Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Hoàn thiện chính sách lãi suất huy động vốn ở Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.82 KB, 12 trang )

Hoàn thiện chính sách lãi suất huy động vốn ở Ngân hàng
thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt
Nam.
3.1. Mục tiêu phát triển của Ngân hàng trong những năm tới:
Trong những năm tới, Ngân hàng đề ra những mục tiêu chiến lược cơ bản
để phấn đâu như sau: Phấn đấu trở thành ngân hàng thương mại cổ phần hàng
đầu khu vực phia bắc trên cơ sở định hướng mục tiêu là các doanh nghiệp vừa
và nhỏ và dân cư; trở thành một ngân hàng có công nghệ hiện đại, tiên tiến, hội
nhập tốt vào khu vực và thế giới trong quá trình Việt Nam hội nhập vào nền
kinh tế thế giới. Trên cơ sở đó, nâng cao thương hiệu, hình ảnh của Ngân hàng,
thu hút sự chú ý và sự tin cậy của khách hàng trong và ngoài nước.
Về công tác huy động vốn, Ngân hàng đặt ra mức phấn đấu mỗi năm tăng
trưởng khoảng 35% so với năm trước, chú trọng mở rộng các biện pháp tăng
cường huy động vốn để nâng cao quy mô, chất lượng nguồn vốn, góp phần đẩy
nhanh tăng trưởng tín dụng và nâng cao uy tín cho Ngân hàng.
3.2. Các giải pháp.
Một chính sách lãi suất huy động tốt của ngân hàng là chính sách hướng
đến các giải pháp nhằm làm hạ thấp lãi suất đầu vào, tiết kiệm chi phí cho ngân
hàng, không gây áp lực cho việc tăng lãi suất đầu ra, nhưng đồng thời vấn phải
đảm bảo mở rộng được quy mô vốn huy động, từ đó nâng cao được khả năng
cạnh tranh của ngân hàng, đưa ngân hàng phát triển mạnh mẽ hơn. Xây dựng
được một chính sách lãi suất huy động vốn hoàn thiện hiện nay là yếu tố cơ bản
trong việc duy trì và mở rộng tiền gửi.
Tùy thuộc vào mục tiêu trong ngắn hạn và mục tiêu trong dài hạn về hoạt
động huy động vốn, ta có các giải pháp trong ngắn hạn và dài hạn để hoàn thiện
chính sách lãi suất huy động vốn như sau.
3.2.1. Các giải pháp trong ngắn hạn.
Ngày nay, cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các NHTM trong huy động
vốn mà còn cạnh tranh với các tổ chức tiết kiệm, công ty tài chính, quỹ tín dụng
nhân dân,... Với quy mô cạnh tranh này, chính sách lãi suất huy động vốn đưa ra
có thể làm gia tăng nguồn vốn nhưng cũng có thể tiền gửi sẽ tự rò rỉ bằng cách


chuyển đến những nơi đầu tư khác. Vì thế nghiên cứu thị trường để đưa ra một
chính sách lãi suất hợp lý có ý nghĩa quyết định đến việc gia tăng tiền gửi. Với
mục đích trong ngắn hạn của Ngân hàng là mở rộng huy động để tăng trưởng thì
cần phải có các chiến lược sau:
Duy trì lãi suất cạnh tranh trong thời gian trước mắt. Lãi suất của tiền gửi
tiết kiệm và tài khoản có kỳ hạn của ngân hàng cao hơn mặt bằng lãi suất trên
thị trường là điều dễ hiểu. Đây là chiến lược cạnh tranh bằng lãi suất của ngân
hàng để thu hút lượng tiền gửi nhàn rỗi lớn trong dân cư với các đối thủ cạnh
tranh hơn hẳn về mọi ưu thế. Đây là nguồn tiền có tính ổn định cao cho hoạt
động tín dụng và đầu tư của ngân hàng, vì vậy, trong thời gian tới, ngân hàng
vẫn phải tiếp tục huy động với mức lãi suất cao như vậy.
Việc duy trì lãi suất huy động vốn cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay đối
với Ngân hàng là rất quan trọng. Đặc biệt là trong giai đoạn khan hiếm tiền tệ,
dù cho những khác biệt tương đối nhỏ về lãi suất cũng thúc đẩy người gửi tiền
và nhà đầu tư chuyển vốn từ công cụ này sang công cụ khác. Hiện nay, sức cạnh
tranh của Ngân hàng còn nhỏ bé so với các NHTM quốc doanh cả về quy mô,
uy tín, và các lợi thế cạnh tranh khác. Nên sức mạnh hút vốn về ngân hàng mình
còn chưa mạnh mẽ. Chiến lược duy trì lãi suất cạnh tranh đối với ngân hàng sẽ
gây sự chú ý của người gửi tiền và các nhà đầu tư, từ đó để nâng dần hình ảnh
của ngân hàng, mang lại sức mạnh cạnh tranh. Cùng với việc duy trì lãi suất
cạnh tranh, cần kết hợp với các chiến lược khác để khách hàng gửi tiền thấy yên
tâm hơn, thoải mái hơn khi đến với ngân hàng.Việc duy trì lãi suất cạnh tranh
cần trên cơ sở tính toán doanh thu chi phí họat động của Ngân hàng, có như vậy
mới đảm bảo lãi suất đầu ra đủ khả năng cạnh tranh đồng thời đảm bảo an toàn
cho hoạt động của mình.
Nhưng việc duy trì lãi suất cạnh tranh chỉ nên thực hiện trong thời gian
ngắn hạn, bởi trong thời gian khan hiếm tiền tệ, sự cạnh tranh gay gắt, các ngân
hàng quốc doanh cũng có thể sẽ thực hiện tăng lãi suất huy động, mà Ngân hàng
thì không thể cứ đẩy mãi lãi suất của mình lên cao được do còn bị khống chế
bởi lãi suất đầu ra. Vì vậy, trong dài hạn, cần tăng các lợi thế cạnh tranh khác

của Ngân hàng để giảm bớt áp lực tăng lãi suất huy động vốn.
Phải duy trì mối tương quan giữa lãi suất đầu vào và chỉ số lạm phát. Do
có sự tăng chỉ số giá tiêu dùng trong thời gian qu, Ngân hàng cần phải đảm bảo
mức lãi suất huy động sao cho lãi suất được hưởng của người gửi tiền thực
dương. Có như vậy, người gửi tiền vào ngân hàng mới yên tâm và tin tưởng gửi
các khoản tiền nhàn rỗi của mình vào ngân hàng.
Điều chỉnh mức lãi suất tại các kỳ hạn: Do cơ cấu kỳ hạn các khoản tiền
gửi còn chưa phong phú đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, trong thời
gian tới Ngân hàng cần nghiên cứu đưa ra các kỳ hạn mới, với các mức lãi suất
chia nhỏ hơn, để bảng biểu lãi suất có sự hấp dẫn về tính đa dạng cho khách
hàng nhiều sự lựa chọn. Đối với mức lãi suất VNĐ tại các kỳ hạn 1 tháng và 2
tháng ngân hàng có thể giảm xuống một chút ít để góp phần tiết kiệm chi phí trả
lãi cho các khoản tiền gửi, và có thể khuyến khích khách hàng bằng cách tăng
lãi suất cho kỳ hạn gửi thực tế, nếu khách hàng gửi với kỳ hạn gửi thực trên 3
tháng sẽ được hưởng mức lãi của kỳ hạn 3 tháng. Mục đích của việc tính như
vậy là do: mức lãi suất hiện tại ở ngân hàng của 2 kỳ hạn này đang ở mức không
chênh lệch so với kỳ hạn 3 tháng và 6 tháng là mấy. Mà như ta thấy, trong thực
tế, khách hàng khi đến ngân hàng để gửi với kỳ hạn này thường đã có mục đích
tiêu dùng sẵn có của mình, nên lãi suất thấp hơn một chút thì họ vẫn có nhu cầu
gửi. Mặt khác đồng thời, ngân hàng cũng phải tạo ra tiện ích và sự thuận lợi cho
khách hàng để họ đạt được sự hài lòng trong việc sử dụng vốn vào mục đích
của mình. Lãi suất tiền gửi USD của ngân hàng tại các kỳ hạn là thấp hơn so với
mặt bằng lãi suất trên thị trường hiện nay từ 0,2 đến 0,5% do vậy, để thu hút
thêm nguồn tiền này, ngân hàng cần tăng lãi suất của tiền gửi tiết kiệm USD lên.
Từng bước thay đổi cơ cấu nguồn tiền gửi huy động để tăng thêm hiệu
quả cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Tình hình nguồn tiền gửi trong
thanh toán của ngân hàng chiếm tỷ trọng rất thấp so với tổng nguồn vốn huy
động. Vì vậy, ngân hàng có thể tăng lãi suất của nguồn không kỳ hạn lên một
chút, đây sẽ là động lực kích thích người gửi tiền vào ngân hàng với mục đích
thanh toán. Đồng thời kết hợp với tăng cường nâng cao chất lượng dịch vụ

thanh toán của Ngân hàng. Ta có thể thấy, nếu ngân hàng thu hút được lượng
lớn các doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng với mục đích thanh toán, trước hết
sẽ thu hút được một lượng vốn rất lớn, thứ hai là lượng vốn này doanh nghiệp
chỉ có nhu cầu rút hoặc sử dụng khi đến các kỳ hạn thanh toán như trả lương, trả
tiền mua nguyên vật liệu, ... nếu tính toán được các kỳ hạn rút hay phải thanh
toán của các doanh nghiệp thì ngân hàng sẽ tránh không gặp phải rủi ro trong
việc sử dụng nguồn vốn này. Hơn nữa, việc thực hiện thanh toán hộ cho các
doanh nghiệp ngân hàng có thể thu phí dịch vụ để bù đắp vào chi phí trả lãi
khoản này. Đây là giải pháp để hướng tới phát triển tài khoản giao dịch của
ngân hàng. Kết hợp với giải pháp này ngân hàng cần đẩy mạnh các dịch vụ
thanh toán qua ngân hàng, mở nhiều tài khoản thanh toán hướng đến người lao
động có thu nhập đều đặn hàng tháng,... từ đó đẩy mạnh huy động tiền gửi
thanh toán cho ngân hàng. Đây cũng là chiến lược lâu dài để phát triển của
Ngân hàng, vì trong vài năm tới, người dân sẽ sử dụng các tài khoản thanh toán
thông qua ngân hàng thay cho việc sử dụng nhiều tiền mặt trong lưu thông như
hiện nay.
Cải tiến cách quản lý lãi suất: Hiện nay, lãi suất của Ngân hàng vẫn là các
bảng biểu cố định, mặc dù ở hình thức tiết kiệm có kỳ hạn đã đưa vào hình thức
lãi suất thả nổi dựa vào lãi suất kỳ hạn 6 tháng của ngân hàng cộng với biên độ
do ngân hàng tính, nhưng về thực chất đây vẫn là lãi suất cố định cho khoản huy
động. Nên khi khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng, các nhân viên ngân hàng
chỉ đưa những bảng biểu lãi suất cho khách hàng, từ đó khách hàng có chấp
nhận gửi tiền với mức đó hay không là tùy ở khách hàng. Có thể ngân hàng nên
thay đổi cách quản lý lãi suất này một chút tức là mỗi nhân viên giao dịch được
quyền điều chỉnh mức lãi suất cho hợp lý với khách hàng gửi tiền theo tiêu chí
về qui mô số tiền gửi, mục đích gửi tiền của khách hàng, đối tượng khách hàng.
Biên độ có thể khoảng cộng trừ 0,02%/tháng đối với khoản tiền gửi bằng đồng
Việt Nam, và 0,2%/năm của khoản tiền gửi USD, và được nhân viên giao dịch
xử lý linh hoạt các biên độ này. Điều này sẽ tạo cho khách hàng sự thoải mái khi
giao dịch với ngân hàng, và khách hàng sẽ thấy hài lòng hơn, vì mình đã được

thỏa thuận mức giá mà mình được hưởng.
Đối với chỉ tiêu quản lý lãi suất, ngân hàng có thể tham khảo phương pháp
tính lãi suất huy động biên đã được trình bày ở phần lý thuyết (Phần 1.2.4.3).
Đối với phương pháp tính lãi suất huy động bình quân như ngân hàng thực hiện
đôi khi ngân hàng bỏ lỡ cơ hội kinh doanh tốt của mình. Ví dụ như, khi lãi suất
trên thị trường có xu hướng giảm đáng kể, chi phí huy động biên đối với nguồn
vốn mới này giảm đáng kể,có thể xuống dưới mức chi phí nguồn vốn bình quân
của ngân hàng. Một khoản tín dụng và đầu tư có thể bị xem là không sinh lời
khi đánh giá theo chi phí nguồn vốn trung bình, nhưng lại có thể sinh lợi khi
đánh giá theo chi phí lãi cận biên vì ngân hàng đang huy động bới lãi suất thấp
hơn để thực hiện các khoản đầu tư, tín dụng này. Mặt khác, với cách đánh giá
này, Ngân hàng đã bỏ qua một bộ phận trong nguồn vốn huy động không mang
lại thu nhập cho ngân hàng, đó là phần dự trữ bắt buộc, từ đó chi phí huy động
bao hàm cả chi phí khác liên quan đến huy động. Nên chi phí này thiếu độ tin
cậy nếu Ngân hàng sử dụng làm cơ sở để quyết định huy động theo loại nào khi
lãi suất có sự biến động lớn. Nhưng điều cần thiết để thực hiện theo phương
pháp này là ngân hàng phải đánh giá được chi phí huy động biên của mỗi nguồn
vốn mới, rất phức tạp, đòi hỏi ngân hàng có kỹ thuật cao để đánh giá được chính
xác và cụ thể. Để tính toán chi phí huy động vốn của mình một các chính xác,
biết được chi phí huy động thực của ngân hàng là bao nhiêu và thu nhập thực

×