Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Thực trạng hoạt động cho vay các Tổng Công ty Nhà nước tại Sở giao dịch I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.53 KB, 11 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Thực trạng hoạt động cho vay các Tổng Công ty Nhà nước tại Sở giao dịch
I - Ngân hàng Công thương.
Chương này trình bày và phân tích những nét cơ bản về lịch sử phát
triển, các đặc điểm kinh tế - xã hội chi phối hoạt động kinh doanh cũng
như hoạt động cho vay các Tổng Công ty; thực trạng hoạt động kinh
doanh cũng như hoạt động cho vay các Tổng Công ty tại Sở giao dịch, các
giải pháp Sở giao dịch đã áp dụng để mở rộng hoạt động cho vay các Tổng
Công ty, từ đó có cơ sở thực tiễn đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm
mở rộng hoạt động cho vay với đối tượng này.
I - KHÁI QUÁT VỀ SỞ GIAO DỊCH I - NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT
NAM
1. Sự ra đời và phát triển của Sở giao dịch
1.1. Sự ra đời của Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương
Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương được thành lập ngày
1/4/1998 theo quyết định số 83/ NHCT - QĐ từ bộ phận kinh doanh tại
Hội sở chính Ngân hàng Công thương vốn được hoạt động theo quyết định
93/NHCT - TCCB ngày 24/3/1996. Sở giao dịch là một đơn vị thành viên
hạch toán phụ thuộc của Ngân hàng Công thương, có trụ sở đóng tại số 10
- Lê Lai - Hà Nội. Sở giao dịch là đại diện uỷ quyền của Ngân hàng Công
thương; có quyền tự chủ kinh doanh theo sự phân cấp của Ngân hàng
Công thương, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với Ngân
hàng Công thương; có con dấu riêng và được mở tài khoản tại NHNN Việt
Nam.
Ra đời từ bộ phận kinh doanh tại Hội sở chính ngân hàng Công
thương, song trong thời kỳ 1998 - 2001, Sở giao dịch vẫn chưa thực sự là
một chi nhánh, bởi ngoài việc thực hiện các chức năng kinh doanh, nó còn
làm đầu mối thanh toán cho các chi nhánh ngân hàng Công thương ở
miền Bắc cũng như một số nhiệm vụ của một hội sở, như việc chỉ đạo và tổ
chức hạch toán tổng hợp phản ánh toàn bộ các chi nhánh trên địa bàn Hà
Nội và toàn hệ thống để ban lãnh đạo ngân hàng Công thương điều hành


hoạt động của hệ thống. Nhưng bắt đầu từ ngày 1/1/2002, đầu mối thanh
toán được chuyển về Hội sở ngân hàng Công thương. Sở giao dịch bắt
đầu từ nay hoạt động như một chi nhánh, song là một chi nhánh đặc biệt,
bởi quy mô hoạt động cũng như vai trò của nó trên địa bàn: Sở giao dịch
vẫn làm đầu mối cho các chi nhánh phía Bắc trong thanh toán ngoại tệ
theo uỷ quyền của Ngân hàng Công thương.
1.2. Về cơ cấu tổ chức, điều hành và các hoạt động cơ bản của Sở
giao dịch.
1 1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Sở giao dịch được điều hành bởi một ban Giám đốc gồm có giám
đốc là phó tổng giám đốc ngân hàng Công thương trực tiếp đảm nhiệm;
giúp việc giám đốc là hai phó giám đốc. Sở giao dịch gồm có 255 cán bộ
nhân viên làm việc trong 9 phòng ban chuyên trách:
- Phòng nguồn vốn và cân đối tổng hợp với 25 cán bộ trong đó có
một trưởng phòng và hai phó phòng phụ trách hai mảng công việc là
nguồn vốn và cân đối tổng hợp như trên của phòng. Phòng có chức năng
làm tham mưu cho ban giám đốc Sở giao dịch lập các kế hoạch kinh
doanh, đồng thời trực tiếp thực hiện các hoạt động huy động vốn. Như
vậy, phòng thực hiện hai nhiệm vụ chủ yếu:
+ Cân đối tổng hợp nguồn vốn kinh doanh, lập các báo cáo.
+ Huy động vốn dước các hình thức khác nhau: tiền gửi dân cư, tiền
gửi của các tổ chức kinh tế (TCKT) bằng cả nội và ngoại tê.
- Phòng kinh doanh với 35 cán bộ, trong đó có một trưởng phòng và
hai phó phòng có chức năng tham mưu cho ban lãnh đạo Sở giao dịch về
các hoạt động kinh doanh, đồng thời tiến hành các nghiệp vụ bên tài sản
như cho vay các TCKT và dân cư; bảo lãnh... Đối với các khách hàng là các
TCKT, phòng được chia ra thành các bộ phận phụ trách.
Hai phòng này vừa được tách riêng ra từ phòng kinh doanh trước
đây (từ ngày 1/4/2002).

- Phòng kế toán: với 57 cán bộ trong đó có một trưởng phòng và ba
phó phòng, trưởng phòng điều hành công việc của phòng thông qua các
phó phòng.
Phòng kế toán có chức năng theo dõi, hạch toán (bằng VND) tất cả
các hoạt động của Sở giao dịch. Phòng có 5 tổ công tác, mỗi tổ có từ 5 đến
15 cán bộ do một tổ trưởng phụ trách:
Tổ thanh toán viên: tiếp nhận tất cả các chứng từ của khách hàng,
xử lý theo yêu cầu của khách hàng như hạch toán, tính phí dịch vụ lãi...
Sau khi thực hiện xong công việc của mình, các thanh toán viên sẽ giao
toàn bộ chứng từ qua bộ phận kiểm soát để kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp
của chứng từ.
Tổ thanh toán liên hàng: có nhiệm vụ biến các chứng từ giấy thành
chứng từ điện tử (nhập vào máy tính) sau đó các chứng từ này sẽ được
kiểm tra phát hiện sai sót trước khi được truyền tới trung tâm thanh toán
Ngân hàng Công thương. Đến 15h30’ hàng ngày. Sở giao dịch cũng như
các chi nhánh khác trong hệ thống ngân hàng Công thương không được
truyền dữ liệu nữa và tại trung tâm thanh toán việc đối chiếu cho tất cả
93 chi nhánh sẽ được thực hiện.
Đối với các liên hàng đế, tổ có nhiệm vụ khôi phục lại chứng từ.
Tổ thanh toán bù trừ: thực hiện thanh toán bù trừ với các chi nhánh
khác cùng hệ thống. Việc thanh toán được thực hiện tại trung tâm thanh
toán bù trừ thuộc NHNN Hà Nội.
2 2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tổ tiết kiệm: đảm nhiệm hơn 50% tiền gửi của khách hàng. Tổ này
có trách nhiệm quản lý số lượng thẻ và tiền lớn. Tổ gồm hai nhóm, nhóm
trực tiếp thu tiền gửi và trả lãi, một nhóm kiểm tra toàn bộ lại quỹ.
Tổ kế toán nội bộ: theo dõi quản lý tất cả các tài sản của đơn vị chi
lương cho nhân viên; hạch toán trích BHXH, nộp thuế; lập cân đối.
- Phòng kinh doanh đối ngoại: với 14 cán bộ, trong đó có một

trưởng phòng và hai phó phòng, phòng thực hiện 3 nhiệm vụ chủ yếu:
+ Kinh doanh ngoại tệ: mua - bán các ngoại tệ chủ yếu đáp ứng các
nhu cầu hợp lý của khách hàng theo các quy định hiện hành về quản lý
ngoại hối.
+ Làm các dịch vụ trong thanh toán quốc tế như mở và tiếp nhận
L/C, nhờ thu (đi và đến), thanh toán thẻ (visa card, mastercard)
+ Hạch toán bằng ngoại tệ
Ngoài ra phòng còn làm chức năng đầu mối thanh toán ngoại tệ
(theo uỷ quyền của ngân hàng Công thương) cho các chi nhánh ngân hàng
Công thương phía Bắc.
- Phòng ngân quỹ thực hiện chức năng thu chi tiền mặt, ngân phiếu
thanh toán; bảo quản tiền mặt và các ấn chỉ (như thẻ trắng), các chứng từ
có giá; phân phối các ấn chỉ do các chi nhánh ngân hàng Công thương
phía Bắc.
- Phòng kiểm soát thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Kiểm soát lại tất cả các hồ sơ, chứng từ về tiết kiệm, tín dụng, kế
toán và thanh toán quốc tế để đảm bảo tính chính xác đầy đủ tính hợp
pháp của hoạt động ngân hàng.
+ Làm tham mưu cho ban lãnh đạo Sở giao dịch, giúp ban lãnh đạo
kịp thời uốn nắn sai phạm của các phòng ban.
+ Làm đầu mối tiếp các đoàn thanh tra, kiểm tra của NHNN và ngân
hàng Công thương đến Sở giao dịch.
- Phòng điện toán có nhiệm vụ quản lý chương trình mạng, in các
bảng biểu về thu trả lãi, ... và các công việc liên quan.
- Phòng tổ chức cán bộ và tiền lương thực hiện chức năng về quản
lý con người, tham mưu cho ban lãnh đạo trong việc đề bạt, phân công
cán bộ phù hợp với năng lực sở trường từng người; quản lý tiền lương,
thưởng, BHXH, ...
- Phòng hành chính - quản trị thực hiện các công việc hỗ trợ, tạo
điều kiện cho hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch như công tác an

nhinh, phục vụ, y tế, ...
Ngoài ra, Sở giao dịch còn có một cửa hàng kinh doanh vàng bạc
đồng thời cũng thực hiện cho vay cầm cố, thu đối ngoại tệ.
3 3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.3. Các đặc điểm kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới hoạt động của
Sở giao dịch nói chung, hoạt động cho vay nói riêng.
Thủ đô Hà Nội, nơi Sở giao dịch đóng trụ sở cũng là trung tâm kinh
tế, chính trị, văn hoá và là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Ở
đây dân cư có mức thu nhập, dân trí cao hơn hẳn các vùng lân cận, đồng
thời người dân có một “lối sống thành thị”, có tác động tích cực tới hoạt
động kinh doanh của Sở giao dịch. Họ thường xuyên tới các ngân hàng để
được phục vụ bằng nhiều loại dịch vụ, họ hay gửi tiền tiết kiệm, trong đó
có phần đáng kể bằng ngoại tệ. Hoạt động kinh tế diễn ra tương đối sôi
nổi tuy chưa mạnh mẽ bằng thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương
phía Nam đã tạo ra nhu cầu vốn vay ngân hàng tương đối lớn. Tuy nhiên,
Sở giao dịch không chỉ phục vụ trên địa bàn, mà nó còn vươn ra nhiều địa
phương khác. Nói riêng thì tất cả các TCT 91 và nhiều Tổng Công ty 90 có
trụ sở tại Hà Nội, tạo thuận lợi lớn cho Sở giao dịch trong quan hệ với các
Tổng Công ty này.
Tuy nhiên, với một địa bàn hẹp sự có mặt của xấp xỉ 70 ngân hàng
và chi nhánh ngân hàng đã tạo ra một môi trường cạnh tranh lớn đối với
Sở giao dịch. Mặt khác, gần đây hoạt động sản xuất kinh doanh của các
TCKT Hà Nội cũng như cả nước có phần chững lại, hiệu quả kinh doanh
suy giảm gây khó khăn không ít tới hoạt động của Sở giao dịch, nhất là
hoạt động cho vay. Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á mà Đông
Nam Á là tâm điểm dù đã có những dấu hiệu khả quan, nhưng những ảnh
hưởng tiêu cực của nó đối với Việt Nam chưa chấm dứt, nhất là với các
TCKT kinh doanh xuất nhập khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu.
2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch.

Ý thức được vai trò của mình, trong thời gian qua Sở giao dịch đã
tập trung vào cải thiện chất lượng các hoạt động nghiệp vụ, phục vụ ngày
càng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng với phương châm “ổn định, an
toàn, hiệu quả, phát triển”, góp phần xứng đáng hoàn thành nhiệm vụ
chung của toàn hệ thống ngân hàng Công thương. Tốc độ tăng trưởng
hàng năm luôn đạt và vượt mức kế hoạch (10 - 20%), quy mô huy động và
tín dụng không ngừng được mở rộng; các dịch vụ Sở giao dịch cung cấp
đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, đồng thời góp phần khẳng định
vị trí của Sở giao dịch trên địa bàn. Kết quả cụ thể được thể hiện trên các
mặt chủ yếu sau đây:
2.1. Huy động vốn:
Có thể khẳng định đây là mặt mạnh nhất của Sở giao dịch cả về số
tuyệt đối lẫn số tương đối khi so sánh với các ngân hàng trên địa bàn. Với
nhiều hình thức huy động, Sở giao dịch đã triệt để khai thác các nguồn
vốn khác nhau từ những khoản tiết kiệm nhỏ của dân cư cho tới những
4 4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
khoản tiền gửi thanh toán rất lớn của các Tổng Công ty. Tỷ trọng nguồn
vốn huy động của Sở giao dịch thường chiếm từ 16 - 20% tổng nguồn huy
động của hệ thống ngân hàng Công thương, và từ 25 - 30% tổng nguồn
huy động của các NHTM trên địa bàn. Kết quả huy động thể hiện trên bảng
sau:
Nguồn huy động lớn, tăng trưởng ổn định là một điều kiện rất căn
bản để Sở giao dịch có thể kinh doanh chủ động, mở rộng cho vay tới các
thành phần kinh tế, đồng thời điều chuyển một lượng vốn đáng kể về Hội
sở ngân hàng Công thương để điều chuyển lại cho các chi nhánh thiếu vốn
như Sở giao dịch II - Thành phố Hồ Chí Minh. Tại thời điểm ngày
31/3/2002, Sở giao dịch đã điều chuyển về Hội sở 3989 tỷ VNĐ (gồm cả
ngoại tệ quy đổi). Trong tổng nguồn huy đọng, thì tiền gửi các TCKT là
nguồn lớn nhất, chiếm khoảng từ 60 - 70% góp phần làm giảm lãi suất

đầu ra cho Sở giao dịch. Tuy vậy tỷ trọng nguồn này đang có xu hướng
giảm dần, chỉ còn 57,41% vào 31/12/2001. Nguồn tiền tiết kiệm đứng thứ
hai và đang có xu hướng tăng lên; với các loại kỳ hạn 3, 6, 9 và 12 tháng
nguồn này có chi phí cao hơn tiền gửi các TCKT, song lại ổn định hơn
nhiều. Hiện nay, Sở giao dịch cũng như toàn hệ thống ngân hàng Công
thương chưa huy động tiền gửi có kỳ hạn hơn một năm, vì nhân dân ít có
nhu cầu gửi tiền kỳ hạn dài như trên và chi phí nếu huy động loại tiền gửi
này sẽ cao, làm giảm hiệu quả kinh doanh. Các nguồn vốn trung dài hạn
hiện nay tại Sở giao dịch chủ yếu là vốn tài trợ theo uỷ thác đầu tư, hoặc
dưới dạng tiền phát hành kỳ phiếu. Nguồn từ phát hành kỳ phiếu cùng
được để đáp ứng nhu cầu vốn cần thiết tại chỗ.
Nguồn huy động, bằng ngoại tệ (chủ yếu là USD) tăng nhanh về tỷ
trọng, chiếm tới 30% tổng nguồn huy động (vào 31/12/2001) tạo điều kiện
để Sở giao dịch dần dần tự đảm bảo nguồn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu vay
vốn hợp lý của các TCKT, hạn chế phải mua lại trên thị trường. Vốn huy động
bằng ngoại tệ chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm của nhân dân chiếm gần 80%.
5 5

×