Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.53 KB, 53 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG
TMCP NHÀ HÀ NỘI
2.1 Vài nét về thị trường thẻ ở Việt Nam
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển thị trường thẻ ở Việt Nam
Thẻ ngân hàng được sử dụng phổ biến trên thế giới từ những năm 50,
nhưng thẻ thật sự du nhập vào Việt Nam những năm 90. Tại nước ta lịch sử
hình thành thị trường thẻ có những nét đặc thù riêng so với các nước. Sau
khoảng thời gian dài của thời kỳ bao cấp, ngân hàng chỉ thực hiện những
nghiệp vụ truyền thống như: kế toán tiền gửi, cho vay… Khi Việt Nam bước
sang thời kỳ mở cửa, với làn sang khách du lịch và khách du lịch và khách tìm
hiểu giao thương đã tạo nên một nhu cầu sử dụng thẻ tại Việt Nam. Đứng
trước tình hình này một số ngân hàng nhạy bén nắm bắt cơ hội để khai thác
thị trường thẻ đầy tiềm năng này, bước đầu với việc chấp nhận làm đại lý
thành toán cho các loại thẻ nước ngoài. Nhiều năm sau đó thẻ ngân hàng phát
triển chập chạp và gần như ít ai biết đến. Năm 1998, sau gần 8 năm có mặt tại
Việt Nam nhưng doanh số thanh toán thẻ chỉ đạt khoảng 68 triệu đồng, thẻ
quốc tế khoảng 175 triệu USD (Nguồn báo cáo hội các ngân hàng thanh toán
thẻ Việt Nam). Số lượng các ngân hàng phát hành ít, chỉ có 2 ngân hàng là
Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (VCB) và Ngân hàng thương mại cổ phần á
Châu (ACB), số lượng thẻ phát hành chủ yếu phục vụ cho khách hàng có nhu
cầu học tập, công tác, du học, khám chữa bệnh…ở nước ngoài. Thị trường thẻ
trong nước ít ai quan tâm đến dùng thẻ để thanh toán mặc dù nó được chứng
minh về tính ưu việt trên toàn cầu. Bức xúc trước một thị trường thẻ đầy tiềm
năng đang bỏ ngỏ những nhà nghiên cứu, những nhà lãnh đạo các ngân hàng
thương mại đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, những luận án, những công trình
nghiên cứu khoa học về thẻ tiếp tục ra đời.
Nhưng đến năm 2000-2001 thị trường thẻ thực sự khởi sắc. Ngân hàng
phát hành thẻ không ngừng tăng lên ngoài VCB và ACB bắt đầu xuất hiện các
ngân hàng khách như: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân
hàng công thương, Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu , Ngân hàng đầu tư và
phát triển Việt Nam… Đến năm 2003 thì có thể nói thị trường thẻ Việt Nam trở


nên sôi động và thực sự bắt đầu thâm nhập vào dân cư mà trước tiên là các
tầng lớp tri thức, sinh viên, công chức Nhà nước.
2.1.2. Đặc điểm thị trường thẻ thanh toán ở Việt Nam
* Môi trường cạnh tranh
Nhận thức được vai trò và lợi ích của dịch vụ thẻ mang lại cho ngân
hàng, các ngân hàng đều có những bước đi tích cực nhằm thâm nhập thị
trường còn hết sức mới mẻ và hấp dẫn này. Năm 2003 có 15 ngân hàng tham
gia phát hành và thanh toán thẻ với đủ mọi thành phần: NHTM quốc doanh,
NHTM cổ phần và ngân hàng nước ngoài.
Ngân hàng thương mại quốc doanh (NHTMQD)
Đối với các ngân hàng thương mại quốc doanh tại Việt Nam phát triển
dịch vụ thẻ không chỉ thuần tuý là vấn đề lợi ích kinh tế mà còn có ý nghĩa rất
lớn về mặt thương hiệu và vị thế của ngân hàng trên thị trường. Cùng với việc
hoàn thiện hệ thống corn-banking tạo nền tảng công nghệ cho dịch vụ thẻ, cả
ba NHTMQD là ICB, VBARD, BIDV đang hết sức tích cực chuẩn bị cơ sở vật
chất, nguồn nhân lực, học hỏi kinh nghiệm thông qua việc thành lập cac trung
tâm thẻ để làm nền móng cho việc triển khai dịch vụ thẻ ở diện rộng.
ICB cuối năm 2003 đã hoàn tất việc chạy thử hệ thống với Visa và
Mastercard, và tiến hành triển khai EMV, năm 2004 họ đã triển khai dịch vụ
phát hành và thanh toán thẻ quốc tế, triển khai dịch vụ thanh toán thẻ quốc tế
qua hệ thống ATM. Riêng VBARD năm 2003 chỉ dừng lại ở chỗ phát hành thẻ
ATM cho cán bộ công nhân viên, nhưng dự định sẽ trở thành ngân hàng đứng
đầu thị trường thẻ Việt Nam thông qua việc đứng ra làm ngân hàng đầu mối
thành lập Công ty chuyển mạch tài chính quốc gia và xúc tiến việc gây dung
thương hiệu như tài trợ Seagames…
Cả ba ngân hàng đều hết sức quan tâm đầu tư hệ thống ATM với hàng
trăm máy. Tuy nhiên hệ thống ATM các ngân hàng này mới chỉ phục vụ nội bộ
thẻ ATM do ngân hàng phát hành (2003) nhưng hiện nay các ngân hàng này
đang dần hoàn thiện hệ thống công nghệ, triển khai thành công việc kết nối với
các tổ chức thẻ quốc tế, hệ thống ATM rộng khắp và tiềm lực về vốn, con người

của các ngân hàng này sẽ tạo sức ép cạnh tranh vô cùng to lớn đối với hoạt
động thẻ của các ngân hàng khác.
Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP)
Tuy kém về tiềm lực kinh tế, nhưng nhờ có cơ chế quản lý linh hoạt,
nhanh nhạy với những biến động của thị trường, các NHTMCP cũng đã sánh
vai cùng các NHTMQD trong việc khai thác thị trường bán lẻ nói chung và thị
trường thẻ nói riêng. Trên thị trường thẻ các ngân hàng như ACB, Sacombank,
Đông á, Eximbank… đã trở thành một thế lực không thể xem nhẹ. Tính gộp các
NHTMCP chiếm 45% thị phần phát hành thẻ quốc tế, 10% thị phần phát hành
thẻ nội địa và 20% thị phần thanh toán thẻ quốc tế. Nhận thức được khả năng
của mình, các NHTMCP thường tránh cạnh tranh trực tiếp với những ngân
hàng chiếm thị phần lớn về phát hành và thanh toán thẻ trên thị trường như
VCB, ANZ mà chọn hướng đi vào thị trường nhỏ, lẻ nhưng cũng hết sức hiệu
quả và dần gây dung được hình ảnh thương hiệu của ngân hàng.
Một số NHTMCP lại chọn hướng đI khác, để tránh phải đầu tư lớn vào hệ
thống công nghệ và thời gian để gây dựng thương hiệu, trong lúc số lượng
khách hàng còn chưa lớn, các NH này lựa chọn cách dựa vào hệ thống sẵn có
của ngân hàng đi đầu trên thị trường thẻ như VCB, ANZ. Các NH như
Habubank, Techcombank, NH Quân đội, NH Hàng Hải…thông qua việc kết nối
hệ thống với VCB sẽ giảm đáng kể thời gian, công sức và tiền của bỏ ra để triển
khai dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ.
Các NHTMCP lớn như ACB, Sacombank cũng có những bước tiến vững
mạnh về vốn, công nghệ, con người, chất lượng dịch vụ khách hàng tốt, tính
linh hoạt trong chính sách thị trường dần rút ngắn khoảng cách với các
NHTMQD.
- Ngân hàng nước ngoài (NHNNg)
Nhìn nhận một cách khách quan trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ các NH
nước ngoài có nhiều lợi thế không thể bỏ qua về mặt kinh nghiệm, tổ chức
quản lý, công nghệ và thậm chí về tiềm lực kinh tế. Gồm các ngân hàng: ANZ,
UOB, HSBC, Indovinabank hiện chiếm 30% thị phần thanh toán thẻ quốc tế,

15% thị phần phát hành thẻ quốc tế.
Tuy cơ chế hiện tại, cũng như cách quản lý thu chi chặt chẽ của các Ngân
hàng nước ngoài không cho phép nhiều ngân hàng triển khai mạnh và rộng
khắp dịch vụ thẻ tại Việt Nam trong thời gian qua nhưng riêng ANZ đã có cách
đi riêng. Thấy được nguồn thu lớn về nhiều mặt từ hệ thống ATM cả trước mắt
và lâu dài, ANZ đã nhanh chóng kết nối hệ thống với Sacombank và Phương
Nam, để có điều kiện tiếp tục mở rộng mạng lưới ATM lên con số hàng trăm
máy.
Các ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam tuy chưa tham gia hoặc
chưa tích cực phát triển dịch vụ thẻ nhưng cũng có ý định thâm nhập thị
trường bán lẻ và thị trường thẻ. Các ngân hàng lớn có tiếng về phát triển dịch
vụ bán lẻ đặc biệt là dịch vụ thẻ trên thị trường quốc tế và khu vực như
Citibank, HSBC để có kế hoạch phát triển dịch vụ bán lẻ của ngân hàng mình
tại thị trường Việt Nam.
Thị trường nào rồi cũng có những quy luật của nó, chắc chắn sẽ có ganh
đua và phải có đào thải. Người thành công sẽ là người biết cung ứng tới công
chúng những dịch vụ đa dạng, tiện ích và đảm bảo được dịch vụ có tính ổn
định cao. Liên kết và hợp nhất sẽ là xu thế tiếp diễn. Tuy nhiện cũng cần lưu ý
rằng sự tập hợp số đông trong một chỉnh thể cần phải đảm bảo cho nó những
yếu tố cho sự phát triển. Điều đó được thể hiện ở việc thành lập trung tâm
chuyển mạch quốc gia (Banknet) dưới sức ép dư luận, cũng như những đòi hỏi
thực tế về sự cần thiết hợp nhất dần một nguồn tài nguyên chung cho phát
triển thẻ, tránh những lãng phí cho toàn xã hội.
Biểu đồ (nếu có)
Thị trường thẻ ghi nợ nội địa chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc về số
lượng thẻ phát hành trong giai đoàn 2004 – 2006 (tăng bình quân trên
200%/năm), và đến nay đạt trên 900.000 thẻ. Cùng với con số trên 150.000 thẻ
tín dụng quốc tế, thị trường thẻ Việt Nam hiện có trên 1.000.000 thẻ các loại.
Điều đó cho thấy số lượng thẻ phát hành chưa nhiều nhưng có khả năng tiếp
tục tăng trưởng nhanh, đồng thời đòi hỏi giải pháp khai thác mạnh mẽ hơn

nữa khả năng thanh toán không dùng tiền mặt của thẻ để phát triển bền vững
thị trường thẻ.
Có thể nói, dịch vụ thẻ ngân hàng đã thực sự được xã hội đón nhận, đem
lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia. Chắc chắn rằng với sự tích cực đổi mới
công nghệ và hệ thống của các ngân hàng, sự quan tâm ngày càng cao của
người dân và doanh nghiệp, thị trường thẻ Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển với
tốc độ nhảy vọt trong những năm tới. Nhưng chúng ta cũng phải đặt ra một
vấn đề then chốt trong việc phát triển bền vững dịch vụ thẻ nói riêng và dịch vụ
ngân hàng bán lẻ nói chung, phải phát triển dịch vụ sao cho đảm bảo được tính
hiệu quả, duy trì được vị thế đứng đầu thị trường và tạo nguồn thu ổn định.
Khách hàng
Đơn vị chấp nhận thẻ
Các đơn vị chấp nhận thẻ tại Việt Nam có thể chia thành hai loại: ĐVCNT
chủ yếu phục vụ khách hàng quốc tế và các ĐVCNT chủ yếu phục vụ khách
trong nước. Loại hình đầu tiên gồm các đơn vị hoạt động trong các loại hình
được coi là truyền thống như khách sạn, nhà hàng, cửa hàng lưu niệm… Cùng
với sự phát triển của du lịch Việt Nam nhu cầu của các ĐVCNT này sẽ ngày
càng tăng, đem lại nguồn lợi không nhỏ cho các ngân hàng. Thực tế doanh thu
từ loại hình ĐVCNT này là nguồn thu chủ yếu và có mức tăng trưởng nhanh
vào thời điểm hiện nay.
Các ĐVCNT phục vụ nhu cầu chi tiêu của khách trong nước tuy chưa thực
sự nhận thức được lợi ích của việc chấp nhận thẻ nhưng đang có chuyển biến
tích cực. Cùng với việc thu nhập của dân cư tăng, các ngân hàng tích cực tăng
số lượng thẻ phát hành, người sử dụng thẻ sẽ ngày càng nhiều, tạo sức ép
ngược lên các đơn vị phải chấp nhận thanh toán thẻ. Từ nhu cầu của khách
hàng, các đơn vị sẽ thấy được tính cần thiết và tiện lợi của dịch vụ thẻ và chắc
chắn mảng thị trường này sẽ tăng trưởng nhanh và là một nguồn thu nhập ổn
định cho các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ thẻ trên thị trường.
Chủ thẻ
Thị trường Việt Nam với hơn 80 triệu dân là một thị trường tiềm năng

đối với bất cứ một sản phẩm dịch vụ cá nhân nào. Tuy vậy, nhu cầu của dân cư
cũng hết sức đa dạng, tâm lý người Việt Nam không thích đi vay để tiêu dùng
đã gây không ít khó khăn cho việc phát triển chủ thẻ trong những năm trước
kia.
Habubank trong chiến lược khách hàng của mình chú trọng vào những
khách hàng có thu nhập trung bình trong khu vực thành thị. Đối tượng thu
nhập trung bình này hiện đang chiếm tỷ trọng lớn trong dân cư thành thị. Tuy
nhiên đây cũng là chiến lược khách hàng của một số ngân hàng TMCP khác và
thâm nhập mở rộng được vào đoạn thị trường này là một trong những thành
công của Ngân hàng á Châu (ACB). Ngược lại VCB lại chú trọng vào những
khách hàng lớn, trung thành, chủ yếu là những người thường xuyên đi nước
ngoài, những người có thu nhập cao, có điều kiện tiếp xúc với các thương
phẩm điện tử.
Cùng với việc VCB đưa thẻ ghi nợ nội địa Connect 24 và hệ thống giao
dịch tự động ATM ra thị trường vào đầu năm 2002, thị trường thẻ Việt Nam từ
đó đã có hướng phát triển mới phù hợp với nhu cầu của mọi tầng lớp dân cư.
Cuối năm 2003, VCB đã có hệ thống sản phẩm thẻ tương đối đầy đủ, phục vụ
nhu cầu của mọi đối tượng. Với những tiện ích to lớn của dịch vụ thẻ, chắc
chắn số lượng chủ thẻ sẽ bùng nổ trong những năm tới.
Các đối tác
Lợi ích của dịch vụ thẻ mang lại không chỉ cho các ngân hàng thực hiện
dịch vụ thẻ và khách hàng mà còn là cơ hội tốt cho các đối tác khác nhau của
các ngân hàng.
Với các công ty cung ứng hàng hoá cho một số lượng lớn người tiêu
dùng, tham gia dịch vụ thẻ đem lại nhiều lợi ích cho họ. Phương thức thanh
toán tự động bằng thẻ qua hệ thống ATM như Bưu điện và các Công ty bảo
hiểm, Điện lực, Nước, Các công ty lớn về trả lương qua tài khoản cho nhân
viên… cho phép các công ty tiết kiệm chi phí về nhân công, giảm rủi ro và chi
phí quản lý tiền mặt, đồng thời đem lại tiện ích mới cho khách hàng, nâng cao
chất lượng dịch vụ.

Một phương thức kết hợp giữa ngân hàng và các công ty đang được sự
chú ý của các bên như phát hành thẻ liên kết Vietcombank - Vietnam Airlines -
American Express: thẻ tín dụng Bông Sen Vàng trên thị trường Việt Nam. Ngân
hàng Habubank cũng luôn cố gắng tạo ra nhiều ưu đãi nhất cho chủ thẻ của
mình bằng việc tạo sự thuận tiện khi mua sắm và thanh toán qua POS với
mạng lưới điểm chấp nhận thanh toán rộng rãi như liên kết với công ty Đá quí
và nữ trang Thần châu Ngọc Việt, công ty vàng bạc đá quí Bảo Tín Minh
Châu… Ngân hàng ACB đã triển khai khá thành công các chương trình thẻ liên
kết với một loạt công ty như Taxi Mai Linh, hệ thống siêu thị Miền Đông… Với
thẻ liên kết cả Ngân hàng và công ty đều tăng cường được thương hiệu, tận
dụng được mạng lưới phân phối và cơ sở khách hàng của nhau đồng thời đem
lại cho khách hàng nhiều ưu đãi riêng có của các bên. Chính những ưu đãI do
các công ty mang lại tạo nên tính định hướng khách hàng cao của thẻ liên kết,
khiến thẻ liên kết trở thành một sản phẩm hết sức hữu hiệu để xâm nhập
những đoạn thị trường có đặc thù.
Không chỉ các công ty mà cả các ngân hàng chưa có triển khai dịch vụ
thẻ cũng trở thành đối tác của các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ thẻ qua sức
ép từ phía khách hàng. Như việc các ngân hàng TMCP kết nối mạng lưới với
VCB, thực chất là VCB đã cung ứng dịch vụ thanh toán và phát hành thẻ cho
khách hàng thông qua đối tác là các ngân hàng đó.
Mức phí
Giá cả, chất lượng luôn là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng. Vì
vậy, để mở rộng thị phần và lôi kéo khách hàng, ngân hàng cần tập trung vào
việc đưa ra các sản phẩm chất lượng cao hơn với chi phí thấp hơn hay có tỷ lệ
chất lượng, giá cả phù hợp hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Phí thường niên: Có thể coi là giá của việc sử dụng thẻ đối với chủ thẻ.
Tuy mức chi phí này được tính cả năm và không cao nhưng nó cũng là một
trong những yếu tố tạo nên tính cạnh tranh của một ngân hàng, nên các ngân
hàng luôn cố gắng để mức phí này trở nên linh hoạt.
Bảng: Phí thường niên của HBB và ACB

Đơn vị: VNĐ/thẻ
Phí khác: Không chỉ có phí thường niên, các loại phí khác phát sinh trong
quá trình sử dụng và thanh toán thẻ so với các ngân hàng phát hành cũng là
chủ đề quan tâm tạo nên sức cạnh tranh về giá cả dịch vụ của nghiệp vụ này.
2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ ở Ngân hàng TMCP nhà
Hà Nội
2.2.1 Lịch sử hình thành
Habubank là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên ở Việt Nam được
thành lập từ năm 1989 với mục tiêu ban đầu là hoạt động tín dụng và dịch vụ
trong lĩnh vực phát triển nhà. Tiền thân của Habubank là Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam kết hợp với các cổ đông bao gồm Uỷ ban Nhân dân
Thành phố Hà Nội và một số doanh nghiệp quốc doanh hoạt động trong lĩnh
vực xây dựng, quản lý nhà và du lịch. Nhìn lại hơn 17 năm hoạt động, ngân
hàng TMCP Nhà Hà Nội đã trảI qua những mốc phát triển sau:
Ngày 30/12/1988 Tổng giám đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra
quyết định số 139 NH/QĐ ban hành “Điều lệ ngân hàng phát triển nhà thành
phố Hà Nội”.
Ngày 31/12/1988 UBND thành phố Hà Nội ra quyết định cho phép ngân
hàng phát triển nhà thành phố Hà Nội có tên gọi là Habubank được phép hoạt
động kinh doanh từ ngày 2/1/1989.
Ngày 22/3/1989 Tổng giám đốc Ngân hàng đầu tư xây dựng Việt Nam
giao cho ông giám đốc Ngân hàng đầu tư xây dựng Hà Nội chọn và cử một số
cán bộ sang công tác tại Habubank từ ngày 1/4/1989.
Đại hội đồng cổ đông lần 1 của ngân hàng cổ phần nhà đã được nhóm
họp chính thức thông qua điều lệ, bầu hội đồng quản trị và thông qua hoạt
động kinh doanh của ngân hàng, chính thức khai trương hoạt động của ngân
hàng phát triển nhà Hà Nội, tiền thân của ngân hàng cổ phần nhà ngày nay.
Thực hiện pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính do
chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam ban hành, ngân hàng nhà đã được cấp giấy
phép hoạt động ngày 6/6/1992, theo đó ngân hàng được mang tên “Ngân

hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội”,với số vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ đồng,
Habubank được phép kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng trong 99
năm. Hội sở chính tại B7, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.
Tháng 10 năm 1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép
Ngân hàng thực hiện thêm một số hoạt động kinh doanh ngoại tệ gồm tiền gửi,
tiết kiệm, cho vay, mua bán kiều hối, thanh toán ngoại tệ trong phạm vi lãnh
thổ Việt Nam.
Năm 1995 đánh dấu một bước ngoặt đáng chú ý trong chính lược kinh
doanh của Habubank với việc chú trọng mở rộng các hoạt động thương mại
nhằm vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân
và tổ chức tài chính khác bên cạnh việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ và phát
triển nhà. Thêm vào đó, cơ cấu cổ đông cũng được mở rộng một cách rõ rệt với
nhiều cá nhân và doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân tham gia đầu tư đóng
góp phát triển.
Tới nay, qua hơn 17 năm hoạt động, Habubank đã có số vốn điều lệ gần
1.000 tỷ đồng với mạng lưới ngày càng mở rộng, 7 năm liên tục được Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam xếp loại A và được công nhận là ngân hàng phát
triển toàn diện với hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả. Habubank luôn giữ
vững niềm tin của khách hàng bằng chất lượng của sản phẩm dịch vụ và
phong cách nhiệt tình, chuyên nghiệp của tất cả nhân viên.
Habubank hiện có mô hình cơ cấu tổ chức ít tầng báo cáo nhằm giảm
thiểu tính quan liêu trong hệ thống cũng như nâng cao tính năng động của tổ
chức. Đặc điểm nổi bật của mô hình Habubank là các đơn vị kinh doanh được
cơ cấu tập trung vào lợi nhuận, kiểm soát rủi ro và trách nhiệm phân định rõ
ràng. Hiện tại, Habubank có Hội sở và 15 chi nhánh và phòng giao dịch, sản
phẩm kinh doanh đa dạng gồm dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp (kể cả tài trợ
thương mại quốc tế, ngoại hối, quản lý tiền khách hàng), dịch vụ ngân hàng cá
nhân (kể cả huy động, cho vay tiêu dùng, mua nhà) và các hoạt động đầu tư
khác.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng cổ phần nhà: (vẽ sau)

2.2.2. Hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội
Cuối năm 2004 đầu năm 2005 Habubank bắt đầu hoạt động kinh doanh
thẻ và đã tiến hành phát hành thẻ Habubank-Vantage.Thẻ HabubankVantage
mang ý nghĩa “LợI Thế”, Habubank cam kết phát hành thẻ với mục đích mang
đến ba lợi thế cho khách hàng:
(1) Lợi thế trong việc giao dịch tự động: tiết kiệm thời gian, tiện lợi về
địa điểm và thời gian giao dịch.
(2) Lợi thế trong việc tiếp cận và sử dụng các sản phẩm dịch vụ cung ứng
qua ATM và POS được không ngừng phát triển một cách độc đáo, sáng tạo, phù
hợp với nhu cầu và mong đợi của khách hàng.
(3) Lợi thế trong việc được hỗ trợ hiệu quả, nhanh chóng, chính xác, thân
thiện khi sử dụng các dịch vụ qua hệ thống tự động của Habubank.
Thẻ HabubankVange là công cụ văn minh, linh hoạt, hỗ trợ khách hàng
thực hiện các nhu cầu giao dịch tài chính cá nhân đa dạng trên tài khoản của
mình qua nhiều kênh khá nhau với chất lượng cao, nhanh, an toán và bảo mật.
Khách hàng có thể sử dụng thẻ để giao dịch tại quầy và:
Tra cứu thông tin tài khoản qua ATM/POS, in sao kê 5 giao dịch gần nhất
qua máy ATM/POS,
Rút tiền tại tất cả các máy ATM tại các điểm giao dịch của Habubank
trên toàn quốc qua hệ thống ATM của Habubank và hệ thống liên kết VNBC của
Habubank với các ngân hàng khác,
Chuyển khoản tại tất cả các máy ATM/POS trong hệ thống của
Habubank,
Gửi tiền qua phong bì tại các máy ATM của Habubank và hệ thống VNBC
sau khi đăng ký dịch vụ,
Sử dụng dịch vụ thấu chi (rút tiền vượt quá số dư trong tài khoản) khi có
nhu cầu và đáp ứng được các điều kiện cần và đủ,
Mua thẻ cào (Vinaphone, Mobiphone, S-phone, Viettel),
Thanh toán hoá đơn của một số loại hình dịch vụ qua máy ATM, POS khi
đăng ký sử dụng với dịch vụ với Habubank,

Thanh toán hàng hoá, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thẻ trên toán quốc
thông qua hệ thống POS của Habubank và hệ thống VNBC.
Phòng Marketing - Tổ phát triển thẻ thực hiện các công việc và chăm sóc
khách hàng sử dụng thẻ. Các chi nhánh thực hiện việc chăm sóc khách hàng đã
mở tài khoản hay sử dụng dịch vụ ngân hàng để mời họ sử dụng thẻ. Mạng
lưới cộng tác viên xây dựng nguồn khách hàng tiềm năng của ngân hàng,
quảng cáo về dịch vụ thẻ và thực hiện mời sử dụng thẻ Habubank Vantage. Sản
phẩm thẻ Habubank Vantage xuất hiện và thực sự được đại đa số khách hàng
thường xuyên của ngân hàng biết đến là vào sáu tháng cuối năm 2005 và đạt
được kết quả hết sức khả quan với hơn 6.000 thẻ phát hành đợt đầu tiên.
Nhóm khách hàng đầu tiên sử dụng dịch vụ thẻ này với mục đích ban đầu chỉ
là rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động. Sau naỳ qua nghiên cứu tình hình
thị trường và Ban lãnh đạo ngân hàng nhận thấy rằng thị trường thẻ thanh
toán là một thị trường còn rất mới mẻ ở Việt Nam nên đã có sự quan tâm đặc
biệt cho việc phát triển hoạt động kinh doanh thẻ. Trung tâm thẻ ra đời đánh
dấu sự phát triển hoạt động mở rộng thị trườmg thẻ thanh toán. Khách hàng
sử dụng thẻ Habubank - Vantage có thể rút tiền, chuyển khoản, thanh toán hoá
đơn dịch vụ tại hơn 200 máy ATM và có thể thanh toán bằng thẻ khi mua hàng
tại hơn 80 điểm thanh toán thẻ (cửa hàng thời trang, beautysalon, nhà hàng,
khách sạn...). Đến cuối năm 2006 hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng
TMCP Nhà Hà Nội đạt được kết quả hết sức khả quan. Về mặt thanh toán
doanh số thanh toán thẻ trong nước đạt: .....
Có được con số tăng trưởng đáng kể này là sự cố gắng của Trung tâm
thẻ, tìm mọi biện pháp lôi kéo các đơn vị lớn và mở rộng hàng loạt các mạng
lưới các đơn vị nhỏ nhưng làm ăn có hiệu quả trên thị trường.
Hiện tại, Habubank phát hành ba loại thẻ ghi nợ “Habubank Vantage
đa dạng về tính năng, hình thức và đáp ứng những nhu cầu sử dụng khác
nhau: First Vantage, City Vantage và Cool Card.
Đến Quý I năm 2007 tổng số thẻ phát hành trên toán hệ thống là 46.000
thẻ. Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội vẫn là hai đơn vị đứng đầu về số thẻ

phát hành.
Lĩnh vực thẻ đang ngày càng sôi động, các tầng lớp dân cư đã làm quen
dần với thẻ, các yêu cầu phát hành và sử dụng thẻ dễ dàng, đơn giản đáp ứng
đúng với nhu cầu của người sử dụng. Ngày càng nhiều các cơ quan, công ty
hoạt động trên địa bàn Hà Nội mở tài khoản thẻ ATM để thanh toán lương cho
cán bộ, công nhân viên.
Trong sáu tháng cuối năm 2006, hệ thống giao dịch tự động ATM cũng
hoạt động hết sức hiệu quả. Đến nay đã có hơn 200 máy ATM được triển khai
trên cả nước, tổng doanh số giao dịch qua ATM trung bình 600 tỷ VNĐ/tháng
với hơn 500.000 giao dịch tài chính (không kể giao dịch vấn tin tài khoản, đổi
PIN) thực hiện trong một tháng.
Theo tham khảo thực tế một số điểm giao dịch đông khách hàng tại SGD,
thì mỗi máy ATM có tần suất hoạt động tương đương với 1-2 Teller tại quầy vì
mỗi teller giải quyết trung bình 15 – 25 giao dịch, trong khi trung bình mỗi
máy giải quyết được gần 50 giao dịch/1ngày. Cùng với việc chủ thẻ của Ngân
hàng TMCP Nhà tăng nhanh, hiệu quả sử dụng của hệ thống ATM cũng tăng
nhanh.
Công tác Marketing
Trong 3 tháng cuối tháng năm 2006, mạng lưới ĐVCNT cũng có phát
triển mạnh, số lượng ĐVCNT đăng ký khoảng 200 đơn vị, tập trung chủ yếu ở
Hà Nội và Chí nhánh TP.HCM.
* Hợp tác và phát triển dịch vụ
Với mục đích hợp tác với các doanh nghiệp nhằm tìm kiếm khách hàng
tiềm năng đồng thời tạo thói quen cho người tiêu dùng khi mua sắm bằng thẻ
ATM nhiều tiện ích, vừa qua, Trung tâm thẻ Habubank đã ký thoả thuận với
Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổng hợp Anh Vũ. Trong khuôn khổ
chương trình hợp tác lần này, Trung tâm thẻ Habubank sẽ miễn phí phát hành
thẻ ATM cho tất cả các khách hàng chưa có thẻ Habubank Vantage của Công ty
Anh Vũ. Theo đó, chủ thẻ Habubank khi đến mua hàng tại Công ty Anh Vũ sẽ
được ưu đãi khi có nhu cài đặt nhạc chuông, hình nền hay các chương trình

ứng dụng cho điện thoại di động, được ưu tiên cung ứng dịch vụ với thời gian
nhanh chóng và thuận tiện. Giữa một bên là nhà cung cấp điện thoại di động có
uy tín và một bên là ngân hàng có bề dày về sự phát triển, thông qua hợp tác
lần này, cả Anh Vũ Mobile và Habubank đều mong muốn tìm kiếm mà đến
những sản phẩm, dịch vụ nổi trội cho một nguồn khách hàng tiềm năng.
Nhằm gia tăng tiện ích cho khách hàng sử dụng thẻ, Trung tâm thẻ
Habubank đã có chương trình thoả thuận hợp tác với Công ty TNHH Thương
mại và dịch vụ Trần Anh. Theo thoả thuận, khách hàng của Công ty sẽ được
miễn phí mở thẻ Habubank, miễn số dư tối thiểu đồng thời có cơ hội nhận một
học bổng tiếng Anh ở các trung tâm có uy tín tại Hà Nội từ Trung tâm thẻ.
Cũng trong khuôn khổ các chương trình hợp tác này, Trung tâm thẻ và
Công ty CP ứng dụng tin học và đầu tư công nghệ AITI cũng đã ký hợp tác phát
hành thẻ Habubank miễn phí cho các học viên tại các trung tâm đào tạo của
Công ty. Đồng thời, các chủ thẻ Habubank sẽ được miễn phí thi đầu vào, miễn
phí sử dụng thẻ thư viện và giảm 10% tổng giá trị khoá học. Đây là hai công ty
có uy tín trong lĩnh vực máy tính và đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin
tại Việt Nam. Sự hợp tác này sẽ thúc đẩy mối quan hệ giữa Habubank với các
doanh nghiệp, tạo cơ hội cho khách hàng tiếp cận thẻ Habubank Vantage-một
sản phẩm năng động và tiện lợi. Trước đó, Trung tâm thẻ Habubank đã ký
thoả thuận hợp tác với một số công ty, doanh nghiệp như: Siêu thị Pico Plaza,
HT Mobile... và đã rất thành công.
Thực trạng rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng TMCP
Nhà Hà Nội
THẺ
THẺ
THẺ
THẺ
ATM
POS
PACE

NAC
TICAS(PHẦN MỀM QUẢN LÝ ATM VÀ POS)
TICIS(PHẦN MỀM QUẢN LÝ THẺ)
PAYMENTGATEWAY
SMARTBANK
PACE:PC ATM CONTROLLERENVIRONMENT
NAC:NETWORK ACCESSCONTROLLER
Có thẻ chia rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng TMCP
Nhà Hà Nội thành 2 loại chính: rủi ro giả mạo thẻ và rủi ro kỹ thuật.
Rủi ro giả mạo:
Giả mạo trong hoạt động phát hành: Thẻ Habubank Vantage cũng không
tránh khỏi tình trạng ăn cắp thông tin và lợi dụng tài khoản thẻ của người
khác để sử dụng trên internet. Tuy nhiên hiện tượng này xảy ra rất ít đối với
ngân hàng và mất mát không đáng kể.
Giả mạo trong lĩnh vực thanh toán: Đã có dấu hiệu cho thấy Việt Nam
đang được các tổ chức tội phạm thẻ trong khu vực nhắm tới như một thị
trường điểm đến, nơi thẻ giả mạo làm từ các nước khác được tội phạm đưa
vào sử dụng tại thị trường Việt Nam. Đối với Habubank thì rủi ro trong thanh
toán thẻ nguyên nhân chủ yếu là do các ĐVCNT chưa thực hiện đầy đủ các quy
định, quy trình của Ngân hàng trong quá trình chấp nhận thanh toán thẻ.
Rủi ro kỹ thuật:
Sự tăng trưởng khá nhanh chóng khách hàng phát hành thẻ Habubank
Vantage và sự phát triển hệ thống ATM đã thể hiện chủ trương đúng đắn của
ngân hàng đối với thị trường thẻ ghi nợ. Tuy nhiên, do tốc độ tăng trưởng cao
nên hệ thống của Habubank cũng đã bắt đầu xuất hiện tình trạng quá tải. Vào
những dịp lễ, Tết đã xuất hiện tình trạng giao dịch sử dụng thẻ Habubank
Vantage không thực hiện được do lỗi đường truyền, do nghẽn mạch gây ảnh
hưởng đến uy tín, chất lượng của sản phẩm và dịch vụ ngân hàng cung cấp.
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẺ HABUBANK
HABUBANK- VANTAGE

A. QUY TRèNH NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH
I : Tỡm kiếm và phỏt triển mạng lưới thẻ
Phũng Marketing - Tổ phỏt triển thẻ thực hiện cỏc cụng việc tỡm kiếm và
chăm sóc khách hàng sử dụng thẻ.
Các chi nhánh thực hiện việc chăm sóc khách hàng đó mở tài khoản hay
sử dụng dịch vụ của ngân hàng để mời họ sử dụng thẻ.
Mạng lưới cộng tác viên xây dựng nguồn khách hàng tiềm năng của
ngân hàng, quảng cáo về dịch vụ thẻ và thực hiện mời sử dụng thẻ Habubank
Vantage.
II. Quy trỡnh quản lý chung
1. Quy trỡnh quản lý thẻ và mỏy ATM
Tên
công
việc
Người
đảm
nhận
Nội dung công việc Mẫu đơn
Thời
gian
hoàn
thành
Quản
lý thẻ
01 Chuyên
viên IT
Toàn bộ phoi thẻ trắng được cất
giữu và quản lý tại kho thuộc bộ
phận IT.
01 Chuyờn viờn IT cú nhiệm vụ

quản lý thẻ sẽ mở sổ theo dừi số
lượng thẻ trắng, thẻ đó in, thẻ
hỏng và thẻ thu hồi tại mỏy ATM.
Định kỳ hàng tháng Giám đốc
TTT sẽ cùng đối chiếu và theo
dừi số lượng thẻ đó bàn giao.
Lập biờn bản kiểm kờ và xử lý
Mẫu số
01/HBB/D
B
thẻ hỏng, thẻ khụng đủ tiêu
chuẩn lưu hành..
Tiếp
nhận
và xét
duyệt
yêu
cầu
phát
hành
thẻ
Kế toán
quầy giao
dịch (kiêm
cán bộ
phát
hành)
Cán bộ
DVKH
Cán bộ

kiểm tra
Khách hàng đọc Điều kiện và
Điều khoản phát hành thẻ và sử
dụng dịch vụ điện tử, hoàn thành
và nộp hồ sơ mở tài khoản và
phiếu đăng ký mở thẻ tại :
- Quầy kế toán giao dịch Hội
sở/Chi nhánh/PGD
Kế toán viên/Cán bộ DVKH của
TTT nhập thông tin vào máy, và
đưa Giấy hẹn trả thẻ cho khách
hàng.
Kế toán hội sở/Chi nhánh/PGD
lập Bảng kê danh sách khách
hàng đăng ký phỏt hành thẻ để
theo dừi tổng số trờn máy tính
và fax yêu cầu phát hành thẻ lên
TTT vào 16h30 hàng ngày. Hồ sơ
gốc tại các chi nhánh sẽ lưu tại
Mẫu số
10/HBB
Mẫu
11/HBB
Mẫu
12/HBB
Hàng
ngày
16h30
hàng
ngày

nơi khách hàng yêu cầu mở thẻ.
Tại Hội sở, cuối ngày chuyển hồ
sơ gốc lên TTT.
Tại TTT, cán bộ kiểm soát căn cứ
vào hồ sơ trong ngày, bảng kê
danh sách phát hành thẻ do chi
nhánh fax lên, tiến hành kiểm tra
đối chiếu các thông tin trên phần
mềm phát hành thẻ(PMPHT) và
đưa lệnh duyệt phát hành trên
PMPHT.
Trong trường hợp phát hành thẻ
nhanh do bản yêu cầu từ TTT,
Hội sở/Chi nhánh/PGD, cán bộ
DVKH yêu cầu cán bộ kiểm soát
làm lệnh duyệt phát hành thẻ
nhanh. Cán bộ DVKH gửi yêu
cầu phát hành thẻ nhanh cho
chuyên viên IT và thực hiện lệnh
trả thẻ cho khách hàng.
Thu phí thường niên hàng
năm
Trờn hệ thống quản lý thẻ, vào
ngày thu phớ hàng năm của
từng thẻ, hệ thống sẽ tự động
trích từ tài khoản KH.
Trong trường hợp số dư không
đủ hệ thống sẽ hiển thị thông
Mẫu số
3/HBB-

VCB/DB
15h30
hàng
ngày
báo, cán bộ DVKH/ kế toán Hội
sở/ chi nhánh/PGD thông báo
cho KH yêu cầu KH nộp thêm
tiền.
Khi thu phí thường niên hay thu
bất kỳ loại phí nào, tiến hành
hạch toán ghi nợ TK khách hàng,
ghi có TK thu phí, có TK thuế VAT.
Dập
thẻ, in
số PIN
Chuyên
viên IT
Sau khi bảng kê danh sách phát
hành thẻ được duyệt, bộ phận IT
căn cứ vào số liệu trên PMPHT
và bảng kê danh sách phát hành
thẻ tiến hành dập thẻ và in PIN
theo thông số được yêu cầu. Sau
đó bàn giao cho cán bộ DVKH số
thẻ và PIN đó in.
Đối với trường hợp phát hành
thẻ nhanh, sau khi nhận được
yêu cầu của cán bộ DVKH của
TTT, căn cứ vào thông số trên
PMPHT, tiến hành dập thẻ và mó

PIN nhanh cho khỏch hàng và
giao thẻ cho cỏn bộ DVKH của
TTT.
Mẫu số
4/HBB-
VCB/DB
11h 30
phút
sáng và
16h 30
chiều
Ngay
sau khi
nhận
yêu cầu
Ghộp
nối

PIN -
Thẻ
Cán bộ
dịch vụ
khách
hàng
Sau khi nhận được thẻ và PIN,
Cán bộ DVKH phải kiểm tra số
lượng thẻ nhận được cùng đối
chiếu thông tin in trên thẻ với
danh sách khách hàng mang
Mẫu

20/HBB

×