Tải bản đầy đủ (.docx) (208 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm học và biện pháp kỹ thuật gây trồng loài nghiến (burretiodendron hsienmu chun et how) tại hai tỉnh sơn la và điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.37 MB, 208 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
……………o0o…………….

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC VÀ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT GÂY TRỒNG LOÀI NGHIẾN (Burretiodendron
hsienmu Chun et How) TẠI HAI TỈNH
SƠN LA VÀ ĐIỆN BIÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP

HÀ NỘI - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
……………o0o…………….

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC VÀ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT GÂY TRỒNG LOÀI NGHIẾN (Burretiodendron hsienmu C
SƠN LA VÀ ĐIỆN BIÊN


Chuyên ngành: Lâm sinh
Mã số: 9620205

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Võ Đại Hải

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học do bản thân tôi thực
hiện trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2019.
Luận án có sử dụng một phần các số liệu nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu
kỹ thuật nhân giống và trồng thâm canh Nghiến (Burretiodendron hsienmu Chun et
How) tại các tỉnh miền núi Tây Bắc” thuộc đề tài nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được triển khai từ năm
2014 - 2016, bản thân tác giả là chủ nhiệm đề tài, trực tiếp tiến hành các thí nghiệm,
thiết kế trồng, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cho người dân và cán bộ cùng triển
khai, trực tiếp thu thập, xử lý số liệu và viết báo cáo. Các số liệu thí nghiệm sử dụng
trong luận án này đã được các thành viên tham gia đề tài đồng ý cho sử dụng vào
nội dung luận án.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực và
chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm./.
Hà Nội, năm 2020
Người viết cam đoan

Nguyễn Thị Bích Ngọc


1


LỜI CẢM ƠN
Luận án: “Nghiên cứu đặc điểm lâm học và biện pháp kỹ thuật gây trồng
loài Nghiến (Burretiodendron hsienmu Chun et How) tại hai tỉnh Sơn La và Điện
Biên” được hoàn thành theo chương trình đào tạo Tiến sĩ khóa 27 (giai đoạn 2015 2019) của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến GS.TS.
Võ Đại Hải với tư cách là người hướng dẫn khoa học, người thầy đã dành nhiều
thời gian và công sức giúp đỡ tác giả hoàn thành luận án này.
Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện của Ban Lãnh
đạo Viện, Ban Đào tạo Hợp tác quốc tế, Viện Nghiên cứu Lâm sinh, thuộc Viện
Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa Nông Lâm,
các đồng nghiệp trong Bộ môn Lâm học và các nhóm sinh viên chuyên ngành Lâm
học, ngành Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường thuộc Trường Đại học Tây Bắc.
Nhân dịp này, tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.
Tác giả cũng xin được cảm ơn Ủy ban nhân dân các cấp, Chi cục Kiểm lâm
và các hộ gia đình tại các xã nơi triển khai các thí nghiệm phục vụ luận án thuộc hai
tỉnh Sơn La và Điện Biên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả các công việc ngoài
hiện trường.
Cuối cùng, tác giả xin được cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp và người thân
trong gia đình đã động viên và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận án này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Bích Ngọc

2



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………….……………..

LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................ii
DANHMỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT..........................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU.....................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH..............................................................................................viii
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. Sự cần thiết của đề tài.........................................................................................1
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...........................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài...........................................................................3
4. Những đóng góp mới của luận án.......................................................................3
5. Đối tượng, địa điểm và giới hạn nghiên cứu......................................................3
6. Bố cục luận án......................................................................................................5
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................................6
1.1. Trên thế giới......................................................................................................6
1.1.1. Đặc điểm lâm học loài Nghiến.........................................................................6
1.1.2. Nghiên cứu nhân giống..................................................................................10
1.1.3. Nghiên cứu trồng rừng...................................................................................13
1.2. Ở Việt Nam......................................................................................................17
1.2.1. Đặc điểm lâm học loài Nghiến.......................................................................17
1.2.2. Nghiên cứu nhân giống..................................................................................21
1.2.3. Nghiên cứu trồng rừng Nghiến và trồng rừng cây bản địa............................25
1.3. Nhận xét và đánh giá chung………………………………………..………….28

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................31
2.1. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................31
2.2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................31
2.2.1. Cách tiếp cận.................................................................................................31

2.2.2. Phương pháp kế thừa tài liệu.........................................................................32
2.2.3. Điều tra ngoại nghiệp.....................................................................................32
3


2.2.4. Xử lý số liệu..................................................................................................43
2.3. Điều kiện tự nhiên nơi điều tra đặc điểm lâm học và bố trí thí nghiệm
trồng rừng Nghiến.................................................................................................50
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................54
3.1. Đặc điểm lâm học của loài Nghiến tại 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên.............54
3.1.1. Đặc điểm hình thái, sinh thái, vật hậu và phân bố..........................................54
3.1.2. Quy luật cấu trúc tầng cây cao rừng tự nhiên nơi có loài Nghiến phân bố.....66
3.1.3. Đặc điểm tái sinh rừng tự nhiên nơi có Nghiến phân bố................................83
3.2. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Nghiến.......................................................86
3.2.1. Kỹ thuật nhân giống Nghiến từ hạt................................................................86
3.2.2. Kết quả nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Nghiến từ hom...............................98
3.3. Nghiên cứu kỹ thuật trồng Nghiến............................................................106
3.3.1. Ảnh hưởng của tiêu chuẩn cây giống đến sinh trưởng của Nghiến..............106
3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của Nghiến..............108
3.3.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ hỗn giao giữa Nghiến và Lát hoa đến sinh trưởng
Nghiến...................................................................................................................110
3.4. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn, phục hồi và phát triển Nghiến tại Sơn
La và Điện Biên....................................................................................................115
3.4.1. Giải pháp điều chỉnh cấu trúc rừng..............................................................115
3.4.2. Giải pháp kỹ thuật nhân giống Nghiến.........................................................117
3.4.3. Giải pháp trồng rừng Nghiến.......................................................................118
3.4.3. Giải pháp làm giàu rừng………………………….………………………………..122

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ....................................................125
1. Kết luận...........................................................................................................125

2. Tồn tại............................................................................................................... 127
3. Khuyến nghị.....................................................................................................127
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN………………..128

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................129
PHỤ LỤC, PHỤ BIỂU..............................................................................................

4


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
CTTN

Nghĩa đầy đủ
Công thức thí nghiệm

2

CTTT

Công thức tổ thành

3

CĐHSTTV

Chất điều hòa sinh trưởng thực vật

4


D1.3

Đường kính thân cây tại vị trí 1,3m (cm)

5

Dc

Chiều dài cuống lá (cm)

6

DL

Chiều dài lá (cm)

7

Dt

Đường kính tán (m)

8

Hdc

Chiều cao dưới cành (m)

TT

1

9

Chiều cao trung bình (m)

10

Hvn

Chiều cao vút ngọn (m)

11

Hvnts

Chiều cao cây tái sinh (m)

12

Ho

+

Giả thuyết được chấp nhận

13

Ho


-

Giả thuyết bị bác bỏ

14

IAA

3-Indoleacetic acid

15

IBA

3-Indolebutyric acid

16

N/D1.3

Phân bố số cây theo đường kính 1.3m

17

N/Hvn

Phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn

18


NAA

α-Naphthaleneacetic acid

19

NNghiến

Mật độ Nghiến (cây/ha)

20

Ntstv

Mật độ tái sinh có triển vọng (cây/hat)

21

odb

Ô dạng bản

22

otc

Ô tiêu chuẩn

23


RL

Chiều rộng lá (cm)

24

T

Tốt

25

TB

Trung bình

26

UBND

Ủy ban nhân dân

27

X

Xấu

28


pH

Độ chua

29

NPK

Phân bón NPK

30

TN

Thí nghiệm

31

CT

Công thức
5


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng
Tên biểu
Trang
2.1
Phương pháp phân tích các chỉ tiêu đất trong phòng thí nghiệm

35
2.2
Bố trí thí nghiệm loại thuốc kích thích và nồng độ thuốc trong thí
40
2.3
2.4
2.5
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5

nghiệm giâm hom
Kí hiệu tên các CTTN giâm hom của thí nghiệm 2
Kí hiệu các CTTN giâm hom của thí nghiệm 3
Vị trí địa lý và các nội dung nghiên cứu ở các địa điểm
Đặc điểm kích thước thân và lá cây Nghiến trưởng thành
Kết quả điều tra vật hậu loài Nghiến tại Sơn La và Điện Biên
Đặc điểm phân bố loài Nghiến tại Sơn La và Điện Biên
Số liệu khí tượng, thủy văn tại các điểm nghiên cứu
Đặc điểm hóa tính và thành phần cơ giới đất nơi loài Nghiến phân bố

40
41
51
54
59
62
63

65

3.6

tại Sơn La và Điện Biên
Tổ thành tầng cây cao ở rừng tự nhiên có Nghiến phân bố theo chỉ số

67

3.7
3.8
3.9

IV%
Nhóm loài ưu thế trong lâm phần rừng tự nhiên có Nghiến phân bố
Mật độ và độ tàn che của rừng tự nhiên nơi có Nghiến phân bố
Kết quả mô hình hóa phân bố N/D1,3 theo hàm Weibull cho các lâm

68
69
71

3.10

phần rừng tự nhiên nơi có loài Nghiến phân bố
Kết quả mô hình hóa phân bố N/Hvn theo hàm Weibull cho các lâm

72

3.11


phần tự nhiên nơi có loài Nghiến phân bố
Sinh trưởng và sự tham gia của Nghiến trong cấu trúc tầng thứ của

74

3.13
3.14
3.15
3.16
3.17
3.18
3.19
3.20
3.21
3.22
3.23

rừng tự nhiên có Nghiến phân bố
Tần số xuất hiện các loài trên ô tiêu chuẩn 6 cây với cây Nghiến làm
trung tâm
Công thức tổ thành lớp cây tái sinh
Mật độ cây tái sinh và cây tái sinh triển vọng
Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao
Phân bố số cây tái sinh theo cấp chất lượng và nguồn gốc
Tái sinh Nghiến xung quanh gốc cây mẹ
Thông tin cây mẹ và kết quả kiểm nghiệm độ thuần hạt giống
Khối lượng 1000 hạt thuần
Tỷ lệ nảy mầm, tốc độ nảy mầm, thế nảy mầm của hạt Nghiến
Tỷ lệ hạt nảy mầm theo nhiệt độ xử lý hạt

Ảnh hưởng của che sáng tới sinh trưởng của Nghiến
Kết quả kiểm tra các tiêu chuẩn thống kê về ảnh hưởng của che sáng

3.24
3.25

tới tỷ lệ sống của Nghiến ở giai đoạn vườn ươm
Sinh trưởng Nghiến ở vườn ươm trên các CTTN thành phần ruột bầu
Kết quả kiểm tra sai khác giữa các CTTN thành phần ruột bầu

3.12

6

77
80
81
82
83
85
87
87
88
90
91
92
95
97



3.26

Kết quả ra rễ của hom Nghiến theo các loại thuốc tại tuần 30

3.27

3.30

Kết quả ra rễ của hom Nghiến theo các mức nồng độ và thời gian
nhúng thuốc IAA
Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian nhúng thuốc đến chiều dài rễ
Kết quả ra rễ của hom Nghiến đã trẻ hóa theo các loại thuốc và nồng
độ tại tuần 30
Ảnh hưởng của tiêu chuẩn cây giống đến tỷ lệ sống của Nghiến sau 4

3.31

năm trồng
Ảnh hưởng của tiêu chuẩn cây giống đến sinh trưởng đường kính,

3.28
3.29

99
102
103
104
106
107


chiều cao của Nghiến sau 4 năm trồng
3.32
3.33
3.34

Ảnh hưởng của phân bón đến tỷ lệ sống của Nghiến sau 4 năm
Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của Nghiến sau 4 năm
Ảnh hưởng của tỷ lệ hỗn giao giữa Nghiến và Lát hoa đến tỷ lệ sống của

108
109
111

Nghiến sau 4 năm trồng (Số liệu tháng 8/2018)

3.35
3.36
Hình
2.1
2.2
2.3
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9

3.10
3.11
3.12
3.13
3.14

Ảnh hưởng của tỷ lệ trồng hỗn giao Nghiến và Lát hoa đến sinh
trưởng của Nghiến sau 4 năm trồng (Số liệu tháng 8/2018)
Nội dung công việc và dự định thời gian chăm sóc rừng trồng
DANH MỤC HÌNH

112
120

Tên hình
Trang
Sơ đồ các bước nghiên cứu của luận án
33
Sơ đồ lập odb điều tra tái sinh quanh gốc cây mẹ Nghiến
37
Khu vực điều tra nghiên cứu chính về loài Nghiến
53
(a) Gốc chặt; (b) Nu/u; (c) Hệ rễ nổi; (d) Vỏ thân Nghiến
55
Đặc điểm hình thái, kích thước lá Nghiến (a: mặt trước sau lá; b:
56
chiều dài là; c: chiều rộng lá)
Cây mầm Nghiến dưới 6 tháng tuổi
57
Hình thái Nghiến tái sinh

57
(a) (b) Nghiến tái sinh mọc hốc đá; (c) Nghiến tái sinh dưới tán rừng
57
thành đám ở quanh khu vực có cây mẹ
Hoa đực
58
Hoa cái
58
Quả chín tự tách thành 5 cánh và hạt có thể tự rơi ra
58
Quả chín trên cây
58
Chồi non Nghiến
58
Các pha vật hậu loài Nghiến chu kỳ 1 năm
60
(a) Quả tự nứt vỏ ngay cả khi còn xanh; (b) hạt nảy mầm khi rơi
61
xuống nền rừng gặp điều kiện thuận lợi
Hiện trạng rừng tự nhiên nơi có Nghiến phân bố (xã Phỏng Lái)
62
Phẫu diện đất tại điểm Phỏng Lái (a), Mường Giàng (b)
66
7


3.15
3.16
3.17
3.18

3.19
3.20
3.21
3.22
3.23
3.24
3.25
3.26
3.27
3.28
3.29
3.30
3.31
3.32
3.33
3.34
3.35
3.36
3.37

Sinh trưởng D1.3 bình quân lâm phần và D1.3 bình quân loài Nghiến
tại các khu vực điều tra
Sinh trưởng Hvn bình quân lâm phần và Hvn bình quân loài Nghiến
tại các khu vực điều tra
Quả, hạt Nghiến trong các lô hạt kiểm nghiệm
Hạt Nghiến nảy mầm trong các lô thí nghiệm
TN ảnh hưởng của độ che sáng đến sinh trưởng cây con Nghiến
Sinh trưởng đường kính gốc Nghiến trong các CTTN che sáng
(a) Biểu đồ sinh trưởng chiều cao Nghiến theo tuổi và CTTN che
sáng; (b) Nghiến 12 tháng tuổi theo các mức che sáng

TN ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sinh trưởng Nghiến trong giai
đoạn vườn ươm
Tỷ lệ sống của Nghiến trong CTTN thành phần ruột bầu

Sinh trưởng Do.o của Nghiến trong CTTN thành phần ruột bầu
Sinh trưởng chiều cao Nghiến trong CTTN thành phần ruột bầu
Bật chồi mạnh (sau 4 tuần)
Mô sẹo (sau 10 tuần)
Hiện tượng bắt đầu hình thành rễ trắng từ mô sẹo (sau 20 tuần)
Hiện tượng ra rễ (sau 30 tuần)
Tỷ lệ hom ra rễ theo các loại thuốc kích thích khác nhau
Vườn giống lấy hom Nghiến đã được trẻ hóa

TN ảnh hưởng của loại thuốc và nồng độ lên hom nghiến đã được trẻ
hóa
Sinh trưởng chiều cao của cây Nghiến trong TN tiêu chuẩn cây con
Sinh trưởng Do.o của cây Nghiến trong TN tiêu chuẩn cây con
Ảnh hưởng của tỷ lệ hỗn giao giữa Nghiến và Lát hoa đến sinh
trưởng đường kính của cây Nghiến (theo số liệu 2018)
Ảnh hưởng của tỷ lệ hỗn giao giữa Nghiến và Lát hoa đến sinh
trưởng chiều cao của cây Nghiến (theo số liệu 2018)
Nghiến, Lát hoa trong các thí nghiệm trồng rừng (tháng 08/2018)

8

75
76
86
89
93

93
94
96
96
97
97
98
98
99
99
100
104
104
107
107
112
113
114


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Nghiến (Burretidendron hsienmu Chun et How) là một loài cây bản địa có
phạm vi phân bố hẹp. Nghiến chỉ ghi nhận xuất hiện tại Trung Quốc và Việt Nam,
trên các khu vực rừng trên núi đá vôi có độ cao từ 700 - 900m thuộc tỉnh Quảng
Tây, Vân Nam của Trung Quốc (Ban, N.T., 1998) [85]; Chun Woon-young and How
Foon-chew, 1956 [65]) và các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam: Bắc Kạn, Lạng
Sơn, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Điện Biên, v.v.. (Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên,
2002) [11]; Phạm Hoàng Hộ, 1999) [30]; Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam,
2007 [3]).

Nghiến là loài cây gỗ lớn, quý, đa tác dụng. Cây trưởng thành có thể cao trên
30m, đường kính có thể lớn trên 100cm, thân tròn thẳng. Gỗ có màu đỏ, nặng, rắn,
thớ mịn, không bị mối mọt, vân xanh, dễ bào trơn, đánh bóng. Trên cây Nghiến lâu
năm tuổi phần gốc thường xuất hiện các sùi, u lớn được gọi là “nu” có hình dạng lạ
mắt, vân đẹp, rất quý hiếm. Vì vậy, gỗ Nghiến thường được dùng trong các vị trí
quan trọng của công trình xây dựng cần chịu lực lớn và đồ thủ công mĩ nghệ cao
cấp. Nghiến còn được khai thác nhiều với mục đích sản xuất thớt vì dễ vận chuyển
và tiêu thụ (Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2002) [11]; Wang Xianpu, jin Xiaobai,
Sun Chengyong, 1986) [82]; Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007) [3]).
Trong một số nghiên cứu chưa đầy đủ gần đây, Nghiến còn tiếp tục được đề cập đến
với giá trị cung cấp dược liệu qua sản phẩm tầm gửi dùng trong y học và dân gian.
Vì những giá trị kinh tế đó, từ lâu ở Trung Quốc và Việt Nam Nghiến đã bị khai
thác ở mức báo động. Trong sách đỏ Việt Nam 2007, Nghiến xếp loại EN - nguy
cấp, thuộc nhóm IIA trong nghị định 32/2006/NĐ-CP (nay là Nghị định
06/2019/NĐ-CP) của chính phủ và thuộc cấp VU - sắp nguy cấp trong danh lục
sách đỏ quốc tế IUCN [16], [17].
Tại Việt Nam, tuy Nghiến có phân bố rộng trên nhiều tỉnh miền núi phía Bắc
nhưng hiện đã bị khai thác rất mạnh. Số liệu năm 2007 cho thấy, số lượng cá thể
Nghiến trưởng thành đã bị chặt phá trên 50%. Số lượng cá thể Nghiến mọc tập
1


trung chỉ còn lại ở một số khu vực rừng bảo vệ nghiêm ngặt như: Vườn quốc gia Ba
Bể, Bắc Cạn; khu rừng đặc dụng Hữu Liên, Lạng Sơn; v.v.. hoặc một số khu vực núi
đá vôi nơi địa hình hiểm trở hoặc khu rừng thiêng tại các tỉnh Sơn La, Hòa Bình,
Điện Biên, Bắc Cạn, ... nhưng tại các nơi này việc chặt trộm Nghiến vẫn tiếp tục
diễn ra (Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007) [3]). Đến nay chưa có số liệu
thống kê đầy đủ, song cũng có thể khẳng định số lượng cá thể Nghiến trưởng thành
trong tự nhiên chắc chắn vẫn đang tiếp tục bị suy giảm.
Sơn La và Điện Biên là hai tỉnh miền núi phía Tây Bắc Việt Nam, có địa

hình núi đá vôi giáp ranh - nơi phân bố tự nhiên tập trung với số lượng lớn Nghiến
tại các huyện Thuận Châu, Quỳnh Nhai và Tuần Giáo. Trước nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội, xây dựng giao thông (quốc lộ 6), thủy điện Sơn La, di dân tái định
cư và đặc biệt là tình trạng khai thác trái phép đã làm số lượng loài Nghiến bị suy
giảm mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cây mẹ gieo giống, khả năng tự
phục hồi của loài trong tự nhiên. Tuy nhiên, ở Việt Nam nói chung và Sơn La, Điện
Biên nói riêng, nghiên cứu về loài Nghiến mới chủ yếu dừng lại ở việc mô tả hình
thái, phân bố và công dụng, thiếu các nghiên cứu sâu về đặc điểm lâm học cũng như
về nhân giống, gây trồng nhằm đưa ra các giải pháp phục hồi và phát triển. Trong
chỉ thị số 19/2004/CT-TTg về một số giải pháp phát triển ngành chế biến gỗ và xuất
khẩu sản phẩm gỗ; Quyết định số 886/QĐ-TTg về mục tiêu phát triển lâm nghiệp
bền vững giai đoạn (2016 - 2020); Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai
đoạn (2006 - 2020); đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn, 2013) và gần đây nhất là trong Luật lâm nghiệp (2017) đều quan
tâm đến việc bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen cây bản địa, trồng rừng
gỗ lớn bằng các loài cây bản địa, trong đó có loài Nghiến.
Từ vấn đề thực tế đó, đề tài luận án: “Nghiên cứu đặc điểm lâm học và biện
pháp kỹ thuật gây trồng loài Nghiến (Burretiodendron hsienmu Chun et How)
tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên” đặt ra là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực
tiễn, góp phần cung cấp thêm các luận cứ khoa học phục vụ cho công tác bảo tồn,
phát triển loài Nghiến tại 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên và khu vực.
2


2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án góp phần bổ sung các thông tin về đặc điểm lâm học và cung cấp
thêm các luận cứ khoa học về biện pháp kỹ thuật gây trồng nhằm phục vụ cho công
tác bảo tồn, phát triển loài Nghiến tại địa phương nghiên cứu nói riêng và khu vực
Tây Bắc cũng như các tỉnh có Nghiến phân bố tại Việt Nam nói chung.

2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án đã đề xuất được một số giải pháp kỹ thuật có
tính khả thi trong việc nhân giống từ hạt và hom, kỹ thuật gây trồng Nghiến tại hai
tỉnh Sơn La và Điện Biên.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3.1. Về lý luận
Xác định được cơ sở khoa học nhằm góp phần bảo tồn, phục hồi và phát
triển loài Nghiến tại 2 tỉnh Sơn La, Điện Biên.
3.2. Về thực tiễn
- Xác định được một số kỹ thuật nhân giống Nghiến từ hạt, hom.
- Xác định được kỹ thuật trồng và làm giàu rừng Nghiến tại hai tỉnh Sơn La,
Điện Biên.
4. Những đóng góp mới của luận án
(i) Bổ sung được một số đặc điểm lâm học loài Nghiến tại 2 tỉnh Sơn La và
Điện Biên.
(ii) Bước đầu xác định được các biện pháp kỹ thuật nhân giống và trồng rừng
Nghiến ở 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên.
5. Đối tượng, địa điểm và giới hạn nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là loài Nghiến (Burretiodendron hsienmu
Chun et How). Loài này có nhiều tên đồng nghĩa:
Excentrodendron tonkinense (Gagnep.) Chang & Miau;
Burretiodendron tonkinense (Gagnep.) Kosterm;
3


Excentrodendron hsienmu (Chun & F.C. How) Hung T.Chang & R.H. Miao;
Excentrodendron tonkinense (A.Chev.) H.T.Chang & R.H.Miau;
Parapentace tonkinensis (A. Chev.) Gagnep;
Pentace tonkinensis A. Chev.

Vì vậy, để đảm bảo tính thống nhất trong luận án này, Nghiến sẽ sử dụng tên
khoa học là (Burretiodendron hsienmu Chun et How).
5.2. Địa điểm nghiên cứu
Luận án chỉ nghiên cứu tại các khu vực rừng có Nghiến phân bố tự nhiên tập
trung nhiều tại 2 tỉnh: Điện Biên và Sơn La.
5.3. Giới hạn nghiên cứu
5.2.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài Nghiến sẽ tập trung vào nghiên cứu: Đặc
điểm hình thái, vật hậu, lập địa, khí hậu, độ cao, tầng thứ, loài cây đi cùng, đặc điểm
tái sinh, tổ thành, đặc điểm cấu trúc tầng cây cao.
- Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Nghiến chỉ tập trung nghiên cứu nhân
giống từ hạt và từ hom với một số thử nghiệm ban đầu.
- Nghiên cứu trồng rừng Nghiến được thử nghiệm với các ảnh hưởng cơ bản
từ: Phân bón; tuổi cây giống đem trồng; tỷ lệ hỗn giao với cây bạn Lát hoa đến khả
năng sinh trưởng và phát triển của Nghiến.
5.2.2. Giới hạn về địa điểm nghiên cứu, thu thập mẫu
- Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài Nghiến được thực hiện tại các khu vực
rừng tự nhiên có Nghiến phân bố tại 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên, cụ thể: Tại 5 điểm:
Xã Mường Giàng và xã Chiềng Khoang huyện Quỳnh Nhai, Sơn La; xã Phỏng Lái,
huyện Thuận Châu, Sơn La; Xã Pú Nhung và xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, Điện
Biên. Địa điểm lựa chọn để lập các ô tiêu chuẩn được chọn theo phương pháp điển
hình.
- Hạt giống và hom giâm được lấy từ rừng tự nhiện tại 5 điểm nghiên cứu
trên. Ngoài ra, hom giống còn được tiến hành thử nghiệm bước đầu từ các cây mẹ 2
năm tuổi đã được trẻ hóa tại vườn ươm Trường Đại học Tây Bắc, Sơn La.
4


- Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Nghiến được tiến hành tại vườn ươm
Trường Đại học Tây Bắc, thành phố Sơn La.

- Nghiên cứu xây dựng các mô hình trồng thử nghiệm được tiến hành tại xã
Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên và xã Mường Giàng, huyện Quỳnh
Nhai, tỉnh Sơn La.
5.2.3. Giới hạn về thời gian nghiên cứu
- Nghiên cứu về nhân giống Nghiến từ hạt trong vườn ươm được theo dõi
đến khi cây được 12 tháng tuổi.
- Các thí nghiệm về giâm hom Nghiến được theo dõi trong 30 tuần/mỗi lần
thí nghiệm.
- Thí nghiệm trồng Nghiến được tiến hành tháng 8/2014 và nghiên cứu sinh
trưởng trong hơn 4 năm (đến tháng 8/2018).
- Nghiên cứu vật hậu được tiến hành từ tháng 01/2014 đến tháng 8/2016.
6. Bố cục luận án
Ngoài các phần lời cam đoan, lời cảm ơn, danh mục từ viết tắt, danh mục
bảng biểu, hình ảnh, tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án gồm các phần chính
sau:


Phần mở đầu 5 trang



Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu 25 trang



Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu 23 trang



Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận 71 trang




Kết luận, tồn tại và kiến nghị 3 trang

5


Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Đặc điểm lâm học loài Nghiến
1.1.1.1.Đặc điểm phân bố tự nhiên, sinh lý, sinh thái của cây Nghiến
Nghiến (Burretiodendron hsienmu Chun et How) thuộc họ Đay (Tiliaceae),
theo tiếng Trung Quốc gọi là Xianmu (Wang Xianpu, jin Xiaobai, Sun Chengyong
(1986) [82]). Ngoài ra, Nghiến còn được sử dụng với nhiều tên khoa học đồng
nghĩa khác như: Burretiodendron tonkinense (Gagnep.) Kosterm.; Burretiodendron
tonkinensis Kosterm.; Excentrodendron hsienmu (Chun et How) Chang et Mian;
Pentace tonkinensis A.Chev;….; (danh sách thực vật trực tuyến TPL website:
Theplantlist.org) [87].
Nghiến được nghiên cứu và phát hiện đầu tiên vào năm 1956, tại Trung Quốc
bởi Chun Woon-young và How Foon-chew, được lấy tên là Burretiodendron
hsienmu Chun et How và tên này được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay (Chun
Woon-young and How Foon-chew, 1956) [65]. Năm 1978, Nghiến tiếp tục được
Chiang Hong Ta và Mian Ru Huai mô tả, đưa ra những điểm mà họ cho là có sự
khác biệt so với những mô tả của Chun et How (1956) và yêu cầu thành lập một chi
riêng (Chiang et Mian, 1978). Do đó, một tên khoa học đồng nghĩa đã được đưa ra
là Excentrodendron hsienmu (Chun et How) Chang et Mian, tuy nhiên cho đến nay
tên này vẫn không được sử dụng rộng rãi (Wang Xianpu, jin Xiaobai, Sun
Chengyong, 1986) [82].

Nghiên cứu về phạm vi phân bố của loài Nghiến, Li và Wang (1964) [73]
cho rằng: Tại Trung Quốc, Nghiến xuất hiện ở phía Tây Nam Khu tự trị Quảng Tây,
mở rộng về phía Tây tới Tây Nam tỉnh Vân Nam, trong khoảng giữa vĩ độ 22°05'
đến 24°16' vĩ độ Bắc và 105°00' đến 108°06' kinh độ Đông, ở phía Nam cận nhiệt
đới và khu vực nhiệt đới phía Bắc.
Ban N.T. (1998) [85] đã khẳng định Nghiến là loài có vùng phân bố hẹp, chỉ
xuất hiện trong các khu rừng lá rộng thường xanh trên núi đá vôi, kéo dài từ phía
6


Nam Trung Quốc (Quảng Tây, Vân Nam) đến các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.
Theo Wang Xianpu, Jin Xiaobai, Sun Chengyong (1986) [82], Nghiến được coi là
loài cây đặc hữu của các tỉnh vùng biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam, thuộc
khu hệ thực vật Indo - Malaysia và là một loài cây có giá trị kinh tế quan trọng của
Trung Quốc.
Theo nghiên cứu của Li Shiying và cộng sự (1956) [72]; Hu Shunshi và cộng
sự (1980) [67] Nghiến phát triển tốt trên núi đá vôi tinh khiết, thường trên các sườn
dốc, trên đá trần hoặc trong đất nông. Ngược lại, nó không thể tồn tại trong các khu
vực đồi núi, nơi bề mặt có nguồn gốc từ các loại đá có tính axit như sa thạch hoặc
đá phiến sét, ngay cả khi độ dốc nhẹ và tầng đất sâu. Ở phía Bắc khu vực nhiệt đới,
những cây đại thụ của loài này thường chiếm lĩnh các tầng trên của rừng nhiệt đới
trên núi đá vôi. Ở độ cao dưới 700m so với mực nước biển, Nghiến mọc rải rác và
thường hỗn giao với các loài cây nhiệt đới như Garcinia paucinervis, Drypetes
perreticulata, Drypetes confertiflora, Vluricoccum sinense và Walsura robusta. Ở
nơi có độ cao từ 700 - 900m, Nghiến phân bố tập trung thành quần thể ưu thế, sinh
trưởng khá tốt và hỗn giao với các loài cây cận nhiệt đới như Cinnamomum
calcarea, Cryptocarya maclurei, Castanopsis hainanensis và Cyclobalanopsis
glauca. Xa hơn về phía Bắc, Nghiến không phân bố liên tục thành những khu vực
rừng lớn mà nằm rải rác kéo dài đến 24°16' vĩ độ Bắc.
Nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của Nghiến, A.J.G.H.

Kostermans (1961) [62] trong nghiên cứu về chi Burretiodendron đã mô tả đặc
điểm hình thái 7 loài, trong đó có loài Nghiến. Nghiến là cây gỗ lớn, vỏ màu xám,
dầy đến 1cm, bong mảng lớn. Hoa màu trắng, hoa đơn tính, quả nang hình elip, dài
5,5cm, rộng 3,5cm, nhẵn, hạt dài 1cm.
Wang Xianpu và cộng sự (1986) [82] trong báo cáo “Burretiodendron
hsienmu Chun & How: Đặc điểm sinh thái học và bảo vệ loài” đã khẳng định:
Nghiến là một loài cây gỗ lớn. Nghiến có thể cao tới 40 m, thân tròn, thẳng, gốc có
bạnh vè. Cuống lá dài 3,5 - 6,5 cm, mặt lá màu xanh, hình cầu, hình trứng hoặc elip,
kích thước (8-14) × (5-8) cm, nhẵn, bóng, khi già có màu vàng - nâu, nách gân lá có
7


tuyến và có túm lông, có 3 gân gốc, đỉnh lá nhọn, đuôi lá hình tim. Trong tự nhiên,
những cây Nghiến lâu năm thường có bạnh vè, đường kính ngang ngực có thể phát
triển đạt 1 - 3 m, hệ rễ dày, nổi lên bề mặt đá vôi và có khả năng vươn rộng hơn
đường kính tán lá. Các chồi và lá non của Nghiến có nhựa dính, lá cây trưởng thành
dày, cứng, đầu nhọn dần, phát triển cấu trúc xeromorphic (cấu trúc chịu hạn) giúp
cho cây có khả năng thích nghi với môi trường sống khô, biên độ nhiệt biến động
lớn trong năm. Tán lá dày, cành nhánh phát triển mở rộng thường xuyên, tạo thành
một bức khảm giúp cho cây tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời. Cũng trong nghiên
cứu này, Wang Xianpu và cộng sự (1986) [82] đã khẳng định: Ở Trung Quốc,
Burretiodendron hsienmu có thể xuất hiện trong tự nhiên ở những nơi có nhiệt độ
trung bình hàng năm từ 19,1oC đến 22,0oC, nhiệt độ của tháng lạnh nhất (tháng 1) là
10,9oC đến 13,9oC và nhiệt độ trong những tháng nóng nhất (tháng bảy) là 25,1 oC
đến 28,4oC. Nhiệt độ tối thiểu tuyệt đối gặp phải trong năm từ -0,8 oC đến -1,9o C,
nhiệt độ tích lũy hàng năm là 6.269,2oC đến 7.812oC. Lượng mưa hàng năm cao, từ
1.100 mm đến 1.500 mm nhưng phân bố không đều, 80% lượng mưa tập trung ở
giai đoạn từ tháng tư đến tháng chín, còn lại chủ yếu là các tháng khô hạn. Trong
mùa đông, lượng mưa chỉ chiếm 5 - 7% lượng mưa hàng năm, độ ẩm không khí
tương đối trung bình 70%. Nghiên cứu cũng cho rằng với khí hậu 2 mùa mưa và

khô rõ rệt chính là cơ sở hình thành các u bướu trên phần thân hoặc gốc cây nghiến.
1.1.1.2. Nghiên cứu về vật hậu
Theo nghiên cứu của Wang Xianpu, Jin Xiaobai, Sun Chengyong (1986)
[82], Nghiến ra hoa vào tháng 3 - 4. Quả nang, chín trong khoảng tháng 6 - 7, sau
đó tách vỏ. Nghiến ra hoa và chín không đồng loạt. Hạt rơi xuống mặt đất hoặc nảy
mầm nhanh chóng hoặc thối một cách nhanh chóng, vì vậy hạt giống phải được thu
hái kịp thời khi vẫn còn ở trên cây. Chu kỳ sai quả thường là hai đến ba năm hoặc
lâu hơn tùy điều kiện khí hậu.
1.1.1.3. Giá trị sử dụng và mức độ nguy cấp của Nghiến
Các nghiên cứu đều cho thấy, gỗ Nghiến đa tác dụng và có giá trị kinh tế cao
vì vậy chúng thường xuyên bị khai thác với cường độ mạnh và có nguy cơ bị biến
8


mất trong tự nhiên. Theo Wang Xianpu và cộng sự (1986) [82], gỗ Nghiến chắc và
nặng, có đặc tính cơ học tốt, rất thích hợp để sản xuất các dụng cụ lao động, thớt,
đóng tàu, đồ nội thất và dùng trong xây dựng. Thân cây Nghiến to được dùng để
làm bánh xe. Nghiến là một cây calciphilous (ưa vôi), chứa ít lưu huỳnh và mangan
nhưng dồi dào canxi và nitơ (1,96%) trong lá, có thể được sử dụng để tăng khả năng
cải tạo đất. Tại các khu vực rừng có Nghiến phân bố tập trung, lá cây Nghiến rơi
xuống mỗi năm được tích lũy trên mặt đất, tạo thành một lớp vật rơi rụng dày lên
đến 15 cm. Đất bao gồm 5 - 10% chất hữu cơ, trong khi lớp đất phân hủy lá và cành
cây có thể chứa nhiều hơn rất nhiều, lên tới 23,02% chất hữu cơ.
Theo Wang Xianpu (1984) [83], Nghiến là một loài cây đang trong tình trạng
bị tổn thương, khai thác kiệt ở mức báo động. Biện pháp thích hợp cần được tiến
hành càng sớm càng tốt để bảo vệ và thúc đẩy tái sinh loài cây này, nếu không
Nghiến sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng hoàn toàn trong tự nhiên. Wang Xianpu và
cộng sự (1986) [82] cũng khẳng định việc khai thác gỗ ở rừng tự nhiên ở Trung
Quốc diễn ra mạnh, diện tích rừng bị suy giảm, điều kiện môi trường rừng thay đổi
nhanh cũng là một trong những nguyên nhân làm cho loài Nghiến bị đe dọa do mất

môi trường sống, ảnh hưởng đến lớp cây Nghiến tái sinh. Ở một số nơi, vẫn còn
một số cây Nghiến lớn, phân bố rải rác nhưng rất ít cây con Nghiến và cây giống
các loài khác bên dưới; một số nơi khác, có nhiều cây con Nghiến tái sinh và cây
giống khác bên dưới nhưng lại không có tán của tầng cây cao phía trên bảo vệ. Vì
vậy, với đặc tính ưa bóng giai đoạn nhỏ, rất khó khăn để lớp cây Nghiến tái sinh có
thể phát triển vươn lên tầng trên của rừng và hình thành nên các quần thụ rừng
Nghiến trưởng thành như trước đây. Theo Ban N.T. (1998) [85] trong sách đỏ của
IUCN, Nghiến được xếp vào nhóm “sắp nguy cấp - VU” đang phải đối mặt với
nguy cơ tuyệt chủng cao trong tự nhiên.
Theo Ya Tang, Long-Hua Mao, Hui Gao (2005) [84] Nghiến đang phải chịu
sự khai thác quá mức dẫn dến việc suy giảm nghiêm trọng số lượng cá thể loài tại
Trung Quốc. Mặc dù, Nghiến là một loài được bảo vệ ở Trung Quốc nhưng ít ai biết
về tình trạng hiện tại của nó. Cây Nghiến lớn được sử dụng để làm đồ thủ công mỹ
9


nghệ và xây dựng quan trọng, cây non bị chặt làm củi; cả hai cách sử dụng này đều
góp phần làm giảm số lượng cá thể loài. Mặc dù là một loài được bảo vệ nhưng có
vẻ như không có biện pháp bảo vệ cụ thể chính thức nào được áp dụng. Việc chặt
cây bất hợp pháp vẫn tiếp tục và chặt cây non làm củi là phổ biến, đặc biệt là trong
các khu rừng cách xa làng. Ở những khu vực gần làng hoặc khó tiếp cận, rừng
Nghiến hầu hết được bảo vệ. Lệnh cấm chặt hạ cây và bán gỗ Nghiến, đóng cửa
rừng Nghiến được áp dụng để giảm can thiệp từ con người sẽ giúp bảo vệ loài cây
quan trọng này, nhưng người dân địa phương cần được cung cấp các lựa chọn thay
thế tạo thu nhập và nhiên liệu để các biện pháp bảo vệ được chấp nhận và có cơ hội
thành công.
Như vậy, Nghiến có rất nhiều tên gọi đồng nghĩa khác nhau nhưng tên khoa
học thông dụng là Burretiodendron hsienmu Chun et How. Nghiến là loài cây gỗ
lớn đa tác dụng có giá trị kinh tế và bị khai thác mạnh ngoài tự nhiên. Các nghiên
cứu cũng cho thấy muốn thúc đẩy tái sinh Nghiến trong tự nhiên thì giai đoạn đầu

của tái sinh cần phải giữ được tán của lớp cây tầng cao.
1.1.2. Nghiên cứu nhân giống
1.1.2.1. Nghiên cứu về nhân giống một số loài bản địa
Nhân giống cây rừng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất lâm nghiệp.
Giống tốt nếu được nhân ra bằng phương pháp phù hợp, đúng kỹ thuật sẽ kế thừa
được những phẩm chất tốt của các nguồn gen ưu trội. Nguồn vật liệu dùng để nhân
giống rất phong phú như: Hạt, chồi, cành, lá, rễ, v.v… Từ đó chia thành hai nhóm
phương pháp nhân giống cơ bản: Nhân giống hữu tính (nhân giống từ hạt) và nhân
giống vô tính (sử dụng một bộ phận sinh dưỡng của cơ thể thực vật).
Từ thế kỷ XVIII công tác chọn giống từ hạt giống trong tự nhiên đã được sử
dụng để tái sinh tại các khu vực bị chặt phá. Đầu thế kỷ XX những khu rừng giống
đầu tiên mới được xây dựng. Năm 1918, Sylven đề xuất xây dựng rừng giống bằng
nguồn hạt giống lấy từ xuất xứ tốt nhất đã qua khảo nghiệm. Ở Bắc Mỹ Bates
(1928) nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc xây dựng các vườn sản xuất hạt giống
cây rừng. Sau chiến tranh thế giới thứ 2 công việc xây dựng vườn giống cũng như
10


khảo nghiệm loài và xuất xứ được đẩy mạnh hơn. Năm 1980 trên thế giới có
khoảng 25.000ha vườn giống các loại, cụ thể như Liên Xô (cũ) có 10.673 ha, Mỹ có
2.550 ha. Năm 1975 Nhật có 1.530 ha. Năm 1977 Phần Lan có 2.500 ha, Thụy Điển
có 900 ha (Nguyễn Hoàng Nghĩa (2001) [41]).
Hiện nay, nhân giống hữu tính vẫn luôn là phương pháp chủ yếu và quan
trọng nhất đối với sản xuất lâm nghiệp. Hạt của nhiều loài cây gỗ nảy mầm dễ dàng
khi có điều kiện thuận lợi về nhiệt độ và độ ẩm. Xử lý hạt giống bằng cách ngâm
vào nước ở nhiệt độ phù hợp sẽ giúp quá trình nảy mầm của hạt được nhanh hơn và
loại trừ được những hạt có phẩm chất kém. Theo Troup RS và Joshi HB (1983)
[81], hạt giống Cẩm xe mới thu hoạch nếu xử lý bằng nước lạnh, sau thời gian 4 11 ngày thì tỷ lệ nảy mầm đạt từ 70 - 90%. Khi nghiên cứu cách xử lý nảy mầm cho
cây Giáng hương, Liengsiri và Hellum (1988) [74] đã khẳng định, hạt ngâm trong
nước 30oC với thời gian 8 giờ là thích hợp. Theo nghiên cứu của Simsiri S.,

Boontawee B., Wutivijan T. (1988) [72], tại Thái Lan, hạt Giáng hương được xử lý
chủ yếu bằng cách ngâm quả trong nước với thời gian 6 – 12 giờ vào ban đêm, sau
đó vớt ra phơi khô khoảng 8 giờ dưới ánh sáng ban ngày, tiến trình này được lặp lại
3 lần, sau đó đem gieo. Chanpaisang S., Vacharangkul T., Boonarutee P. (1994) [63]
cũng đề nghị nên ngâm quả Giảng hương trong 6 giờ, sau đó phơi khô trong 6 giờ
và lặp lại 3 lần.
Quá trình bảo quản hạt giống sau thu hoạch để duy trì sức sống của hạt cũng
được rất nhiều tác giả đề cập đến, do việc thu hái hạt thường được tiến hành hàng
loạt theo mùa vụ. Troup RS và Joshi HB (1983) [81] đã thử nghiệm với hạt giống
Cẩm xe, nếu hạt được cất trữ trong bao vải và để nơi khô ráo, có thể bảo quản được
3 tháng, còn nếu bảo quản trong điều kiện tốt hơn có thể kéo dài sự sống của hạt
trên 1 năm. Khi nghiên cứu về quả Giáng hương, Coles J.F. và Boyle T.J.B (1999)
[66] thì thấy rằng quả khi chín có màu nâu, nên thu khi quả chín tới. Thu hái xong,
quả được phơi 3 – 5 nắng, cất trữ tạm thời trong bao tải ở nơi râm mát, tách hạt
bằng tay. Cất trữ quả trong bao tải giữ được tỷ lệ nảy mầm ít nhất là 1 năm, cất trữ
trong thùng kín ở nhiệt độ phòng 20oC – 30oC có khả năng bảo quản lâu hơn. Giáng
11


hương có thể phơi khô quả và hạt dưới ánh sáng trực xạ đến độ ẩm 5-8% trước khi
cất trữ. Saw C. Doo (1993) [79] cho rằng, hạt Giáng hương để trong chai, lọ hoặc
túi nilon bịt kín cất trữ trong điều kiện lạnh 0 oC – 10oC có thể giữ được khả năng
sống trong 3 năm.
Bên cạnh phương pháp nhân giống hữu tính, phương pháp nhân giống vô
tính cũng được ứng dụng nhiều trong sản xuất giống các cây lâm nghiệp, đặc biệt
các loài cây lấy gỗ nhỏ, lấy gỗ ván dăm, các loài cây bản địa quý hiếm, loài khó thu
hái hạt giống, thiếu nguồn cây mẹ. Nhiều nghiên cứu thấy rằng trong những chất
kích thích ra rễ hiệu quả nhất gồm IAA, IBA, NAA, ngoài ra các yếu tố như: Tuổi
lấy hom, mùa giâm hom, điều kiện giâm hom và phương pháp xử lý hom đều ảnh
hưởng đến khả năng ra rễ của hom giâm.

Chanpaisang (1995) [64] đã sử dụng hom Giáng hương có đường kính
0,5cm, dài 10 – 15cm, xử lý bằng dung dịch IBA ở các nồng độ 25ppm, 50ppm,
100ppm và đối chứng, hom được giâm trong bầu nilon trắng có đục lỗ thoát nước,
sau 3 tháng, tỷ lệ ra rễ ở các công thức xử lý IBA là 30%, trong lúc công thức đối
chứng không ra rễ. Như vậy, rõ ràng chất điều hòa sinh trưởng có ảnh hưởng rõ rệt
đến sự ra rễ của hom giâm, song theo các kết quả nghiên cứu trên thì tỷ lệ ra rễ của
hom Giáng hương chưa cao, nên thử nghiệm IBA với nồng độ cao hơn.
Larcher. W (1983) [71], nước đóng vai trò rất quan trọng đối với thực vật,
nhất là giai đoạn vườn ươm. Việc cung cấp nước cho cây con đòi hỏi cần phải đủ về
số lượng. Sự dư thừa hay thiếu hụt nước đều không có lợi cho cây gỗ non. Hệ rễ cây
con trong bầu cần cân bằng giữa lượng nước và dưỡng khí để sinh trưởng. Nhiều
nước sẽ tạo ra môi trường quá ẩm, kết quả rễ cây phát triển kém hoặc chết do thiếu
không khí. Vì thế, việc xác định hàm lượng nước thích hợp cho cây non ở vườn
ươm là việc làm rất quan trọng.
Theo nghiên cứu của Kimmins (1998) (Dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, (2002)
[54]) cho thấy, ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của cây con trong
giai đoạn vườn ươm và đến tỷ lệ sống ban đầu của chúng ở điều kiện đất trồng rừng.
Những cây con sinh trưởng với cường độ ánh sáng thấp sẽ hình thành các lá chịu
12


bóng. Nếu bất ngờ đưa chúng ra ngoài ánh sáng và kèm theo điều kiện ẩm độ, nhiệt
độ thay đổi, chúng sẽ bị ức chế bởi ánh sáng mạnh. Điều này có thể làm cho cây
con bị tử vong hoặc giảm tăng trưởng cho đến khi các lá chịu bóng được thay thế
bằng các lá ưa sáng. Chế độ ánh sáng được coi là thích hợp cho cây con ở vườn
ươm khi nó tạo ra tỷ lệ lớn giữa rễ/chiều cao thân, hình thái tán lá cân đối. Đặc điểm
này cho phép cây con có thể sống và sinh trưởng tốt khi ra ánh sáng hoàn toàn. Vì
thế, trong gieo ươm nhà lâm học phải chú ý đến nhu cầu ánh sáng của cây con.
1.1.2.2. Nghiên cứu về nhân giống loài Nghiến
Do Nghiến là một loài cây có phạm vi phân bố hẹp, trên thế giới Nghiến chỉ

xuất hiện tại một số vùng trên núi đá vôi của Trung Quốc nên mặc dù là một loài
cây có giá trị kinh tế cao và đang có nguy cơ bị tuyệt chủng trong tự nhiên, song
những nghiên cứu về chọn và nhân giống Nghiến vẫn còn rất hạn chế.
Wang Xianpu, Jin Xiaobai, Sun Chengyong (1986) [82] trong thời hạn mười
ngày, kể từ lúc thu hái hạt, có đến 95% các hạt giống có thể sống được, tuy nhiên
sau khi lưu trữ 20 - 30 ngày tỷ lệ sống chỉ còn 60 - 80%; hầu hết các hạt giống
không có khả năng nảy mầm sau hai tháng bảo quản. Vì vậy, nếu muốn lưu trữ hạt
giống thì cần để khô trong không khí và bóng râm trước khi được lưu trữ trong cát.
Hạt giống được xử lý trước có tỷ lệ nảy mầm lớn hơn so với hạt giống được lưu trữ
mà không cần cát 60%. Nếu hạt giống được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong
một giờ, tỷ lệ nảy mầm giảm 20%, nếu tiếp xúc trong thời gian dài hơn có thể làm
cho hạt giống trở nên rất khô, tỷ lệ giảm hơn 60%. Một nghìn hạt tươi nặng khoảng
210 gam; 1kg hạt dao động từ 4.600 đến 5.000 hạt.
Trong tự nhiên, những hạt giống của Nghiến không được phân phối nhờ gió
hoặc động vật đến những nơi xa. Vì vậy, không gian tái sinh của Nghiến thường rất
hạn chế, giống thường được tái sinh tự nhiên tại chỗ trên mặt đất ngay dưới gốc cây
mẹ và khu vực xung quanh. Cây tái sinh và cây con dưới 6 tuổi ưa bóng (Wang
Xianpu, Jin Xiaobai, Sun Chengyong (1986) [82]).
Như vậy, nghiên cứu nhân giống Nghiến trên thế giới có đề cập đến phương
pháp nhân giống hữu tính với một số thử nghiệm bước đầu về sinh lý hạt giống.
13


1.1.3. Nghiên cứu trồng rừng
1.1.3.1. Nghiên cứu về trồng rừng cây bản địa
Trong trồng rừng, một vấn đề được rất nhiều các nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu đó là đặc điểm sinh thái nơi phân bố của loài cây đó trong tự nhiên. Các
yếu tố sinh thái chi phối quan trọng như: Ánh sáng, nhiệt độ, độ cao, tính chất đất
đai (hàm lượng các yếu tố dinh dưỡng, độ dầy tầng đất, thành phần cơ giới đất, độ
pH, mùn, độ ẩm đất, v.v…), mối quan hệ sinh thái giữa những loài cây, v.v… Đây

chính là những cơ sở khoa học quan trọng, quyết định đến sự thành công của việc
trồng rừng nói chung và trồng rừng các loài cây bản địa nói riêng. Một số kinh
nghiệm thành công trong nghiên cứu trồng rừng bằng cây bản địa trên thế giới sẽ có
ý nghĩa trong việc hình thành cơ sở phương pháp nghiên cứu của luận án.
Theo Kaosa-ard A. (1993) [68], Kaosa-ard A. (1995) [69], Kaosa-ard A.
(1995) [70] cho rằng, kích thước, chất lượng, mật độ, hình thái thân cây và tăng
trưởng của rừng Tếch bị kiểm soát bởi một số yếu tố như lượng mưa và phân bố
mưa trong năm, độ ẩm đất, đặc tính đất và ánh sáng. Ngoài ra, mầu sắc và cấu trúc
của gỗ Tếch cũng chịu ảnh hưởng của lập địa. Tếch sinh trưởng tốt nhất trên đất bồi
tụ (phù sa) sâu và thoát nước tốt được hình thành trên nền các loại đá vôi, phiến
thạch, gờ-nai, phiến sét và một số đá do núi lửa hình thành như đá Bazan. Ngược
lại, khi mọc ở điều kiện đất khô, đất có tầng mỏng, đất chua (pH < 6,0) có nguồn
gốc từ feralit, đất than bùn, đất cứng chắc hoặc bị úng nước, thì Tếch sinh trưởng rất
kém, hình thái thấp và xấu.
Chanpaisang S., Vacharangkul T., Boonarutee P. (1994) [63] thì nên trồng
Giáng hương bằng cây con có bầu vào đầu mùa mưa hoặc trước mùa mưa 1 tháng,
sử dụng cây con 16 tháng tuổi, kích thước hố 25x25x25cm, cự ly trồng 2x4m hoặc
4x4m. Sau khi trồng làm cỏ 3 lần, lần thứ nhất vào giữa mùa mưa, lần thứ 2 vào đầu
mùa khô để giảm nguy cơ cháy rừng và lần thứ 3 vào mùa mưa tiếp theo.
Các khảo nghiệm cây Cẩm xe gieo hạt thẳng, cây hom, hom gốc ở Tamil
Nadu cho thấy: Sau một năm cây gieo hạt thẳng tỷ lệ sống 77%, cao 16,3cm, cây
hom tỷ lệ sống 45% và cao 10,5cm, cây hom gốc tỷ lệ sống 52% và cao 9,5cm. Tác
14


giả đã kết luận, gieo hạt thẳng là phương pháp tốt hơn vì cả 2 phương pháp kia tỷ lệ
sống và chiều cao trung bình đều thấp (Luna RK, 1996) [75].
Cùng với việc trồng rừng theo phương pháp truyền thống, từ năm 1945 đến
nay trồng rừng cây gỗ bản địa theo hướng thâm canh cũng được rất nhiều các nhà
khoa học quan tâm, nghiên cứu và ứng dụng. Trồng rừng thâm canh là một hệ thống

các biện pháp kỹ thuật bao gồm từ khâu chọn giống đến trồng rừng, chăm sóc rừng
trồng, quản lý bảo vệ rừng trồng cho đến khi khai thác sử dụng.
Ngoài kỹ thuật làm đất, bón phân thì việc nghiên cứu các loài cây bổ trợ ban
đầu tạo môi trường hỗ trợ cho việc trồng rừng cây gỗ bản địa được thuận lợi hơn
cũng được các nhà khoa học đề cập đến nhiều. Điển hình có nghiên cứu của
Matthew (1995) [76], bằng việc tạo lập mô hình trồng hỗn loài giữa cây thân gỗ với
cây họ Đậu. Kết quả cho thấy, cây họ Đậu có tác dụng hỗ trợ rất tốt cho cây trồng
chính. Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái các loài cây cũng là vấn đề rất quan trọng
trong trồng rừng bằng các loài cây bản địa. Tuy nhiên rất ít công trình nghiên cứu
đầy đủ vấn đề này. Từ năm 1930 – 1960 các tác giả Rod Keenan; David Lamb;
Gary Sexton đã gặp khó khăn khi nghiên cứu gây trồng các lâm phần hỗn loài do
hiểu biết về yêu cầu sinh thái của các loài cây rừng mưa còn nghèo nàn (Rod
Keenan, David Lamb, Gary Sexton (1995) [78]). Để nghiên cứu mối quan hệ sinh
thái giữa các loài cây, phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn 6 cây do Thomasius (1973)
đề xuất vẫn được sử dụng nhiều cho đến ngày nay. Thông qua phương pháp này sẽ
xác định được các loài đi cùng, có mối quan hệ tương hỗ với loài mục đích trong
lâm phần, là căn cứ quan trọng để lựa chọn loài cây hỗn giao trong trồng rừng hỗn
giao các loài cây bản địa, làm giàu rừng bằng các loài cây bản địa (Prosea (1994)
[77)].
1.1.3.2. Nghiên cứu trồng rừng Nghiến
Nghiên cứu gây trồng rừng Nghiến trên thế giới vẫn còn khá mới mẻ, một
phần vì đây là loài có phạm vi phân bố hẹp, một phần là do nhận thức của cộng
đồng hầu hết mới dừng lại trong việc khai thác, sử dụng gỗ từ rừng tự nhiên mà
chưa có ý thức cao trong việc trồng rừng.
15


×