Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH HÀ THÀNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.38 KB, 19 trang )

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH HÀ THÀNH
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1 TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH HÀ THÀNH – NGÂN HÀNG ĐÂU
TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Hà
Thành – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà thành (34 Hàng Bài - Quận
Hoàn Kiếm - Hà Nội), thành viên thứ 76 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam (Bank for Investment and Development of VietNam – BIDV), chính thức
thành lập và đi vào hoạt động từ 16/09/2003 trên cơ sở tách và nâng cấp Phòng
Giao dịch Trung tâm của Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam.
Bước đầu khi mới hoạt động, Chi nhánh Hà thành đã gặp không ít khó khăn
với tổng tài sản nhỏ bé, lực lượng cán bộ mỏng, đồng thời đóng trên địa bàn Quận
Hoàn Kiếm – trung tâm thủ đô Hà nội nơi có nhiều tổ chức tín dụng trong và
ngoài nước hoạt động lâu năm, là một thử thách không nhỏ đối với một Chi nhánh
non trẻ mới thành lập như Chi nhánh Hà thành. Được sự quan tâm chỉ đạo đặc
biệt, hỗ trợ to lớn của Ban lãnh đạo, các Phòng Ban tại Hội sở chính Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam, sau gần bốn năm hoạt động, Chi nhánh Hà thành
đã không ngừng phấn đấu, tìm tòi sáng tạo phát triển theo định hướng mới: tập
trung phục vụ khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân và khách
hàng cá nhân, cung ứng dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho các tầng lớp dân cư trên địa
bàn, đồng thời chủ động đề xuất phát triển các sản phẩm dịch vụ mới phù hợp với
xu thế thị trường như tham gia đầu tư góp vốn vào các doanh nghiệp nhà nước cổ
phần hoá hoạt động trong lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế, kinh doanh có hiệu
quả; đa dạng hoá các sản phẩm phục vụ thị trường chứng khoán: thực hiện tốt
chức năng ngân hàng chỉ định thanh toán của Trung tâm giao dịch Chứng khoán
Hà nội, phát triển sản phẩm mua bán kỳ hạn trái phiếu với các định chế tài
chính… Hoạt động của Chi nhánh Hà thành đã có bước phát triển vượt bậc, tăng
nhanh về quy mô, tốc độ, thị phần mở rộng, đa dạng sản phẩm dịch vụ ngân hàng


với chất lượng cao, kinh doanh có hiệu quả.
2.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh Hà Thành – BIDV
- Huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư, các đơn vị, tổ chức kinh tế và các
nguồn vốn khác
- Thực hiện chức năng Ngân hàng chỉ định thanh toán chứng khoán tại
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà nội.
- Cho vay trung hạn đối với các tổ chức kinh tế thuộc đối tượng quản lý và
phục vụ có nhu cầu vay vốn để cải tạo, đổi mới trang thiết bị và mở rộng sản xuất
- Thực hiện kinh doanh ngoại tệ theo quyết định của Tổng giám đốc
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc giao cho
- Thực hiện chế độ kế hoạch hoá, thông tin, thống kê, kế toán tài chính theo
quy định chung đối với các chi nhánh
2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động tại chi nhánh Hà Thành
Khi mới thành lập Chi nhánh Hà thành gặp không ít khó khăn do lực lượng
cán bộ và mạng lưới còn mỏng, số lượng phòng nghiệp vụ còn hạn chế với 05
Phòng và 03 tổ nghiệp vụ, 01 Phòng giao dịch, 01 Điểm Giao dịch và 01 Quỹ Tiết
kiệm với tổng số 55 cán bộ. Qua gần 4 năm hoạt động, Chi nhánh Hà thành đã
thực sự lớn mạnh với số lượng cán bộ bằng 2,6 lần thời điểm mới thành lập và mô
hình tổ chức đã được hoàn thiện, tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường. Đến
nay, Chi nhánh đã có 12 Phòng và 01 tổ nghiệp vụ, 06 Phòng giao dịch, 03 Điểm
giao dịch với tổng số cán bộ năm 2007 là 170 người.
* Phòng kế hoạch nguồn vốn: Tham mưu, giúp giám đốc chỉ đạo công tác
huy động vốn tại chi nhánh. Tổ chức quản lý huy động vốn, cân đối vốn. Nghiên
cứu, phát triển lựa chọn, ứng dụng sản phẩm mới về huy động vốn. Thu thập
thông tin, báo cáo đề xuất phản hồi về chính sách, sản phẩm, biện pháp huy động
vốn. Thực hiện giao dịch mua bán ngoại tệ với khách hàng doanh nghiệp.
* Phòng tài chính kế toán: Tổ chức, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra, đối
chiếu công tác hạch toán kế toán của các phòng và các đơn vị trực thuộc. Thực
hiện kế toán chi tiêu nội bộ, nộp thuế và trích lập các quỹ, quản lý và sử dụng các
quỹ. Phân tích và đánh giá tài chính, hiệu quả kinh doanh của các phòng, đơn vị

trực thuộc, lập và phân tích các báo cáo tài chính kế toán.
* Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ: Thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm
toán nội bộ theo quy chế, đôn đốc việc tuân thủ pháp luật và đề xuất các biện pháp
phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong ngân hang
* Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện các công tác hành chính, tổ chức.
Tham mưu cho Giám đốc và hướng dẫn cán bộ thực hiện các chế độ, chính sách
của pháp luật về trách nhiệm, quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao
động, tham mưu về việc tổ chức, sắp xếp bố trí nhân sự. Lập kế hoạch và tổ chức
tuyển dụng nhân sự theo sự yêu cầu hoạt động của ngân hang. Thực hiện chế độ
tiền lương, bảo hiểm cho cán bộ nhân viên, quản lý lao động, ngày công lao
động, việc thực hiện nội quy của cơ quan
* Phòng thẩm định, quản lý tín dụng: Thẩm định các dự án cho vay, bảo
lãnh. Thẩm định đề xuất về hạn mức tín dụng, giới hạn cho vay, đánh giá tài sản
đảm bảo nợ vay. Giám sát, đánh giá, xếp hạng chất lượng khách hàng, xếp loại rủi
ro tín dụng. Định kỳ, kiểm soát phòng tín dụng trong việc giải ngân vốn vay và
theo dõi tổng hợp hoạt động Tín dụng, đầu mối tổng hợp, thực hiện các báo cáo
tín dụng
* Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp: Chịu trách nhiệm xử lý các giao
dịch đối với khách hàng là các doanh nghiệp, tổ chức khác như thực hiện việc giải
ngân vốn vay trên cơ sở hồ sơ giải ngân được duyệt. Mở tài khoản tiền gửi và xử
lý các yêu cầu về tài khoản hiện tại và tài khoản mới. Thực hiện các giao dịch
nhận và rút tiền gửi bằng nội, ngoại tệ, tiếp nhận các thông tin phản hồi, duy trì và
kiểm soát các giao dịch và thực hiện công tác tiếp thị sản phẩm, dịch vụ đối với
khách hàng
* Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân: Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch
đối với khách hàng là cá nhân như thực hiện việc giải ngân vốn vay trên cơ sở hồ
sơ giải ngân được duyệt. Thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền, bán thẻ
ATM, thẻ tín dụng... cho khách hàng
* Phòng tín dụng: Thiết lập, duy trì và mở rộng mối quan hệ với khách hàng.
Nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ chuyển đến các phòng

ban, phòng liên quan để thực hiện theo chức năng. Phân tích khách hàng cho vay,
đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay. Quyết định hạn mức cho vay, bảo lãnh, tài trợ
thương mại. Thực hiện cho vay, thu nợ, xử lý gia hạn nợ, đôn đốc khách hàng trả
nợ đúng hạn, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp thu nợ. Cung cấp các
thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng cho phòng thẩm định và quản lý tín
dụng, tham gia xây dựng chính sách tín dụng. Chuẩn bị các số liệu thống kê, các
báo cáo về các khoản cho vay phục vụ cho mục đích quản lý nội bộ và các cơ
quản nhà nước có thẩm quyền.
* Phòng thanh toán quốc tế: Trên cơ sở các hạn mức, khoản vay, bảo lãnh
L/C đã được phê duyệt, thực hiện các tác nghiệp trong tài trợ thương mại phục vụ
các giao dich thanh toán xuất nhập khẩu cho khách hàng. Mở các L/C có ký quỹ
100% vốn của khách hàng. Thực hiện các nhiệm vụ đối ngoại với các ngân hàng
nước ngoài, là đầu mối trong việc cung cấp dịch vụ thông tin đối ngoại. Thực hiện
công tác tiếp thị sản phẩm, dịch vụ đối với khách hàng và lập báo cáo hoạt động
nghiệp vụ theo quy định.
* Phòng điện toán: Quản lý mạng, quản trị, kiểm soát hệ thống phân quyền
truy cập theo quy định của Giám đốc, quản lý hệ thống máy móc, thiết bị tin học
đảm bảo an toàn, thông suốt mọi hoạt động. Hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ các đơn vị
trực thuộc vận hành hệ thống tin học phục vụ kinh doanh, quản trị điều hành của
cơ quan.
* Phòng giao dịch: Trực tiếp nhận tiền gửi của tổ chức kinh tế, huy động
vốn đầu tư, thực hiện nghiệp vụ tín dụng và một số loại nghiệp vụ ngân hàng theo
sự phân công của ban giám đốc. Tham mưu cho giám đốc về chính sách lãi suất,
hình thức và kỳ hạn huy động vốn. Phối hợp chặt chẽ với các phòng ban để
nghiên cứu xây dựng các chính sách về chiến lược hoạt động kinh doanh của ngân
hàng.
* Phòng tiền tệ kho quỹ: Thực hiện các nhiệm vụ tiền tệ, kho quỹ như quản
lý quỹ nghiệp vụ của chi nhánh, thu chi tiền mặt, quản lý vàng bạc, kim loại quý,
đá quý, quản lý chứng chỉ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, thực hiện xuất
nhập tiền mặt để đảm bảo thanh khoản tiền mặt cho chi nhánh, thực hiện các dịch

vụ tiền tệ, kho quỹ cho khách hàng.
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hà Thành
2.1.2.1 Tình hình huy động vốn
Trong những năm qua công tác huy động vốn của chi nhánh luôn được quan
tâm và chú trọng nên không ngừng tăng trưởng với tốc độ cao qua các năm, bên
cạnh đó cơ cấu nguồn vốn cũng được dịch chuyển theo hướng ngày càng hợp lý
hơn. Bằng việc xác định mục tiêu, yêu cầu về công tác nguồn vốn trước hết phải
tạo lập được một nền vốn vững chắc và ngày càng tăng trưởng nhằm đáp ứng cho
nhu cầu phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bảng 1: Chỉ tiêu về huy động vốn của chi nhánh Hà Thành
Đơn vị: Tỷ đồng
(
N g
u ồ
n :
Báo cáo tổng kết hàng năm của chi nhánh Hà Thành – BIDV)
Tại thời điểm 31/12/2006, Tổng tài sản đạt 4163,328 tỷ VND, trong đó tổng
số dư huy động vốn đạt 3486,544 tỷ VND gấp 4,5 lần thời điểm mới thành lập. Và
đến 30/06/2007, Tổng tài sản đã đạt 6.500 tỷ VND, tổng số dư huy động vốn đã
lên tới 6.391 tỷ VND với số dư bình quân 06 tháng đầu năm đạt 4.094 tỷ VND.
Hoạt động huy động vốn của Chi nhánh không những đáp ứng nhu cầu sử dụng
vốn tại Chi nhánh mà còn góp phần cân đối vốn cho toàn hệ thống.
2.1.2.2 Hoạt động tín dụng
Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn đã
tác động đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng.Ngoài ra nhiều hệ thống ngân
hàng hoạt động với các mức lãi suất hấp dẫn làm cho tính cạnh tranh trong hoạt
động tín dụng càng trở nên gay gắt hơn.Tuy nhiênchi nhánh Hà Thành đã áp dụng
nhiều biện pháp nhằm tăng cường các dịch vụ cung ứng đối với khách hàng với
chính sách mềm dẻo làm cho hoạt động tín dụng tiếp tục tăng trưởng.
Bảng 2: Kết quả hoạt động tín dụng của chi nhánh Hà Thành

Đơn vị: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu
Năm
2003 2004 2005 2006
1 Tổng tài sản
811,577 1573,458 2514,784 4163,328
2 Huy động vốn 737,576 1303,907 2435,044 3486,544
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của chi nhánh Hà Thành – BIDV)
Dư nợ tín dụng tại thời điểm 31/12/2006 đạt 2273,097 tỷ VND (bao gồm 672
tỷ VND mua bán kỳ hạn trái phiếu) gấp 9,53 lần khi mới thành lập. Đến thời điểm
30/06/2007, dư nợ tín dụng đã đạt 2.030 tỷ VND (bao gồm 579 tỷ VND mua bán
kỳ hạn trái phiếu). Trong gần 4 năm hoạt động, tổng doanh số cho vay của Chi
nhánh đạt 8.672 tỷ VND, doanh số thu nợ đạt 1.194 tỷ VND doanh số cho vay đạt
3.180 tỷ VND, doanh số thu nợ đạt 6.575 tỷ VND.
Tín dụng phát triển theo đúng định hướng của Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam, tập trung phục vụ khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh
nghiệp vừa và nhỏ, tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh trên tổng dư nợ luôn đạt trên
80%. Số lượng khách hàng duy trì hoạt động tín dụng thường xuyên tại Chi nhánh
đã lên tới gần 150 khách hàng là các Doanh nghiệp, các tổ chức, định chế tài
chính.
Chất lượng tín dụng luôn được quan tâm chú trọng. Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn
luôn được duy trì ở mức thấp. Tỷ lệ nợ xấu tính theo điều 7 quyết định 493 tại
thời điểm 31/12/2006 ở mức 3,67% và đến 30/06/2007 đã giảm xuống mức
3,14%.
Có thể nói, những nỗ lực trong những năm qua của Chi nhánh Hà thành, đơn
vị tiên phong của hệ thống trong phục vụ Doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã và
đang đem lại một diện mạo mới trong quan hệ giữa một Ngân hàng thương mại
STT Chỉ tiêu
Năm
2003 2004 2005 2006

1 Dư nợ tín dụng 238,454 709,904 1504,549 2273,097
Ngắn hạn 194,783 601,129 1152,778 1908,410
Trung dài hạn thương mại 43,671 108,775 351,771 364,687
2 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) - 0.22 0.10 0.75
3 Tỷ trọng dư nợ NQD/TDN 92% 76% 78% 82%
4 Tỷ trọng dư nợ có TSBĐ/TDN 95% 87% 87% 91%

×