Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI - GIAI CẤP CÔNG NHÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.58 KB, 8 trang )

CHỦ NGHĨA XÃ H ỘI
CÂU 1: Hãy phân tích những điều kiện quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.Từ
đó lien hệ nội dung và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam ?



Khái niệm: Giai cấp công nhân là con đẻ của nền đại công nghiệp TBCN , là giai cấp đại biểu +
cho LLSX tiên tiến,PTSX hiện đại là kẻ đào mồ chôn CNTB và giai cấp tư sản .
Nội dung sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân :

Xóa bỏ chế độ TBCN , xóa bỏ chế độ người bóc lột người , giải phóng giai cấp công nhân , nhân dân
lao động và toàn thể nhân loại khỏi sự áp bức , bóc lột nghèo nàn lạc hậu,xây dựng thành công XHCN
và XHCSCN .






Những điều kiện quy định và thực hiện sứ mệnh giai cấp CN :
-Những điều kiện khách quan quy định thực hiện sứ mệnh giai cấp CN:
+Đặc điểm kinh tế XH của giai cấp CN XHTBCN : là giai cấp gắn với LLSX tiên tiến nhất dưới
CNTB .Và , với tính cách như vậy, nó là lực lượng quyết định phá vỡ quan hệ sản xuất
TBCN.Sau khi giành chính quyền , giai cấp công nhân, đại biểu cho sự tiến bộ của lịch sử , là
người duy nhất có khả năng lãnh đạo xã hội xây dựng một PTSX mới cao hơn PTSX TBCN.
+Giai cấp CN , con đẻ của nền SX công nghiệp hiện đại bị giai cấp tư sản áp bức bóc lột nặng
nề , họ là giai cấp trực tiếp đối kháng với giai cấp tư sản và xét về bản chẩ họ là giai cấp CM
triệt để nhất chống lại chế độ áp bức , bóc lột TBCN.Điều kiện sinh hoạt khách quan của họ
quy định rằng , họ chỉ có thể tự giải phóng bằng cách giải phóng toàn ộ XH khỏi chế độ TBCN.
+Địa vị kinh tế xã hội khách quan không chỉ khiến cho giai cấp CN trở thành giai cấp CM triệt
để nhất mà còn tạo cho họ khả năng làm việc đó . Đó là khả năng đoàn kết thống nhất giai


cấp.
-Đặc điểm chính trị xã hội giai cấp CN XHTBCN:
+ Giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong CM , gắn liền với PTSX tiên tiến , tiến bộ KHKT
công nghệ, là giai cấp được trang bị lí luận KHCM(CNM)lôi cuốn đông viên đoàn kết tạo nên
cuộc CM giải phóng mình , giải phóng toàn XH.
+Tinh thần triệt để nhất trong thời đại ngày nay
+Giai cấp CN có ý thức tổ chức kỉ luật cao do công việc , do cuộc sống
+Là giai cấp có tinh thần quốc tế
-Những điều kiện chủ quan:
+Sự trưởng thành , lớn mạnh của giai cấp công nhân : bản than giai cấp công nhân về số
lượng tăng lên khá rõ rệt ở tất cả các nước , kể cả trong “kinh tế tri thức” đa dạng hơn về cơ
cấu ngành nghề . Về chất lượng , bản than giai cấp công nhân luôn có sự nâng cao về học
vấn, về KHCN và tay nghề , từ hoạt động kinh tế , đấu tranh kinh tế chính trị , đấu tranh chính
trị , thông qua các tổ chức nghiệp đoàn , công đoàn . Giai cấp CN trở thành cơ sở chính trị
căn bản nhất của ĐCS .
+Vai trò của ĐCS: chỉ có ĐCS lãnh đạo giai cấp công nhân mới chuyển từ đấu tranh tự phát
sang đấu tranh tự giác trong mỗi hành động với tư cách một giai cấp tự giác và thực sự CM.
Quy luật hình thành ĐCS: GCCN kết hợp CNMLN
+ Ngoài các yếu tố này còn phải thực hiện lien minh công nông và khối đại đoàn kết khác
.Không tầng lớp nào thành công khi thiếu liên minh công nông .
Liên hệ nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân VN:


-Về kinh tế :
+ Nguồn nhân lực chủ yếu tham gia phát triển nền kinh tế thị trường hướng XHCN.
+Là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
-Về chính trị xã hội:
+Đội ngũ cán bộ đảng viên trong giai cấp CN phải nêu cao trách nhiệm tiên phong đi đầu ,
củng cố và phát triển cơ sở chính trị -xã hội quan trọng của Đảng(cơ sở chính trị- xã hội của
Đảng chính là giai cấp công nhân).

+Giai cấp CN (thông qua hệ thống tổ chức Công đoàn ) chủ động, tích cực tham gia xây
dựng , chỉnh đốn Đảng , làm cho Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh , bảo vệ Đảng , bảo vệ
chế dộ XHCN.
-Về văn hóa tư tưởng: xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc .

CÂU 2 : Trình bày những đặc trưng cơ bản của CNXH từ đó liên hệ với đặc trưng cơ bản
của CNXHVN hiện nay?



-

Các đặc trưng cơ bản của CNXH:
-Trên cơ sở nghiên cứu các quy luật lịch sử và chủ nghĩa tư bản các nhà kinh điển chủ nghĩa
Mác-Leenin đã dự báo về ra đời của CNXH với tư cách là 1 xã hội phủ định , biến chứng CNTB
thì có 6 đặc trưng cơ bản như sau:
1. Cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội phải được tạo ra bởi 1 nền sản xuất công
nghiệp hiện đại .
2. Từng bước xóa bỏ chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa đồng thời tiến hành thiết lập chế
độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.
3. Tạo ra cách thức tổ chức lao động và kỉ luật lao động mới với năng suất cao .
4. Chủ nghĩa xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động , coi đó là nguyên tắc
phân phối cơ bản nhất .
5. CNXH là 1 xã hội dân chủ , nhà nước XHCN vừa mang bản chất giai cấp công nhân
vừa mang tínnh chất nhân dân rộng rãi.
6. Mục tiêu cao nhất của CNXH là giải phóng và phát triển con người toàn diện
Những đặc trưng cơ bản của xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng :
Dân giàu nước mạnh , dân chủ công bằng văn minh.
Do nhân dân làm chủ

Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất điều kiện phát triển toàn diện.
Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng , đoàn kết tôn trọng và giúp nhau cùng
phát triển.
Có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân , do nhân dân , vì nhân dân , có
Đảnh lãnh đạo .
Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới .

Câu 3 : Hãy phân tích bản chất , chức năng của xã hội chủ nghĩa từ đó liên hệ với việc xây
dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay?


Bản chất chức năng của xã hội chủ nghĩa:

-Nhà nước : Các-Mác :” Nhà nước chẳng qua chỉ là một bộ máy của giai cấp này dùng để trấn áp một
giai cấp khác.
- Khái niệm về nhà nước XHCN:


+Nhà nước XHCN là công cụ chuyên chính của giai cấp công nhân , do cách mạng XHCN sản sinh ra và
có sứ mệnh xây dựng thành công CNXH , đưa nhân dân lao động lên địa vị làm chủ trên tất cả các
mặt của đời sống XHCN.
-Bản chất nhà nước XHCN:
+Nhà nước XHCN là nhà nước của dân do dân vì dân vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc
sâu sắc .
+ Nhà nước XHCN mang bản chất giai cấp công nhân đặt dưới sự lãnh đạo chính trị của giai cấp công
nhân thông qua Đảng cộng sản .
+Nhà nước XHCN được xây dựng trên nền tảng liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông
dân dân lao động.
-Chức năng của nhà nước XHCN:
+Nhà nước tổ chức xây dựng :thể hiện ở việc quản lí , xây dựng tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội

như kinh tế văn hóa , chính trị ,xã hội.
+chức năng bạo lực trấn áp: được thực hiện ở mọi tội phạm và kẻ thù để bảo vệ độc lập dân tộc chủ
quyền và trật tự an toàn xã hội .


Liên hệ Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam:

-Xây dựng nhà nước do nhân dân lao động làm chủ , đó là Nhà nước của dân,do dân, vì dân.
- Cải cách thể chế và phương thức hoạt động của nhà nước .
+ Kiện toàn bộ tổ chức , đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt dộng của Quốc hội , thực
hiện một số nhiệm vụ thuộc quyền hành pháp và tư pháp.
+ Xây dựng nền hành chánh nhà nước dân chủ , trong sạch, vững mạnh từng bước hiện đại hóa.
-Xây dựng đội ngũ cán bộ ,công chức trong sạch , có năng lực.
-Đấu tranh phóng chống tham nhũng , lãng phí thực hành tiết kiệm.

Câu 4 : Hãy phân tích những nội dung cơ bản trong cương lĩnh dân tộc của Lê-nin . Từ đó
liên hệ với chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước Việt Nam hiện nay?
 Cương lĩnh dân tộc của Lê-nin:
1. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng.
- Quyền bình đẳng là quyền thiêng liêng của các dân tộc , các dân tộc đều có nghĩa vụ và
quyền lợi ngang nhau trong quan hệ xã hội như quan hệ quốc tế không có đặc quyền lợi đắc
lợi của dân tộc ày đối với dân tộc khác.


-

Trong một quốc gia nhiều dân tộc phải thật sự bình đẳng toàn diện kinh tế chính trị xã hội
văn hóa…Các dân tộc phải được pháp luật bảo vệ và phải được thể hiện sinh động trong
thực tế .
- Trên phạm vi quốc tế ,đòi hỏi xóa bỏ tình trạng dân tộc này nô dịch dân tộc khác tạo điều

kiện để các dân tộc giúp đỡ nhau phát triển theo con đường tiến bộ.
- Chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc , chủ nghĩa dân tộc lớn , chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và
chủ nghĩa phát xít mới , chống áp bức bóc lột nặng nề của các nước tư bản phát triển với các
nước kém phát triển , phấn đấu xây dựng một trật tự an ninh.
2. Các dân tộc có quyền tự quyết
- Thực chất là quyền làm chủ của một dân tộc , tự mình quyết định vận mệnh của dân tộc
mình , là giải phóng các dân tộc bị áp bức khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, giành
độc lập dân tộc , và đưa đất nước tiến lên theo con đường tiến bộ xã hội .
3. Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc
- Giai cấp công nhân thuộc các dân tộc khác nhau đều thống nhất đoàn kết , hợp tác giúp đỡ
lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung vì sự nghiệp giải phóng ,giai cấp , giải
phóng dân tộc .
 Liên hệ:
-Có chính sách phát triển kinh tế hàng hóa ở các vùng dân tộc ít người phù hợp với điều kiện
và đặc trưng từng vùng.
- Tôn trọng lợi ích truyền thống văn hóa , ngôn ngữ , tín ngưỡng của đồng bào dân tộc.
-Tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết và đấu tranh kiên cường của các dân tộc vì sự
nghiệp chung dân giàu nước mạnh chống tư tưởng dân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi, nghiêm
cấm mọi hành vi miệt thị , chia rẽ dân tộc.
-Đầu tư thích đáng cho sự nghiệp phát triển giáo dục miền núi , tăng cường bồi dưỡng , đào
tạo đội ngũ cán bộ tộc .

Câu 5 : Hãy phân tích nguồn gốc , tính chất của tôn giáo ? Từ đó , liên hệ với chính sách tôn
giáo của Đảng và nhà nước ta hiện nay ?


Nguồn gốc của tôn giáo :

- Nguồn gốc nhận thức : trong thời kì nguyên thủy do trình độ nhận thức của con người thấp kém, họ
không giải thích được những hiện tượng diễn ra trong tự nhiên vì vậy họ cho rằng có thử thách đang

điều khiển hiện tượng tự nhiên .
- Nguồn gốc kinh tế -xã hội : Trong xã hội nguyên thủy do điều kiện kinh tế thấp kém con người sợ hãi
, bất lực trước sức mạnh tự nhiên và sức mạnh của thú dữ,vì vậy họ thờ cúng thần linh , mong thần
linh che chở cho họ.

+ Khi xã hội có sự phân chia giai cấp , con người lại bất lực trước áp bức bóc lột , nghèo đói vì vậy họ
tin và số mệnh.
-Nguồn gốc tâm lí :Khi con người sợ hãi, con người cảm thấy mình nhỏ bé trước tự nhiên và xã hội
con người gặp những khó khăn bất hạnh trong cuộc sống lúc đó cần tìm cho mình một chỗ dựa về
tinh thần , chỗ dựa đó chính là tôn giáo.




Tính chất của tôn giáo : tính lịch sử của tôn giáo , tính quần chúng của tôn giáo ,tính chính trị
của tôn giáo.

- Tính lịch sử của tôn giáo
+ Tôn giáo là 1 phạm trù lịch sử tôn giáo ra đời tồn tại và biến đổi trong một giai đoạn lịch sử nhất
định. Tôn giáo mất đi những điều kiện đó không còn nữa.
-Tính quần chúng của tôn giáo:
+ Ngày nay tôn giáo được quần chúng tham gia đông đảo vì :



Tôn giáo thể hiện khát vọng quần chúng lao động về 1 xã hội không có nghèo đói , khổ đau .
Tôn giáo còn có ý nghĩa giáo dục nhân văn , nhân đạo đối với quần chúng nhân dân bởi vì các
tôn giáo đều khuyên con người làm việc thiện , các tôn giáo đều khuyên con người sống có
đức.


-Tính chất chính trị của tôn giáo :
+ Một mặt tôn giáo thể hiện nhu cầu giải phóng sự phản kháng của nhân dân lao động đối với
chế độ bóc lột người , mong muốn một xã hội công bằng bình đẳng.
+ Mặt khác tôn giáo còn bị giai cấp thống trị lợi dụng nhằm rả ngủ quần chúng trong tôn giáo và
bảo vệ sự bóc lột của chúng đến với nhân dân lao động.

-

Liên hệ :
Tín ngưỡng , tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân ,đang và sẽ tồn tại
cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta.
Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị : đấu tranh với hoạt động lợi dụng
tôn giáo gây phương hại đến lợi ích Tổ quốc .
Vấn đề theo đạo và truyền đạo đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; không được lợi
dụng tôn giáo tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan , không được ép buộc người
dân theo đạo.

Câu 6 : Hãy phân tích vị trí , chức năng của giai đình ? Từ đó , làm rõ những nội dung cơ
bản của chế độ hôn nhân tiến bộ?

-

Vị trí của gia đình trong xã hội:
Gia đình là tế bào của xã hội.

+ Gia đình có vai trò quyết định đối với sự tồn tại , vận động và phát triển của xã hội . Với việc sản
xuất ra tư liệu tiêu dùng , tự liệu sản xuất tái sản xuất ra con người , gia đình như 1 tế bào tự
nhiên, là một đơn vị cơ sở để tạo nên cơ thể -xã hội.
-


Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội .

+ Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên mà mỗi cá nhân sinh sống có ảnh hưởng rât lớn đến sự
hình thành và phát triển nhân cách con người .


+ Tuy nhiên mỗi cá nhân lại không thể chỉ sống trong quan hệ tình cảm gia đình mà còn có nhu
cầu quan hệ xã hội , quan hệ với những người khác ngoài gia đình .
-

Gia đình là tổ ấm , mang lại các giá trị hạnh phúc , sự hài hòa trong đời sống cá nhân cuả
mỗi thành viên.

+ Gia đình là môi trường tốt nhất để mỗi cá nhân được yêu thương nuôi dưỡng , chăm sóc trưởng
thành , phát triển.
+ Chỉ trong môi trường yên ấm của gia đình cá nhân mới cảm thấy bình yên hạnh phúc có động lực
phấn đấu trở thành những con người xã hội tốt .

-

Chế dộ hôn nhân tiến bộ :
Hôn nhân tự nguyện

+ Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân xuất phát từ tình yêu giữa nam và nữ khi nào hôn nhân không
được xây dựng trên cơ sở tình yêu thì chứng tỏ trong hôn nhân , tình yêu hạnh phúc gia đình sẽ
bị hạn hế .
-

Hôn nhân 1 vợ 1 chồng bình đẳng


+ Bản chất của tình yêu là không thể chia sẻ được , nên hôn nhân 1 vợ 1 chồng là kết quả tất yếu
của hôn nhân xuất phát từ tình yêu . Thực hiện hôn nhân 1 vợ 1 chồng là điều kiện đảm bảo
hạnh phúc gia đình đồng thời phù hợp với quy luật tự nhiên , phù hợp tâm lí , tình cảm đạo đức
của con người.
-

Hôn nhân được đảm bảo về pháp lí

+ Thực hiện thủ tục pháp lí trong hôn nhân là thể hiện sự tôn trọng tình yêu trách nhiệm giữa nam và
nữ , trách nhiệm của cá nhân với gia đình xã hội . Ngược lại đây cũng là biện pháp ngăn những cá
nhân lợi dụng quyền tự do kết hôn , tự do ly hôn , để thỏa mãn nhu cầu không chính đáng , để bảo
vệ hạnh phúc của cá nhân và gia đình.

THE END





×