem xét tình hình cho vay vốn theo thành phần kinh tế của NHNN & PTNT
Hà Tây ta thấy như sau:
BẢNG 2: TÌNH HÌNH CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
ĐV: Tỷ đồng.
1999 2000 2001
D. số % D. số % D. số %
I Cho vay 676,545 837 784,5
- Quốc doanh 106,708 15,8 158 19 148,199 19
- Ngoài quốc doanh 569,837 84,2 679 81 636,301 81
II Thu nợ 605,443 785 701,3
- Quốc doanh 103,335 17 132 17 138,55 19,8
- Ngoài quốc doanh 502,108 83 653 83 562,75 80,2
III Dư nợ 674,5 726 810
- Quốc doanh 57,5 8,5 77 10,6 95,5 11,8
- Ngoài quốc doanh 617 91,5 649 89,4 714,5 88,2
Trong ba năm 1999-2000-2001 doanh số cho vay của NHNN & PTNT tăng
tuy nhiên chỉ trong hai năm 1999-2000 doanh số cho vay tăng đáng kể 160,455
tỷ đồng nhưng bước sang năm 2001 doanh số cho vay giảm 52,5 tỷ. Song song
với tình hình cho vay, tình hình thu nợ cũng tỷ lệ thuận với cho vay. Năm 2000
thu nợ tăng 179,557 tỷ so với năm 1999 nhưng năm 2001 thu nợ giảm so với
2000 là 83,7 tỷ đồng nhưng dư nợ lại tăng qua các năm cụ thể năm 2000 tăng
51,5 tỷ, 2001 tăng 84 tỷ so với năm 2000. Có thể nói đó là một dấu hiệu khả
quan trong lĩnh vực kinh doanh của NHNN & PTNT Hà Tây, giúp cho ngân
hàng ổn định và phát triển trong những năm tiếp theo.
Xem xét riêng cho từng thành phần kinh tế cho thấy thành phần kinh tế
ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao trong doanh số cho vay. Điều này có thể
giải thích. Các doanh nghiệp quốc doanh trên địa bàn tỉnh Hà Tây không phải
là những doanh nghiệp lớn, quy mô nhỏ, tuy nhiên doanh số cho vay và thu nợ
cũng tăng qua các năm nhưng dư nợ cũng tăng mạnh điều đó chứng tỏ các
doanh nghiệp quốc doanh cũng đang gặp khó khăn khi nền kinh tế nước ta
bước sang nền kinh tế thị trường. Hơn thế nữa đây là ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn mục đích chủ yếu là đầu tư cho nông, lâm, ngư nghiệp.
Đối tượng cho vay chủ yếu của NHNN & PTNT Hà Tây chủ yếu là kinh tế hợp
tác xã, kinh tế hộ sản xuất, phát triển nông nghiệp, các ngành nghề truyền
thống. Nói tóm lại đối tượng chính của NHNN & PTNT ny là lĩnh vực nông
nghiệp. Tỷ trọng của ngành nông nghiệp chiếm 83,6% tổng cho vay của ngân
hàng. Các ngành khác như công nghiệp, xây dựng, dịch vụ chỉ chiếm tỷ trọng
nhỏ. Với mục đích chủ yếu phục vụ nông nghiệp NHNN & PTNT Hà Tây đã đầu
tư chăn nuôi gia cầm, chương trình ứng dụng công nghệ mới, tập trung đổi
mới thiết bị công nghệ, phương tiện vận tải, nguyên liệu phục vụ sản xuất nông
nghiệp,... góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế chung của
tỉnh tăng trưởng.
Nhìn chung tình hình tăng trưởng của hai thành phần kinh tế quốc doanh
và ngoài quốc doanh đều khả quan điều đó chứng tỏ NHNN & PTNT Hà Tây đã
góp phần tạo nên sự hài hoà cân bằng giữa hai thành phần kinh tế này, thúc
đẩy phát triển quy mô của kinh tế quốc doanh đồng thời với sự phát triển của
kinh tế ngoài quốc doanh với quy mô nhỏ bé hơn.
3-/ Cho vay trung dài hạn.
BẢNG 3: CHO VAY VỐN THEO THỜI HẠN
ĐV: Tỷ đồng.
Chỉ tiêu
1999 2000 2001
D. số % D. số % D. số %