Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.44 KB, 19 trang )

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI
HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA
I. Định hướng hoạt động tín dụng trung, dài hạn tại chi nhánh
ngân hàng công thương Đống Đa .
Để tạo môi trường giúp các doanh nghiệp tăng cường cơ sở vật chất kĩ
thuật, đổi mới công nghệ, phát huy năng lực cạnh tranh theo hướng công
nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước, để thực hiện một trong những mục
tiêu phương hướng mà ngân hàng công thương Việt Nam đề ra ( tăng cường
khối lượng đầu tư tín dụng trung, dài hạn chiếm 25 – 30% tổng dư nợ ). Ngân
hàng công thương Đống Đa rất cần thiết phải đẩy mạnh công tác cho vay
trung, dài hạn. Chến lược này cũng dựa trên quan điểm “ đầu tư chiều sâu cho
doanh nghiệp là đầu tư cho tương lai của ngân hàng”. Ngân hàng sẽ chú trọng
mở rộng cho vay trung, dài hạn trên địa bàn mình nhất là giúp các doanh
nghiệp quốc doanh đại phương phát triển để đảm bảo vai trò chủ đạo của
doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế thị trường đồng thời phát triển cho
vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sản xuất kinh doanh có hiệu
quả và mở rộng quan hệ tín dụng với khách hàng có vị trí và ưu thế chiến lược
trong thị trường .
Định hướng hoạt động tín dụng của ngân hàng thể hiện qua nội dung
sau :
+ Trước hết ngân hàng công thương Đống Đa sẽ lựa chọn dự án vay vốn phù
hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước của các ngành kinh
tế, các vùng và kế hoạch phát triển tổng thể của từng doanh nghiệp có quan hệ
với ngân hàng .
+ Khi xét duyệt các dự án đầu tư , ngân hàng công thương Đống Đa trước hết
lấy tiêu chí hiệu quả và có năng lực thực thi của từng dự án cụ thể có trọng
tâm, trọng điểm.
+ Trong lúc nguồn vốn tín dụng còn có hạn ngân hàng công thương Đống Đa sẽ
ưu tiên dành cho các dự án đầu tư theo chiều sâu nhằm giúp các doanh nghiệp
khai thác tối đa năng lực sẵn có, đồng thời đầu tư vào một số dự án có qui mô
vừa và nhỏ, nhất là các dự án đầu tư tạo lập doanh nghiệp mới theo luật định


để có thể giải quyết việc làm cho người lao động nhất là những lao động trẻ có
trình độ tay nghề cao.
Đặc biệt ngân hàng công thương Đống Đa sẽ tập trung một số vốn cho
các dự án thuộc các vùng kinh tế, các ngành kinh tế trọng điểm, kinh tế mũi
nhọn trong đó khuyến khích các dự án công nghiệp và chế biến lâm thổ sản mà
có công nghệ tiên tiến hiện đại, ít ô nhiễm môi trường, tao sản phẩm tiêu dùng
trong nước từng bước xuất khẩu.
II. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại chi
nhánh ngân hàng công thương Đống Đa .
Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung và ngân hàng công
thương Đống Đa nói riêng, chất lượng và an toàn tín dụng được coi là điều
kiện hàng đầu quyết định sự tồn tại, phát triển và hội nhập của ngân
hàng.Thấy được tầm quan trọng của chất lượng tín dụng đối với hoạt động
của mình. Vậy ngân hàng cần có những giải pháp nào để nâng cao chất lượng
tín dụng ?
1. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư.
Đây là một giải pháp rất quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng
tín dụng trung, dài hạn. Nếu việc thẩm định thực hiện tốt thì rủi ro trong việc
cho vay giảm đi rất nhiều và ngược lại, chất lượng và hiệu quả tín dụng dựa
trên cơ sở hiệu quả của sản xuất kinh doanh của người đi vay. Điều đó có nghĩa
rằng, nâng cao chất lượng tín dụng là giảm thiểu rủi ro tổn thất trong kinh
doanh. Về lí thuyết là như vậy nhưng không phải bao giờ cũng làm được điều
này. Qui trình và yêu cầu của mỗi quá trình thẩm định đặt ra rất rõ ràng, chất
lượng thẩm định chỉ còn phụ thuộc vào trình độ của cán bộ tín dụng và vấn đề
thông tin. Do đó ngân hàng cần :
1.1. Nâng cao chất lượng thu thập và xử lí thông tin của ngân hàng.
Các thông tin cần phải được kiểm tra chính xác kĩ lưỡng trước khi phân
tích . Muốn vậy, thông tin phải được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau để so
sánh đối chiếu. Các thông tin mà ngân hàng cần thu thập :
+ Thông tin về khách hàng.

Khách hàng vay vốn là ai, pháp nhân hay thể nhân, cơ quan chủ quản
nào ra quyết định thành lập, giấy phép hành nghề, trụ sở làm việc, tài khoản
ngân hàng giao dịch, kết quả làm ăn của ngân hàng tốt, xấu, chấp nhận nộp
nghĩa vụ ngân sách Nhà nước, bạn hàng làm ăn của ngân hàng là ai, có chấp
hành đúng pháp luật hay không ? Về khả năng tài chính bao gồm : vốn tự có,
vốn đi vay, vốn chiếm dụng, hệ số vốn đảm bảo khả năng thanh toán.
Tóm lại, phải nhận biết và đánh giá đúng bản chất của khách hàng cả
quá khứ, hiện tại và tương lai. Trên cơ sở đó xác định mức độ khách hàng tốt
hặc trung bình hặc xấu để có sự phân biệt về chế tài tín dụng thích hợp đối với
đơn vị vay vốn. Đánh giá khách hàng thường mắc phải sai lầm lớn nhất là
không năm bắt được các thông tin về khách hàng, không biết “mổ xẻ” đi vào
thực chất hoạt động của họ để dánh giá được những mặt mạnh, mặt yếu và dự
báo rủi ro.
+ Thông tin về hiệu quả kinh tế đích thực của khoản vay, của dự án vay.
Tổ chức thẩm định kĩ qua một đầu mối là hội đồng tín dụng để tìm ra
hiệu quả đích thực của khoản vay, dự án vay. Tránh trường hợp dự án lập ra
chỉ là giấy vẽ với đầy đủ cấp có thẩm quyền kí duyệt hợp lệ, hợp pháp nhưng
không phải khả thi mà chỉ nhằm mục đích lợi dụng mọi kẽ hở của cơ chế chíh
sách, lừa đảo để vay vốn ngân hàng. Hiệu quả kinh tế của dự án vay với góc độ
ngân hàng, nó là toàn bộ số tiền khấu hao và số tiền lợi nhuận của dự án sau
khi trừ đi thuế trừ các quỹ trích lập theo chế độ quy định.
+ Thông tin về khả năng vay trả của khách hàng.
Dự án vay vốn trả được nợ ngân hàng là dự án có hiệu quả kinh tế đích
thực, còn dự án thể hiện hiệu quả kinh tế trên giấy mới chỉ là khả năng tính
toán, giữa tính toán và hiện thực còn nhiều khoảng cách. Vì vậy, điều kiện vay
trả của dự án phụ thuộc vào các yếu tố như : thời hạn vay trả, mức độ vay trả
theo từng hạn nợ tương ứng với khả năng nguồn vốn dùng để trả nợ rtong
tương lai của doanh nghiệp .
Cần hết sức chú ý phải qui định rõ trong hợp đồng tín dụng giữa ngân
hàng và đơn vị vay vốn về thời hạn vay, thời hạn trả nợ và lịch trả nợ, trong đó

thể hiện rõ mức trả nợ theo các phương án tốt, hoặc trung bình hoặc xấu. Nếu
phương án trả nợ của dự án rơi vào phương án trả nợ xấu nhất thuộc về
nguyên nhân khách quan nhưng doanh nghiệp có đủ các nguồn vốn khác và
cam kết trả nợ vay ngân hàng ( hoặc có hợp đồng bảo lãnh trả nợ thay) thì
ngân hàng có thể yên tâm quyết định cho vay. Việc định kì hạn nợ phải trên cơ
sở căn cứ vào chu kì sản xuất, hoặc khả năng vay vốn, theo thông lệ quốc tế kì
hạn nợ thường là 6 tháng.
+ Thông tin về năng lực quản trị điều hành của khách hàng.
Nhân tố về năng lực, phẩm chất quản trị điều hành của chủ dự án quyết
định hết thảy sự thành công của việc trả nợ ngân hàng. Chính chủ dự án là
người trực tiếp quản lí và chịu trách nhiệm về tiến độ và chất lượng từ khi
công trình khởi công đến khi kết thúc nghiệm thu đưa công trình vào khai thác
sử dụng và trả nợ vốn vay ngân hàng. Nếu người lãnh đạo không đủ năng lực
quản trị điều hành và thiếu cái tâm, vô trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
thì chắc chắn vốn vay ngân hàng cũng mất khả năng thu hồi và ngân hàng liên
đưói chịu trách nhiệm.
Do đó, ngân hàng nên xây dựng phòng thông tin với chức năng cập nhật
thông tin mới nhất. Thông tin cần được cập nhật mỗi ngày về tất cả các lĩnh
vực sau đó tiến hành lưu trữ để khi cần thiết có thể gọi ra.
1.2. Thành lập phòng hoặc nhóm chuyên trách thẩm định dự án.
Thành lập dự án là một công việc phức tạp đòi hỏi cán bộ tín dụng có
trình độ cao. Vì vậy để đạt được hiệu quả cao, ngân hàng có thể quy định đối
với một dự án có số vốn vay lớn hơn một mức nào đó thì phải do một đội ngũ
chuyên trách thẩm định. Mục tiêu của thẩm định thì tất cả mọi cán bộ tín dụng
đều ý thức được nhưng khi gặp dự án cụ thể thì cán bộ ngân hàng rất lúng
túng. Hiện nay hầu như các chỉ tiêu NPV, IRR đều chưa tính được thậm chí
chọn lãi suất chiết khấu cũng không đơn giản, cán bộ thẩm định mới tính
được lợi nhuận của dự án, thời gian thu hồi vốn. Chính vì vậy kết quả thẩm
định chưa cao. Do vậy cần có một nhóm cán bộ chuyên trách cùng hợp tác
đánh giá. Một cán bộ tín dụng cần phải đảm nhiệm một lĩnh vực nhất định.

Việc phân công mở rộng như thế sẽ giúp công việc thực hiện chuyên sâu, các
cán bộ được tiếp xúc với nhiều dự án sẽ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm bổ
ích. Bên cạnh đó việc thành thạo trong công việc thực hiện các công đoạn thẩm
định của các cán bộ chuyên trách sẽ được rút ngắn thời gian và nâng cao chất
lượng thẩm định.
2. Nâng cao năng lực chuyên môn hoá của cán bộ tín dụng.
Để có một khoản tín dụng có chất lượng thì yếu tố con người là rất quan
trọng. Bởi vì “ con người là vốn quí nhất”. Nếu có hàng ngàn, hàng vạn qui định
về qui định về quản lí rất kì diệu, nhưng thiếu yếu tố con người – cán bộ tín
dụng thẳng thắn, trung thực, liêm khiết, có tâm đức – thì việc quản lí khó được
như ý muốn. Do đó cán bộ tín dụng phải là người am hiểu khách hàng, hiều
biết sâu sắc thực lực tài chính, khả năng thanh toán của khách hàng kể cả hiện
tại cũng như sau này xác định tiềm năng phát triển và dự báo được những
biến động trong tương lai. Ngoài ra, sự tác động của các chính sách kinh tế của
Chính Phủ hay ảnh hưởng của các biến động thị trường đến kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp là vô cùng phức tạp nên cán bộ tín dụng còn phải có
vốn hiểu biết nhất định về thị trường và lĩnh vực chuyên môn mà khách hàng
của mình đang tiến hành sản xuất kinh doanh.
Tất cả những yêu cầu đó đối với một cán bộ tín dụng dường như là quá
nhiều, một cán bộ tín dụng dù giỏi đến đâu cũng không thể có những hiểu biết
sâu sắc về mọi lĩnh vực kinh tế. Hiện nay ngân hàng công thương Đống Đa và
các ngân hàng thương mại quốc doanh khác việc phân công cán bộ tín dụng
cũng chỉ dựa trên cơ sở số khách hàng, mức dư nợ và thành phần kinh tế . Khi
đó một người sẽ vừa phải cho vay kinh doanh vừa cho vay xây dựng cơ bản.
Điều này sẽ gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong quản lí. Chính vì vậy cần
có sự chuyên môn hoá trong cán bộ tín dụng.
Ngân hàng nên thực hiện chuyên môn hoá với từng cán bộ tín dụng
bằng cách chia khách hàng theo từng nhóm có đặc điểm riêng rõ nhất là chia
theo ngành. Trên cơ sở đó, căn cứ vào năng lực sở trường và kinh nghiệm của
từng nhóm cán bộ tín dụng để phân công thực hiện cho vay đối với một loại

khách hàng nhất định. Để tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng có thể hiểu biết
khách hàng một cách sâu sắc, việc thay đổi cán bộ tín dụng phụ trách cho vay
vốn khách hàng trong quá trình sắp xếp phân công lại nhân viên cũng cần phải
hạn chế.
Việc chuyên môn hoá như vậy sẽ tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng dễ
dàng giám sát, sát cánh cùng khách hàng trong vấn đề quản lí vốn. Bên cạnh
việc thực hiện chuyên môn hoá, ngân hàng phải không ngừng nâng cao kiến
thức cho cán bộ tín dụng. Ngân hàng nên định kì mở các lớp huấn luyện bồi
dưỡng cán bộ về thị trường, công nghệ để giúp cán bộ tín dụng vững vàng, tự
tin hơn trong công việc của mình. Tuy nhiên các cán bộ sau khi được cử đi học
phải chịu trách nhiệm thực hiện các công việc cụ thể tránh bệnh hình thức,
ngân hàng bỏ tiền cho đi học nhưng không đóng được gì cho ngân hàng.
3. Tăng cường kiểm tra các khoản tín dụng.
Nhiệm vụ của ngân hàng không phải chỉ là thẩm định dự án nếu có khả
thi thì tiến hành giải ngân thế là ngân hàng hết trách nhiệm. Để một khoản tín
dụng có chất lượng cao ngân hàng phải thực hiện nguyên tắc “ giám sát trước,
trong và sau khi cho vay”.
Trước khi cho vay các doanh nghiệp đã vay vốn tại các ngân hàng khác
thì ngoài việc cần phải nắm chắc tình hình dư nợ thực tế của đơn vị tại các
ngân hàng, cần phải xem xét kĩ tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Sau khi cho vay, việc kiểm tra sử dụng vốn vay đối với doanh nghiệp
được xử lí như thế nào ? Trong trường hợp đơn vị có nhu cầu sử dụng vốn để
trả công lao động hay trả tiền mua vật tư bằng tiền mặt... như đã dự kiến
trong phương án vay, nhưng khi đã vay được tiền tại ngân hàng A thì nợ tại
ngân hàng B đến hạn do khoản thu nhập dự kiến để trả ngân hàng B chưa về
kịp buộc đơn vị phải sử dụng số tiền đã vay ngân hàng A để trả cho ngân hàng
B để chi dùnh theo thực tế ban đầu. Hiện tượng đảo nợ thường xuyên xảy ra
đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng do họ thường xuyên
bị chiếm dụng vốn từ các chủ đầu tư và để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn
ra bình thường buộc họ phải thực hiện biện pháp trên để tránh tình trạng

thường xuyên xin khất nợ do vốn thanh toán khối lượng công trình luôn bị
chậm. Vì là kiểm tra sau nên việc phát hiện đơn vị dùng sai mục đíh đã xảy ra
khắc phục bằng cách thu hồi nợ trước hạn thì phải chờ đơn vị có nguồn. Như
vậy, sự cần thiết phải giám sát trong quá trình vay là rất quan trọng, nếu phát
hiện doanh nghiệp sử dụng vốn vay sai mục đích lập tức có biện pháp can
thiệp đúng đắn có như thế khoản tín dụng mới đảm bảo an toàn và phát triển.
Thực tế hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp khi thực hiện chức năng
hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp nếu có thể
tách ra cụ thể là vốn vay của ngân hàng nào để thực hiên riêng dự án, và
nguồn thu của món nào được dùng để trả nợ cho món vay đó là sẽ quá đơn
giảm cho từng ngân hàng khi thực hiện chức năng quản lí việc thực hiện vốn
vay . Nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị là một guồng máy vận

×