GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
3.1. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHƯƠNG THỨC
THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA SỞ GIAO DỊCH I TRONG
NHỮNG NĂM TỚI .
Những năm qua, kinh tế cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng tiếp tục
phát triển vững chắc, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều đạt và vượt kế hoạch. Cải
cách hành chính có những chuyển biến tích cực; an ninh chính trị được giữ vững. Quan
hệ hợp tác trong nước và quốc tế được mở rộng, vị thế của Việt Nam tiếp tục được
nâng lên. Trong lĩnh vực ngân hàng cũng có những đổi mới quan trọng như: đổi mới về
môi trường pháp lý, tiếp tục hoàn thiện đề án tái cơ cấu các Ngân hàng thương mại. Các
chính sách đổi mới đã mang lại cho hệ thống ngân hàng tiềm lực mạnh, chủ động trong
kinh doanh, đứng vững trong cạnh tranh, tiến nhanh tới hội nhập khu vực và quốc tế .
Bên cạnh những thuận lợi cũng có không ít khó khăn, thách thức. Nhận thấy những mặt
hạn chế của mình, Sở giao dịch I đã có những định hướng cụ thể nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh. Các mục tiêu cụ thể như sau:
- Tiếp tục tăng số lượng và nâng cao chất lượng thanh toán theo phương thức tín
dụng chứng từ cho hàng nhập khẩu. Đó là việc phát triển các loại hình L/C thêm đa
dạng và phong phú, nâng cao độ an toàn và sự nhanh chóng hơn nữa trong thanh toán
L/C nhập khẩu. Nắm bắt và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng
- Tăng tỷ trọng phí dịch vụ thanh toán L/C nhập khẩu trong tổng mức phí dịch vụ
của Sở giao dịch I. Đồng thời tăng thị phần thanh toán trong hoạt động xuất nhập khẩu.
- Hoàn thiện chương trình hiện đại hoá Ngân hàng, trang bị thêm máy móc, thiết
bị tiên tiến để giúp hoạt động thanh toán diễn ra chính xác và nhanh chóng. Mặt khác,
tăng cường công tác bồi dưỡng, nâng cao kiến thức đặc biệt là ứng dụng công nghệ mới
cho cán bộ.
- Tiếp tục củng cố và tăng cường uy tín của Sở giao dịch I nói riêng và NHCTVN
nói chung trên trường quốc tế . Trong quan hệ đối ngoại này không những giúp ngân
hàng thực hiện tốt hoạt động kinh doanh mà còn có thể tranh thủ các điều kiện về vốn,
kỹ thuật - công nghệ và kinh nghiệm quản lý của các nước phát triển .
- Tiếp tục chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng, Nhà nước và đoàn thể. Thực hiện tốt các mục tiêu kinh doanh và những nhiệm
vụ mà NHCTVN đề ra.
Trong điều kiện nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, cạnh tranh ngày một
gay gắt trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là quan hệ ngoại thương mà Ngân hàng có vai trò
trung gian thì để hoàn thành các mục tiêu đề ra Sở giao dịch I phải có các giải pháp cụ
thể. Bên cạnh đó thì phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán khá
phức tạp. Hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu mặc dù có vai trò rất quan trọng nhưng
cũng bộc lộ một số hạn chế như đã nói ở trên. Sở giao dịch I đã quyết tâm thúc đẩy sự
phát triển của hoạt động này, đồng thời thực hiện các mục tiêu chung trong hoạt động
kinh doanh của Sở.
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH I NHCT VN.
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện qui trình thanh toán tín dụng chứng từ .
Qui trình nghiệp vụ tài trợ thương mại tạm thời trong hệ thống INCAS được
NHCT VN áp dụng cho toàn hệ thống. Hiện nay NHCT VN đang áp dụng qui trình
quản lý và tổ chức thực hiện thanh toán quốc tế theo phương thức xử lý nghiệp vụ tổng
hợp, quản lý vốn tập trung. Theo phương thức này, mọi hoạt động giao dịch bằng điện
đi đến đều phải thực hiện thông qua NHCT VN. Vì vậy, Sở giao dịch I phải thực hiện
cải tiến chương trình thanh toán quốc tế nội bộ IBS, cải tiến đường truyền tốt hơn. Các
mẫu điện cần lập sẵn đầy đủ để tiết kiệm thời gian và tránh sai sót cho thanh toán viên.
Để tăng hiệu quả của phương thức tín dụng chứng từ thì Sở giao dịch I phải
hoàn thiện hơn nữa qui trình thanh toán. Sở giao dịch I phải tăng cường công tác kiểm
tra, kiểm soát từng khâu một của qui trình thanh toán bằng L/C nhập khẩu. Vì phương
thức này rất phức tạp nên phải kiểm tra để phát hiện sai sót và xử lý kịp thời. Công tác
kiểm tra, tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm cần tiến hành thường xuyên. Ví dụ:
Đứng trên góc độ là ngân hàng mở L/C, trước khi phát hành thư tín dụng, ngân
hàng phải thẩm định để nắm vững năng lực tài chính của nhà nhập khẩu. Mặt khác,
thông qua thẩm định năng lực tài chính của nhà nhập khẩu mà quyết định mức ký quỹ.
Khi thanh toán L/C nhập khẩu: Ngân hàng mở phải kiểm tra chứng từ và nếu có sai sót
Ngân hàng mở L/C phải thông báo những bất hợp lệ của bộ chứng từ cho ngân hàng
chuyển chứng từ hay ngân hàng chiết khấu trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày ngân
hàng nhận được bộ chứng từ. Nội dung thông báo phải nêu rõ các bất hợp lệ mà ngân
hàng mở đã phát hiện và xin ý kiến định đoạt chứng từ của người xuất trình. Song song
với việc gửi thông báo bất hợp lệ cho ngân hàng nước ngoài, ngân hàng mở cũng cần
gửi thông báo bất hợp lệ chứng từ cho người mở, yêu cầu họ cho biết ý kiến về việc
chấp nhận các bất hợp lệ. Nếu người mở có chấp nhận bất hợp lệ thì ngân hàng mở
cũng cần chờ ý kiến định đoạt của người xuất trình trước khi giao chứng từ cho họ đi
lấy hàng. Vì sau khi đã từ chối và xin ý kiến người xuất trình thì Ngân hàng mở không
còn quyền định đoạt chứng từ. Với việc làm thận trọng này ngân hàng mở sẽ tránh được
tình trạng tranh chấp với người xuất trình về việc giao chứng từ mà chưa có sự uỷ
quyền của họ. Khi giá cả hàng hoá tăng đột biến, người xuất trình có thể đòi ngân hàng
mở trả lại chứng từ.
Đứng trên góc độ là NHTB: không thông báo những L/C chưa xác thực được mã
khoá. Trường hợp NHTB được ngân hàng mở yêu cầu thông báo một L/C cho nhà xuất
khẩu ở nước thứ ba, không phải là nước của NHTB đang hoạt động, NHTB có thể từ
chối thong báo các L/C này nếu Ngân hàng không có khả năng hoặc không muốn thông
báo một L/C như vậy. Khi thông báo L/C, ngân hàng cũng cần lưu ý các điều khoản bất
lợi cho người bán để giúp họ hạn chế rủi ro trong thanh toán như: hiệu lực L/C tại
NHPH, L/C chỉ có giá trị thanh toán tại NHPH.
Đứng trên góc độ là ngân hàng chiết khấu: Đối với các quốc gia mà tình hình
chính trị không ổn định, khủng hoảng kinh tế có nguy cơ dẫn đến đóng cửa các tổ chức
tài chính, ngân hàng… không nên chiết khấu bộ chứng từ đó vì rủi ro rất cao. Đồng
thời, ngân hàng cần xem xét các yếu tố cần thiết phải có của bộ chứng từ trước khi
quyết định chiết khấu như: uy tín nhà xuất khẩu, tình trạng hoạt động và khả năng trả
nợ của nhà xuất khẩu nếu bộ chứng từ đó không được thanh toán, khả năng thanh toán
của ngân hàng mở, trị giá bộ chứng từ… và mức độ rủi ro biến động giá cả của hàng
hoá đó trên thị trường, mối quan hệ giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu. Đối với những
L/C có điều khoản mập mờ, không rõ ràng dễ phát sinh tranh trấp thì ngân hàng không
nên chiết khấu vì khả năng rủi ro cao. NHCK cần tuân thủ các quy định của UCP khi
thực hiện chiết khấu, thận trọng trong khâu kiểm tra chứng từ. Nếu ngân hàng đã kiểm
tra với sự cẩn thận hợp lý mà không thể phát hiện gian lận chứng từ như chữ ký,con
dấu, mẫu chứng thư giả… thì ngân hàng được miễn trách nhiệm. Nhưng nếu do bất cẩn
mà để xảy ra bất hợp lệ chứng từ như giao hàng trễ, xuất trình trễ,mua bảo hiểm sau
ngày hàng lên tàu… tuỳ từng trường hợp cụ thể, tuỳ uy tín giữa người mua và người
bán mà ngân hàng quyết định chiết khấu hay không và chiết khấu ở tỷ lệ nào là hợp lý.
Đồng thời phải tuân thủ các quy định về điều kiện chiết khấu của ngân hàng. Hiện nay,
trong điều kiện thương mại điện tử ngày càng phát triển, ICC đã ban hành eUCP để áp
dụng trong những trường hợp xuất trình chứng từ điện tử.Vì vậy, các ngân hàng thương
mại cũng cần nắm vững các quy định trong thông lệ này để có thể vận hành nó vào thực
tiễn được an toàn và hiệu quả hơn.
Để hoàn thành một nghiệp vụ phát sinh thì khách hàng phải giao dịch với nhiều
nơi, nhiều bộ phận như phòng tín dụng, làm việc với cán bộ mua bán ngoại tệ, chuyển
tiền nội tệ, cán bộ nghiệp vụ mở L/C . Do đó, Sở giao dịch I cần hoàn thiện giao dịch
một cửa để tăng tốc độ giao dịch cho khách hàng. Mặt khác phải xem xét định mức ký
quỹ sao cho phù hợp với mỗi khách hàng. Ví dụ, đối với khách hàng lớn, quan hệ
thường xuyên thì nên được ưu đãi trong ký quỹ, còn khách hàng mới giao dịch lần đầu,
uy tín chưa cao thì phải ký quỹ 100%… Vì vậy, phải phân loại khách hàng để có những
chính sách phù hợp nhằm khuyến khích khách hàng.
3.2.2. Giải pháp tăng cường số lượng L/C và chất lượng thanh toán tín
dụng chứng từ.
Hiện nay, các loại L/C chủ yếu mà Sở giao dịch I đang sử dụng là L/C không
huỷ ngang và L/C không huỷ ngang có xác nhận. Do đó, để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của
khách hàng thì Sở giao dịch I cần đa dạng hoá các loại L/C để khách hàng sẽ có điều
kiện lựa chọn loại L/C phù hợp. Đồng thời đây cũng là yếu tố giúp ngân hàng sánh kịp
với hoạt động thanh toán quốc tế trên thế giới. Ví dụ một số L/C khác như:
L/C giáp lưng được dùng chủ yếu trong mua bán trung gian khi L/C gốc không
thể chuyển nhượng trong khi nhà trung gian không thể tự mình cung cấp hàng hoá; hoặc
khi các điều kiện của hợp đồng mua và bán là khác nhau; hoặc khi người trung gian
muốn giấu tất cả các thông tin liên quan đến điều kiện giao hàng, nhà nhập khẩu, thông
tin về giá cả…
L/C tuần hoàn tạo điều kiện tốt cho nhà nhập khẩu mua được hàng hoá trong
suốt thời gian dài khi thị trường đang có lợi thế cho mình. Nhà nhập khẩu khi mở L/C
tuần hoàn thì không phải yêu cầu ngân hàng mở thêm các L/C khác cho cùng một đơn
đặt hàng, giúp nhà nhập khẩu không bị đọng vốn, không bị tính phí mở nhiều lần L/C.
Nhà xuất khẩu không phải chờ đợi L/C mới cũng như có thuận lợi là khi giao hàng nhà
xuất khẩu có thể nhận được tiền ngay trong cùng một L/C.
Sở giao dịch I cũng nên tăng cường hơn nữa công tác tư vấn cho khách hàng.
Hướng dẫn cho khách hàng loại L/C nhập nào nên được mở, các điều khoản mở L/C,
nội dung L/C thì phải phù hợp với bộ chứng từ hàng hoá, ưu và nhược điểm của từng
loại; để đảm bảo quyền lợi cho mình thì người nhập khẩu nên thực hiện thanh toán như
thế nào, hướng dẫn khách hàng bổ sung, sửa chữa những sai sót.…Bên cạnh đó, Sở
giao dịch I nên tăng cường việc tổ chức cung cấp kiến thức, giúp khách hàng hiểu về
qui trình thanh toán bằng tín dụng chứng từ, từ đó khách hàng sẽ tránh được những sai
sót và rủi ro. Có nhiều trường hợp, dù được ngân hàng nêu những điểm bất lợi trong khi
mở L/C nhưng người nhập khẩu vẫn không sửa và yêu cầu phát hành L/C vì quá tin
tưởng vào đối tác nước ngoài. Chất lượng của sản phẩm thanh toán thể hiện ở tốc độ
thanh toán, mức độ đảm bảo thanh toán sao cho rủi ro là tối thiểu nên việc tư vấn cho
khách hàng là rất quan trọng.
Các dịch vụ hỗ trợ khách hàng cũng cần được quan tâm hơn nữa. Bởi trong
thanh toán L/C nhập khẩu thì cả người nhập khẩu và xuất khẩu đều chịu những áp lực
về tài chính. Để nâng cao chất lượng của hoạt động này thì Sở giao dịch I phải có
những giải pháp giúp khách hàng khắc phục các khó khăn, đặc biệt là khó khăn về vốn.
Các dịch vụ hỗ trợ như cho vay ký quỹ, chiết khấu bộ chứng từ, bảo lãnh mở L/C trả
chậm…cần được mở rộng.
3.2.3. Giải pháp nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên
trong ngân hàng.
Để có được đội ngũ cán bộ đủ mạnh, ngân hàng phải có chiến lược đào tạo, nâng
cao nghiệp vụ của cán bộ thanh toán quốc tế nói riêng và của toàn bộ ngân hàng nói
chung.