Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI HNNo và PTNT SƠN TÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.32 KB, 33 trang )

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI
HNNo và PTNT SƠN TÂY
2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHNO&PTNT SƠN TÂY
2.1.1 giới thiệu về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
sơn tây
 Vài nét khái quát về thị xã sơn tây
Thị xã Sơn Tây là một trong 14 đơn vị hành chính của tỉnh Hà Tây có diện
tích tự nhiên rộng 127,74 km
2
với dân số trung bình là 102,24 ngàn dân . Chưa
kể lực lượng quân đội và công nhân quốc phòng chiếm 5,82% về diện tích tự
nhiên và 3,34% về dân số so với toàn tỉnh .
Thị xã Sơn Tây là trung tâm kinh tế, văn hoá vùng phía bắc của tỉnh Hà
Tây . Thị xã Sơn Tây cánh thị xã Hà Đông và thủ đô Hà Nội hơn 40 km về phía
tây. Phía bắc giáp huyện Ba Vì, phía nam giáp huyện Phú Thọ, phía đông giáp
Sông Hồng . Sơn Tây có nhiều cảnh quan đẹp, nhiều di tích lịch sử, đất đai
thuận lợi cho việc xây dựng đô thị . Sơn Tây có hệ thống giao thông thuận lợi
về cả đường bộ và đường thuỷ , có hậu phương cung cấp nguồn nguyên liệu,
lương thực, thực phẩm cho thị xã . Đặc biệt là Sơn Tây là địa bàn có nhiều đơn
vị quân đội và nhà máy quốc phòng đóng quân. Có nhiều trường học, trường
dạy nghề và các cơ quan xí nghiệp của nhà nước và của tỉnh.
Thị xã Sơn Tây gồm 6 phường nội thị : Ngô Quyền, Lê lợi, Quang Trung,
Sơn Lộc, Xuân Khanh, Phú Thịnh. Và 9 xã ngoại thih : Cổ Đông, Đường Lâm,
Viên Sơn, Kim Sơn, Thanh Mỹ, Xuân Sơn, Trung Sơn Trầm, Trung Hưng và Sơn
Đông .
Địa hình :Sơn Tây là một thị xã có địa hình trung du và nhiều đồi nhỏ, đất
đai khá đồng nhất , địa hình Sơn Tây là hình thức bán sơn địa và đồng bằng .
Về đặc điểm khí hậu : mang đặc điểm chung của thời tiết khí hậu nhiệt
đới gió mùa có độ ẩm cao điều kiện tốt cho phát triển cây nông nghiệp, cây ăn
quả, và chăn nuôi gia súc.
Sơn Tây là vùng đất xứ Đoài có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng


cảnhnổi tiếng như thành cổ Sơn Tây (1822), đền thờ Tản Viên, chùa mía
Đường Lâm quê hương của hai vị vua Ngô Quyền và Phùng Hưng . Cách trung
tâm thị xã 10km là núi Ba Vì và đập Đồng Mô .
Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội của thị xã Sơn Tây cho
thấy Sơn Tây có thể phát triển theo hướng nông nghiệp, công nghiệp, thương
nghiệp, và dịch vụ .
 Qúa trình hình thành và phát triển NHNo&PTNT Sơn Tây
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Sơn Tây được thành lập
và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 1988 với nhiệm vụ huy động
vốn để cho vay trong xã hội và thực hiện những dịch vụ ngân hàng nhằm mục
đích thu lợi nhuận, ổn định và phát triển kinh tế trên địa bàn .
Là ngân hàng thương maị quốc doanh được thành lập bằng 100% vốn ngân
sách nhà nước . Ngân hàng Sơn Tây có trụ sở chính đặt tại phường Lê Lợi thị
xã Sơn Tây –Hà Tây . Ngân hành Sơn Tây có mạng lưới rộng khắp bao gồm 6
ngân hàng cấp III : ngân hàng Văn Miếu , ngân hàng Xuân Khanh, ngân hàng
Sơn lộc, Ngân hàng Quang Trung, ngân hàng Ngô quyền, ngân hàng Đông Sơn.
Cùng đội ngũ 96 cán bộ có trình độ từ trung cấp trở lên .
 Cơ cấu tổ chức của Nho&PTNT Sơn Tây
Bộ máy tổ chức của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông nghiệp
Sơn Tây được áp dụng theo phương thức quản lý trực tuyến . Tức là ban giám
đốc quản lý tất cả các phòng ban tại hội sở , các chi nhánh . Các phòng ban ở
hội chính quản lý về mặt nghiệp vụ, đối với các chi nhánh, phòng giao dịch
hoạt động như một chi nhánh con . Nhờ cách quản lý này mà ngân hàng hoạt
động đạt hiệu quả cao và ít gặp rủi ro hơn.
-Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Nho&PTNT Sơn Tây.
BAN GIÁM ĐỐC


Ban giám đốc : Bao gồm giám đốc và ba phó giám đốc . Giám đốc là người
trực tiếp ra quyết định hoặc phân công uỷ quyền cho các phó giám đốc hướng

dẫn thi hành, quản lý hoạt động của tất cả phòng ban trong chi nhánh .
Hiện nay ngân hàng nông nghiệp Sơn Tây có 7 phòng ban và 6 chi nhánh cấp
III.
-Phòng tổ chức hành chính : chức năng của phòng hành chính là tham ưu
cho ban giám đốc về : Công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm, bố trí, sắp xếp, tuyển
dụng cán bộ . Tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ ,công nhân viên. Tổ chức về
hoạt động hành chính công tác hoạt động của cơ quan.
-Phòng kinh doanh : Chức năng của phòng kinh doanh là tham mưu cho
ban giám đốc về xây dựng chiến lược mục tiêu kế hoạch của toàn chi nhánh .
Chỉ đạo hướng dẫn cho các phòng kinh doanh tại phòng giao dịch . Trực tiếp
tham gia các hoạt động kinh doanh và đầu tư .
-Phòng kế toán tài chính : Trực tiếp giao dịch với khách hàng thông qua các
chức năng nhiệm vụ : nhận chứng từ thanh toán của ngân hàng như séc, uỷ
nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, bảng kê…thực hiện thanh toán theo yêu cầu của
khách hàng và tổng hợp vào sổ cái để theo dõi, thực hiện thu chi tiền vay và lãi
phải trả theo kế hoạch của phòng tín dụng.
Phòng
Tổ
chức
h nhà
chính
Phòng
khai
thác&
quản lý
NV
Phòng
Kiểm
tra
kiểm

soát
Phòng
Tín
dụng
Phòng
Tiền tệ
kho quĩ
Phòng
kinh
doanh
Phòng
Kế toán
t ià
chính
Chi
nhánh
cấp III
Đông
Sơn
Chi
nhánh
cấpIII
Xuân
Khanh
Chi
nhánh
cấpIII
Sơn
Lộc
Chi

nhánh
cấpIII
Ngô
Quyền
Chi
nhánh
cấp III
Văn
Miếu
Chi
nhánh
cấpIII
Quang
Trung
Lập báo cáo cân đối nguồn, tài sản, bảng cân đốikế toán … theo ngày,
tháng,năm và báo cáo thông tin tổng hợp cho các cấp quản lý, cho các phòng
ban chức năng có yêu cầu, cung cấp cho khách hàng về số dư tài khoảncủa họ.
-Phòng khai thác và quản lý nguồn vốn: Lập kế hoạch kinh doanh hàng
năm, quý , tháng của toàn chi nhánh, cung cấp thông tin phòng ngừa rủi ro ,
quản lý điều hành vốn kinh doanh hàng ngày và thống kê tổng hợp kết quả
kinh doanh hàng tháng . Tổ chức thực hiện các hình thức huy động vốn, điều
chỉnh lãi suất huy động vốn cho phù hợp với cung, cầu từng thời kỳ, tổ chức
kiểm tra công tác huy động vốn tại các chi nhánh . Phụ trách việc phát triển các
dịch vụ ngân hàng và đưa thêm các dịch vụ mới vào hoạt động nhằm tăng thu
nhập cho ngân hàng từ các dịch vụ này.
-Phòng tín dụng:Thực hiện các nhiệm vụ nhằm cung ứng sản phẩm tín
dụng bảo lãnh cho khách hàng, từ thu thập, phân tích, thẩm định tới ra quyết
định, giám sát sử dụng vốn vay, quản lý hồ sơ tín dụng và đôn đốc thu hồi nợ
vay.
Ngoài ra phòng còn thực hiện cho vay theo các chương trình, dự ánphát triển,

lập kế hoạch cân đối vốn, thực hiện chính sách khách hàng, làm tham mưu cho
các cấp quản lý trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng và thực hiện
các biện pháp quản lý của ngân hàng.
-Phòng tiền tệ kho quỹ : Tham mưu cho ban giam đốc chỉ đạo điều hành ngân
quĩ theo qui định, qui chế của NHNNViệt Nam . Tổ chức tốt việc thu chi cho
khách hàng giao dịch tại trụ sở và đơn vị đảm bảo an toàn tài sản.
-Phòng kiểm tra kiểm soát: Nhiệm vụ lập kế hoạch kiểm tra kiểm soát việc
chấp hành các chế độ, chính sách, thể lệ, qui chế trong hoạt động tín dụng, tiền
tệ toàn chi nhánh.
Kiểm tra kết quả thực hiện của phòng chức năng toàn chi nhánh báo cáo cho
giám đốc. Tiếp dân, tiếp nhận các đơn khiếu nại tố cáo để trình giám đốc giải
quyết.
-Các chi nhánh cấp III: Mỗi chi nhánh giống như một ngân hàng thu nhỏ ,
bộ phận tín dụng làm công tác cho vay, bộ phận kế toán đảm nhận công việc kế
toán cho va thu nợ, kế toán tiết kiệm hạch toán theo chế độ hạch toán báo sổ.
Tóm lại giữa các phòng ban của chi nhánh tuy có sự phân công khá rõ về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn nhưng vẫn có mối quan hệ rằng buộc lẫn
nhau trong một tổng thể chung. Các phòng luôn có sự giúp đỡ và tăng cường
cho hoạt động của nhau, như thực hiện giải ngân hay thu hồi nợ vay cần có sự
phối hợp giữa các phòng tín dụng đưa ra kế hoạch và phòng kế toán thực hiện
kế hoạch đó . Thông tin tổng hợp rất cần cho cho các cấp quản lý trong việc
đưa ra các nhận xét, đánh giá về hiệu quả kinh doanh cũng như đưa ra các
biện pháp khắc phục hạn chế.
2.1.2 Tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn Sơn Tây.
2.1.2.1 Tình hình huy động vốn
Nhận thức rõ sự ra tăng nguồn vốn là yếu tố quyết định sự tồn tại của
ngân hàng. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Sơn Tây đã coi công tác huy
động vốn và coi nguồn vốn là yếu tố đầu tiên của quá trình kinh doanh. Do vậy
ngân hàng nông nghiệp Sơn Tây đã không ngừng đổi mới nghiệp vụ, đưa ra

nhiều biện pháp huy động vốn, luôn đảm bảo bí mật an toàn tiền gửi, cung ứng
các dịch vụ tạo sự hấp dẫn mới mẻ với thái độ lịch sự văn minh, niềm nở thu
hút khách hàng. Ngân hàng nông nghiệp Sơn Tây không ngừng tạo lập được
khối lượng vốn lớn phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng .
Ngoài ra ngân hàng còn áp dụng hình thức mở tài khoản cá nhân, áp dụng
nhiều hình thức gửi tiền linh hoạt và hiệu quả, đồng thời đơn giản hoá các
hình thức gửi tiền. Trong thời gian vừa qua ngân hàng nông nghiệp Sơn Tây
đã huy động tiền gửi bằng nhiều hình thức gửi tiền như tiết kiệm bậc thangn,
tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm gửi góp…Nhờ vậy mà nguồn vốn của ngân hàng
tăng trưởng mạnh. Kết quả huy động vốn được thể hiện qua bảng dưới đây.

Bảng 1 : Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Sơn Tây

Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 So sánh
2003/2002
So sánh
2004/2003
Số tiền Tỉ
trọng
Số tiền Tỉ
trọng
Số tiền Tỉ
trọng
Chênh
lệch
% Chênh
lệch
%
Tiền gửi tiết

kiệm KKH
7.169 2,5 13.865 3,9 7.443 2,1 +6696 93,4 6422 46,3
Tiền gửi tiết
kiệm có
KH<1năm
57.319 20,3 98.622 27,8 30.638 8,4 +41.303 72 -67984 69
Tiền gửi tiết
kiệm có
KH>1năm
95.101 34 109.514 30,9 178.831 49,3 +14.413 15,1 69022 63
Tiền gửi các
TCKT
33.510 12 43.324 12,2 45.035 12,4 9.814 29,3 1706 4
Tiền gửi tiết
kiệm ngoại tệ
85.634 30 81.437 23 94.388 26 _4569 _5,3 12956 16
Tiền vay các
TCKT
3550 1,2 7.200 2 6.000 1,6 +3650 102,8 -1200 17
Trái phiếu 296 0,08 0 +296 100 -296
Cộng 282.283 100 354.258 100 362.335 71975 25,5 8077 2,3
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy : tình hình huy động vốn của ngân
hàng nông nghiệp Sơn Tây trong các năm 2002, 2003, 2004 là ổn định, an toàn
và tăng trưởng khá mạnh cụ thể là:
-Tiền gửi không kì hạn: Đây là khoản tiền gửi mà người gửi tiền có thể rút
ra và sử dụng bất kỳ lúc nào và ngân hàng phải thoả mãn yêu cầu đó của
khách hàng. Tiền gửi không kì hạn có lãi suất thẫp hoặc không được hưởng lãi
vì tiền gửi không kì hạn chủ yếu được người gửi với mục đích hưởng dịch vụ
thanh toán qua ngân hàng hay chỉ để đảm bảo an toàn tài sản . Loại tiền gửi
này thường được các doanh nghiệp sử dụng bởi tính tiện dụng và an toàn của

nó . Nhưng đây là một khoản nợ mà ngân hàng phải chủ động trả cho khách
hàng bất kỳ lúc nào. Theo số liệu qua bảng trên ta thấy tiền gửi không kì hạn
tăng đều trong các năm 2002, 2003, 2004. Cụ thể năm 2002 tiền gửi không kì
hạn là : 7169 triệu đồng , chiếm tỷ trọng 2,5 % trong tổng nguồn vốn .Đến năm
2003 là:13.865 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 3,9% trong tổng nguồn, tăng hơn so với
năm2002 là 6696 triệu đồng với tỷ lệ tăng 93,4%.Năm 2004 là:74443 triệu
đồng chiếm tỷ trọng là 2,1% trên tổng nguồn , so với 2003 thì chỉ tiêu này đã
giảm một cách đáng kể là 6422 triệu đồng với tỷ lệ giảm 46,3%. …
-Tiền gửi có kì hạn: Đây là lạoi tiền gửi có sự thoả thuận trước giữa khách
hàng và ngân hàng về thời gian rút tiền. Mục đích của người gửi tiền là hưởng
một khoản thu nhập từ lãi mà phía ngân hàng trả . Đây là nguồn tiền gửi
tương đối ổn định có thời gian dài . Tuy lãi suất có cao hơn tiền gửi không kì
hạn nhưng các ngân hàng thương mại vẫn luôn tìm cách đa dạng hoá loại tiền
gửi này bằng cách áp dụng những kỳ hạn khác nhau, mức lãi suất khác nhau
tạo tính hấp dẫn để thu khách hàng.
Theo số liệu trên ta thấy tiền gửi có kì hạn <1 năm của ngân hàng nông
nghiệp Sơn Tây tăng .Năm 2003 so với 2002 tăng là 41.303 trệu đồng, với tỷ lệ
tăng 72% . Năm 2002 tiền gửi tiết kiệm có kì hạn<1 năm là57.319 triệu đồng
chiếm tỷ trọng là 20,3 % , năm 2003 là98.622 triệu đồng chiếm tỷ trọng 27,8%
so với tổng nguồn. Năm 2004 chỉ đạt là 30638 triệu đồng , chiếm tỷ trọng là
8,4% giảm so với năm 2003 là 67984 triệu đồng với tỷ lệ giảm 69% .
Có thể nói công tác huy động vốn của năm 2004 đặc biệt là tiền gửi không kì
hạn và tiền gửi có kì hạn <1 năm đã giảm mạnh , Sự sụt giảm như vậy do công
tác huy động vốn năm 2004 thực sự khó khăn . Do tình hình biến động của giá
cả đã ảnh hưởng tới công tác huy động tiền nhàn rỗi trong dân cư .Mặc dù
công tác chỉ đạo điều hành đã bám sát những chủ trương và sự chỉ đạo cụ thể
của ngân hàng cấp trên , tích cực tuyên truyền quảng bá sản phẩm tiền gửi :
Tiết kiệm bậc thang, tiền gửi dự thưởng bằng vàng, chủ động đề xuất các hình
thức khuyến mại phù hợp trong địa bàn cạnh tranh , chủ động tìm những
khách hàng co nguồn tiền gửi lớn, lãi suất thấp. Trong năm nhừo vậy mà việc

huy động vốn của tiền gửi tiết kiệm có kì hạn>1 năm đã tăng mạnh .
Tiền gửi có kì hạn>1 năm đối với năm 2002 là :95.101 triệu đồng
năm2003 là 109.514 triệu đồng , năm 2004 là178831 triệu đồng , chiếm tỷ
trọng là 49,3%
Năm 2003 so với 2002 tăng 14.413 triệu đồng với tỷ lệ tăng 15,1% . Năm 2004
so với năm 2003 tăng là 69022 triệu Với tỷ lệ tăng là 63%
Ta thấy tỷ trọng tiền gửi có kì hạn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn huy
động , và tăng mạnh trong những năm qua. Nguyên nhân của hiện tượng này
là ngân hàng nông nghiệp trong giai đoạn cạnh tranh đã đưa ra mức lãi suất
hấp dẫn để thu hút khách hàng về phía mình. Bằng các chính sách lãi suất ,
chính sách khách hàng hợp lý như tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang.. .
Hoạt động của ngân hàng nông nghiệp Sơn Tây đã chiếm được lòng tin của
nhân dân khiến dân cư an tâm gửi tiền vào ngân hàng.
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng tăng năm 2003 so với 2002 tăng
9814 triệu đồng với tỷ lệ tăng 29,3% . Năm 2002 đạt 33.510 triệu đồng chiếm
tỷ trọng 11,9% tổng nguồn vốn , năm 2003 đạt 43324 triệu đồng chiếm tỷ
trọng 12,2% tổng nguồn vốn . Năm 2004 đạt 45035 triệu đồng chiếm tỷ trọng
12,4% trên tổng nguồn , so với năm 2003 thì tăng 1706 triệu đồng với tỷ lệ
tăng là.4%
Tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ : năm 2002 đạt 85.634 triệu đồng đến 2003 bị
giảm còn 81.437 triệu đồng , so với 2002 năm 2003 tỷ lệ này đã giảm 4569
triệu đồng với tỷ lệ 5,3%. Năm 2004 đạt 94388 triệu đồng chiếm tỷ lệ 26%
trong tổng nguồn vốn tăng so với năm 2003 12956 triệu đồng với tỷ lệ tăng là
16%.
Tiền vay các tổ chức kinh tế: Năm 2003 tăng so với 2002 là 3560 triệu
đồng . Cụ thể năm 2002 đạt 3550 triệu đồng chiếm tỷ trọng 1,3% trên tổng
nguồn vốn. Năm 2003 là 7200 triệu đồng chiếm 2% trên tổng nguồn . Đến
2004 chỉ tiêu này đạt là 6000 triệu đồng chiếm tỷ trọng 1,7 % trên tổng nguồn
vốn . So với 2003 thì chỉ tiêu này đã giảm 1200 triệu đồng với tỷ lệ giảm
là17%.

Huy động trái phiếu : Năm 2002 ngân hàng nông nghiệp Sơn Tây đã
không huy động được , nhưng đến 2003 thì ngân hàng nông nghiệp Sơn Tây đã
huy động được 296 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,08% trên tổng nguồn vốn. Năm
2004 ngân hàng đã không huy động trái phiếu trong dân cư
Có thể nói ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Sơn Tây đã
khá thành công trong việc huy động vốn mặc dù lãi suất tiền gửi giảm đáng kể
trong mấy năm gần đây, nguồn vốn huy động của ngân hàng vẫn tăng nhanh.
Năm 2002 tổng nguồn vốn của ngân hàng Sơn Tây là 282.283 triệu đồng tăng
45.812 triệu đồng so với cùng kì năm trước, tốc độ tăng trưởng 19,4%, bình
quân một cán bộ đạt3.400 triệu đồng. Năm 2003 tổng nguồn vốn là 354.258
triệu đồng, tăng so với năm 2002 là 72.000 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng
tăng25,5% so với kế hoạch đạt 101% , bình quân một cán bộ đạt 4.400 triệu
đồng tăng so với 2002 là 1000 triệu đồng . Năm 2004 tổng nguồn vốn là
362335 triệu đồng tăng so với đầu năm là 8078 triệu đồng so với kế hoạch đạt
82,3% ,tốc độ tăng trưởng đạt 2,95 .
Đạt được kết quả trên là một thành công lớn của ngân hàng nông nghiệp
Sơn Tây điều này chứng tỏ ngân hàng nông nghiệp Sơn Tây đã lập được uy tín
và long tin đối với khách hàng và cũng là từng bước để ngân hàng nông
nghiệp Sơn Tây tự khẳng định mình . Để đạt được kết quả trên ngân hàng
nông nghiệp Sơn Tây đã có những biện pháp tích cực: Đảm bảo mạng lưới
rộng khắp, giám sát dân cư đủ sức huy động vốn của mọi khách hàng. Ngân
hàng nông nghiệp Sơn Tây đã tổ chức làm việc hai ca làm thêm giờ, thêm ngày
thứ bảy ở nhiều địa bàn dân cư đông, lượng khách đến giao dịch với ngân
hàng nhiều , phong cách làm việc văn minh lich sự, nhiệt tình chu đáo, đảm bảo
giờ giấc, ý thức trách nhiệm của cán bộ ngân hàng cao, trình độ tay nghề luôn
được nâng lên đáp ứng nhu cầu của khách hàng, luôn làm hài lòng khách
hàng.
Ngân hàng nông nghiệp Sơn Tây luôn có nhiều thể loại huy động vốn
thích hợp, phong phú, hấp dẫn, lãi suất hợp lý, nhanh chóng đáp ứng được nhu
cầu của khách hàng. Ngân hàng nông nghiệpSơn Tây tăng cường công tác

thông tin tuyên truyền rộng rãi về hoạt động của ngân hàng , cơ sở hạ tầng
khang trang sạch sẽ. Ngân hàng trung tâm đến các ngân hàng cơ sở đều được
trang bị máy vi tính nối mạng. Cán bộ kế toán vận hành máy móc đều được học
tập và có trình độ sử dụng vi tính.
2.1.2.2 Tình hình sử dụng vốn
Hoạt động sử dụng vốn là hoạt động tín dụng chính , hoạt động chủ yếu
của ngân hàng thương mại nó có thể đem lại những thu nhập lớn nhất là cho
ngân hàng. Vì vậy ngân hàng nông nghiệp và phát triển Sơn Tây luôn tích cực
mở rộng dư nợ gắn liền với việc nâng cao chất lượng tín dụng đảm bảo an
toàn vốn, hiệu quả kinh tế cao, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và đảm bảo cho
ngân hàng thu hồi cả gốc lẫn lãi góp phần vào thực hiện chính sách tiền tệ của
nước ta . Có thể xem xét khái quát tình hình hoạt động của ngân hàng nông
nghiệp Sơn Tây qua bảng dưới đây:
Bảng 2: tình hình tín dụng của ngân hàng nông nghiệp Sơn Tây
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
So sánh
2003/2002
So sánh
2004/2003
+/- % +/- %
Doanh số cho
vay
21234
3

36985
1
46855
3
15747
2
74 38738 27
Doanh số thu
nợ
15716
6
28912
3
34408
6
13197
5
84 54963 19
Dư nợ 15626
0
23695
2
34847
5
80692 52 11152
3
47
Nhìn vào bảng 2 ta thấy doanh số cho vay của ngân hàng nông nghiệp
Sơn Tây tăng dần theo các năm . Năm 2002 là 212343 triệu đồng, năm 2003 là
369851 triệu đồng tăng hơn so với năm 2002 là 157472 triệu đồng với tỷ lệ

tăng 74% . Năm 2004 có tăng so với 2003 nhưng tỷ lệ này không cao chỉ đạt
468553 triê3ụ đồng , tăng hơn so với 2003 là 38738 triệu đồng với tỷ lệ tăng là
19% . nguyên nhân có thể thấy do tình hình huy động vốn thấp của 2004 , do
lạm pháp cao, giá xăng dầu tiếp tục tăng mạnh , dịch cúm giam cầm lan tràn .
Bởi vậy tình hình huy động vốn thấp dẫn tới doanh số cho vay giảm .
Doanh số thu nợ : năm 2002 là 157166 triệu đồng , năm 2003 đạt 289123 triệu
đồng , năm 2003 tăng hơn 2002 là 131975 triệu đồngvới tỷ lệ tăng là 84% ,
đây được coi là một tỷ lệ tăng khá cao so với các năm trước cho thấy tình hình
thu nợ của ngân hàng đã hoạt động rất có hiệu quả. Năm2004 là 344086 triệu
đồng tăng so với 2003 là 54963 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 19 %.Mặc dù năm
2004 tình hình kinh tế gặp khó khăn nhưng ngân hàng nông nghiệp Sơn Tây
vẫn có số thu nợ tăng hơn năm trước mặc dù tỷ lệ tăng không cao chit đạt
19%.
Chỉ tiêu dư nợ : Năm 2002 là 156260 triệu đồng , năm 2003 là 236952 triệu
đồng tăng hơn so với năm trước là 80692 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 52%.
Năm 2004 đạt 348475 triệu đồng tăng hơn so với 2003 là 111523 triệu đồng
với tỷ lệ tăng là 47% . Năm 2004 chỉ tiêu dư tăng cao hơn 2003 rất nhiều đây
là kết quả rất mừng của ngân hàng nông nghiệp Sơn Tây .
Để đạt được kết quả tên đó là sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ và ban
giám đốc đã chỉ đạo điều hành quán triệt tới các ngân hàng cơ sở , các phòng
nghiệp vụ đã xây dựng và bảo vệ chiến lược kinh doanh, kế hoạch tài chính và
đề ra các chỉ tiêu , những vấn đề cần phải làm.
Điều đáng chú ý ở đây là ngân hàng nông nghiệp Sơn Tây luôn cố gắng đa
dạng hoá sản phẩm phục vụ cho các thành phần kinh tế số lượng khách hàng
ngoài quốc doanh ngày càng lớn hơn số lượng khách hàng quốc doanh. Trên
tinh thần nâng cao chất lượng tín dụng , đồng thời đáp ứng nhu cầu của khách
hàng . Ngân hàng nông nghiệp Sơn Tây đã phát triển tín dụng trung và dài
hạn.
Bảng 3: tình hình dư nợ tín dụng theo thời gian
Chỉ tiêu 2002 2003 2004 So sánh

2003/2002
So sánh
2004/2003
Số tiền Tỷ
trọng
Số tiền Tỷ
trọng
Số tiền Tỷ
trọng
+/- % +/- %
Tổng dư nợ 156.26
0
100 236.95
2
100 348.47
5
100 +80.692 51,6 +111.52
3
47
Dư nợ ngắn
hạn
66.191 42 112.38
3
47,4 196.51
5
56,4 46.192 69,8 34.132 75
Dư nợ trung
và dài hạn
90.069 58 124.56
9

52,6 151.96
0
43,6 34.501 38 27.391 22

Nhìn vào bảng 3 ta thấy dư nợ tín dụng tăng mạnh . Năm 2002 đạt 156260
triệu đồng . Năm 2003 đạt 263952 triệu đồng tăng hơn so với 2002 là 80692
triệu đồng với tỷ lệ tăng là 51,6% . Năm 2004 tổng dư nợ đạt là 348475 triệu
đồng tăng hơn năm 2003 là 111523 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 47%.
Trong đó dư nợ ngắn hạn năm 2002 đạt 66191 triệu đồng chiếm tỷ trọng 42%
trên tổng dư nợ, năm sau cao hơn năm trước là 46192 triệu tăng 69,8% . Năm
2004 đạt 196515 triệu đồng tăng hơn năm 2003 là 34132 triệu đồng với tỷ lệ
tăng là 75% . Trong năm này dư nợ tín dụng ngắn hạn đã tăng nhanh lên tới
75% , đây thực sự được coi là thành tích của ngân hàng nông nghiệp Sơn Tây .
Dư nợ trung dài hạn năm 2003 là 124569 triệu đồng cao hơn 2002 là 34501
triệu đồng, chiếm tỷ trọng 58%trên tổng dư nợ đến 2003 tỷ trọng là 52,6%
trên tổng dư nợ . Năm 2004 dư nợ tín dụng trung dài hạn là 151060 triệu
đồng cao hơn 2003 là 27391 triệu đồng với tỷ lê tăng 22%, trong đó tỷ trọng
dư nợ trung dài hạn trên tổng dư nợ là 23,6%.
Bảng 4 tình hình dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ
tiêu
2002 2003 2004 So sánh
2003/2002
So sánh
2004/20
03
Số
tiền
Tỷ

trọn
g
Số
tiền
Tỷ
trọn
g
Số
tiền
Tỷ
trọn
g
+/- % +/- %
Tổng

nợ
15626
0
100 23695
2
100 34847
5
100 8069
2
51,
6
11152
3
4
7


nợ
cho
vay
DN
ngoà
i
quốc
doan
h
38199 24,5 83309 35,2 15246
3
44 4511
0
118 69154 8
3

nợ
cho
vay
DN
quốc
doan
h
11806
1
75,5 15364
3
64,8 19601
2

56 3558
2
30 42369 2
7
,
5
Nhìn vào bảng tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế ta thấy dư nợ cho
vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn thấp nhưng đã tăng rất lơn trong ba
năm . Năm 2002 dư nợ cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 38199 triệu
đồng chiếm tỷ trọng 24,5% trong tổng dư nợ,năm 2003 chỉ tiêu này đạt là
83309 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 35,2% trên tổng dư nợ . So với năm 2002
thì năm2003 đã tăng hơn 45110 triệu đồng tỷ tăng mạn đạt 118% . Năm 2004
chỉ tiêu này đạt là 152463 triệu đồng , chiếm tỷ trọng là 44% trên tổng dư nợ
,tăng hơn so với 2003 là69154 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 83%. Tỷ lệ dư nợ cho
vay ngoài quốc doanh tăng mạnh chứng tỏ ngân hàng Sơn Tây đã chú trọng
hơn trong việc cho vay cac doanh nghiệp tư nhân và hộ sản xuất .
Dư nợ cho vay doanh nghiệp quốc doanh vẫn luôn chiếm tỷ lệ cao trong hoạt
động cho vay của ngân ngân hàng.Năm 2002 đạt 118061 triệu đồng chiếm tỷ
trọng là 75,5 % trên tổng dư nợ, năm2003 đạt 153643 triệu đồng chiếm tỷ
trọng 68,4% trên tổng dư nợ .Năm nay so với 2002 thì năm 2003 đã tăng hơn
là 35582 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 30%.năm 2004 đạt 196012 triệu đồng
chiêm 56% tăng hơn 2003 là 42369 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 27,5%.
2.1.2.3 Một số công tác khác
 Công tác điện toán
Để đáp ứng cho việc mở rộng qui mô kinh doanh và tăng cường các hoạt động
dịch vụ ngân hàng công tác kế toán điện toán đóng vai trò qua trọng trong
việc mở rộng thị phần kinh doanh.Thường xuyên triển khai và ứng dụng các
chương trình mới trong việc hiện đại hoá ngân hàng , nhưng vẫn đảm bảo
hạch toán cập nhập , chính xác , chủ động tích cực tư vấn cho khách hàng
trong các mối quan hệ tiền gửi và các hoạt động dịch vụ khác . Tính đến ngày

31/12/2003 toàn ngân hàng nông nghiệp Sơn Tây đang quảnlý13.734 thẻ tiền
gửi nội và ngoại tệ , 1072 tài khoản với số dư là 354.258 triệu đồng , 14020
khế ước tiền vay với số dư lad 236952 triệu đồng. Trong năm đã mua được
2779.000 USD , 95.840EUR , 59880 JPY .
So với năm 2002 thì năm 2003 đã tăng theo số liệu năm 2002 cho thấy : tổng
số thẻ gửi nội tệ và ngoại tệ là 11.535 thẻ với số tiền là 245.207 triệu đồng ,
quản lý 13.385 khế ước với số tiền dư nợ 156.260 triệu đồng và 963 tài khoản
được quản lý.
Năm 2004 ngân hàng nông nghiệp Sơn Tây đang quản lý 11.726 thẻ tiền gửi
nội và ngoại tệ , 1682 tài khoản tiền gửi khách hàng , 8700 khế ước . Trong
năm ngân hàng đã mua được 1419297 USD và 66182 EUR, 1010 JPY .
 Công tác ngân quỹ
Theo số liệu tổng thu tiền mặt 2002 là 1340 tỷ đồng , tổng chi tiền mặt 1340 tỷ
đồng . Năm 2003 tổng thu tiền mặt là 1756 tỷ đồng tăng so với 2002 là 716 tỷ
đồng, tổng chi tiền mặt 1752 tỷ đồng tăng so với 2002 là 711 tỷ đồng. Năm
2004 tổng thu tiền mặt là 2798 tăng so với 2003 là 1042 tỷ , tổng chi tiền mặt
là 2803 tỷ tăng so với 2003 là 1051 tỷ. Trong đó năm 2002 cán bộ kiểm ngân
đã trảlại tiền thừa là 466 món với số tiền là 86 triệu đồng, phát hiện tiền giả
là 47 tờ với số tiền là 3 triệu. Năm 2003 phát hiện và thu giữ tiền giả là
5.470.000 trả lại tiền thừa là 304 món với số tiền là 121.981.000 đồng. Năm
2004 trả lại tiền thừa là 242 món với số tiền là 238.462.000 đồng , phát hiện
và lưu giữ tiền giả là 5.770.000 đồng.
Công tác ngân quỹ trong những năm qua : thu , chi tiền mặt tăng lên nhiều.
Trong điều kiện như hiện nay tiền giả nhiều kỹ thuật tin vi và có nhiều loại
tiền tham gia lưu thông . Để đảm bao ran toàn chính xác, ban giám đốc đặc
biệt quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện bằng cách trang bị đầy đủ các thiết bị
cần thiết như máy đếm, máy soi, nhân lực hàng ngày .Để đảm bảo thu đủ chi
đủ cho khách hàng nhanh gọn chính xác.
 Công tác kiểm tra kiểm soát
Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng không thể thiếu được trong công tác

chỉ đạo điều hành . Bởi vậy trong những năm qua ngân hàng nông nghiệp Sơn
Tây đã triển khai chỉ đạo kịp thời những đề cương kiểm tra của ngân hàng
cấp trên .Tín dụng , kế toán ,kiểm tra việc thực hiện các chuyên đề như :kinh tế
kế hoạch , tổ chức cán bộ và đào tạo … Thông qua tổng hợp kiểm tra đánh giá
những mặt làm được , những mặt còn tồn tại yếu kém trong từng chuyên đề ,
từng bộ phận . Trong năm 2002 ,2003,2004 ngân hàng nông nghiệp Sơn Tây
đã đón đoàn thanh tra ngân hàng tỉnh , ngân hàng nhà nước đi kiểm tra công
tác tín dụng , kế toán , kết quả không có gì sai sót lớn . Những kiến nghị của
đoàn đã được ban giám đốc ngân hàng nông nghiệp Sơn Tây chỉ đạo khắc
phục bổ xung và sửa đổi một cách nghiêm túc đúng thời gian qui định.Việc
kiểm tra và giải quyết đơn thư khiếu nại của khách hàng được giải quyết kịp
thời và không bị tồn đọng.
2.2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NHNO&PT SƠN
TÂY
Như đã phân tích ở chương 1 , muốn thấy rõ được chất lượng tín dụng
trung và dài hạn thì chúng ta phải xem xét dựa trên các chỉ tiêu đánh giá chất
lượng tín dụng trung và dài hạn bao gồm cả chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định
lượng.
2.2.1 Các chỉ tiêu định tính

×