Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.22 KB, 25 trang )

TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
CỦA KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.1.SỰ CẦN THIẾT PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI(NHTM).
1.1.1.Tổng quan về NHTM.
1.1.1.1. Sự hình thành và phát triển của NHTM.
Lúc đầu kinh doanh tiền tệ do nhà thờ đứng ra tổ chức vì đây là nơi
tôn nghiêm được dân chúng tin tưởng để ký gửi tài sản và vàng bạc.Về
sau, do nhận thấy việc kinh doanh này đem lại nhiều lợi lộc nên nhiều giới
nhảy vào. Những tổ chức này được coi là tiền thân của Ngân hàng. Thời
kỳ cuối thế kỉ XIV( thời kỳ Phục Hưng) phần lớn còn mang tính chất gia
đình, các tổ chức kinh doanh tiền tệ phát triển nhanh và mở rộng thêm
nhiều nghiệp vụ mới. Ngân hàng ra đời sớm nhất ở Venise của Ý năm
1580. Đầu thế kỉ XVII xuất hiện một số tổ chức kinh doanh tiền tệ lớn, sở
hữu tư nhân được coi là thời điểm của kỷ nguyên ngân hàng hiện đại như
ngân hàng Amsterdam( Hà Lan), Ngân hàng Hamburg( Đức). Từ thế kỉ
XVIII đến thế kỉ XIX đã có sự phân công thành ngân hàng phát hành và
ngân hàng chuyên doanh. Từ thế kỉ XIX cho đến nay hệ thống ngân hàng
đã phát triển mạnh mẽ với sự hình thành hệ thống ngân hàng hai cấp:
ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại. Ngày nay, hệ thống
NHTM đã phát triển mạnh mẽ cùng với việc đa dạng hoá các nghiệp vụ
của mình, các NHTM ngày càng xâm nhập sâu sắc vào mọi hoạt động của
nền kinh tế.
Ngày 6/5/1951 Hồ Chủ Tịch ký sắc lệnh 15/SL thành lập Ngân hàng
quốc gia Việt Nam và sau đổi tên thành ngân hàng nhà nước Việt Nam
được tổ chức từ trung ương đến quận, huyện.
Hệ thống ngân hàng một cấp được duy trì cho đến ngày 26/3/1988, quyết
định số 53- QĐ - HĐBT đã đánh dấu sự hình thành hệ thống ngân hàng
hai cấp với ngân hàng trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về tiền tệ, tín dụng, thanh toán và các ngân hàng chuyên doanh là: ngân
hàng Nông Nghiệp Việt Nam, Ngân hàng Công Thương Việt Nam, ngân


hàng Ngoại Thương Việt Nam, ngân hàng Đầu Tư và Xây Dựng Cơ Bản
Việt Nam.
Ngày 23/5/1990, ban hành hai pháp lệnh ngân hàng : pháp lệnh
ngân hàng nhà nước và pháp lệnh pháp lệnh về tổ chức tín dụng có tổ
chức nội dung và pháp lý gần giống với hệ thống ngân hàng ở các nước
có nền kinh tế thụ trường. Ngân hàng nhà nước Việt Nam có vai trò và
nhiệm vụ như ngân hàng trung ương, các tổ chức tín dụng bao gồm
NHTM, Ngân hành Đầu Tư và Phát Triển, công ty tài chính và hợp tác xã
tín dụng có vai trò như ngân hàng trung gian.
Ngày 12/12/1997, luật ngân hàng nhà nước Việt Nam và luật các
tổ chức tín dụng được quốc hội thông qua đã tiếp tục củng cố, xây dựng
và cải tiến hệ thống ngân hàng hai cấp. Ngân hàng thương mại được định
nghĩa: là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường
xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng, sử dụng số tiền đó để cho vay,
thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu, thanh toán, …
1.1.1.2.Các chức năng của NHTM
• Chức năng làm trung gian tài chính.
NHTM thực hiện chức năng này xuất phát từ những cơ sở khách
quan. Đó là đặc điểm tuần hoàn vốn tiền tệ trong quá trình tuần hoàn vốn
xã hội đã phát sinh hiện tượng trong cùng một lúc có những cá nhân,
doanh nghiệp có vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng. Ngược lại, lại có
những cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu vốn cần bổ sung trong một thời
gian ngắn( như nhu cầu nguyên nhiên liệu nhưng chưa bán được sản
phẩm, cần sửa chữa lớn hoặc mua sắm tài sản cố định nhưng thiếu vốn…).
Mâu thuẫn này được giải quyết bằng quan hệ tín dụng trực tiếp hoặc gián
tiếp. Tuy nhiên quan hệ tín dụng trực tiếp dưới hình thức tín dụng thương
mại hoặc doanh nghiệp trực tiếp phát hành trái phiếu có những hạn chế vì
các chủ thể khó có thể biết rõ được khả năng và nhu cầu vốn của nhau.
Hơn nữa, để có thể chuyển nhượng vốn cho nhau cần có sự tin tưởng. Hạn
chế này đòi hỏi phải có ngân hàng đứng ra làm trung gian để giúp chuyển

vốn từ nơi thừa vốn sang nơi tạm thời thiếu vốn.
Với chức năng này NHTM đã góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên
trong quan hệ là người gửi tiền, ngân hàng và người đi vay và đảm bảo lợi
ích của nền kinh tế.
• Chức năng tạo phương tiện thanh toán
Trước đây, các ngân hàng thợ vàng tạo phương tiện thanh toán khi
phát hành giấy nhận nợ với khách hàng. Với nhiều ưu thế, dần dần giấy
nhận nợ của ngân hàng đã thay thế tiền kim loại làm phương tiện lưu
thông và phương tiện cất trữ; nó trở thành tiền giấy.
Với nhu cầu có đồng tiền quốc gia duy nhất đã dẫn đến việc nhà nước
tập trung quyền lực phát hành tiền giấy vào một tổ chức hoặc là Bộ tài
chính hoặc là Ngân hàng trung ương. Từ đó chấm dứt các ngân hàng
thương mại tạo ra các giấy bạc của riêng mình.
Trong điều kiện phát triển thanh toán qua ngân hàng, các khách hàng
nhận thấy nếu họ có được số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán, họ có
thể chi trả để có được hàng hoá và các dịch vụ theo yêu cầu. Theo quan
điểm hiện đại, đại lượng tiền tệ bao gồm nhiều bộ phận. Thứ nhất là tiền
giấy trong lưu thông(Mo), thứ hai là số dư trên tài khoản tiền gửi giao dịch
của khách hàng tại ngân hàng, thứ ba là tiền gửi trên các tài khoản tiền
gửi tiết kiệm và tiền gửi có kì hạn…Khi ngân hàng cho vay, số dư trên tài
khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên, khách hàng có thể
dùng để mua hàng và dịch vụ. Do đó, bằng việc cho vay các ngân hàng đã
tạo ra phương tiện thanh toán.
Toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng tạo phương tiện thanh toán khi các
khoản tiền gửi được mở rộng từ ngân hàng này đến ngân hàng khác trên
cơ sở cho vay. Khi khách hàng tại một ngân hàng sử dụng khoản tiền vay
để chi trả thì sẽ tạo nên khoản thu( tức làm tăng số dư tiền gửi) của một
khách hàng khác tại một ngân hàng khác từ đó tạo ra các khoản cho vay
mới. Trong khi không một ngân hàng riêng lẻ nào có thể cho vay lớn hơn
dự trữ dư thừa, toàn bộ hệ thống ngân hàng có thể tạo ra khối lượng tiền

gửi( tạo phương tiện thanh toán) gấp bội thông qua hoạt động cho vay(tạo
tín dụng).
• Chức năng trung gian thanh toán
Ngân hàng trở thành trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu
hết các quốc gia. Thay mặt khách hàng, ngân hàng thực hiện thanh toán
giá trị hàng hoá và dịch vụ. Để việc thanh toán nhanh chóng thuận tiện và
tiết kiệm chi phí, ngân hàng đưa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh
toán như thanh toán bằng sec, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ… cung
cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi
khách hàng cần. Các ngân hàng còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau
thông qua ngân hàng trung ương hoặc thông qua các trung tâm thanh
toán. Công nghệ thanh toán qua ngân hàng càng đạt hiệu quả cao khi qui
mô sử dụng công nghệ đó càng được mở rộng. Vì vậy, công nghệ thanh
toán hiện đại qua ngân hàng thường được các nhà quản lý tìm cách áp
dụng rộng rãi.
1.1.1.3.Các hoạt động chính của ngân hàng thương mại.
Theo luật các Tổ chức tín dụng(12/12/1997), NHTM được tiến hành
tất cả các hoạt động kinh doanh theo luật định bao gồm 3 lĩnh vực hoạt
động sau:
• Hoạt động huy dộng vốn
Theo luật, NHTM được thực hiện các hình thức huy động vốn sau:
Nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, vay vốn giữa các tổ chức tín
dụng, vay vốn của ngân hàng nhà nước.
Tiền gửi là số tiền của khách hàng gửi tại ngân hàng dưới hình thức
tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
Giấy tờ có giá bao gồm chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có
giá khác được phát hành trên thị trường tiền tệ, thị trường vốn để huy
động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Các NHTM có thể vay vốn của các Tổ chức tín dụng trong và ngoài
nước dưới nhiều hình thức khác nhau: vay theo hợp đồng mua lại, vay theo

hình thức bảo lãnh,..
Theo quy định tại Điều 30 của luật NHNN Việt Nam, NHTM được
vay vốn của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn, theo các loại sau: Cho vay
theo hồ sơ tín dụng, chiết khấu và tái chiết khấu các thương phiếu, cho vay
có đảm bảo bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn
khác, trong trường hợp đặc biệt khi được thủ tướng chính phủ chấp thuận,
NHNN cho vay đối với các NHTM, Tổ chức tín dụng tạm thời mất khả năng
chi trả, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống các Tổ chức tín dụng hoặc
trong trường hợp có sự chỉ định của thủ tướng chính phủ, NHNH thực hiện
bảo lãnh cho tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài.
• Hoạt động sử dụng vốn.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong nền kinh tế đều muốn
tìm kiếm lợi nhuận. Ngân hàng không ngoại lệ, hoạt động huy động vốn
của ngân hàng đã đem lại cho ngân hàng một khoản vốn với tính chất là
vốn đi vay. Điều đó có nghĩa là ngân hàng phải trả lãi suất cho các khoản
đó đến từng giờ. Vậy ngân hàng sẽ phải sử dụng nguồn vốn đó như thế nào
để có được lợi nhuận. Các ngân hàng tìm kiếm lợi nhuận thông qua các
hoạt động cho vay, đầu tư vào các dịch vụ sinh lãi. Hiện nay, các NHTM
được thực hiện các hoạt động sử dụng vốn sau: Cho vay; chiết khấu thương
phiếu và cầm cố các chứng từ có giá; bảo lãnh ngân hàng; cho thuê tài
chính và các hình thức khác theo quy định của NHNN.
Cho vay là hoạt động chính của ngân hàng để thu lợi nhuận. Nó
quyết định đến sự tồn tại và phát triển của NHTM. Hình thức pháp lý của
hoạt động cho vay là hợp đồng tín dụng, có hai loại hợp đồng thông dụng:
Hợp đồng cho vay có đảm bảo( bằng tài sản, bằng tín chấp) và hợp đồng
cho vay không có đảm bảo.
Chiết khấu chứng tờ có giá ngắn hạn là nhiệm vụ mà ngân hàng sẽ
giao cho khách hàng một lượng tiền bằng mệnh giá chứng từ chiết khấu
trừ đi lệ phí chiết khấu trong thời hạn của hiệu lực chứng từ chiết khấu.
Bảo lãnh của ngân hàng là cam kết của ngân hàng dưới hình thức

thư bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của
ngân hàng khi không thực hiện đúng nghĩa vụ như cam kết.
Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua
việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản
khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài sản giữa bên cho thuê là Tổ chức tín
dụng, NHTM với khách hàng thuê là các tổ chức, cá nhân. Khi kết thúc
thời hạn thuê, khách hàng mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các
điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng thuê. Trong thời hạn thuê, các bên
không được đơn phương huỷ bỏ hợp đồng.
• Hoạt động trung gian.
Hoạt động này còn gọi là dịch vụ thanh toán và ngân quỹ ( có thu
phí). Ngân hàng cung cấp phương tiện thanh toán và làm trung gian trong
các quan hệ thanh toán. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
qua ngân hàng là: Séc, uỷ nhiệm thu, chuyển tiền, uỷ nhiệm thu, thư tín
dụng, thư thanh toán, ngân phiếu thanh toán.
• Các hoạt động khác.
Hoạt động quan trọng nhất là kinh doanh ngoại hối. Ngoài ra còn có
các hoạt động như: góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các Tổ
chức tín dụng khác, tham gia thị trường tiền tệ, uỷ thác, nhận uỷ thác, làm
đại lý, kinh doanh bất động sản, dịch vụ tư vấn, bảo quản vật có giá, cầm
đồ,…
Trên đây là những nghiên cứu sơ lược về sự hình thành và phát triển
của các NHTM, chức năng và các hoạt động kinh doanh của NHTM. Để làm
rõ nội dung phân tích tài chính của khách hàng tại NHTM trong quá trình
phân tích tín dụng, chúng ta sẽ nghiên cứu các nội dung sau:
1.1.2.Sự cần thiết phân tích tài chính của khách hàng tại NHTM.
Vô số các rủi ro khác nhau khi cho vay: rủi ro tín dụng, rủi ro hối đoái,
rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản…bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau và
có thể dẫn đến việc không hoàn trả nợ khi đến hạn. Các thiệt hại đôi khi
nảy sinh từ nguyên nhân thiên tai như bão lụt, hạn hán, hoả hoạn, động

đất. Những thay đổi về nhu cầu người tiêu dùng hoặc về kỹ thuật của một
ngành công nghiệp có thể làm sụp đổ cả sơ đồ của một hãng kinh doanh và
đặt người đi vay cụ thể nào đó đã có thời làm ăn có lãi lâm vào cảnh thua
lỗ. Một cuộc đình công kéo dài, việc giảm giá để cạnh tranh, hoặc việc mất
một người quản trị giỏi có thể làm giảm thiệt hại nghiêm trọng đến khả
năng hoàn trả tiền vay của người vay. Sự hưng thịnh hay suy thoái của chu
kỳ kinh doanh ảnh hưởng đến lợi nhuận của người vay và gây nên niềm vui
hay nỗi buồn của người kinh doanh, cũng như người tiêu dùng. Một số rủi
ro nảy sinh từ các yếu tố riêng rẽ khó giải thích. Để quyết định có chấp
nhận cho vay hay không, nhà quản trị ngân hàng phải cố gắng ước lượng
rủi ro không hoàn trả. Rủi ro này có thể dự đoán trong một quá trình kéo
dài, bằng những phân tích tỉ mỉ về các mặt tài chính, phi tài chính của
khách hàng. Trên thực tế, việc xác định các thông số phi tài chính như uy
tín, năng lực, đạo đức, mục đích sử dụng vốn vay,… là rất khó, mang tính
chất định tính. Vì vậy, những thông tin tài chính định lượng là rất quan
trọng đối với ngân hàng trong đánh giá, lựa chọn khách hàng. Phân tích tài
chính của khách hàng cho ngân hàng xác định được các yếu tố về lượng
của nhu cầu vay vốn tín dụng, xác định được thời hạn hợp lý của khoản
vay, xác định kỳ hạn trả nợ …đối với từng khách hàng. Như vậy, phân tích
tài chính của khách hàng không chỉ là nhu cầu thiết thực mà còn là đòi hỏi
bắt buộc đối với mỗi NHTM.
Có thể hiểu phân tích tài chính của khách hàng tại NHTM là một tập
hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép thu thập, xử lý các
thông tin kế toán và các thông tin khác nhằm đánh giá tình hình tài chính,
khẳ năng và tiềm lực của khách hàng giúp ngân hàng đưa ra các quyết
định tài trợ.
Phân tích tài chính của khách hàng tại các NHTM nhằm đạt được
những mục tiêu sau:
Xác định được tình hình tài chính của khách hàng: giá trị tài
sản, tình hình nợ, nhu cầu tài trợ, khả năng thanh toán…

Dự báo về tài chính trong tương lai của khách hàng: khả năng hoạt
động kinh doanh, khả năng sinh lời, khả năng hoàn trả nợ vay…
Đảm bảo cho ngân hàng thu được cả lãi lẫn gốc đúng hạn, giảm rủi
ro tín dụng, tránh gây thất thoát vốn cho ngân hàng.
Phân tích tài chính của khách hàng về cơ bản, giống nhau trong tất cả
các NHTM, nhưng ở một số ngân hàng, người ta nhấn mạnh đến một
số chỉ tiêu này trong khi đó, các ngân hàng khác lại nhấn mạnh đến
một số chỉ tiêu khác.
1.2.NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI.
1.2.1.Thu thập thông tin sử dụng trong phân tích tài chính của
khách hàng tại NHTM.
Thông tin là nguồn quan trọng có ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình
phân tích tài chính của khách hàng. Bởi muốn đưa ra một quyết định tài
trợ thì ngân hàng phải biết rõ ràng về năng lực tài chính của khách hàng.
Các nguồn thông tin mà ngân hàng thu thập được bao gồm các thông tin
nội bộ, thông tin bên ngoài, thông tin do khách hàng cung cấp và do cán bộ
tín dụng tự điều tra, bao gồm:
- Phỏng vấn trực tiếp: Phỏng vấn trực tiếp là rất quan trọng bao
gồm việc gặp gỡ trực tiếp giữa ngân hàng và người vay vốn: thăm quan
nhà xưởng, văn phòng, nói chuyện với giám đốc,… qua đó giúp cho cán bộ
tín dụng có một ý niệm nào đó về tính thật thà và khả năng của người vay.
- Mua hoặc tìm kiếm các thông tin qua các trung gian: như các cơ
quan quản lý, các bạn hàng của khách hàng, các cơ quan kiểm toán, cơ
quan thuế, hải quan, trung tâm tín dụng của NHNN – CIC,…Qua các trung
gian, ngân hàng phân tích được người vay qua các mối liên hệ của họ, cho
thấy uy tín, trình trạng rủi ro, phát triển hay suy thoái.
- Thông qua hồ sơ vay vốn của khách hàng: Đó là điều kiện bắt buộc
đối với mọi khách hàng khi muốn vay vốn của ngân hàng. Với khách hàng
là những doanh nghiệp, hồ sơ sẽ bao gồm các báo cáo tài chính như : Bảng

cân đối kế toán ( mẫu số B01-DN ), báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh
( mẫu số B02- DN), báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu số B03-DN), thuyết
minh báo cáo tài chính ( mẫu số B09-DN), và bảng kế hoạch tài chính trong
tương lai. Các báo cáo này cho thấy số liệu trong nhiều năm đã qua, vì vậy
giúp ngân hàng có cơ sở để dự đoán về tình hình của khách hàng trong
tương lai gần. Ngân hàng sử dụng các báo cáo này để ước tính nhu cầu
vốn, trong đó có nhu cầu tài trợ, đánh giá khẳ năng sinh lời và khẳ năng
trả nợ của khách hàng, các thiệt hại có thể xảy ra nếu khách hanhg không
trả, hoặc không trả đầy đủ,…
Với các khách hàng là hộ sản xuất kinh doanh, căn cứ trên các mẫu
biểu sổ sách theo qui định, ngân hàng hướng dẫn hộ lập báo cáo kết quả
sản xuất kinh doanh và bảng cân đối kế toán của hộ. Với khách hàng là cá
nhân, hồ sơ sẽ gồm những tài liệu chứng minh tài sản cá nhân, lương và
các thu nhập khác.
1.2.2.Các phương pháp phân tích tài chính của khách hàng.
Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ
và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối
liên hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính,
các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết nhằm đánh giá tài chính doanh
nghiệp
Hiện nay các NHTM thường sử dụng hai phương pháp phân tích tài
chính đó là phương pháp so sánh và phương pháp phân tích tỷ lệ.

×