Tải bản đầy đủ (.docx) (120 trang)

Luận văn thạc sỹ - Quản lý chi phí sửa chữa lớn tại Công ty Thủy điện Hòa Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.34 KB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

PHẠM DUY TÙNG

QUẢN LÝ CHI PHÍ SỬA CHỮA LỚN
TẠI CÔNG TY THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI - NĂM 2019


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

PHẠM DUY TÙNG

QUẢN LÝ CHI PHÍ SỬA CHỮA LỚN
TẠI CÔNG TY THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
MÃ NGÀNH: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
TS TRẦN THỊ HỒNG THỦY

HÀ NỘI - NĂM 2019


2


3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam đoan nghiên cứu này này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự
trung thực trong học thuật.
Hà Nội, tháng 11 năm 2019
Tác giả luận văn

Phạm Duy Tùng


4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, các nhà khoa học, các thầy giáo, cô
giáo và Viện Đào tạo sau đại học Trường Đại học kinh tế quốc dân đã cung cấp cho
tôi những tri thức quý báu trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Trần Thị Hồng Thủy
giáo viên trực tiếp hướng dẫn và các thầy giáo, cô giáo khoa sau đại học - Trường
Đại học kinh tế quốc dân, người đã trực tiếp và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt
quá trình thực hiện luận văn này.
Mặc dù rất tâm huyết với đề tài và đã có rất nhiều cố gắng nhưng không thể
tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót; kính mong quý thầy, cô giáo tiếp tục chỉ dẫn,
bạn bè, đồng nghiệp góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2019
Tác giả luận văn

Phạm Duy Tùng


5

MỤC LỤC


6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nội dung

BCTC

Báo cáo tài chính

HB

Hòa Bình

NMTĐ

Nhà máy thủy điện


NXB

Nhà xuất bản

SCL

Sửa chữa lớn



Thủy điện

TSCĐ

Tài sản cố định


7

DANH MỤC BẢNG


8

DANH MỤC HỘP, HÌNH

HỘP

HÌNH



9

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

PHẠM DUY TÙNG

QUẢN LÝ CHI PHÍ SỬA CHỮA LỚN
TẠI CÔNG TY THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
MÃ NGÀNH: 8340410

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - NĂM 2019


10

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Tính cấp thiết của đề tài
Công ty thuỷ điện Hoà Bình là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tập đoàn
điện lực Việt Nam, là một trong các công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, là
nguồn điện chủ lực của hệ thống điện Việt Nam, Công ty thuỷ điện Hoà Bình hàng
năm cần nguồn kinh phí lớn để đảm bảo duy trì vận hành một cách liên tục và hiệu
quả. Trong đó hàng năm, tính riêng chi phí sửa chữa lớn TSCĐ chiếm 20% chi phí
của Công ty.
Bộ máy quản lý chi phí sửa chữa lớn của Công ty thủy điện Hòa Bình có sự

tham gia hỗ trợ của nhiều bộ phận và phối hợp với nhau khá nhịp nhàng; nhưng công
tác quản lý chi phí sửa chữa lớn của Công ty thuỷ điện Hoà Bình vẫn đang gặp một
số vấn đề khó khăn trong các khâu: lập kế hoạch chi phí SCL, tổ chức thực hiện kế
hoạch chi phí SCL và kiểm soát chi phí SCL.
Cụ thể như, về công tác lập kế hoạch chi phí sửa chữa lớn: việc chưa đánh
giá được đúng mức độ biến động vật liệu trên thị trường dẫn đến chi phí vật liệu
trong kế hoạch không sát với thực tế, ảnh hưởng đến công tác tổ chức thực hiện kế
hoạch chi phí sửa chữa lớn sau này. Về công tác tổ chức thực hiện kế hoạch chi phí
sửa chữa lớn: tỷ lệ hoàn thành về tổng chi phí sửa chữa lớn đang ngày càng tăng
lên, khả năng hoàn thành kế hoạch về chi phí sửa chữa lớn đang bị giảm sút, khiến
cho chi phí sửa chữa lớn kỳ thực hiện lớn hơn so với kế hoạch. Trong số các khoản
mục chi phí sửa chữa lớn, chi phí vật liệu chiếm tỷ trọng quan trọng nhất, nhưng
Công ty chưa hoàn thành được dự toán về chi phí vật liệu sử dụng cho sửa chữa lớn.
Về kiểm soát chi phí sửa chữa lớn: hình thức kiểm soát định kỳ chỉ thực hiện
1 năm 1 lần, trong khi số lượng dự án sửa chữa lớn và chi phí phát sinh rất nhiều,
nên việc kiểm soát của bên thứ ba chỉ được thực hiện trên cơ sở chọn mẫu, nên khó
tránh khỏi kiểm soát thiếu.
Là một chuyên viên phòng Tài chính – Kế toán của Công ty, học viên đã lựa
chọn đề tài “Quản lý chi phí sửa chữa lớn tại Công ty Thủy điện Hòa Bình” để
góp phần hoàn thiện hệ thống quản lý chi phí sửa chữa lớn tại Công ty và đồng thời
nhấn mạnh vai trò quan trọng của công tác quản lý chi phí sửa chữa lớn trong công
tác quản lý.


11

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn là: Hệ thống được cơ sở lý luận về quản lý chi phí sửa
chữa lớn tại công ty thuỷ điện. Phân tích được thực trạng và đánh giá điểm mạnh,
hạn chế trong quản lý chi chí sửa chữa lớn tại Công ty thuỷ điện Hoà Bình giai đoạn

2016 – 2018. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi phí sửa chữa lớn
tại Công ty thuỷ điện Hoà Bình đến năm 2025.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quản lý chi phí sửa chữa lớn tại Công ty Thuỷ điện
Hoà Bình
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu về quản lý chi phí sửa chữa
lớn tại Công ty Thuỷ điện Hoà Bình theo quy trình quản lý bao gồm: lập kế hoạch
chi phí SCL, tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm soát chi phí sửa chữa lớn.
- Phạm vi về không gian: Công ty thuỷ điện Hoà Bình
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thực trạng quản lý chi phí sửa chữa lớn
trong giai đoạn 2016 – 2018, dữ liệu sơ cấp được thu thập trong 03 tháng năm 2019,
đề xuất các giải pháp đến năm 2025.
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm ba chương chính. Cụ thể là:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý chi phí sửa chữa lớn tại công ty thủy điện
Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý chi phí sửa chữa lớn tại Công ty
thuỷ điện Hoà Bình giai đoạn 2016 - 2018
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý chi phí sửa chữa
lớn tại Công ty thuỷ điện Hoà Bình đến năm 2025

CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ SỬA CHỮA LỚN
TẠI CÔNG TY THỦY ĐIỆN
1.1. Công ty thủy điện và chi phí sửa chữa lớn tại công ty thủy điện
Công ty thủy điện là công ty thực hiện chuyển đổi sức nước (thủy năng)
thành điện năng. Vai trò của công ty thủy điện: các công ty thủy điện thúc đẩy các


12


khả năng kinh tế, công ty thủy điện góp phần vào phát triển bền vững, công ty
thủy điện giúp sử dụng nước đa mục tiêu, công ty thủy điện góp phần phát triển cơ
sở hạ tầng và cải thiện công bằng xã hội.
Sửa chữa tài sản cố định là việc duy tu, bảo dưỡng, thay thế sửa chữa những
hư hỏng phát sinh trong quá trình hoạt động nhằm khôi phục lại năng lực hoạt động
theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn ban đầu của tài sản cố định. Trong đó, sửa chữa
lớn tài sản cố định được hiểu là một dạng sửa chữa tài sản cố định nhưng với chi phí
sửa chữa lớn, thời gian sửa chữa có thể kéo dài trong nhiều kỳ.
Sửa chữa lớn tại công ty thủy điện là việc duy tu, bảo dưỡng, thay thế, sửa
chữa những hư hỏng lớn phát sinh trong quá trình nhà máy thủy điện hoạt động với
chi phí sửa chữa lớn, thời gian sửa chữa kéo dài trong nhiều kỳ.
Nội dung chi phí sửa chữa lớn:
+ Chi phí vật liệu: là các chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu phát sinh
trong quá trình duy tu, bảo dưỡng, thay thế, sửa chữa những hư hỏng lớn phát sinh
trong quá trình nhà máy thủy điện.
+ Chi phí nhân công: là các chi phí liên quan tới tiền lương, tiền công của
các nhân viên trực tiếp phát sinh trong quá trình duy tu, bảo dưỡng, thay thế, sửa
chữa những hư hỏng lớn phát sinh trong quá trình nhà máy thủy điện.
+ Chi phí khác: là các chi phí khác liên quan tới quá trình duy tu, bảo dưỡng,
thay thế, sửa chữa những hư hỏng lớn phát sinh trong quá trình nhà máy thủy điện
như chi phí dịch vụ mua ngoài.

1.2. Quản lý chi phí sửa chữa lớn tại công ty thủy điện
Khái niệm và mục tiêu quản lý chi phí sửa chữa lớn tại công ty thủy điện
Quản lý chi phí sửa chữa lớn tại công ty thủy điện là quá trình lập kế hoạch
chi phí sửa chữa lớn, tổ chức thực hiện kế hoạch chi phí sửa chữa lớn và kiểm soát
chi phí sửa chữa lớn.
Mục tiêu của quản lý chi phí sửa chữa lớn tại công ty thủy điện: Đảm bảo chi
đúng, chi đủ, không bị thất thoát ngân sách nhà nước; Đảm bảo chi kịp thời, không

bị thấu chi; Khi mục tiêu quản lý chi phí sửa chữa lớn được thực hiện được nhằm
đảm bảo sửa chữa lớn được thực hiện tốt và đảm bảo TSCĐ được đảm bảo hoạt
động đúng công suất và đáp ứng yêu cầu của công ty thủy điện.

Bộ máy quản lý chi phí sửa chữa lớn tại công ty thủy điện


13

- Giám đốc
- Phó giám đốc
- Phòng tài chính kế toán
- Phòng kế hoạch vật tư
Nhân lực quản lý chi phí sửa chữa lớn cần đáp ứng được các yêu cầu về kiến
thức, kỹ năng và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

Nội dung quản lý chi phí sửa chữa lớn tại công ty thủy điện
Lập kế hoạch chi phí sửa chữa lớn
Trong kế hoạch chi phí SCL, có 2 chỉ tiêu quan trọng cần đặt ra các mục
thiêu cụ thể là: Chi phí vật liệu SCL và chi phí nhân công SCL
Quy trình lập kế hoạch: Tiếp nhận phương án kỹ thuật đã phê duyệt; Lập dự
toán chi phí theo khối lượng trên phương án kỹ thuật; Kiểm tra định mức và đơn giá thị
trường; Phê duyệt kế hoạch.

Tổ chức thực hiện kế hoạch chi phí sửa chữa lớn
Tổ chức thực hiện kế hoạch chi phí sửa chữa lớn của công ty được thực hiện
theo nội dung chi phí: vật liệu và nhân công
Tổ chức thực hiện kế hoạch chi phí vật liệu sửa chữa lớn: Công ty tự tổ chức
mua sắm theo 2 hình thức mua sắm trực tiếp hoặc tổ chức đấu thầu tùy theo giá trị
chi phí vật liệu cần mua.

Tổ chức thực hiện kế hoạch chi phí nhân công sửa chữa lớn: Hoạt động SCL
đều do đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty thực hiện. Chi phí nhân công SCL
cũng chính là lương của cán bộ công nhân viên tham gia trong thời gian SCL. Căn cứ
để thực hiện được chi nhân công là bảng chấm công người lao động theo từng tháng.
Phòng Tổ chức nhân sự có trách nhiệm trong công tấc tập hợp và kiểm tra bảng công
có đúng quy định, có chính xác, đúng với thực tế làm việc của người lao động trong
công tác sửa chữa lớn. Kế toán tiền lương căn cứ vào số công làm việc thực tế, hệ số
lương thưởng tính toán ra tiền lương thực tế cho người lao động. Kế toán thanh toán
thanh toán tiền lương cho người lao động theo bảng lương tính ra.

Kiểm soát chi phí sửa chữa lớn
Kiểm soát chi phí SCL bao gồm các nội dung sau: Kiểm tra tính đúng, đầy
đủ, hợp lý của kế hoạch chi phí SCL; Kiểm soát tính đầy đủ, hợp lý của hồ sơ thanh
quyết toán; Theo dõi các chỉ tiêu chi phí thực hiện hạng mục công trình SCL nhằm


14

mục đích phát hiện các sai lệch so với kế hoạch chi phí.
Hình thức kiểm soát: Kiểm soát chi phí sửa chữa lớn có thể được thực hiện
thường xuyên, định kỳ và đột xuất.
Chủ thể kiểm soát: Đối với hình thức kiểm soát thường xuyên, chủ thể kiểm soát là
Ban giám đốc, kế toán trưởng thuộc bên trong công ty; Đối với hình thức kiểm soát định
kỳ và đột xuất, chủ thể kiểm soát có thể là Ban giám đốc, kế toán trưởng bên trong công
ty hoặc cấp trên, kiểm toán bên ngoài hoặc thanh tra các bộ ngành liên quan.

Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi phí sửa chữa lớn tại
công ty thủy điện
Yếu tố thuộc về công ty thủy điện: Nguồn lực tài chính; Hoạt động SCL
Yếu tố thuộc về tập đoàn điện lực: Nguồn vốn cấp cho các công ty thuỷ điện;

Quy định về định mức SCL.
Yếu tố khác: Yếu tố thuộc về nhà thầu SCL; Yếu tố thuộc về thuỷ điện; Giá cả
nguyên vật liệu; Khoa học công nghệ

CHƯƠNG 2.
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI PHÍ SỬA CHỮA
LỚN TẠI CÔNG TY THUỶ ĐIỆN HOÀ BÌNH
GIAI ĐOẠN 2016 - 2018
2.1. Tổng quan về Công ty thuỷ điện Hoà Bình
Thủy điện Hòa Bình được khởi công xây dựng ngày 06/11/1979. Đây là công
trình lớn có quy mô bậc nhất ở khu vực Đông Nam Á, điều kiện thi công phức tạp,
thời gian thi công kéo dài. Sau 15 năm xây dựng, lắp đặt và đưa dần các tổ máy vào
vận hành. Công trình đã được khánh thành ngày 20/12/1994, đánh dấu một bước
nhảy vọt về sự phát triển của ngành năng lượng Việt Nam nói chung và của ngành
điện nói riêng.
Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo hình thức trực tuyến chức năng, tức là
theo chế độ một thủ trưởng chịu trách nhiệm trực tuyến, từng nhân viên chịu trách
nhiệm trong công việc được giao. Các bộ phận phòng, ban nghiệp vụ giúp việc,
tham mưu cho giám đốc, chịu trách nhiệm báo cáo kết quả công việc thực hiện và
đề xuất các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ và hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Tổng số lao động từ năm 2016 đến năm 2018 có xu hướng giảm, cơ cấu


15

lao động sản xuất của Công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động của
Công ty, còn số lao động quản lý thì chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với lao động sản
xuất.

2.2. Thực trạng chi phí sửa chữa lớn tại Công ty thủy điện Hòa Bình

Số lượng dự án sửa chữa lớn trong giai đoạn 2016 – 2018 có sự thất thường,.
Năm 2016, 2017 công ty đều có 36 hạng mục SCL, tuy nhiên năm 2018 có ít hạng
mục cần sửa chữa hơn với 23 hạng mục. Nguyên nhân là do theo thời gian sử dụng,
các tổ máy đều đang được vận hành tốt, ít có nhu cầu sửa chữa hơn. Điều này cũng
nằm trong kế hoạch phát triển máy móc, thiết bị của Công ty.
Tương ứng với số lượng dự án sửa chữa lớn, chi phí sửa chữa lớn giai đoạn
2016 – 2018 của Công ty được thể hiện như sau: Chi phí sửa chữa lớn của Công ty
được chi tiết cụ thể từng khoản mục chi phí sửa chữa như vật liệu, nhân công và chi
phí khác. Trong dự toán chi phí sửa chữa lớn, chi phí vật liệu đóng vai trò lớn nhất,
chi phí nhân công chiếm tỷ trọng thấp hơn và chi phí khác chiếm rất ít tỷ trọng
trong tổng chi phí SCL của công ty.

2.3. Thực trạng quản lý chi phí sửa chữa lớn tại Công ty
thủy điện Hòa Bình
Thực trạng bộ máy quản lý chi phí sửa chữa lớn tại Công ty thủy
điện Hòa Bình
Bộ máy quản lý chi phí sửa chữa lớn của Công ty thủy điện Hòa Bình có sự
tham gia hỗ trợ của nhiều bộ phận: Giám đốc; Phó giám đốc; Phòng kế hoạch vật
tư; Phòng tài chính kế toán.

Thực trạng lập kế hoạch chi phí sửa chữa lớn tại Công ty thủy điện
Hòa Bình
Quy trình lập kế hoạch chi phí sửa chữa lớn: Kế hoạch chi phí sửa chữa lớn
là một phần nhỏ trong kế hoạch sửa chữa lớn chung của Công ty. Trình tự lập kế
hoạch chi phí sửa chữa lớn chung của Công ty như sau: Phòng Kế hoạch vật tư tiếp
nhận phương án kỹ thuật từ phòng Kỹ thuật an toàn; Chuyên viên dự toán phòng Kế
hoạch vật tư lập kế hoạch chi phí SCL dựa vào khối lượng công việc trong phương án
kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật theo quy định của Nhà nước, định mức sửa chữa
lớn theo quy định của tập đoàn, các quy định về lập dự toán của bộ tài chính, đơn giá



16

vật liệu thiết bị thực tế và chi phí rủi ro có thể xảy ra; Sau khi chuyên viên dự toán lập,
trưởng phòng Kế hoạch vật tư ký duyệt sau đó chuyển qua bộ phận Tài chính Kế toán
kiểm tra, chuyên viên sửa chữa lớn phòng Tài chính kế toán xem xét dự toán có đúng
khối lượng thực hiện (so với phương án kỹ thuật), định mức dự toán theo quy định
(quy định của tập đoàn và nhà nước) và đơn giá thực tế; Ban giám đốc công ty phê
duyệt lần cuối trước khi trình lên cấp tập đoàn.
Chủ thể lập kế hoạch: Công tác lập kế hoạch chi phí sửa chữa lớn ở Công ty có
sự tham gia của phòng tài chính kế toán, phòng kế hoạch vật tư dưới sự phê duyệt của
Ban giám đốc.
Nội dung kế hoạch chi phí sửa chữa lớn: Trong giai đoạn vừa qua, kế hoạch
về chi phí sửa chữa lớn của Công ty được lập hàng năm theo từng hạng mục công
trình sửa chữa lớn. Dự toán chi phí sửa chữa lớn của Công ty được chi tiết theo số
dự án và tổng chi phí sửa chữa, trong đó phân chia cụ thể từng khoản mục chi phí
sửa chữa như vật liệu, nhân công và chi phí khác. Trong dự toán chi phí sửa chữa
lớn, chi phí vật liệu đóng vai trò lớn nhất.
Tổng số hạng mục SCL trong 2 năm 2016, 2017 đều là 36 nhưng lại giảm nhiều
vào năm 2018, còn 23 hạng mục. Các chỉ tiêu chi phí vật liệu, nhân công, chi phí khác
trong kế hoạch cũng tăng giảm theo chi phí sửa chữa lớn kế hoạch trong 3 năm 2016 –
2018.

Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch chi phí sửa chữa lớn tại
Công ty thủy điện Hòa Bình
Sau khi kế hoạch chi phí sửa chữa lớn được Ban Giám đốc Công ty phê
duyệt và nộp lên Cục điều tiết, các bộ phận trực tiếp tiến hành tổ chức thực hiện kế
hoạch chi phí sửa chữa lớn.

Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch chi phí vật liệu sửa chữa lớn tại

Công ty thủy điện Hòa Bình
Quy trình tổ chức thực hiện: Căn cứ vào dự toán được thực hiện trước đó và
tình hình sử dụng vật tư thực tế trong quá trình thực hiện sửa chữa, phòng Kế hoạch
vật tư thực hiện mua vật liệu thiết bị sửa chữa tương ứng. Trong chi phí sửa chữa
lớn, chi phí lớn nhất là chi phí nguyên vật liệu, trong đó: các hóa đơn mua nguyên vật
liệu từ 30 triệu trở xuống, thì bộ phận sửa chữa làm đơn đề nghị mua, bộ phận kế hoạch
sẽ xin báo giá, trình ban giám đốc phê duyệt thì sẽ thực hiện thu mua. Với các đề nghị


17

mua nguyên vật liệu trên 30 triệu thì sẽ tổ chức đấu thầu mua sắm để lựa chọn nhà
cung cấp có giá trị hợp lý nhất (Kết quả quản lý về giá đấu thầu của Công ty chưa
được tốt, khi giá trị nhà thầu thực hiện đang vượt kế hoạch so với giá trúng thầu).
Quy trình tạm ứng, thanh toán tạm ứng, thanh quyết toán chi phí vật liệu
SCL: Đề xuất thanh toán; Kế toán SCL kiểm tra; Giám đốc phê duyệt; Kế toán
thanh toán lập ủy nhiệm chi; Trình ký chứng từ; Kế toán thanh toán chuyển ủy
nhiệm chi sang ngân hàng giao dịch. Kế toán thanh toán nhận 1 bản đóng dấu của
ngân hàng mang về lưu hồ sơ cùng bộ chứng từ thanh toán.
Quá trình tạm ứng căn cứ vào tỷ lệ tạm ứng trên giá trị trúng thầu, thường vào
khoảng 20 – 30% giá trị trúng thầu theo quy định trong hợp đồng. Quá trình thanh
toán tạm ứng và thanh toán thường được thực hiện ở giai đoạn 2 của gói thầu, khi nhà
thầu đã cung cấp được một phần lớn vật liệu, và tiến hành thanh toán lần 2 sau khi trừ
đi giá trị tạm ứng. Quá trình thanh toán theo quyết toán được thực hiện vào cuối hợp
đồng, khi nhà thầu đã hoàn thành quá trình cung cấp vật liệu theo hợp đồng cho Công
ty.
Kết quả quá trình tạm ứng, thanh toán tạm ứng và thanh quyết toán: tỷ lệ tạm
ứng giai đoạn 2016 – 2018 đang ngày càng tăng lên. Tỷ lệ thanh toán tạm ứng đang
bị giảm sút trong cả giai đoạn 2016 – 2018. Công ty quyết toán chi phí vật liệu SCL
theo biên bản quyết toán của nhà thầu với tỷ lệ đạt 100%.

Kết quả thực hiện chi phí vật liệu sửa chữa lớn của Công ty: tỷ lệ hoàn thành
về chi phí vật liệu sửa chữa lớn đang ngày càng tăng, từ 97,01% năm 2016 lên
100,22% năm 2017 và 101,22% năm 2018. Điều này chứng tỏ khả năng hoàn thành
kế hoạch chi phí vật liệu SCL của công ty ngày càng tăng lên.

Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch chi phí nhân công sửa chữa lớn
tại Công ty thủy điện Hòa Bình
Các bộ phận sẽ thực hiện chấm công qua bảng chấm công. Phân xưởng sửa
chữa là đơn vị trực tiếp thực hiện công tác sửa chữa lớn. Công tác chấm công và
tập hợp bảng công hiệu quả và nhanh chóng phụ thuộc nhiều vào cán sự thống kê
từng phân xưởng. Phòng Tổ chức nhân sự có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và
xem xét bảng công có chính xác, đầy đủ không, tránh tình trạng chấm thiếu, chấm
nhầm gây thiệt hại cho người lao động. Sau đó chuyên viên phòng Tổ chức và
nhân sự trình lên trưởng phòng Tổ chức và nhân sự và ban giám đốc để xét duyệt


18

và ký tá. Kế toán tiền lương căn cứ vào số công làm việc thực tế trong bảng công,
hệ số lương thưởng tính toán ra tiền lương thực tế cho người lao động. Từ đó trình
Kế toán trưởng và Ban Giám đốc phê duyệt và thanh toán.
Kết quả thực hiện kế hoạch chi phí nhân công SCL: tỷ lệ hoàn thành về chi phí
nhân công SCL ngày càng tăng lên, từ 98,57% năm 2016 lên 99,51% năm 2017 và
102,21% năm 2018.

Thực trạng kiểm soát chi phí sửa chữa lớn tại Công ty
thủy điện Hòa Bình
Chủ thể thực hiện: Công tác kiểm soát chi phí sửa chữa lớn tại Công ty hiện
nay chủ yếu là do Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng phòng kế hoạch vật tư và Kế toán
trưởng thực hiện.

Hình thức và nội dung thực hiện: Kiểm soát thường xuyên (Hình thức kiểm
soát thường xuyên đã phát huy hiệu quả khi có một số lượng lớn bộ chứng từ cần phải
bổ sung đầy đủ mới được thanh toán, có một tỷ lệ số bộ chứng từ đang bị từ chối
thanh toán); Kiểm soát định kỳ (trong quá trình kiểm soát định kỳ có sự phát hiện
một số chứng từ sai sót, không hợp lý, hợp lệ. Sự phát hiện này thường do công ty
kiểm toán phát hiện ra); Kiểm soát đột xuất (thanh tra của các bộ ngành liên quan
(bộ tài chính, bộ công thương) hoặc các đoàn kiểm tra của tập đoàn điện lực Việt
Nam có thể kiểm tra đột xuất việc quản lý chi phí SCL của công ty trong giai đoạn
từ 3 – 5 năm).

2.4. Đánh giá thực trạng quản lý chi phí sửa chữa lớn tại Công ty thủy
điện Hòa Bình
Đánh giá thực hiện mục tiêu quản lý chi phí sửa chữa lớn tại Công
ty thủy điện Hòa Bình
Mục tiêu đạt được: quản lý chi phí sửa chữa lớn phải đảm bảo công ty thủy
điện có thể duy trì công suất hoạt động hiệu quả của mình.
Mục tiêu đã được thực hiện nhưng chưa đạt được: Mục tiêu quản lý chi phí
sửa chữa lớn phải đảm bảo sắp xếp nguồn lực của công ty thủy điện, đánh giá thời
điểm hoặc các vấn đề quan trọng trong sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến việc sửa
chữa
Trong giai đoạn 2016 – 2018, việc thực hiện mục tiêu quản lý chi phí sửa chữa


19

lớn tại Công ty thủy điện Hòa Bình không hiệu quả, khi thực hiện kế hoạch về chi phí
sửa chữa lớn không đạt trong 2 năm 2017 và 2018. Tỷ lệ hoàn thành về các chỉ tiêu chi
phí SCL nhỏ hơn 100% trong năm 2016. Tuy nhiên đến năm 2017 và 2018 tỷ lệ này lại
lớn hơn 100% (100,15% và 101,18%).


Ưu điểm trong quản lý chi phí sửa chữa lớn tại Công ty thủy điện
Hòa Bình
Bộ máy quản lý chi phí sửa chữa lớn của Công ty thủy điện Hòa Bình có sự
tham gia hỗ trợ của nhiều bộ phận và phối hợp với nhau khá nhịp nhàng. Kế hoạch
được chi tiết theo từng khoản mục chi phí và theo từng dự án, tạo sự thuận lợi cho
các bên khi tham gia quản lý chi phí. Tổ chức thực hiện kế hoạch chi phí sửa chữa
lớn ở Công ty cũng đã có sự tham gia, phối hợp của đầy đủ các bộ phận trong bộ
máy quản lý chi phí sửa chữa lớn của Công ty, các khoản chi phí phát sinh đều được
phản ánh đầy đủ vào sổ sách đúng quy định. Kiểm soát chi phí sửa chữa lớn được
thực hiện theo ba hình thức thường xuyên, định kỳ, đã phát huy hiệu quả tương đối tốt.

Hạn chế trong quản lý chi phí sửa chữa lớn tại Công ty thủy điện
Hòa Bình
Thứ nhất, về bộ máy quản lý chi phí sửa chữa lớn: trình độ và kinh nghiệm
của các bộ phận tham gia quản lý chi phí sửa chữa lớn còn yếu và hạn chế, đặc biệt
là phòng kế hoạch vật tư và phòng tài chính kế toán. Nếu không thể khắc phục được
điểm yếu, hạn chế này có thể dẫn đến một loạt sai sót từ khâu lập kế hoạch, tổ chức
thực hiện và kiểm soát chi phí SCL sau đó. Số lượng cán bộ công nhân viên tuy khá
đầy đủ nhưng vẫn để ra tình trạng sai sót trong giai đoạn cao điểm sửa chữa lớn.
Thứ hai, về lập kế hoạch chi phí sửa chữa lớn: việc lập kế hoạch chi phí SCL
dù đã sát nhưng vẫn cao hơn so với chi phí thực hiện. Chi phí vật liệu vẫn chưa
được đánh giá đúng mức độ biến động trên thị trường, dẫn đến có tình trạng thiếu
hụt về khối lượng hoặc tăng quá nhiều giá cả trong quá trình sửa chữa,
Thứ ba, về tổ chức thực hiện kế hoạch chi phí sửa chữa lớn: tỷ lệ hoàn thành
về tổng chi phí sửa chữa lớn đang ngày càng tăng lên, khả năng hoàn thành kế
hoạch về chi phí sửa chữa lớn đang bị giảm sút, khiến cho chi phí sửa chữa lớn
kỳ thực hiện lớn hơn so với kế hoạch. Trong số các khoản mục chi phí sửa chữa
lớn, chi phí vật liệu chiếm tỷ trọng quan trọng nhất, nhưng Công ty chưa hoàn
thành được dự toán về chi phí vật liệu sử dụng cho sửa chữa lớn. Khoản mục chi



20

phí quan trọng khác là chi phí nhân công sửa chữa lớn. Trong giai đoạn 2016 –
2018, tỷ lệ hoàn thành về chi phí nhân công sửa chữa lớn tăng mạnh từ 98,57%
lên 102,22%, chứng tỏ Công ty đang không hoàn thành kế hoạch về chi phí nhân
công sửa chữa lớn, mức không hoàn thành ngày càng cao. Việc luân chuyển tập
hợp chứng từ giữa các đơn vị trong công ty còn khá chậm, thường xuyên xảy ra tình
trạng chậm trễ dẫn đến việc thanh quyết toán, phân bổ các nguồn chi phí cũng chậm
trễ theo.
Thứ tư, về kiểm soát chi phí sửa chữa lớn: hình thức kiểm soát định kỳ chỉ
thực hiện 1 năm 1 lần, trong khi số lượng dự án sửa chữa lớn và chi phí phát sinh rất
nhiều, nên việc kiểm soát của bên thứ ba chỉ được thực hiện trên cơ sở chọn mẫu,
nên khó tránh khỏi kiểm soát thiếu. Các hạng mục công trình có thể thực hiện dồn
dập theo chỉ đạo của Cục điều tiết (tránh thời điểm sản xuất hoặc xả lũ của công ty)
dẫn đến khối lượng công việc tăng đột ngột, từ đó quá trình kiểm soát có thể bị ảnh
hưởng dẫn đến một số sai sót.

Nguyên nhân của hạn chế trong quản lý chi phí sửa chữa lớn tại
Công ty thủy điện Hòa Bình
Nguyên nhân thuộc về Công ty: Chi phí nhân công không đúng kế hoạch chủ
yếu phát sinh ở chi phí làm thêm giờ, khi các nhân công vừa phải thực hiện cung
cấp dịch vụ cho khách hàng, vừa kiêm nhiệm sửa chữa lớn, đặc biệt khi phát sinh
nhiều dự án sửa chữa lớn cùng lúc; Chứng từ do phân xưởng sửa chữa chuyển lên
phòng tài chính kế toán còn chậm trễ; Nguồn lực tài chính của công ty phụ thuộc
hoàn toàn vào Tập đoàn điện lực Việt Nam; Nguồn nhân sự của công ty dù có bộ
máy quản lý cấp cao có trình độ và kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, tuy nhiên
cũng không thể bù đắp cho sự thiếu hụt về trình độ và kinh nghiệm của đội ngũ
chuyên viên trong bộ máy quản lý chi phí SCL; Hoạt động SCL của công ty dù lên
kế hoạch hằng năm nhưng vẫn chịu sự điều khiển của các yếu tố bên ngoài dẫn đến

quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch chi phí SCL bị sai lệch so với kế hoạch đã
được lập.
Nguyên nhân thuộc về Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Kế hoạch chi phí sửa
chữa lớn hiện nay được lập 1 năm 1 lần theo đúng quy định của EVN trình lên Cục
điều tiết; Các quy định về sửa chữa lớn tài sản cố định của Tập đoàn Điện lực Việt
Nam thường được xây dựng chung cho tất cả công ty trong tập đoàn, chưa xét đến


21

đặc thù của từng công ty riêng biệt; Định mức SCL do Tập đoàn điện lực Việt Nam
ban hành áp dụng cho các đơn vị trong ngành chưa thường xuyên được cập nhật
thay đổi theo thị trường.
Nguyên nhân khác: Chất lượng, năng lực nhà thầu tham gia SCL; Chi phí vật
liệu không đúng kế hoạch có hai nguyên nhân chính, thứ nhất là vật liệu vượt định
mức đưa ra, vật liệu trong quá trình sửa chữa bị hư hỏng phải xuất cái khác ra thay
thế, thứ hai là đơn giá vật liệu nhập mua trong kỳ bị tăng giá so với khi lập kế
hoạch; Ngành điện lực là ngành độc quyền tại Việt Nam, các máy móc thiết bị chủ
yếu là nhập khẩu từ nước ngoài, công ty không thể thực hiện các hình thức đấu thầu
cạnh tranh thông thường, dẫn đến chi phí tốn kém nhiều hơn.

CHƯƠNG 3.
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI
PHÍ SỬA CHỮA LỚN TẠI CÔNG TY THUỶ ĐIỆN
HOÀ BÌNH ĐẾN NĂM 2025
Định hướng hoàn thiện quản lý chi phí sửa chữa lớn tại Công ty đến
năm 2025
Phương hướng hoàn thiện bộ máy quản lý (Hoàn thiện bộ máy quản lý theo
hướng tinh gọn, phân công phân nhiệm rõ ràng, tăng cường sự phối hợp giữa phòng
tài chính kế toán và kế hoạch vật tư cùng bộ phận sửa chữa); Phương hướng hoàn

thiện lập kế hoạch chi phí sửa chữa lớn (Tăng cường tiến hành khảo sát tình hình sử
dụng tài sản cố định, giá cả thị trường trước khi lập kế hoạch chi); Phương hướng tổ
chức thực hiện kế hoạch chi phí sửa chữa lớn (Tổ chức thực hiện kế hoạch chi phí
sửa chữa lớn đảm bảo tốt các mục tiêu hoạt động của Công ty. Tổ chức thực hiện kế
hoạch chi phí sửa chữa lớn phải quán triệt nguyên tắc tiết kiệm, đảm bảo chi theo
chế độ và chính sách của Nhà nước); Phương hướng kiểm soát chi phí sửa chữa lớn
(Tăng cường kiểm soát chi phí sửa chữa lớn thông qua hình thức kiểm soát thường
xuyên, kiểm soát định kỳ, nhằm hạn chế sai sót trong các trường hợp kiểm soát đột
xuất).

Giải pháp hoàn thiện quản lý chi phí sửa chữa lớn tại Công ty thủy
điện Hòa Bình
Giải pháp 1: Giải pháp về bộ máy quản lý chi phí sửa chữa lớn
Thực hiện tập huấn, đào tạo kỹ năng chuyên môn cho các cán bộ phòng kế


22

hoạch vật tư và phòng tài chính kế toán về quản lý chi phí nói chung. Tổ chức các
buổi kiểm tra định kỳ hàng quý nhằm kiểm tra năng lực của các cán bộ, nếu ai
không đạt yêu cầu có thể bị phạt thi đua, nhằm khuyến khích các cán bộ nâng cao
trình độ chuyên môn của mình.
Bên cạnh đó, các phòng ban nên thống nhất lịch bàn giao chứng từ giữa
phòng kế hoạch vật tư, phòng tài chính kế toán và các phân xưởng sản xuất. Công
ty có thể bổ sung bộ phận kiểm soát trong bộ máy quản lý chi phí sửa chữa lớn. Bộ
phận này sẽ hoạt động độc lập, chỉ chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc.

Giải pháp 2: Giải pháp về lập kế hoạch chi phí sửa chữa lớn
Tần suất lập kế hoạch: Công ty nên lập kế hoạch chi phí sửa chữa lớn hàng
quý để theo dõi nội bộ song song với việc lập kế hoạch chi phí sửa chữa lớn hàng

năm nộp lên Cục điều tiết.
Xây dựng định mức chi phí tiêu hao và hoạch định chi phí: Công ty cần định
mức cả về giá lẫn về lượng vì sự biến đổi của hai yếu tố này đều tác động đến sự
thay đổi của chi phí (Định mức giá được ước lượng bằng cách tổng cộng tất cả các
khoản chi phí liên quan đến việc mua hàng hay nguyên vật liệu hay lương và các
chi phí liên quan; Định mức lượng căn cứ số lượng, chủng loại và thành phần kết
hợp các vật liệu để sửa chữa từng công việc của dự án, lượng và loại lao động để
sửa chữa hay thực hiện một phần công việc nào đó của dự án).
Phân tích biến động chi phí thực tế so với định mức: Phân tích các biến động
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; Phân tích các biến động chi phí lao động trực tiếp.

Giải pháp 3: Giải pháp về tổ chức thực hiện kế hoạch chi phí sửa
chữa lớn
Giải pháp về chi phí vật liệu sửa chữa lớn: Tìm kiếm nhà cung cấp vật liệu
ổn định và ký kết hợp đồng theo năm; Xác định chính xác nhu cầu vật liệu cần sử
dụng; Tăng cường lưu trữ và bảo quản vật liệu.
Giải pháp về chi phí nhân công sửa chữa lớn: Công ty cần nâng cao năng
suất lao động của Công ty, để giảm thiểu thời gian thực hiện công việc. Công ty nên
bổ sung thêm nguồn nhân lực mới, trẻ, trình độ cao vào đội ngũ lao động, kết hợp
hài hòa giữa những nhân viên nhiều kinh nghiệm và nhân viên trình độ cao, ít kinh
nghiệm. Công ty tổ chức tập huấn và cử cán bộ đi đào tạo tại nước ngoài về các nội
dung liên quan tới máy móc, tài sản bao gồm: vận hành, sửa chữa, khắc phục các sự


23

cố xảy ra… Đầu tư cho một số cán bộ làm nguồn, ký hợp đồng lâu dài với điều
khoản hỗ trợ mọi chi phí khi học tập tại nước ngoài với các điều kiện ràng buộc về
thời gian làm việc.


Giải pháp 4: Giải pháp về kiểm soát chi phí sửa chữa lớn
Ban lãnh đạo Công ty có thể trực tiếp thuê riêng công ty kiểm toán độc lập
bên ngoài thực hiện kiểm soát hàng quý hoặc 6 tháng trong quá trình hoạt động.
Công ty có thể tuyển dụng 2 – 3 nhân sự riêng biệt chuyên làm công tác kiểm soát,
chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc Công ty, tách biệt hoàn toàn với các bộ phận
khác.


24

KẾT LUẬN
Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả đã thực hiện đề tài về quản lý
chi phí sửa chữa lớn tại Công ty thủy điện Hòa Bình.
Để thực hiện đề tài, trong chương 1, tác giả đã hệ thống cơ sở lý luận và thực
tiễn về quản lý chi phí sửa chữa lớn tại công ty thuỷ điện nói chung, với các nội
dung chi tiết về chi phí sửa chữa lớn tại công ty thủy điện và quản lý chi phí sửa
chữa lớn, từ nguyên tắc quản lý tới nội dung quản lý và các yếu tố ảnh hưởng tới
công tác quản lý.
Trên cơ sở đó, chương 2 của luận văn đã đi sâu tìm hiểu thực trạng quản lý
chi phí sửa chữa lớn tại Công ty thuỷ điện Hoà Bình trong giai đoạn 2016 – 2018
thông qua các nội dung về bộ máy quản lý chi phí sửa chữa lớn, lập kế hoạch chi
phí sửa chữa lớn, tổ chức thực hiện kế hoạch chi phí sửa chữa lớn và kiểm soát chi
phí sửa chữa lớn. Từ đó, rút ra những ưu nhược điểm về thực trạng quản lý chi phí
sửa chữa lớn tại Công ty.
Dựa trên những hạn chế phân tích ở chương 2, chương 3 luận văn đã đề xuất
giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý chi phí sửa chữa lớn tại Công ty thuỷ điện Hoà
Bình. Các giải pháp này mới là sự nghiên cứu trên mặt lý thuyết, để đưa vào thực tế
cần phải có sự nghiên cứu, khảo sát tính khả thi và tính cấp thiết của từng dự án.
Qua những kết quả nghiên cứu đã được thể hiện trong luận văn với các cơ sở
về cả lý luận và thực tiễn, phương pháp nghiên cứu phù hợp; các nội dung trong

luận văn đã đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu, phù hợp với đối tượng và phạm vi
nghiên cứu của luận văn. Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần củng cố cơ sở
lý luận về công tác quản lý chi phí sửa chữa lớn, đồng thời có thể được ứng dụng
vào thực tế trong công tác quản lý chi phí sửa chữa lớn tại Công ty thủy điện Hòa
Bình.


25

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

PHẠM DUY TÙNG

QUẢN LÝ CHI PHÍ SỬA CHỮA LỚN
TẠI CÔNG TY THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
MÃ NGÀNH: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
TS TRẦN THỊ HỒNG THỦY

HÀ NỘI - NĂM 2019

25


×