Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Sản xuất, lắp ráp Tuấn Nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.47 KB, 97 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


NGUYỄN THỊ THANH HÀ

KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY
TNHH SẢN XUẤT, LẮP RÁP TUẤN NGHĨA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

HÀ NỘI – 2019


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


NGUYỄN THỊ THANH HÀ

KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY
TNHH SẢN XUẤT, LẮP RÁP TUẤN NGHĨA
Chuyên ngành: Kiểm toán, Kế toán và Phân tích
Mã ngành: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Người hướng dẫn khoa học:


TS. ĐINH THẾ HÙNG

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn: “Kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Sản xuất,
lắp ráp Tuấn Nghĩa” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của cá nhân tôi. Các
số liệu, nội dung được trình bày, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn hợp lệ,
trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Hà


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn Thạc sĩ tại Trường Đại
học Kinh tế quốc dân, bên cạnh sự nỗ lực và cố gắng của bản thân tôi đã nhận được
sự giảng dạy cũng như hướng dẫn nhiệt tình của các Thầy, các Cô. Tôi xin gửi lời
cảm ơn chân thành tới TS. Đinh Thế Hùng, người đã tận tình, chu đáo hướng dẫn
tôi trong suốt quá trình tôi học tập và nghiên cứu để hoàn thành đề tài này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả những Thầy cô giảng viên đã
giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt khóa học cùng với Viện Đào tạo sau đại học –
Khoa Kế toán, kiểm toán và phân tích, các Thầy Cô giáo tham gia quản lý, giảng
dạy và tư vấn trong suốt quá trình học tâp, nghiên cứu thực hiện luận văn này.
Đồng thời tôi cũng gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Công ty TNHH Sản xuất,
lắp ráp Tuấn Nghĩa đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận
văn.
Kết quả nghiên cứu là sự nỗ lực hết mình của học viên trong học tập và nghiên

cứu. Tuy nhiên, luận văn khó tránh khỏi có những sai sót, kính mong nhận được sự chỉ
dẫn và góp ý của các Thầy, Cô giáo để công trình nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Hà


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Ký hiệu

Giải thích thuật ngữ
American Institute of Certificated Public Accountant

1

AICPA
Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ
Asia - Pacific Economic Cooperation

2

APEC
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

3


BCTC

Báo cáo tài chính

4

BGĐ

Ban Giám Đốc
Committee of Sponsoring Organization

5

COSO
Ủy ban các tổ chức đồng bảo trợ

6

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

7

CN-TTCN

Công nghiệp – Tiểu thủ Công Nghiệp
Enterprise risk management


8

ERM
Hệ thống quản trị rủi ro


9

HĐQT

Hội đồng quản trị

10

HĐTV

Hội đồng thành viên
International Federation of Accountant

11

IFAC
Liên đoàn kế toán quốc tế
International Standard on Auditing

12

ISA
Chuẩn mực kiểm toán quốc tế
Key Performce Indicador


13

KPI
Chỉ số hiệu quả

14

KSNB

Kiểm soát nội bộ
Medium Density Fibreboard

15

MDF
Ván sợi mật độ trung bình

16

NVL

Nguyên vật liệu
Statements on Auditing Standards

17

SAS
Tuyên bố về Chuẩn mực kiểm toán (Hoa Kỳ)


18

QTRR

Quản trị rủi ro

19

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


20

VND

Việt Nam Đồng

DANH MỤC SƠ ĐỒ


8

CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp luôn luôn tồn tại

những rủi ro có thể gây ra những sai sót trọng yếu. Những rủi ro này có thể xuất
phát từ chính bên trong doanh nghiệp hoặc từ các yếu tố bên ngoài như môi trường
kinh doanh, môi trường pháp luật, môi trường công nghệ, môi trường kinh tế vĩ mô,
...Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng
gay gắt thì càng thúc đẩy các gian lận xảy ra. Vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào muốn
tồn tại và phát triển cũng cần phải xây dựng cho mình một KSNB hữu hiệu để ngăn
chặn, phát hiện và xử lý các rủi ro trên. Tùy từng loại hình doanh nghiệp, mục tiêu
và quy mô của tổ chức mà KSNB được thiết kế và vận hành khác nhau, nhưng một
KSNB hoạt động hiệu quả sẽ giúp nhà quản lý đạt được mục tiêu đề ra.
Những sự vụ kinh tế liên quan đến một số doanh nghiệp và tổ chức xảy ra
trong thời gian vừa qua được báo chí đưa tin tại Việt Nam, xét trên góc độ quản trị
kinh doanh, đã đến lúc cần đặt dấu hỏi lớn đối với vấn đề đạo đức nghề nghiệp
trong doanh nghiệp. Tổ chức và khả năng vận hành của những thiết kế hiện có liên
quan đến thể chế doanh nghiệp, KSNB và quản lý rủi ro cùng với tác dụng của
những thiết chế giám sát từ bên ngoài. Những bài học đắt giá này không chỉ đơn
giản là vấn đề của cải vật chất mà quan trọng hơn cả đó là vấn đề của niềm tin. Để
một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, bên cạnh xây dựng những chiến lược kinh
doanh hoàn hảo thì một trong những nhân tố quan trọng để ngăn chặn rủi ro cho
doanh nghiệp đó là KSNB vững mạnh.
Khi doanh nghiệp thiết lập được KSNB vững mạnh nó sẽ đem lại các lợi ích
như: giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong sản xuất kinh doanh, bảo vệ tài sản, tiền


9
bạc, thông tin…, đảm bảo tính chính xác của các số liệu, đảm bảo mọi thành viên
tuần thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt động của tổ chức cũng như các quy định của
luật pháp, đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực, đạt
được mục tiêu đặt ra và quan trọng hơn hết là xây dựng niềm tin với khách hàng.
Ở Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp đều nhận thức được vai trò của
KSNB, tuy nhiên, việc xây dựng KSNB tại các doanh nghiệp thường chỉ tập trung

vào các chỉ số kinh tế - tài chính và kết quả cuối cùng với thói quen tìm lỗi, đổ trách
nhiệm chứ ít chú trọng kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động của tổ chức, lấy ngăn
chặn, phòng ngừa là chính. Đây là một trong các điểm yếu mà các doanh nghiệp cần
khắc phục để nâng cao sức cạnh tranh khi hội nhập nền kinh tế toàn cầu.
Hiện nay, Công ty TNHH Sản xuất, lắp ráp Tuấn Nghĩa thì việc xây dựng và
vận hành hiệu quả KSNB chưa thực sự được quan tâm đúng mực do vậy KSNB tại
công ty chưa phát huy hết được tiềm năng trong quản lý, điều hành các hoạt động
trong doanh nghiệp. Xuất phát từ các lý do trên, tính cấp thiết của đề tài và lỗ hổng
trong nghiên cứu ở lĩnh vực KSNB, tác giả chọn đề tài “Kiểm soát nội bộ tại Công
ty TNHH Sản xuất, lắp ráp Tuấn Nghĩa” này.
1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Các nghiên cứu liên quan đến đến đề tài KSNB ở trong và ngoài nước đều
cho thấy, tầm quan trọng của kiểm soát đối với quản lý luôn là đề tài thu hút sự
quan tâm, chú ý, và từ lâu đã được nhiều tổ chức và cá nhân nghiên cứu ở các khía
cạnh và lĩnh vực khác nhau.
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về kiểm soát nội bộ trên thế giới

Cho đến nay, trên thế giới đã có không ít những công trình, tác phẩm nghiên
cứu về KSNB.
Tác phẩm “Lý thuyết và thực hành kiểm toán” của Robert Montgomery


10
(1905) đã đề cập đến hệ thống kiểm tra nội bộ là cơ sở ban đầu để phát triển lên
thành KSNB; tác phẩm “Kiểm toán nội bộ hiện đại” của Victor Z. Brink và Herbert
Witt (1941) đã đề cập đến KSNB trong các hoạt động kế toán và các hoạt động
khác; các tác phẩm nghiên cứu về KSNB trong mối quan hệ với quản trị doanh
nghiệp như tác phẩm “Kiểm soát trong tổ chức kinh doanh” của Merchant, K.A
(1985), tác phẩm “ kiểm soát quản lý” của Anthony, R.N và Dearden, J Bedford

(1989), tác phẩm “Kiểm soát quản trị” của Bob Tricker (2009);…
Năm 1985, Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về việc chống gian lận về báo cáo tài
chính (National Commission on Financial Reporting, hay còn được gọi là Treadway
Commission) đã thành lập Ủy ban các tổ chức đồng bảo trợ (Committee of
Sponsoring Organization - COSO). Năm 1992, COSO cho ra đời báo cáo COSO
1992 với tựa đề "Kiểm soát nội bộ - Khuôn khổ hợp nhất" với mục đích thống nhất
những nghiên cứu về KSNB nhằm hỗ trợ và giảm thiểu những gian lận có thể xảy ra
liên quan tới báo cáo tài chính của Doanh nghiệp. Báo cáo COSO 1992 nay đã được
cập nhật thành COSO 2013 nhằm đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới của nền kinh
tế toàn cầu. COSO 2013 (Khuôn khổ mới) tiếp tục kế thừa khái niệm về KSNB như
COSO 1992 nhưng nhấn mạnh sự mở rộng mục tiêu báo cáo bao gồm báo cáo tài
chính và các loại báo cáo khác (báo cáo phi tài chính và báo cáo nội bộ). Bên cạnh
đó, các Hiệp hội kế toán, kiểm toán trên thế giới cũng ban hành các chuẩn mực
kiểm toán trong đó có quy định về KSNB như:
Ủy ban chuẩn mực kiểm toán quốc tế (International Auditing and Assurance
Standard Board - IAASB) thuộc Liên đoàn kế toán quốc tế (International Federation
of Accountant – IFAC) đã ban hành Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 315 (ISA 315)
“Nhận dạng và đánh giá rủi ro của sai sót trọng yếu thông qua việc tìm hiểu doanh
nghiệp và môi trường kinh doanh” (2003). Chuẩn mực đã mô tả nội dung thiết kế và
vận hành KSNB trong doanh nghiệp. Đồng thời, chuẩn mực yêu cầu kiểm toán viên
phải thực hiện thêm các bước nhận diện và đánh giá các rủi ro tác động lên báo cáo
tài chính thông qua việc tìm hiểu doanh nghiệp, môi trường kinh doanh và KSNB


11
để từ đó làm cơ sở xây dựng kế hoạch kiểm toán.
Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (American Institute of Certified
Public Accountants - AICPA) đã ban hành các chuẩn mực kiểm toán trong đó quy
định kiểm toán viên phải xem xét, đánh giá KSNB của doanh nghiệp như: SAS 78
“Xem xét kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính” (1995), SAS 94 “Ảnh

hưởng của công nghệ thông tin đến việc xem xét kiểm soát nội bộ trong việc kiểm
toán báo cáo tài chính” (2001).
Hiệp hội Kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ (The Institute of Internal Auditors – IIA) đã
ban hành Chuẩn mực kiểm toán nội bộ số 2120 – Kiểm soát nội bộ, trong đó có yêu
cầu kiểm toán viên phải đánh giá và góp phần cải thiện KSNB cho doanh nghiệp …


12

1.2.2. Các công trình nghiên cứu về kiểm soát nội bộ ở Việt Nam

Ở Việt Nam, KSNB được đề cập về mặt lý luận trong chuẩn mực kiểm toán
Việt Nam; hệ thống giáo trình các trường đại học kinh tế; các đề tài, công trình
nghiên cứu khoa học và các văn bản pháp quy hướng dẫn KSNB cho những lĩnh
vực cụ thể như ngân hàng, tập đoàn kinh tế...
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 “Xác định và đánh giá rủi ro rủi ro
có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của
đơn vị” (2012) quy định và hướng dẫn kiểm toán viên xác định và đánh giá rủi ro có
sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm
toán và môi trường của đơn vị, trong đó có KSNB.
Các giáo trình Lý thuyết kiểm toán, Kiểm toán tài chính, Kiểm soát nội bộ
của các trường đại học khối kinh tế như Học viện Tài chính, Đại học Kinh tế quốc
dân, Đại học Kinh tế TP.HCM… cũng giảng dạy cho sinh viên, học viên việc
nghiên cứu, đánh giá KSNB trong doanh nghiệp.
Đối với từng lĩnh vực cụ thể, các văn bản pháp quy quy định và hướng dẫn
về KSNB đã được ban hành, trong đó đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng: Thông tư số
16/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 17/8/2011 “Quy định
về KSNB, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”; Thông tư số
44/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 29/12/2011 “Quy định
về hệ thống KSNB và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng

nước ngoài”. Đối với các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế, ngay trong các Nghị
định của Chính phủ về điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn đã có quy định về
việc tổ chức hoạt động KSNB. Ngoài ra, trong tập đoàn, tổng công ty cũng có các
quy chế, quy định nội bộ về việc thiết lập và vận hành KSNB như: Quy chế về công
tác kiểm soát nội bộ của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam ban hành kèm theo
quyết định số 486/QĐ-EVN ngày 10/7/2013 của Hội đồng thành viên (HĐTV) Tập


13
đoàn Điện lực Việt Nam; Quy chế tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả
doanh nghiệp là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam ban
hành kèm theo quyết định số 3973/QĐ-DKVN ngày 09/7/2007 của Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam; Quy chế về công tác KSNB của Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc
gia ban hành kèm theo quyết định số 267/QĐ-EVNNPT ngày 05/02/2015 của
HĐTV Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia; …
Bên cạnh đó, từ trước đến nay, ở Việt Nam cũng đã có một hệ thống các đề tài
luận văn nghiên cứu về KSNB. Qua tìm hiểu tại các trường đại học lớn (Đại học Kinh tế
quốc dân, Học viện Tài Chính, Học viện Ngân hàng, Đại học Thương Mại, …) và các
công bố về luận văn trên các website tại Thư viện quốc gia và thư viện các trường đại
học, cho đến nay có khá nhiều các luận văn, luận án nghiên cứu về KSNB theo hướng
tiếp cận hoàn thiện KSNB tại một doanh nghiệp hoặc một ngành cụ thể. Cụ thể như:
- Luận văn thạc sĩ: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty cổ phần
Dược Hà Tĩnh” - Trường Đại học Kinh tế quốc dân – Tôn Thị Thu Trang (năm 2014).
- Luận văn thạc sĩ: “Hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty Cổ phần
Nhựa - Bao bì Vinh” - Trường Đại học Kinh tế quốc dân – Trương Thị Hoài (năm 2015).
- Luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu kiểm soát nội bộ tại công ty cổ phần Supe phốt
phát và hoá chất Lâm Thao” - Trường Đại học Kinh tế quốc dân – Phạm Thị Thu Thịnh
(năm 2016).
- Luận văn thạc sĩ: “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Tập đoàn
Thang máy Thiết bị Thăng Long” - Trường Đại học Kinh tế quốc dân – Nguyễn Thị

Ngọc Hà (năm 2017).
- Luận văn thạc sĩ: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty Cổ phần
Viglacera Hà Nội” - Trường Đại học Kinh tế quốc dân – Nguyễn Văn Hiệp (năm 2017).
Như vậy, qua việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu trước đây, tác giả nhận


14
thấy các tác giả trước đây đã phân tích, đánh giá thực trạng KSNB và đưa ra giải pháp
hoàn thiện KSNB tại một công ty cụ thể về các lĩnh vực dịch vụ, xây lắp, giáo dục….
Riêng tác giả chọn đề tài nghiên cứu về KSNB tại công ty chuyên sản xuất và lắp ráp
xe máy điện. Đây là mặt hàng có nhu cầu vượt bậc và sự cạnh trang gay gắt trong giai
đoạn hiện nay. Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết trên tác giả chọn đề tài “Kiểm soát nội bộ
tại Công ty TNHH Sản xuất, lắp ráp Tuấn Nghĩa” để làm đề tài luận văn thạc sĩ.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài

1.3.
-

Đề tài được nghiên cứu nhằm đạt những mục tiêu sau:
Một là, Hệ thống hóa lý luận cơ bản về KSNB trong doanh nghiệp;
Hai là, phân tích thực trạng KSNB trong Công ty TNHH sản xuất, lắp ráp

Tuấn Nghĩa hiện nay;
Ba là, đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện KSNB gắn với
đơn vị nghiên cứu là Công ty TNHH sản xuất, lắp ráp Tuấn Nghĩa.
-

Câu hỏi nghiên cứu:



KSNB trong doanh nghiệp là gì? Các yếu tố cấu thành KSNB là gì?;



Thực trạng của KSNB tại Công ty TNHH sản xuất, lắp ráp Tuấn Nghĩa
như thế nào?;



Giải pháp nào được đưa ra nhằm hoàn thiện KSNB tại Công ty TNHH
sản xuất, lắp ráp Tuấn Nghĩa?

1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của Luận văn
 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là trong Công ty TNHH sản xuất, lắp ráp Tuấn Nghĩa.


15
 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
-

Không gian: Công ty TNHH Sản xuất, lắp ráp Tuấn Nghĩa;

-

Thời gian: Đề tài nghiên cứu KSNB trong Công ty TNHH Sản xuất, lắp ráp
Tuấn Nghĩa tập trung từ năm 2018 – năm 2019


1.5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, thống kê dữ liệu
thu thập được thông qua kết quả khảo sát, phân tích dữ liệu, kết hợp với quan
sát thực tế. Từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá về thực trạng KSNB và đưa ra các
giải pháp hoàn thiện.
Phương pháp thu thập dữ liệu
• Dữ liệu sơ cấp: thu thập từ kết quả thu hồi từ bảng câu hỏi khảo sát, phỏng
vấn tại Công ty. Đối tượng được chọn khảo sát là Ban giám đốc, kế toán, nhân viên
của Công ty tại các phòng ban. Bảng khảo sát được gửi trực tiếp đến 180 người tại
các phòng ban như sau: 2 phiếu khảo sát gửi đến Ban giám đốc, 10 phiếu khảo sát –
phòng tài chính kế toán, 10 phiếu khảo sát – phòng Marketing, 3 phiếu khảo sát –
phòng hành chính nhân sự, 20 phiếu khảo sát – phòng kinh doanh,5 phiếu – phòng
xuất nhập khẩu, 5 phiếu – phòng kĩ thuật, 10 phiếu khảo sát – phòng Bảo hành bảo
trì, 15 phiếu khảo sát – bộ phận vận chuyển, 80 phiếu khảo sát – Bộ phận công nhân
nhà máy. Tổng số phiếu điều tra phát ra 160 phiếu, số phiếu thu về là 160 phiếu.
• Dữ liệu thứ cấp: tham khảo tài liệu, sách báo, internet, các tài liệu nghiên
cứu trước đây.
1.6. Kết cấu của luận văn

Nghiên cứu này được thực hiện theo cấu trúc 04 chương:
Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu;


16
Chương 2: Lý luận chung về kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp;
Chương 3: Thực trạng kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Sản xuất, lắp ráp
Tuấn Nghĩa;
Chương 4: Nhận xét, đánh giá và đề xuất một số giải pháp hoàn hiện kiếm soát
nội bộ tại Công ty TNHH sản xuất, lắp ráp Tuấn Nghĩa.

1.7.

Ý nghĩa luận văn
- Về mặt lý luận: Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về KSNB tại Doanh nghiệp
- Về mặt thực tiễn: Đề tài đã phân tích thực trạng trong KSNB tại Công ty

TNHH sản xuất, lắp ráp Tuấn Nghĩa; từ đó đưa ra hướng giải pháp hoàn thiện
KSNB tại Công ty.
Trong quá trình thực hiện, do hạn chế bởi thời gian, tài liệu nghiên cứu và
vốn kiến thức nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo và người quan tâm để
luận văn được hoàn thiện hơn.


17

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Sau hàng loạt những vụ bê bối lớn xảy ra trên thế giới cũng như nhiều yếu
tố bất ổn trong môi trường kinh doanh có tác động đến hoạt động của doanh
nghiệp, các nhà quản trị chiến lược ngày nay quan tâm ngày càng nhiều hơn đến
những vấn đề thể chế doanh nghiệp, quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ trong quá
trình thiết kế và thực thi chiến lược cho doanh nghiệp của mình. Để một doanh
nghiệp hoạt động có hiệu quả, bên cạnh xây dựng những chiến lược kinh doanh
hoàn hảo thì một trong những nhân tố quan trọng để ngăn chặn rủi ro cho doanh
nghiệp đó là KSNB vững mạnh.
Ở chương 1, tác giả đã khái quát các công trình nghiên cứu có liên quan của
nhiều tác giả về KSNB doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam và các giáo trình,
sách báo uy tín nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này. Trên cơ sở đó, xác định rõ
ràng các mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi, đối tượng nghiên cứu và phương
pháp nghiên cứu cơ bản, cũng như nhấn mạnh những đóng góp về lý luận, thực tiễn

của luận văn mà tác giả thực hiện “Kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Sản xuất,
lắp ráp Tuấn Nghĩa”.


18

CHƯƠNG 2
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TRONG DOANH NGHIỆP
2.1.
2.1.1.
2.1.1.1.

Lý luận chung về kiểm soát nội bộ trong Doanh Nghiệp
Khái niệm, vai trò và hạn chế trong Kiểm soát nội bộ
Khái niệm Kiểm soát nội bộ
Sự ra đời và phát triển của KSNB trải qua nhiều giai đoạn. Có thể chia thành
hai giai đoạn như sau:
- Thời kỳ tiền COSO (trước năm 1992): Trước khi Báo cáo COSO 1992
được công bố, khái niệm KSNB được sử dụng trong các tài liệu về kiểm toán từ
đầu thế kỷ 20. Lúc này nhận thức của nhà quản lý ðối với KSNB chỉ dừng lại ở
việc coi KSNB nhý một khía cạnh tài chính trong chuỗi quá trình kiểm soát của
doanh nghiệp. Vào nãm 1949, lần ðầu tiên khái niệm về KSNB ðýợc AICPA ðýa
ra, theo ðó KSNB ðýợc ðịnh nghĩa nhý một kế hoạch và phýõng tiện (cách thức)
phối hợp bên trong doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản, kiểm
tra và ðảm bảo ðộ tin cậy của dữ liệu, gia tãng tính hiệu quả và ðạt ðýợc mục
tiêu liên quan tới tính chính trị, pháp luật mà doanh nghiệp ðã xác ðịnh từ trýớc.
Ðịnh nghĩa này ðã làm rõ và mở rộng các mục tiêu của KSNB trong các doanh
nghiệp nhýng vẫn coi hoạt ðộng KSNB chỉ nhý là công cụ (phýõng tiện, hoặc
cách thức) ðể giúp nhà quản lý ðạt mục tiêu.

- Thời kỳ hậu COSO (thời kỳ hiện đại – từ năm 1992 đến nay): Theo báo cáo
của COSO 1992 "Kiểm soát nội bộ - Khuôn khổ hợp nhất" ra đời đã định nghĩa
"Kiểm soát nội bộ là quá trình do nhà quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên
của đơn vị chi phối, được thiết lập để cung cấp sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được
các mục tiêu: đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính; tuân thủ luật lệ và các quy
định; đảm bảo hoạt động hiệu lực và hiệu quả". (COSO 1992)


19
Trong những năm đầu thập kỷ 21, từ sự sụp đổ của các tập đoàn lớn như
Enrol, Worldcom… đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã bộc lộ rõ
một cơ chế quản trị doanh nghiệp lỏng lẻo với hoạt động KSNB yếu kém. Để giúp
các doanh nghiệp đạt được mục tiêu kiểm soát, hoạt động KSNB đã mở rộng sang
lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, bao gồm xây dựng và vận hành các chu trình hoạt
động, thủ tục KSNB, quản trị rủi ro và báo cáo tài chính.
Do vậy khái niệm KSNB đã thay đổi cùng với sự phát triển của khung quản
trị doanh nghiệp. COSO (2002) đã định nghĩa lại khung KSNB dưới giác độ quản lý
rủi ro doanh nghiệp (Enterprise risk management - ERM). Theo đó trách nhiệm của
người đứng đầu đơn vị là thiết kế và vận hành ERM. Khung KSNB đã thay đổi theo
sự chuyển động của nền kinh tế thị trường mà ở đó ERM cung cấp một nền tảng
quan trọng trong việc đánh giá hoạt động doanh nghiệp dựa vào rủi ro và quá trình
quản lý rủi ro. Điều này thực sự có ý nghĩa trong bối cảnh môi trường hoạt động
kinh doanh hiện nay đang thay đổi nhanh chóng, nguy cơ tiềm ẩn gian lận, sai sót
luôn hiện hữu đe doạ sự ổn định và thịnh vượng của doanh nghiệp.
Trong vòng hơn hai thập kỷ kể từ khi ra đời khuôn khổ cũ về KSNB
(COSO 1992), môi trường kinh doanh và hoạt động đã thay đổi nhanh chóng
không chỉ ở từng quốc gia mà còn lan toả sang các khu vực và toàn thế giới, xu
hướng toàn cầu hoá các thị trường mở rộng, đồng thời các hoạt động trong doanh
nghiệp ngày càng đa dạng và phức tạp hơn; những yêu cầu cao hơn về giám sát
quản trị doanh nghiệp cũng được đặt ra; công nghệ thông tin thay đổi như vũ

bão… đã tạo ra những dạng sai phạm mới phức tạp và tinh vi hơn. Điều này đã
đòi hỏi khung KSNB tiếp tục phải được cập nhật để thích ứng với tình hình mới.
Trong bối cảnh đó, COSO 2013 (Khuôn khổ mới) đã ra đời tiếp tục kế thừa khái
niệm về kiểm soát nội bộ như COSO 1992 nhưng nhấn mạnh sự mở rộng mục
tiêu báo cáo bao gồm báo cáo tài chính và các loại báo cáo khác (báo cáo phi tài
chính và báo cáo nội bộ). Cũng theo quan điểm đó, thì “Kiểm soát nội bộ bao
gồm năm yếu tố: môi trường kiểm soát, quy trình đánh giá rủi ro, các hoạt động
kiểm soát, thông tin và truyền thông; và các hoạt động giám sát”. Cách hiểu này
cũng đồng nhất với quy định trong chuẩn mực Kiểm toán quốc tế số 315 (ISA


20
315) "Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn
vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị".
Như vậy, có nhiều quan điểm và các cách tiếp cận khác nhau về KSNB.
Điểm chung giữa các quan điểm chính là coi KSNB là một bộ phận thuộc hệ thống
quản lý doanh nghiệp được vận hành bởi con người, hoạt động theo một trình tự
(quá trình) nhất định nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý về việc các mục tiêu quản
trị, điều hành doanh nghiệp sẽ được thực hiện.
Nghiên cứu khái niệm KSNB xuất phát từ vai trò của KSNB đối với các
đối tượng bên ngoài doanh nghiệp (như kiểm toán nhà nước, cơ quan thanh tra tài
chính…), có thể định nghĩa KSNB theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 –
Xác định và đánh giá rủi ro rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị
được kiểm toán và môi trường của đơn vị “Kiểm soát nội bộ là quy trình do Ban
quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy
trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc
đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động,
tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan.” Từ đó Chuẩn mực này đã đồng
nhất khái niệm hệ thống KSNB và KSNB.
Từ các lập luận trên, rút ra được kết luận về KSNB là một quá trình. Thông

qua quá trình lập kế hoạch, thực hiện và giám sát các hoạt động của đơn vị sẽ được
thực hiện. Để đạt được mục tiêu mong muốn đơn vị cần phải kiểm soát hoạt động
của mình, KSNB chính là quá trình này. Và đồng thời, KSNB không phải là một sự
kiện hay tình huống mà là một chuỗi các hoạt động hiện diện trong mọi bộ phận,
gắn chặt vào hoạt động tổ chức và là một nội dung cơ bản trong các hoạt động của
tổ chức. KSNB không phải là một chức năng bổ sung cho các hoạt động của tổ chức
mà nó là một bộ phận không tách rời với hoạt động tổ chức.
2.1.1.2.

Vai trò của kiểm soát nội bộ trong Doanh nghiệp
KSNB là một chức năng thường xuyên của Quản lý. Một KSNB vững mạnh
sẽ đem lại nhiều lợi ích và có vai trò to lớn trong sự phát triển bền vững của Doanh
nghiệp, một số vai trò chủ yếu như:


21
KSNB hiệu quả giúp bảo vệ tài sản doanh nghiệp
Mỗi loại tài sản có giá trị và tính chất khác nhau, ảnh hưởng có nhất định
khác nhau đến hoạt động kinh doanh doanh nghiệp mà có chế độ bảo vệ khác nhau.
Chính vì vậy, KSNB không chỉ đề ra các biện pháp bảo vệ mà còn tiến hành thẩm
tra chúng để tránh những tổn thất tác động từ môi trường bên trong và bên ngoài.
Ngoài ra còn phải xem xét tính hiệu lực, tính phù hợp của biện pháp đó thông
qua việc kiểm kê, xác định số lượng, kiểm tra chi tiết hay mời chuyên gia để đánh
giá được giá trị thực của tài sản, tránh tình trạng đánh tráo hay bị lợi dụng.
 KSNB hiệu lực giúp đảm bảo thông tin có độ tin cậy cao
Hằng ngày bạn có thể tiếp nhận vô vàn các dữ liệu trái chiều về một vấn đề
cụ thể nào đó. KSNB có hiệu lực giúp đảm bảo thông tin có độ tin cậy cao, giữ vai
trò quan trọng trong các khâu kiểm tra, từ khâu ghi chép trên các chứng từ, đến việc
ghi chép vào sổ sách, báo cáo…Bên cạnh đó, KSNB cũng chịu trách nhiệm thẩm tra
lại các thông tin tài chính nhằm đảm bảo cho chiến lược phát triển của các tổ chức

được chính xác hơn.
 KSNB giúp các nhà quản lý ngăn ngừa gian lận, thiếu sót
KSNB có trách nhiệm cách ly và phân công từng bộ phận trong các đơn vị.
Việc cách ly thích hợp về trách nhiệm trong các nghiệp vụ cũng như việc phân
công, phân nhiệm rõ ràng trong các bộ phận không chỉ giúp ổn định hoạt động của
từng khâu mà còn tạo điều kiện cho từng bộ phận kiểm tra chéo lẫn nhau, xem xét
và đánh giá một cách khách quan để tránh được những sai sót và các gian lận nếu
có. Ví dụ như trong trường hợp thiếu vốn hoạt động, nếu chỉ sử dụng một nhà
cung cấp duy nhất sẽ dẫn đến tình trạng độc tài, thông tin thu nhận được chỉ theo
một chiều gây ra những thiếu sót trong quá trình quản lý như gian lận, tham ô, làm
trái quy định pháp luật,…
 KSNB giúp đảm bảo hoạt động hiệu quả, sử dụng tối ưu hóa các nguồn lực và
đạt được mục tiêu đề ra
Chủ thể quản lý (nhà quản lý, ban giám đốc,…) là người chịu trách nhiệm
chính trong việc đề ra các chuẩn mực để sử dụng nguồn nhân lực tiết kiệm và hiệu
quả. KSNB là phương tiện để tối ưu hóa các nguồn lực, hiện thực hóa các tiêu
chuẩn thông qua việc xem xét tình trạng cơ sở vật chất có đủ tiêu chuẩn không, các
thủ tục có nhanh gọn hay không, nhân sự thừa hay thiếu, năng lực chuyên môn của


22
từng bộ phận đã phù hợp với công việc hay chưa,…
 KSNB hiệu quả sẽ tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, các nhà chủ sở hữu của công

ty
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiên nay thì các nhà
đầu tư luôn muốn có được các khoản đầu tư an toàn mà vẫn mang lại lợi nhuận cao.
Thông qua việc xem xét, đánh giá KSNB của doanh nghiệp, các nhà đầu từ có thể
2.1.1.3.


đánh giá phần nào đó mức độ an toàn của khoản đầu tư của bản thân.
Hạn chế của kiểm soát nội bộ
KSNB dù có được đầu tư rất nhiều trong trong thiết kế và vận hành thì vẫn
không thể hoàn toàn hữu hiệu. Bởi lẽ cho dù doanh nghiệp có thể xây dựng được
một KSNB hoàn hảo đến đâu đi chăng nữa thì tính hữu hiệu thật sự của nó vẫn tùy
thuộc vào nhân tố chủ yếu là con người, tức là phụ thuộc vào năng lực làm việc và
tính đáng tin cậy của lực lượng nhân sự… Nói cách khác, KSNB chỉ có thể giúp
hạn chế tối đa những sai phạm chứ không thể loại bỏ hoàn toàn sai phạm, vì có các
hạn chế tiềm tàng xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất, sự không chắc chắn từ rủi ro. Bởi vì rủi ro là việc liên quan đến
tương lai và nó chứa đựng yếu tố không chắc chắn. Doanh nghiệp không thể nhận
dạng hết tất cả các rủi ro và không thể đánh giá chính xác sự tác động của chúng.
Thứ hai, những hạn chế xuất phát từ con người như sự vô ý, bất cẩn, đãng trí,
đánh giá hay ước lượng sai, hiểu sai chỉ dẫn của cấp trên hoặc các báo cáo của cấp
dưới… dẫn đến những sai sót trong quá trình thực hiện.
Thứ ba, sự thông đồng giữa nhân viên với nhau hay với các cá nhân, bộ phận
bên ngoài đơn vị. Đơn vị không thể kiểm soát được tất cả hành vi của nhân viên hay
ngăn chặn được tất cả gian lận, cho nên nếu đạo đức của nhân viên không tốt sẽ dễ
dẫn đến việc cấu kết, thông đồng với nhau để thực hiện hành vi gian lận trong đơn
vị, làm vô hiệu hóa việc kiểm soát.
Thứ tư, những sai phạm từ các nghiệp vụ không thường xuyên do hoạt động
kiểm soát thường chỉ nhằm vào các nghiệp vụ phát sinh thường xuyên mà ít chú ý
đến những nghiệp vụ không thường xuyên.
Thứ năm, nhà quản lý thường yêu cầu chi phí bỏ ra cho hoạt động kiểm soát
phải nhỏ hơn giá trị thiệt hại ước tính do sai sót hay gian lận gây ra, do vậy khi một
thủ tục kiểm soát hữu hiệu nhưng chi phí bỏ ra lớn hơn lợi ích mang lại sẽ không
được lựa chọn.


23

Thứ sáu, khả năng lạm quyền từ các cá nhân có trách nhiệm nhằm phục vụ
cho mưu đồ riêng hoặc bị Ban Giám đốc khống chế dẫn đến hành vi sai phạm.
Trong khi các thủ tục kiểm soát thường được thiết kế để kiểm soát với cấp dưới hơn
là với nhà quản lý cấp cao.
Thứ bảy, sự thay đổi điều kiện hoạt động của đơn vị dẫn đến những thủ tục
kiểm soát không còn phù hợp với hoạt động của Doanh nghiệp. Khi có hoạt động
mới nảy sinh hoặc thay đổi cơ chế hoạt động thì thủ tục kiểm soát đã thiết kế không
còn đáp ứng được hoặc bị vi phạm.
Chính những hạn chế nói trên đã khiến cho KSNB của doanh nghiệp không
thể bảo đảm tuyệt đối, mà chỉ bảo đảm hợp lý trong việc đạt được các mục tiêu.
2.1.2.

Các yếu tố cấu thành KSNB trong Doanh nghiệp.
KSNB được nghiên cứu và thiết kế trên 5 yếu tố (COSO 2013): Môi trường
kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Các hoạt động kiểm soát; Hệ thống thông tin và truyền
thông; cuối cùng là Giám sát

2.1.2.1.

Môi trường kiểm soát
Trong COSO 2013, khái niệm về Môi trường kiểm soát được khái quát là nền
tảng ý thức, là văn hóa của doanh nghiệp tác động đến ý thức kiểm soát của toàn bộ
thành viên trong doanh nghiệp. Môi trường kiểm soát là nền tảng cho bốn bộ phận
còn lại của KSNB nhằm xây dựng những nguyên tắc và cơ cấu hoạt động phù hợp.
Môi trường kiểm soát được thể hiện thông qua tính kỷ luật, cơ cấu tổ chức, giá trị
đạo đức, tính trung thực, triết lý quản lý, phong cách điều hành. Môi trường kiểm
soát ảnh hưởng đến cách thức kinh doanh của một đơn vị, đến các mục tiêu được
thiết lập, đến các bộ phận còn lại của KSNB. Điều này không chỉ đúng trong giai
đoạn thiết kế mà cả trong hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Các nhân tố trong
môi trường kiểm soát nêu trên đều quan trọng, nhưng mức độ quan trọng của mỗi

nhân tố tùy thuộc vào từng doanh nghiệp.
Theo COSO 2013, các nguyên tắc cơ bản của môi trường kiểm soát như sau:
Nguyên tắc 1: Đơn vị chứng minh các cam kết về tính trung thực và giá trị
đạo đức. Điều này thể hiện rằng người quản lý phải chứng tỏ đơn vị quan tâm đến
tính trung thực và giá trị đạo đức.
Nguyên tắc 2: Hội đồng quản trị phải chứng tỏ sự độc lập với người quản lý
và đảm nhiệm chức năng giám sát việc thiết kế và vận hành KSNB.
Nguyên tắc 3: Nhà quản lý dưới sự giám sát của Hội đồng quản trị cần thiết


24
lập cơ cấu tổ chức, các loại báo cáo, phân định trách nhiệm và quyền hạn nhằm đạt
được mục tiêu của đơn vị.
Nguyên tắc 4: Đơn vị phải chứng tỏ sự cam kết về việc sử dụng nhân viên có
năng lực thông qua tuyển dụng, duy trì và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với
mục tiêu của đơn vị.
Nguyên tắc 5: Đơn vị cần yêu cầu các cá nhân chịu trách nhiệm báo cáo về
trách nhiệm của họ trong việc đáp ứng các mục tiêu của doanh nghiệp.
Những nhân tố của môi trường kiểm soát được ghi nhận bởi Báo cáo COSO
2013 gồm Tính chính trực và giá trị đạo đức; Cam kết về năng lực; Hội đồng quản
trị và Ủy ban kiểm toán; Triết lý quản lý và phong cách điều hành của nhà quản lý;
Cơ cấu tổ chức; Phân định quyền hạn và trách nhiệm; Chính sách nhân sự và việc
áp dụng vào thực tế.
Một là, tính chính trực và giá trị đạo đức. Sự hữu hiệu của KSNB trước tiên
phụ thuộc vào tính trung thực và việc tôn trọng các giá trị đạo đức của những người
có liên quan đến quá trình kiểm soát, trước hết là những người sáng lập, người quản
lý và sau đó là toàn thể nhân viên trong đơn vị. Đạo đức của các nhà quản lý cấp
cao sẽ là nhân tố quyết định đến thái độ của toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp.
Hai là, cam kết về năng lực. Nhà quản lý cần xác định rõ yêu cầu về
năng lực cho một công việc nhất định và cụ thể hóa nó thành các yêu cầu về kiến

thức và kỹ năng. Nhà quản lý chỉ nên tuyển dụng các nhân viên có kiến thức và
kinh nghiệm phù hợp với nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó người quản lý cũng
cần cân nhắc giữa yêu cầu năng lực của nhân viên và chi phí bỏ ra để đảm bảo
tốt nhất lợi ích cho doanh nghiệp.
Ba là, Hội đồng quản trị và Ủy ban kiểm toán. HĐQT và Ủy ban kiểm toán
là một nhân tố có ảnh hưởng đáng kể đến môi trường kiểm soát. Tính hữu hiệu của
môi trường kiểm soát phụ thuộc vào sự độc lập của HĐQT và Ủy ban kiểm toán với
Ban điều hành. HĐQT có nhiệm vụ chất vấn, giám sát các hoạt động quản lý, xử lý
những hành vi sai trái của nhà quản lý. Ủy ban kiểm toán giám sát sự tuân thủ pháp
luật, giám sát việc lập BCTC.
Bốn là, triết lý quản lý và phong cách điều hành của nhà quản lý. Triết lý
quản lý và phong cách điều hành tác động đến cách thức doanh nghiệp được điều
hành. Triết lý quản lý thể hiện qua quan điểm và nhận thức của người quản lý,


25
phong cách điều hành lại thể hiện qua cá tính, tư cách và thái độ của họ khi điều
hành đơn vị. Triết lý quản lý và phong cách điều hành được phản ánh trong cách
thức quản lý, sử dụng các kênh thông tin và quan hệ với cấp dưới; thái độ, quan
điểm của người quản lý đối với việc lập và trình bày BCTC, việc lựa chọn chính
sách kế toán, các ước tính kế toán và về việc phân nhiệm kế toán viên trong đơn vị.
Năm là, cơ cấu tổ chức. Cơ cấu tổ chức cung cấp khuôn khổ mà trong đó
các hoạt động của doanh nghiệp được lập kế hoạch, thực hiện, kiểm soát và giám
sát. Một cơ cấu tổ chức tốt đảm bảo cho các thủ tục kiểm soát hiệu quả. Ngược lại,
khi thiết kế không đúng, cơ cấu tổ chức có thể làm cho các thủ tục kiểm soát mất tác
dụng. Thực chất cơ cấu tổ chức là sự phân chia trách nhiệm và quyền hạn cũng như
sự ủy quyền hiệu quả giữa các bộ phận trong đơn vị. Cơ cấu tổ chức thường được
mô tả thông qua sơ đồ tổ chức, trong đó phải xác định được các vị trí then chốt với
quyền hạn, trách nhiệm và các thể thức báo cáo cho phù hợp. Cơ cấu tổ chức phụ
thuộc vào quy mô và đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp.

Sáu là, phân chia quyền hạn và trách nhiệm. Phân định quyền hạn và trách
nhiệm là việc xác định mức độ tự chủ, quyền hạn của từng cá nhân hay từng nhóm
trong việc đề xuất và giải quyết vấn đề, trách nhiệm báo cáo đối với các cấp có liên
quan. Ý thức về trách nhiệm của mỗi cá nhân trong đơn vị quyết định tính chất của
môi trường kiểm soát. Do đó, cần phải xác lập quyền hạn và trách nhiệm cho từng
thành viên, xác lập các mối quan hệ báo cáo và xây dựng các phương pháp ủy
quyền thông qua các văn bản và triển khai cho toàn đơn vị nhằm giúp từng thành
viên hiểu rõ mục tiêu của tổ chức và từng hành động, mức độ đóng góp của họ sẽ
ảnh hưởng như thế nào đến người khác cũng như mục tiêu chung của đơn vị.
Bảy là, chính sách nhân sự và việc áp dụng vào thực tế. Chính sách nhân sự
là các chính sách và thủ tục của nhà quản lý về việc tuyển dụng, đào tạo huấn luyện,
bổ nhiệm, đánh giá, sa thải, đề bạt, khen thưởng và kỷ luật… Chính sách nhân sự có
ảnh hưởng đáng kể đến sự hữu hiệu của môi trường kiểm soát. Chính sách nhân sự
này phải được thực thi trong thực tế.
2.1.2.2.

Đánh giá rủi ro
Theo COSO 2013, Đánh giá rủi ro được khái quát là quá trình nhận dạng và
phân tích những rủi ro ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu, từ đó có thể quản trị


×