Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân NMCTKSTCL tại khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện quận Tân Phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.46 KB, 5 trang )

VIỆN

S

EC
KHỎ ỘNG
G
ỒN
Đ

ỨC

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
BỆNH NHÂN NMCTKSTCL TẠI KHOA HỒI SỨC
CẤP CỨU BỆNH VIỆN QUẬN TÂN PHÚ
Lương Văn Sinh 1

TÓM TẮT
Hội chứng mạch vành cấp bao gồm nhồi máu cơ tim
(NMCT) cấp, nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lên
(NMCTKSTCL) và đau thắt ngực không ổn định (ĐTNKÔĐ),
là một trong những nguyên nhân gây tử vong và thương
tật hàng đầu trên toàn thế giới. Những thập niên vừa qua,
tần suất và tử suất của nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên
(NMCTSTCL) có giảm, do việc áp dụng rộng rãi các phương
pháp can thiệp mạch vành qua da hoặc mổ bắc cầu động
mạch vành (ĐMV), nhưng NMCTKSTCL và ĐTNKÔĐ ít
được quan tâm hơn. Chính vì thế nghiên cứu được thực hiện
nhằm khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân


NMCTKSTCL tại Bệnh viện quận Tân Phú, thành phố Hồ
Chí Minh, nhằm giúp cho các bác sỹ lâm sàng điều trị bệnh
nhân NMCTKSTCL thêm phần hiệu quả. Nghiên cứu mô tả
cắt ngang được tiến hành trên 53 bệnh nhân nhập vào khoa
hồi sức cấp cứu tại Bệnh viện quận Tân Phú, thành phố Hồ
Chí Minh. Kết quả cho thấy bệnh nhân nhập viện với lý do
đau ngực chiếm tỷ lệ 58,49%. Các hình thái đau ngực thường
gặp là: đau ngực xảy ra khi nghỉ và kéo dài (51,61%), đau
ngực mới khởi phát nặng (25,81%) và đau ngực mất tính
ổn định (22,58%). Mặt khác, bệnh nhân bất thường ST và
sóng T trên ECG chiếm 67,92%. Các thay đổi ST, sóng T
bao gồm: ST chênh lên thoáng qua chiếm 13,21%, ST chênh
xuống chiếm 35,85%, sóng T âm chiếm 35,85%. Tìm thấy
mối liên quan (p<0,05) giữa đau ngực với nhóm tuổi, mạch,
huyết áp tâm thu, tiền căn suy tim và thay đổi ST trên ECG,
mối liên quan giữa ECG với phân xuất tống máu thất trái,
mối liên quan giữa sự thay đổi ST với mạch và nhóm mạch,
mối liên quan giữa sự thay đổi sóng T với thời gian khởi phát
bệnh ở bệnh nhân.
Từ khóa: Hội chứng mạch vành cấp, nhồi máu cơ tim,
nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lênh, nhồi máu cơ tim
cấp ST chênh lênh, đau thắt ngực không ổn định.

ABSTRACT
THE INVESTIGATION OF CLINICAL AND
PARACLINICAL FEATURES OF PATIENTS WITH
NON-ST ELEVATION MYOCARDIAL INFARCTION
AT TAN PHU DISTRICT HOSPITAL
Acute coronary syndrome, which comprises acute
myocardial infarction, non-ST elevation acute myocardial

infarction (NSTEMI) and unstable angina, is one of the leading
causes of mortality and morbidity worldwide. Over the past
few decades, the incidence and mortality of ST elevation
acute myocardial infarction (STEMI) have been shown to
reduce because percutaneous coronary intervention or
coronary bypass surgery has widely been applied. However,
NSTEMI and unstable angina has not been paid more
attention to. Therefore, our study aims to investigate clinical
and paraclinical features of patients with NSTEMI at Tan
Phu District Hospital to help clinicians to take care of
patients more effectively. A cross-sectional study was carried
out on 53 patients of the Emergency Department at Tan Phu
District Hospital. The results showed that the rate of patients
with angina admitted to hospital was 58.49%. The different types
of angina include angina occurs at rest (51.61%), new-onset
angina (25.81%) and unstable angina (22.58%). On the other
hand, the rate of patients of (ECG) ST-T wave abnormality was
67.92%. The types of ST-T wave changes include ST Segment
elevation (13.21%), ST segment depression (35.85%) and
negative T wave (35.85%). There were relationships (p<0.05)
between the angina and age group, pulse, the systolic blood
pressure, a history of heart failure and ST changes on ECG,
a relationship between ECG and the left ventricular ejection
fraction, a relationship between ST changes and pulse and
pulse group, a relationship between T wave changes and time
of the disease’s onset in patients.

1. Bệnh viện quận Tân Phú, TP HCM
Ngày nhận bài: 01/06/2016


36

SỐ 34 - Tháng 9+10/2016
Website: yhoccongdong.vn

Ngày phản biện: 08/06/2016

Ngày duyệt đăng: 13/06/2016


2016

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

Keywords: Acute coronary syndrome, myocardial infarction,
non-ST elevation myocardial infarction (NSTEMI), ST
elevation myocardial infarction (STEMI), unstable angina.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Hiện nay NMCT là một trong những bệnh thường gặp nhất
ở các nước phát triển và có xu hướng tăng nhanh ở các nước
đang phát triển. Tại Mỹ hàng năm có 1,4 triệu bệnh nhân nhập
viện vì ĐTNKÔĐ và NMCTKSTCL vượt hẳn số bệnh nhân
nhập viện vì NMCTSTCL là 300.000 bệnh nhân [13]. Bên
cạnh đó, tiên lượng về lâu dài của nhóm bệnh thuộc ĐTNKÔĐ
và NMCTKSTCL lại xấu hơn nhóm NMCTSTCL [7].
Tại Việt Nam, tần suất NMCT cấp ngày càng tăng, nhất
là khi kinh tế phát triển, lối sống ngày càng Âu hoá [4]. Năm
2003, theo thống kê của Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam,
tỷ lệ bệnh nhân vào viện vì NMCT cấp là 4,2% đến năm
2007 con số này là 9,1% [1]. Ở Bệnh viện Chợ Rẫy, năm

2010 có tới 7.421 trường hợp nhập viện vì đau thắt ngực,
1.538 ca phải nhập viện và điều trị vì hội chứng mạch vành
cấp, 267 trường hợp tử vong [3].
NMCTKSTCL là một trong những cấp cứu nguy hiểm không
kém gì so với NMCTSTCL và do đó cần phải nhận biết và xử
trí kịp thời [2]. Những thập niên vừa qua, tần suất và tử suất của
NMCTSTCL có giảm, do việc áp dụng rộng rãi các phương
pháp can thiệp mạch vành qua da hoặc mổ bắc cầu ĐMV, nhưng
NMCTKSTCL và ĐTNKÔĐ ít được quan tâm hơn. Ngày nay,
khoa học ngày càng phát triển, với các kỹ thuật tim mạch can
thiệp, việc nhận diện những bệnh nhân nặng và điều trị tích cực
nhằm hạn chế di chứng NMCTKSTCL là rất cần thiết. Nhằm tìm
ra những yếu tố tiên lượng bệnh NMCTKSTCL, giúp cho công
tác điều trị bệnh tốt hơn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục
tiêu cụ thể sau.
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cơn đau ngực ở bệnh nhân
NMCTKSTC nhập vào khoa hồi sức cấp cứu tại Bệnh viện
quận Tân phú, thành phố Hồ Chí Minh.
2. Mô tả đặc điểm cận lâm sàng về ECG ở bệnh nhân
NMCTKSTC nhập vào khoa hồi sức cấp cứu tại Bệnh viện
quận Tân phú, thành phố Hồ Chí Minh.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Dân số nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân NMCTKSTCL
nhập vào khoa hồi sức cấp cứu tại Bệnh viện quận Tân Phú,
thành phố Hồ Chí Minh.
Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang
Tiêu chuẩn chọn lựa đối tượng vào mẫu bao gồm: Bệnh
nhân còn hồ sơ lưu trữ, hồ sơ lưu trữ không bị trùng lắp và
được chẩn đoán trong phiếu tổng kết ra viện là NMCTKSTCL
hoặc ĐTNKÔĐ. Ngoài ra, tiêu chuẩn loại trừ là chẩn đoán


trong phiếu tổng kết ra viện không nằm trong nhóm hội chứng
mạch vành cấp không ST chênh lên. Và dựa trên những tiêu
chuẩn trên, bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, chúng tôi
thu thập được 53 ca từ hồ sơ bệnh án do phòng Kế hoạch tổng
hợp Bệnh viện quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh cung cấp.
Xử lý số liệu: Sử dụng các test thống kê, phân tích bằng
phần mềm Epidata, Stata 12.
Đạo đức nghiên cứu. Đảm bảo quyền lợi của bệnh nhân
và bảo mật thông tin cá nhân.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm chung:
Bảng 1. Phân bố giới tính của bệnh nhân
Tần suất

Tỷ lệ (%)

Giới tính

52

31,9

Nữ

26

49,06

Nam


27

50,94

Đau ngực

31

58,49

Khác

22

41,51

NMCT cũ

5

9,43

Bệnh phổi mạn

5

9,43

CĐTN ổn định


5

9,43

Suy tim

4

7,55

Suy thận mạn

3

5,66

TBMMN

3

5,66

Tăng huyết áp

42

79,25

ĐTĐ type II


14

26,42

Thuốc lá

13

24,53

RLLP máu

13

24,53

Thừa cân

12

22,64

Lý do nhập viện

Tiền căn

Yếu tố nguy cơ

Tỷ lệ nam (50,94%) chiếm cao hơn nữ (49,06%). So với

nghiên cứu Christian Bjurman và công sự tỷ lệ nam chiếm tỷ
lệ cao hơn 60,8% [9].
Các yếu tố nguy cơ xuất hiện theo thứ tự là tăng huyết áp
79,25%, đái tháo đường type II 26,42%, hút thuốc lá 24,53%,
rối loạn lipid máu 24,53% và thừa cân 22,64%.

SỐ 34 - Tháng 9+10/2016
Website: yhoccongdong.vn

37


S
VIỆN

EC
KHỎ ỘNG
G
ỒN
Đ

ỨC

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tiền căn nhồi máu cơ tim cũ 9,43%, bệnh phổi mạn tính
9,43%, cơn đau thắt ngực ổn định 9,43%, suy tim 7,55%, suy
thận mạn 5,66%, tai biến mạch máu não 5,66%.
Bảng 2. Tuổi trung bình của bệnh nhân
Tuổi


Trung bình

Độ lệch
chuẩn

Tuổi

64,64

12,82

Nhỏ
nhất

Lớn
nhất

40

91

Tuổi trung bình của bệnh nhân là 64,64, cao nhất là 91
tuổi, nhỏ nhất là 40 tuổi. Tương tự, trong nghiên cứu của tác
giả Saman Rasoul và cộng sự tuổi trung bình của bệnh nhân
là 67 ± 12 tuổi [17]. Nhóm tuổi 60 – 79 chiếm 50,94%, cao
nhất trong nghiên cứu.
Biểu đồ 4.1. Phân bố nhóm tuổi của bệnh nhân
60.00%

50.94%


50.00%
40.00%

37.74%

30.00%
20.00%

11.32%
10.00%
0.00%

40 - 59 tuổi

60 - 79 tuổi

≥ 80 tuổi

Đặc điểm đau ngực:
Bảng 3. Các hình thái của đau ngực
Đặc điểm đau ngực
Xảy ra khi nghỉ và kéo dài
Mới khởi phát và nặng
Mất tính ổn định
Đau ngực sau NMCT

Tần suất
16
8

7
0

Tỷ lệ (%)
51,61
25,81
22,58
0

Có 31 bệnh nhân nhập viện chiếm tỷ lệ 58,49% với lý
do đau ngực cao với 22 bệnh nhân nhập viện vì lý do khác
chiếm tỷ lệ 41,51% (bảng 1). Tỷ lệ đau ngực cao hơn so với
nghiên cứu của tác giả Luc Lorgic và cộng sự [15] (58,49%
so với 45%). Sự khác biệt này có thể do tiêu chuẩn xác nhận
đau ngực của tác giả Luc Lorgic và cộng sự là đau ngực < 7
ngày và kéo dài < 20 phút, trong nghiên cứu của chúng tôi có
những bệnh nhân kéo dài 10 ngày và thời gian đau ngực chỉ
15 phút. Các hình thái đau ngực gặp là. đau ngực xảy ra khi
nghỉ và kéo dài, đau ngực mới khởi phát nặng và đau ngực
mất tính ổn định chiếm tỷ lệ lần lượt là 51,61%, 25,81%,
22,58%.
Bảng 4. Lý do nhập viện khác
Lý do nhập viện khác
Khó thở

38

Tần suất
11


SỐ 34 - Tháng 9+10/2016
Website: yhoccongdong.vn

Tỷ lệ (%)
50,00

Mệt
9
40,90
Đau thượng vị
1
04,55
Nghẹn
1
04,55
Có 22 bệnh nhân nhập viện vì lý do khác, khó thở chiếm
tỷ lệ 50%, 9 nhập viện vì mệt chiếm tỷ lệ 40,90%, 01 viện vì
đau thượng vị chiếm tỷ lệ 4,55% và 01 nhập viện vì nghẹn
chiếm tỷ lệ 4,55%.
Bảng 5. Liên quan giữa lý do nhập viện và các yếu tố khác
Đau
ngực
Tuổi (năm)

61 ± 2

Nhóm tuổi ≥ 80.
n (%)
TC suy tim. n (%)
Mạch (lần/phút)

Mạch > 100 lần/
phút. n (%)
HA tâm thu
(mmHg)
HA tâm thu > 180
mmHg. n (%)
Thay đổi
ST. n (%)
HA tâm thu > 180
mmHg. n (%)
Thay đổi ST. n
(%)

1
(16,67)
0 (0)
90 ± 4
10
(38,46)

Không PP
P
đau ngực thống kê
70 ± 3

Ttest

5 (83,33) Fisher’s

0,013

0,037

4 (100)
113 ± 5
16
(61,54)

Fisher’s
Ttest

0,025
0,001

Fisher’s

0,007

149 ± 5

176 ±12

Ttest

0,047

5
(29,41)
11
(42,31)
5

(29,41)
11
(42,31)

12
(70,59)
15
(57,69)
12
(70,59)
15
(57,69)

Fisher’s

0,017

Chi 2

0,019

Fisher’s

0,017

Chi 2

0,019

Bệnh nhân không đau ngực có tuổi trung bình cao hơn so

với bệnh nhân đau ngực (70 ± 3 so với 61 ± 2), sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p=0,013); phân tích chi tiết hơn bệnh
nhân đau ngực gặp nhiều ở 2 nhóm tuổi < 80, bệnh nhân
không đau ngực gặp nhiều hơn ở nhóm tuổi ≥ 80 sự khác biệt
cũng có ý nghĩa thống kê (p=0,037).
Mạch trung bình ở nhóm bệnh nhân không đau ngực cao
hơn mạch trung bình ở nhóm bệnh nhân đau ngực (113 ± 5
lần/phút so với 90 ± 4 lần/phút), sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê (p=0,001). Nghiên cứu của Tác giả Luc Lorgic và
cộng sự mạch trung bình ở nhóm không đau ngực cũng lớn
hơn nhóm đau ngực (78 lần/phút và 77 lần/phút), nhưng khác
biệt không có ý nghĩa thống kê (p=0,49) [15]. Phân tích chi
tiết hơn, ở nhóm không đau ngực có mạch nhanh > 100l/p
nhiều hơn (61.54% so với 38.46%), sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê p=007.
Huyết áp tâm thu trung bình ở nhóm bệnh nhân không
đau ngực cao hơn huyết áp trung bình ở nhóm bệnh nhân


2016

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

không đau ngực (176 ±12 mmHg so với 149 ± 5 mmHg), sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,047). Nghiên cứu của
Tác giả Luc Lorgic và cộng sự huyết áp trung bình ở nhóm
không đau ngực cũng lớn hơn nhóm đau ngực (144 mmHg
và 141 mmHg), nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p=0,09) [15]. Phân tích chi tiết hơn, ở nhóm không đau ngực
có huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg nhiều hơn (70,59 % so

với 29,41 %), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p=0,017.
Bệnh nhân có tiền căn suy tim có 100% không đau ngực,
sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,025).
Thay đổi ST gặp nhiều ở nhóm không đau ngực hơn
(57,69% so với 42,31%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p=0,019).
Đặc điểm ECG
Bảng 6. Thay đổi ECG lúc nhập viện
Tần số

Tỷ lệ (%)

ECG bình thường

17

32,08

Có thay đổi ST, sóng T

36

67,92

ST không thay đổi

27

50,94


ST chênh lên
thoáng qua

7

13,21

ST chênh xuống

19

35,85

T không thay đổi

34

64,15

T âm sâu

19

35,85

Thay đổi ECG

Thay đổi ST

PXTM thất T (%)


60 ± 2

PXTM < 40% (%) 3 (100)

Mạch (lần/phút)

109 ± 5

90 ± 5

Nhóm mạch > 100
19
7 (26,92)
lần/phút. n (%)
(73,08)

P

Ttest

0,009

Fisher’s

0,001

Phân tích riêng thay đổi ST có 27 BN không thay đổi chiếm
50,94%, 7 BN có ST chênh lên thoáng qua chiếm 13,21%, 19
BN có ST chênh xuống chiếm 35,85% (bảng 6). Mạch trong

nhóm có thay đổi ST cao hơn nhóm không thay đổi (109 ± 5
so với 90 ± 5) có ý nghĩa thống kê (p=0,009). Nhóm mạch >
100l/p gặp nhiều hơn ở nhóm có thay đổi ST (73,08% so cới
26,92%) sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p= 0,001.

TG khởi phát
bệnh ≤ 3 giờ (%)

Có 36 trường hợp có thay đổi ECG chiếm 67,92%, bao
gồm thay đổi ST và sóng T, 17 trường hợp không thay đổi
ECG chiếm 32,08%. Nghiên cứu của tác giả Rogério Teixeira
và cộng sự có 32.92% [16] có ECG bình thường.
Bảng 7. Liên quan giữa điện tâm đồ và các yếu tố
Không
PP
đau ngực thống kê

ST thay ST không
PP
đổi
thay đổi thống kê

Bảng 9. Liên quan giữa thay đổi sóng T và các yếu tố

Thay đổi sóng T

Đau
ngực

biến đổi (59.07 ±10.74 so với 63,95 ± 9,05) sự khác biệt có

ý nghĩa thống kê (p=0,001) [5]. Tuy nhiên, khi so sánh nhóm
có phân xuất tống máu thất T giảm (PXTM < 40%) với thay
đổi ECG ta thấy có 3 trường hợp PXTM giảm (100%) có
ECG thay đổi nhưng không có ý nghĩa thống kê (p=0,543).
Các yếu tố khác, chúng tôi thấy không liên quan có ý nghĩa
thống kê với thay đổi ECG (p >0,05).
Bảng 8. Liên quan giữa thay đổi ST và các yếu tố

P

66 ± 2

Ttest

0,040

0 (0)

Fisher’s

0,543

Phân xuất tống máu thất trái ở nhóm có thay đổi ECG
nhỏ hơn nhóm không có thay đổi ST (60 ± 2 so với 66 ± 2)
có ý nghĩa thống kê (p=0,040). Nghiên cứu 224 bệnh nhân
đau thắt ngực của tác giả Trương Thị Mai Hương và cộng sự,
cũng ghi nhận phân xuất tống máu thất trái ở nhóm có biến
đổi ST, T kiểu thiếu máu cơ tim giảm hơn nhóm không có

T âm


T không
thay đổi

PP
thống kê

P

10
(27,03)

27
(72,97)

Chi 2

0,042

Có 34 trường hợp sóng T không thay đổi chiếm 64,15%,
19 trường hợp sóng T âm sâu chiếm 35,85% (bảng 6). Ở
nhóm bệnh nhân có thời gian khởi phát bệnh ≤ 3 giờ dấu hiệu
T âm trên điện tâm đồ chiếm tỷ lệ thấp hơn dấu hiệu sóng T
không thay đổi (27,03 so với 72,97), sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê (p=0,042). Sự khác biệt giữa thay đổi sóng T
với các yếu tố khác, qua phân tích chúng tôi thấy không có
ý nghĩa thống kê.
IV. KẾT LUẬN
Bệnh nhân nhập viện với lý do đau ngực chiếm tỷ lệ
58,49%. Các hình thái đau ngực gặp là đau ngực xảy ra khi

nghỉ và kéo dài (51,61%), đau ngực mới khởi phát nặng
(25,81%) và đau ngực mất tính ổn định (22,58%).
Bệnh nhân bất thường ST và sóng T trên ECG chiếm
67,92%. Các thay đổi ST, sóng T bao gồm ST chênh lên
thoáng qua chiếm 13,21%, ST chênh xuống chiếm 35,85%,
sóng T âm chiếm 35,85%. Có mối liên quan (p<0,05) giữa
đau ngực với nhóm tuổi, mạch, huyết áp tâm thu, tiền căn suy
SỐ 34 - Tháng 9+10/2016
Website: yhoccongdong.vn

39


S
VIỆN

EC
KHỎ ỘNG
G
ỒN
Đ

ỨC

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
tim và thay đổi ST trên ECG, mối liên quan giữa ECG với
phân xuất tống máu thất trái, mối liên quan giữa sự thay đổi

ST với mạch và nhóm mạch, mối liên quan giữa sự thay đổi
sóng T với thời gian khởi phát bệnh ở bệnh nhân.


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
TIẾNG VIỆT
1. Đại học Y Hà Nội (2012), "Bệnh học Nội Khoa", tập 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, trang 185.
2. Hội Tim mạch học Việt Nam (2006), "Khuyến cáo về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa giai đoạn 2006 – 2010",
NXB y học 2006, tr.107-141.
3. Nguyễn Thị Hồng Huệ (2013), "Nghiên cứu giá trị NT-PRO-BNP trong nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lên", Tạp
chí Y dược lâm sàng, số 108, trang 21.
4. Điêu Thanh Hùng, Trần Thị Thúy Phượng và cộng sự (2012), "Sử dụng Streptokinase trong điều trị nhồi máu cơ tim
cấp có đoạn ST chênh lên", Bệnh viện An Giang, tr.194.
5. Trương Thị Mai Hương, Nguyễn Đức Công, Vũ Đình Hùng (2011), "Nghiên cứu biến đổi chức năng tâm thu thất trái
bằng siêu âm tim Doppler ở bệnh nhân đau thắt ngực", Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh 15, Phụ bản của Số 1, tr.221-226.
6. Phạm Nguyễn Vinh (2008), "Hội chứng động mạch vành cấp không ST chênh lên cơn đau thắt ngực không ổn định và
nhồi máu cơ tim không ST chênh lên", Bệnh học tim mạch tập II. NXB Y học tr.100-113.
TIẾNG ANH
7. Bassand JP (2007), "Guidelines for the diagnosis and treatment of non-ST segment elevation acute coronary syndrome".
8. Cannon CP, Stone PH et al McCabe CH (1997), "The electrocardiogram predicts one year outcome of patients with
unstable angina and non – Q wave myocardial infarction. results of the TIMI III registry ECG ancillary study", J Am Coll
Cardiol 1997; 30. , 133- 140.
9. Christian Bjurman, et al (2013), "Small Changes in Troponin T Levels Are Common in Patients With Non–ST-Segment
Elevation Myocardial Infarction and Are Linked to Higher Mortalit", Journal of the American College of Cardiology, Vol.
62 (No. 14), 1231 – 8.
10. Christopher P. Cannon, "Eugene Braunwald Unstable Angina and Non–ST Elevation Myocardial Infarction", Braunwald's
Heart Disease. A Textbook of Cardiovascular Medicine edition 9th.
11. ESC (2011), "Guidelines for the management of acute coronary syndromes in patients presenting without persistent
ST-segment elevation", European Heart Journal 32, pp.2999–3054.
12. ESC/ACCF/AHA/WHF (2012), "Task Force for the Universal Definition of Myocardial Infarction. Third universal
definition of myocardial infarction", European Heart Journal 33, pp.2551–2567.
13. Gines CL, Jones M. ES (1999), "Primary coronary angioplasty VS thrombolytic therapy for acute myocardial
infarction. Long term follow-up of ten randomised trials. circulation", pp.1-499.

14. Jeffrey L. Anderson, Cynthia D. Adams et al (2011), "2011 ACCF/AHA Focused Update Incorporated Into the ACC/
AHA 2007 Guidelines for the Management of Patients With Unstable Angina/Non–ST-Elevation Myocardial Infarction A
Report of the American College of Cardiology Foundation/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines",
Circulation, 123.e426-e579.
15. Lorgis L, Richard C Gudjoncik A, Mock L, Buffet P, et al, "Pre-Infarction Angina and Outcomes in Non-ST-Segment
Elevation Myocardial Infarction. Data from the RICO Survey", PLoS ONE 7(12). e48513.
16. Rogério Teixeira, et al (2010), "The Importance of a Normal ECG in non-ST Elevation Acute Coronary Syndromes",
Arq Bras Cardiol 2010, 94(1). 24-32.
17. Saman Rasoul, et al (2007), "Are patients with non-ST elevation myocardial infarction undertreated".

40

SỐ 34 - Tháng 9+10/2016
Website: yhoccongdong.vn



×