Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Thực trạng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.15 KB, 22 trang )

Thực trạng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành:
2.1. Khái quát về chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành:
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh Hà Thành:
Đứng trước nhiệm vụ xây dựng một hệ thống ngân hàng hiện đại, đa năng đáp
ứng được yêu cầu của nền kinh tế trong giai đoạn mới, Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam đã thực hiện lại đề án cơ cấu lại hoạt động giai đoạn 2001-
2005 và tầm nhìn năm 2010. Cụ thể của đề án là ra quyết định đưa vào hoạt
động đơn vị thành viên thứ 76 của mình, đó là: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Hà Thành. Chi nhánh được thành lập vào ngày 16/09/2003 trên cơ sở
nâng cấp Phòng giao dịch Tràng Tiền trực thuộc Sở giao dịch I, Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt Nam. Chi nhánh có trụ sở đặt tại số 34B- Hàng Bài - Quận
Hoàn Kiếm- Thành phố Hà Nội, là nơi tập trung đông dân cư,là trung tâm
thương mại lớn của Hà Nội với hơn 150 tổ chức tài chính hoạt động.
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành là ngân hàng đa năng
chuyên ứng dụng các công nghệ về quản lí để tạo ra những sản phẩm dịch vụ
tiên tiến theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, tập trung chuyên sâu trong việc
phục vụ các nhu cầu về vốn và dịch vụ tiện ích ngân hàng cho các đối tượng cụ
thể như: Các tầng lớp dân cư, DNNQD, Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Doanh
nghiệp liên doanh, Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Chi nhánh có các chức năng cụ thể như sau:
+ Huy động mọi nguồn vốn hợp pháp của khách hàng như: nhận tiền gửi tiết
kiệm, nhận tiền gửi có kì hạn hoặc không kì hạn..
+ Cho vay đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống
xã hội...dưới các hình thức dài hạn, ngắn hạn, trung hạn hoặc bằng Đồng Việt
Nam và ngoại tệ.
+ Cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác
+ Chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ ngắn hạn khác
|+ Thực hiện đồng tài trợ, thực hiện bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ tài trợ
thương mại khác theo quy định của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
+ Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước, thanh toán trong nước và các dịch


vụ ngân quỹ
+ Quản lí vốn đầu tư cho các dự án, tư vấn đầu tư theo yêu cầu của khách hàng
và theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện các nghiệp vụ mua bán, chuyển đổi ngoại tệ với khách hàng và tổ
chức trong nước, thực hiện các dịch vụ ngân hàng đối ngoại khác theo quy định
của tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Với chức năng vô cùng to lớn đó, Chi nhánh xác định: Khách hàng của mình là
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và đã có quan hệ làm ăn lâu dài với các
doanh nghiệp có uy tín như: Tập đoàn Hoà Phát, công ty ống sợi thuỷ tinh
VIMECO, công ty FPT, công ty văn phòng phẩm Hồng Hà... Đây chính là điều
kiện để Chi nhánh ngày càng hoạt động có hiệu quả và phát triển hơn.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban:
Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành tuy mới thành lập nhưng
đã có quy mô khá lớn phù hợp với mô hình bán lẻ, từ chỗ ban đầu chỉ có 7
phòng nghiệp vụ, 3 tổ độc lập và 3 quỹ tiết kiệm thì đến nay đã có 16 phòng
nghiệp vụ, 1 tổ độc lập, 1 quỹ tiết kiệm và 1 điểm giao dịch. Số cán bộ ban đầu
chỉ có 55 cán bộ hiện nay đã có 145 cán bộ trong đó có 10,32% cán bộ có trình
độ sau đại học, 76,19% có trình độ đại học và 02 cán bộ có trình độ cao cấp
chính trị. Cơ cấu bộ máy được tổ chức như sau:


Trong đó nhiệm vụ cơ bản của các phòng ban như sau:
a. Phòng tín dụng: gồm 3 nhiệm vụ sau:
+ Nhiệm vụ tín dụng Doanh nghiệp:
* Bộ phận quan hệ trực tiếp với khách hàng: - Thiết lập, duy trì và mở
rộng các mối quan hệ với khách hàng: tiếp thị tất cả các sản phẩm, dịch vụ
ngân hàng đối với khách hàng là doanh nghiệp theo đối tượng khách hàng đã
được phân công cho từng phòng; trực tiếp nhận thông tin phản hồi từ phía
khách hàng.
- Nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp cảu hồ sơ chuyển đến các

phòng ban liên quan để thực hiện theo chức năng.
- Phân tích doanh nghiệp, khách hàng vay theo quy trình nghiệp vụ, đánh
giá tài sản đảm bảo.
- Quyết định trong hạn mức được giao hoặc trình duyệt các khoản vay, bảo
lãnh, tài trợ thương mại.
- Quản lí hậu giải ngân ( kiểm tra việc tuân thủ các điều kiện vay vốn của
khách hàng; giám sát liên tục các khách hàng vay về tình hình sử dụng
vốn...), thực hiện việc cho vay, thu nợ theo quy định. Xử lí gia hạn nợ,
đôn đốc khách hàng trả nợ, chuyển nợ quá hạn...
- Duy trì và nâng cao chất lượng của nền khách hàng.
- Đề xuất mức tín dụng với từng khách hàng.
- Chăm sóc toàn diện khách hàng là Doanh nghiệp, tiếp nhận tất cả yêu cầu
về dịch vụ ngân hàng
- Cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng cho phòng Thẩm
định- Quản lí tín dụng; tham gia xây dựng chính sách tín dụng
- Lập báo cáo tín dụng theo quy định
* Bộ phận tác nghiệp: - Xem xét chứng từ pháp lí về mở tài khoản cho
khách hàng và mở tài khoản tiền vay.
- Nắm được các dữ liệu về khoản cho vay và hạn mức.
- Thiết lập các thông tin về khách hàng.
- Nhập các dữ liệu về các khoản vay vào hệ thống chương trình phần mềm
ứng dụng.
- Chịu trách nhiệm đúng đắn về các giao dịch được nhập vào hệ thống
chương trình ứng dụng của ngân hàng.
- Đảm bảo cơ sở dữ liệu về khách hàng vay và các khoản vay trong hệ
thốngluôn chính xác, cập nhật
- Thực hiện việc lưu giữ hồ sơ tín dụng
+ Nhiệm vụ tín dụng dân cư: Thực hiện chức năng như tín dụng doanh nghiệp
vưói đối tượng khách hàng là các cá nhân.
+ Nhiệm vụ tài trợ thương mại: - trên cơ sở các hạn mức, khoản vay, bảo lãnh,

L/C đã được phê duyệt, thực hiện các nghiệp vụ tác nghiệp trong tài trợ thương
mại phục vụ các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu cho khách hàng.
- Mở các L/C có kí quỹ 100% vốn của khách hàng
- Thực hiện nhiệm vụ đối ngoại với các ngân hàng nước ngoài.
- Đầu mối trong việc cung cấp dịch vụ thông tin đối ngoại.
- Lập báo cáo hoạt động nghiệp vụ theo quy định.
b. Phòng dịch vụ khách hàng:
+ Nhiệm vụ Dịch vụ khách hàng Doanh nghiệp: chịu trách nhiệm xử lí các
giao dịch đối với khách hàng là các doanh nghiệp, tổ chức khác như sau:
- Thực hiện việc giải ngân vốn vay cho khách hàng là các tổ chức trên cơ
sở hồ sơ giải ngân được duyệt.
- Mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng, chịu trách nhiệm xử lí các yêu cầu
của khách hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới.
- Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội, ngoại tệ
của khách hàng.
- Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ, nội tệ của khách hàng.
- Thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền... cho khách hàng.
- Tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng
- Duy trì và kiểm soát các giao dịch đối với khách hàng
- Thực hiện công tác tiếp thị sản phẩm dịch vụ với khách hàng.
+ Nhiệm vụ Dịch vụ khách hàng là cá nhân: Cũng có nhiệm vụ như dịch vụ
khách hàng Doanh nghiệp với đối tượng ở đây là các cá nhân nên còn có thêm
nhiệm vụ: bán thẻ ATM, thẻ tín dụng cho khách hàng...
c. Tổ Tiền tệ -Kho quỹ: Thực hiện các nghiệp vụ tiền tệ, kho quỹ: Quản lí
quỹ nghiệp vụ của chi nhánh; thu- chi tiền mặt; Quản lí vàng bạc,kim loại
quý, đá quý; Quản lí chứng chỉ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố ,
thực hiện xuất nhập tiền mặt để đảm bảo thanh khoản cho chi nhánh...
d. Phòng thẩm định- Quản lí tín dụng: - Thu thập, cung cấp thông tin và
đánh giá các chỉ tiêu kinh tế, kĩ thuật.
- Thẩm định các dự án cho vay, bảo lãnh và các khoản tín dụng ngắn hạn

vượt phán quyết của trưởng phòng tín dụng; tham gia ý kiến về quyết
định cấp tín dụng đối với các dự án trung, dài hạn và các khoản tín dụng
ngắn hạn vượt mức phán quyết của trưởng phòng tín dụng.
- Thẩm định các đề xuất về hạn mức tín dụng và giới hạn cho vay đối với
từng khách hàng
- Thẩm định đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay
- Giám sát chất lượng khách hàng xếp loại rủi ro tín dụng của khách hàng
vay và đánh giá, phân loại khách hàng Doanh nghiệp
- Theo dõi tổng hợp hoạt động tín dụng của chi nhánh Hà Thành.
- Phân tích hoạt động của các ngành kinh tế, cung cấp các thông tin liên
quan đến hoạt động tín dụng, đầu mối tham mưu xây dựng các chính sách
tín dụng
- Quản lí hạng mục tín dụng, quản lí rủi ro tín dụng, tham mưu xử lí nợ xấu
- Đầu mối tổng hợp và thực hiện các loại báo cáo tín dụng
e. Phòng kế hoạch- Nguồn vốn: - tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu
thị trường, phân tích môi trường kinh doanh; xây dựng chiến lược kinh
doanh, các chính sách kinh doanh, chính sách marketing, chính sách
khách hàng...
- Lập, theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh, xây dựng
chương trình hành động để thực hiện kế hoạch kinh doanh của chi nhánh
- Tham mưu cho giám đốc các vấn đề liên quan đến an toàn trong hoạt
động kinh doanh của chi nhánh
- Đầu mối tổng hợp, báo cáo, đề xuất về các thông tin phản hồi của khách
hàng
- Tổng hợp báo cáo, cung cấp thông tin kinh tế, phòng ngừa rủi ro
- Tổ chức quản lí hoạt động huy động vốn, cân đối vốn và các quan hệ vốn
cảu chi nhánh
- Nghiên cứu phát triển, lựa chọn và ứng dụng sản phẩm mới về huy động
vốn
- Thu thập thông tin, báo cáo đề xuất phản hồi về chính sách, sản phẩm,

biện pháp huy động vốn
- Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ với khách hàng doanh nghiệp
gồm: giao ngay, kì hạn, quyền lựa chọn, SWAP theo quyết định
- Hướng dẫn, phổ biến, lưu trữ các văn bản pháp quy, văn bản chế độ
f. Phòng Tài chính- Kế toán: - Tổ chức, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra
công tác hạch toán kế toán và chế độ báo cáo kế toán của các phòng, các
đơn vị trực thuộc
- hậu kiểm các chứng từ thanh toán của các phòng tại chi nhánh Hà Thành
- Lập và phân tích các báo cáo tài chính, kế toán của chi nhánh
- Tham mưu cho giám đốc về các chế độ tài chính kế toán
- Thực hiện kế toán chi tiêu nội bộ (mua sắm tái sản cố định, công cụ lao
động...)
- Thực hiện nộp thuế, trích lập và quản lí sử dụng quỹ
g. Tổ điện toán: - Quản lí mạng; quản trị hệ thống phân quyền truy cập,
kiểm soát theo quyết định của giám đốc, quản lí hệ thống máy móc thiết
bị tin học tại chi nhánh
- Hướng dẫn đào tạo, hỗ trợ các đơn vị trực thuộc chi nhánh vận hành hệ
thống tin học phục vụ kinh doanh, quản trị điều hành của chi nhánh
h. Phòng Tổ chức-Hành chính: - Tham mưu cho giám đốc và hướng dẫn
cho cán bộ thực hiện các chính sách của pháp luật về trách nhiệm và
quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động
- Phối hợp với các phòng nghiệp vụ để xây dựng kế hoạch phát triển mạng
lưới, thành lập, giải thể các đơn vị trực thuộc
- Lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu của ban giám đốc
- Theo dõi, quản lí, bảo mật hồ sơ lí lịch, nhận xét cán bộ nhân viên
- Quản lí, thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm của cán bộ nhân
viên
- Tổ chức quản lí lao động, ngày công của cán bộ nhân viên

×