Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Nghiên cứu việc thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn quận 8, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.87 KB, 31 trang )

Báo cáo chuyên đề thực tập

GVHD: ThS. Ngô Hoài Sơn

LỜI MỞ ĐẦU
Quận 8 nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa khu đô thị cũ (quận 5 và quận 6) và
khu đô thị mới Nam Thành phố, nên chịu tác động của sự phát triển đô thị hóa
cao, có hệ thống giao thông khá phát triển ngày càng được cải thiện với một số
tuyến chính nối từ trung tâm thành phố qua quận 8 đến khu đô thị Nam Sài Gòn:
Đại lộ Đông Tây, Đại lộ Nguyễn Văn Linh, đường Phạm Thế Hiển, đường Tạ
Quang Bửu, đường An Dương Vương,...; do đó, Quận 8 hội đủ các nhân tố cần
thiết cho ngành thương mại, dịch vụ phát triển (ngành trọng điểm phát triển trên
địa bàn trong những năm qua) một cách toàn diện. Ngoài ra với vị trí thuận lợi,
Quận 8 còn có tiềm năng để thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài cho
phát triển: công nghiệp và xây dựng phát triển đô thị. Vì vậy mà quận 8 là nơi
thu hút đông đảo nhưng người dân xa xứ từ các tỉnh miền Bắc, miền Tây Nam
bộ đến sinh sống và làm việc. Điều này dẫn đến một thực trạng là sự chuyển chế
độ quản lý người có công cách mạng từ các địa phương về Quận 8 là khá lớn, là
thách thức trong công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực người có công.
Mặt khác, năm 2013 – 2014, ngành Lao động – Thương binh và Xã hội cả
nước nói chung và Quận 8 đang tất bật công việc do các văn bản pháp luật trong
vấn đề này được ban hành, sửa đổi, bổ sung (Sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh ưu đãi
người có công với cách mạng năm 2005, Nghi định 31/2013/NĐ-CP ban hành
ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về việc quy định chi tiết, hướng dẫn
thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Quyết
định số 62/2011/QĐ-TTG ngày 9 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ
về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc,
làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm
1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc…)
Vì những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu việc thực hiện chính
sách đối với người có công trên địa bàn Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh” là


đề tài báo cáo chuyên đề thực tập.

SVTT:MS: KS11QLC-046

1


Báo cáo chuyên đề thực tập

GVHD: ThS. Ngô Hoài Sơn

NỘI DUNG
Phần 1: BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC TẬP
I. Kế hoạch thực tập
- Căn cứ Quyết định số 1918/QĐ-HVHCQG ngày 30/12/2005 của Giám đốc
Học viện Hành chính Quốc gia về việc ban hành Quy định về tổ chức thực tập
cho sinh viên Đại học Hành chính hệ chính quy;
- Theo Kế hoạch thực tập của Phòng đào tạo Học viện Hành chính Quốc gia cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh
1. Thời gian thực tập:
Từ 10/02/2014 đến ngày 04/04/2014
2. Địa điểm thực tập
Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh
3. Đề tài thực tập:
“Nghiên cứu việc tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công trên
địa bàn Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh”
4. Kế hoạch thực tập
Thời gian

Nội dung
- Báo cáo lãnh đạo cơ quan thực tập (Phòng Lao động –

Thương binh và Xã hội Quận 8) về nội dung, kế hoạch thực
tập;

Tuần 1
(Từ 10/2 –
16/2/2014)

- Làm quen với các anh chị cán bộ, công chức trong cơ quan
thực tập. Quan sát quá trình làm việc, tiếp dân của cơ quan thực
tập;
- Tìm hiểu nội quy, quy chế hoạt động của Phòng Lao động –
Thương binh và Xã hội quận 8 ;
- Đọc và nghiên cứu văn bản pháp luật, văn bản QLNN trong
lĩnh vực chính sách đối với người có công do cán bộ hướng dẫn
thực tập cung cấp;
- Viết đề cương báo cáo chuyên đề thực tập.

Tuần 2 –
Tuần 3

- Quan sát quá trình làm việc, tiếp dân của cơ quan thực tập;
- Đọc và nghiên cứu văn bản pháp luật, văn bản QLNN trong

SVTT:MS: KS11QLC-046

2


Báo cáo chuyên đề thực tập


(Từ 17/2 –
02/3/2014)

GVHD: ThS. Ngô Hoài Sơn

lĩnh vực chính sách đối với người có công do cán bộ hướng dẫn
thực tập cung cấp;
- Nhận nhiệm vụ và hoàn thành công việc do cán bộ hướng dẫn
thực tập giao;
- Viết đề cương chi tiết cho báo cáo chuyên đề thực tập.

Tuần 4 –
Tuần 5

- Nhận nhiệm vụ và hoàn thành công việc do cán bộ hướng dẫn
thực tập giao;

(Từ 3/3 –
16/3/2014)

- Tìm hiểu, thu thập tài liệu, số liệu phục vụ cho chuyên đề báo
cáo;

Tuần 6 –
Tuần 7

- Nhận nhiệm vụ và hoàn thành công việc do cán bộ hướng dẫn
thực tập giao;

(từ 17/3 –

30/3/2014)

- Tổng hợp, phân tích tài liệu đã thu thập được;
- Viết báo cáo chuyên đề thực tập.

Tuần 8

- Hoàn chỉnh báo cáo chuyên đề thực tập;

(Từ 31/3 –
6/4/2014)

- Xin ý kiến nhận xét từ cơ quan thực tập;
- Nộp báo cáo chuyên đề thực tập.

II. Những công việc cụ thể:
Đến cơ quan thực tập tìm hiểu, quan sát và làm những công việc thực tế;
Nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và địa
phương về chính sách ưu đãi đối với người có công; qui chế, nội qui cơ quan
thực tập…
Tham gia tiếp nhận, xử lý và giải quyết các hồ sơ trong lĩnh vực chính
sách đối với người có công (hồ sơ công nhận Bà mẹ Việt Nam anh hùng (12 bộ),
hồ sơ thờ cúng liệt sĩ (172 bộ), hồ sơ cấp bảo hiểm y tế cho đối tượng con liệt sĩ
(50 bộ), quân nhân xuất ngũ (245 bộ)…, hồ sơ ưu đãi giáo dục (30 bộ)…)

III. Kết quả thực tập
Sau quá trình 02 tháng thực tập tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã
hội Quận 8, bản thân tôi đã tích lũy, trau dồi cho bản thân những kinh nghiệm
hữu ích cho nhận thức và suy nghĩ của bản thân: hiểu được cơ cấu tổ chức hoạt
SVTT:MS: KS11QLC-046


3


Báo cáo chuyên đề thực tập

GVHD: ThS. Ngô Hoài Sơn

động của bộ máy nhà nước và thể chế hành chính nhà nước; chức năng, nhiệm
vụ của đơn vị cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức nhà nước
tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận 8; vận dụng kiến thức đã học
vào thực tế; bước đầu rèn luyện các kĩ năng, nghiệp vụ quản lý hành chính nhà
nước; bổ sung và nâng cao kiến thức đã học thông qua sự giúp đỡ, trao đổi với
cán bộ, công chức nơi thực tập.
- Về kỹ năng: học hỏi, trau dồi được kỹ năng nhìn nhận, đánh giá tình
hình, phân tích chính sách; kỹ năng viết công văn, giấy giới thiệu, giấy xác
nhận, kỹ năng văn thư lưu trữ (trình ký, đóng dấu)…
- Về kinh nghiệm: Bản thân tôi học hỏi được từ cán bộ hướng dẫn thực tập
sự mềm mỏng, khéo léo nhưng nhanh nhạy trong việc tiếp dân và giải thích cho
người dân hiểu những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước.
- Những kiến nghị: Bản thân tôi thấy thực tập là một quá trình quan trọng
và quí giá giúp sinh viên hành chính làm quen với môi trường công vụ, vận dụng
kiến thức đã học vào thực tế. Ngoài kì thực tập 02 tháng này, tôi nghĩ Học viện
Hành chính Quốc gia nói chung, khoa Hành chính học - Bộ môn Quản lý công
nói riêng, nên tổ chức cho sinh viên chuyên ngành những buổi nói chuyện
chuyên đề, những chuyến đi tìm hiểu về các môi trường công vụ hiện đại và tiên
tiến của thành phố Hồ Chí Minh và cả nước, giúp sinh viên hành chính có thêm
hành trang, lý luận và hiểu biết thực tế.


SVTT:MS: KS11QLC-046

4


Báo cáo chuyên đề thực tập

GVHD: ThS. Ngô Hoài Sơn

Phần 2: BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
I. Tổng quan về cơ quan thực tập
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND được quốc hội thông qua ngày 26
tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định 26/2009/QĐ-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2009 của
UBND Quận 8 về ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Phòng Lao
đông – Thương binh và Xã hội Quận 8.
1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
1.1. Vị trí và chức năng
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân quận 8, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân quận 8 thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: lao động; việc làm; dạy nghề; tiền
lương; tiền công; bảo hiểm xã hội (bắt buộc, tự nguyện), bảo hiểm thất nghiệp;
an toàn lao động; người có công với nước; bảo trợ xã hội; giảm nghèo; bảo vệ và
chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới (gọi chung là lĩnh
vực lao động, người có công với nước và xã hội); thực hiện một số nhiệm vụ,
quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân quận 8 và theo quy định của
pháp luật.
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân, có con
dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt
động của Ủy ban nhân dân quận 8; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh

tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
1.2. Chức năng và quyền hạn
- Trình Ủy ban nhân dân quận 8 ban hành các quyết định, chỉ thị; quy
hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; đề án, chương trình trong lĩnh
vực lao động, người có công với nước và xã hội; cải cách hành chính, xã hội hóa
thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
- Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 8 ban hành các văn bản về lĩnh
vực lao động, người có công với nước và xã hội thuộc thẩm quyền. Tổ chức thực
hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình
về lĩnh vực lao động, người có công với nước và xã hội trên địa bàn quận 8 sau
SVTT:MS: KS11QLC-046

5


Báo cáo chuyên đề thực tập

GVHD: ThS. Ngô Hoài Sơn

khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các
lĩnh vực được giao.
- Giúp Ủy ban nhân dân quận 8 quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động đối
với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn kiểm tra hoạt động của
các hội và tổ chức phi Chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực lao
động, người có công với nước và xã hội theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với
các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở giáo dục lao động xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em
trên địa bàn quận theo phân cấp, ủy quyền.
- Giúp Ủy ban nhân dân quận tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký dạy nghề,
giới thiệu việc làm; tổ chức quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về

hoạt động dạy nghề, giới thiệu việc làm của các cá nhân, tổ chức theo phân cấp
của Ủy ban nhân dân thành phố.
- Thực hiện các chế độ, chính sách đối với người có công với nước, đối
tượng bảo trợ xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn theo phân công, phân
cấp. Tổ chức và hướng dẫn thực hiện chương trình giảm nghèo, bảo vệ và chăm
sóc trẻ em, phòng chống tệ nạn mại dâm, ma túy, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng.
Quản lý các câu lạc bộ khuyết tật; thực hiện dự án phi chính phủ về chăm sóc
bảo vệ trẻ em. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quản lý đài tưởng niệm, các công
trình ghi công liệt sỹ, quỹ đền ơn đáp nghĩa.
- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Ủy ban nhân dân phường
trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực lao động, người có công
với nước và xã hội.
- Phối hợp với các ngành, đoàn thể xây dựng phong trào toàn dân chăm
sóc, giúp đỡ người có công với nước và các đối tượng xã hội.
- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách về lao động, người
có công và xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu
cực, chống lãng phí trong hoạt động lao động, người có công với nước và xã hội
theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân quận.
- Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống
SVTT:MS: KS11QLC-046

6


Báo cáo chuyên đề thực tập

GVHD: ThS. Ngô Hoài Sơn

thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ
về lĩnh vực lao động, người có công với nước và xã hội.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình
thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân quận và Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ
đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ
đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý
theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân
dân quận.
- Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân
cấp của Ủy ban nhân dân quận.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân quận giao hoặc
theo quy định của pháp luật.
2. Cơ cấu tổ chức
Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội Quận 8 có 01 Trưởng phòng, 04 Phó
Trưởng phòng và các cán bộ, công chức chuyên môn, nghiệp vụ. Trong đó:
- Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước UBND, Chủ tịch UBND quận và
trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Phòng, đồng thời chịu trách nhiệm
trước Giám đốc các Sở liên quan về thực hiện các mặt công tác chuyên môn của
Phòng.
- Phó Trưởng phòng là người giúp Trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước
Trưởng phòng, Phó Chủ tịch UBND và trước pháp luật về các nhiệm vụ được
phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt, một Phó Trưởng phòng được Trưởng
phòng ủy quyền điều hành các hoạt động của Phòng
- Cán bộ, công chức chuyên môn, nghiệp vụ được bố trí tương xứng với
nhiệm vụ được giao. Cụ thể phòng có 12 chuyên viên phụ trách các công việc
như: xóa đói giảm nghèo, chính sách xã hội, trẻ em- bình đẳng giới, tệ nạn xã
hội, tổ lao động- việc làm, kế toán, văn thư, thủ quỹ.
Cơ cấu tổ chức Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội Quận 8:
SVTT:MS: KS11QLC-046


7


Báo cáo chuyên đề thực tập

GVHD: ThS. Ngô Hoài Sơn

TRƯỞNG PHÒNG

PHÓ
TRƯỞNG
PHÒNG
PHÒNG
(Chính sách xã
hội)

Tổ
Giảm
nghèo

Tổ
Bình
đẳng
giới –
Tổ trẻ
em

Tổ Tệ
nạn
xã hội


PHÓ
TRƯỞNG
PHÒNG
(Tệ nạn xã hội
- Lao động)

Tổ
Lao
động

Tổ
Việc
làm

PHÓ
TRƯỞNG
PHÒNG
(Trẻ em
em - Bình
đẳng giới)

Tổ
chính
sách
xã hội

Văn
thư –
Tổng

hợp

PHÓ
TRƯỞNG
TRƯỞNG
PHÒNG
(Xóa đói giảm
giảm
nghèo)

Kế
toán

Thủ
quỹ

3. Nhân sự
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội Quận 8 có 16 cán bộ, công
chức (6 nam và 12 nữ).Trong đó, công chức theo chức vụ lãnh đạo là 4 và 12
chuyên viên.
Về trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức của phòng LĐTBXH thì trình
độ đại học là 10 người (chiếm tỷ lệ là 62.5%), cao đẳng là 2 người (chiếm 12.5
%), trung cấp (25 %).
Về độ tuổi: độ tuổi dưới 30 là 1 người (chiếm tỷ lệ là 6.25 %); độ tuổi từ
30 đến dưới 40 là 9 người (chiếm tỷ lệ là 56.25%); độ tuổi từ 50 đến dưới 60 là
7 người (chiếm tỷ lệ là 43.75%).
4. Mối quan hệ
4.1. Đối với Ủy ban nhân dân quận 8
- Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực
tiếp và toàn diện của Ủy ban nhân dân quận 8 về toàn bộ công tác theo chức

năng, nhiệm vụ của Phòng, Trưởng phòng trực tiếp nhận chỉ đạo và nội dung
công tác từ Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch phụ trách khối và phải thường xuyên báo
SVTT:MS: KS11QLC-046

8


Báo cáo chuyên đề thực tập

GVHD: ThS. Ngô Hoài Sơn

cáo với thường trực Ủy ban nhân dân quận về những mặt công tác đã được phân
công;
- Theo định kỳ phải báo cáo với thường trực Ủy ban nhân dân quận 8 về
nội dung công tác của Phòng và đề xuất các biện pháp giải quyết công tác
chuyên môn trong quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực liên quan.
4.2. Đối với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chịu sự hướng dẫn và kiểm tra
chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, thực hiện
việc báo cáo công tác chuyên môn định kỳ và theo yêu cầu của Giám đốc Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội.
4.3. Đối với các cơ quan chuyên môn khác thuộc Ủy ban nhân dân quận 8
- Thực hiện mối quan hệ hợp tác và phối hợp trên cơ sở bình đẳng, theo
chức năng nhiệm vụ, dưới sự điều hành chung của Ủy ban nhân dân quận 8,
nhằm đảm bảo hoàn thành kế hoạch, nhiệm vụ chính trị của quận. Trường hợp
chủ trì phối hợp giải quyết công việc, nếu chưa nhất trí với ý kiến của Thủ
trưởng các cơ quan chuyên môn khác, Trưởng phòng Lao động - Thương binh
và Xã hội tập hợp các ý kiến và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 8 xem xét,
quyết định.
4.4. Đối với các đơn vị, tổ chức sản xuất kinh doanh và dịch vụ liên quan

đến chức năng quản lý trên địa bàn quận.
- Trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra, giải quyết các chế độ, chính sách về lao
động, người có công và xã hội theo quy định của Nhà nước;
- Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh, hành chính sự nghiệp của Trung
ương, thành phố trú đóng và hoạt động trên địa bàn quận 8, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội giúp Ủy ban nhân dân quận 8 thực hiện việc quản lý
hành chính Nhà nước về các lĩnh vực thuộc chức năng đối với các đơn vị này
theo quy định.
4.5. Đối với Ủy ban nhân dân phường.
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn,
kiểm tra và giúp đỡ về nghiệp vụ ngành để Ủy ban nhân dân phường chỉ đạo
SVTT:MS: KS11QLC-046

9


Báo cáo chuyên đề thực tập

GVHD: ThS. Ngô Hoài Sơn

thực hiện tốt mọi chủ trương chính sách, chế độ, thể lệ về lao động, người có
công với nước và xã hội trong phạm vi địa phương theo quy định của Nhà nước
và Ủy ban nhân dân thành phố.
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm cùng với Ủy
ban nhân dân phường kiện toàn, củng cố bộ phận công tác về lao động, người có
công và xã hội tại địa phương. Phối hợp với các tổ chức, chính quyền, đoàn thể
nhân dân xây dựng phong trào toàn dân chăm sóc, giúp đỡ người có công với
nước và đối tượng chính sách xã hội. Giúp Ủy ban nhân dân phường phối hợp
thực hiện tuyên truyền giáo dục phòng chống, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội trên
địa bàn.
4.6. Đối với Mặt trận Tổ quốc, các đơn vị sự nghiệp, các ban ngành, đoàn

thể, các tổ chức xã hội của quận.
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp và hỗ trợ Mặt trận
Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng thực hiện tốt chế độ chính sách lao động,
người có công và xã hội, tiếp nhận những phản ánh về tình hình các đối tượng
để giải quyết kịp thời; phối hợp với các đoàn thể quần chúng vận động các đối
tượng chính sách, phát huy truyền thống của dân tộc và truyền thống cách mạng
để thực hiện tốt các cuộc vận động của Đảng và Nhà nước.
- Khi Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận, phường, các đơn vị sự nghiệp, các
ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội của quận có yêu cầu, kiến nghị các vấn
đề thuộc chức năng của Phòng, Trưởng phòng có trách nhiệm trình bày, giải
quyết hoặc trình Ủy ban nhân dân quận giải quyết các yêu cầu đó theo thẩm
quyền.
(Theo Quyết định số 14 /2009/QĐ-UBND ngày 3 tháng 2 năm 2009 của
Ủy ban nhân dân quận 8)
5. Một số quy trình thủ tục của cơ quan thực tập
5.1. Thủ tục Đề nghị tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh
hùng”
Trình tự thực hiện:
SVTT:MS: KS11QLC-046

10


Báo cáo chuyên đề thực tập

GVHD: ThS. Ngô Hoài Sơn

- Bước 1: Cá nhân Mẹ Việt Nam anh hùng lập bản khai đề nghị tuyên
dương danh hiệu nhà nước “Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng” hoặc người thờ cúng
lập bản khai nếu Mẹ Việt Nam anh hùng đã từ trần và nộp tại Ủy ban nhân dân

xã, thị trấn.
- Bước 2: Ủy ban nhân dân phường - xã, thị trấn lập danh sách những bà
mẹ thuộc đối tượng tặng hoặc truy tặng danh hiệu nhà nước “Bà Mẹ Việt Nam
anh hùng” nộp tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận - huyện (trong
giờ hành chính từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần)
- Bước 3: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận - huyện tổ chức
thẩm tra, xác minh và tổng hợp danh sách những hồ sơ đủ điều kiện và chuyển toàn
bộ hồ sơ về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố.
- Bước 4: Việc tổ chức lễ tặng hoặc truy tặng danh hiệu nhà nước “Bà Mẹ
Việt Nam anh hùng” do Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức.
Cách thức thực hiện : Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Bản khai đề nghị tuyên dương danh hiệu nhà nước “Bà Mẹ Việt Nam
Anh Hùng”.
+ Biên bản xét đề nghị nhà nước tuyên dương danh hiệu “Bà Mẹ Việt
Nam Anh Hùng”.
+ Danh sách đề nghị nhà nước tuyên dương danh hiệu “Bà Mẹ Việt Nam
Anh Hùng” (kèm theo công văn đề nghị của phường - xã, thị trấn)
+ Giấy chứng nhận hy sinh hoặc giấy báo tử của liệt sĩ.
+ Bằng Tổ quốc ghi công (bản sao).
- Số lượng hồ sơ: 07 bộ.
- Thời hạn giải quyết: Không quy định thời gian
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực
hiện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành

phố; Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội quận - huyện; Ủy ban nhân dân
phường - xã, thị trấn
- Cơ quan phối hợp (nếu có): không có
SVTT:MS: KS11QLC-046

11


Báo cáo chuyên đề thực tập

GVHD: ThS. Ngô Hoài Sơn

Kết quả thủ tục hành chính: Văn bản và danh sách đề nghị những bà mẹ
thuộc đối tượng tặng hoặc truy tặng danh hiệu nhà nước “Bà Mẹ Việt Nam anh
hùng”
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản khai đề nghị tuyên dương danh hiệu
nhà nước “Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng”.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Có 02 con là liệt sĩ và có chồng hoặc bản thân là liệt sĩ
- Có 02 con mà cả 02 con là liệt sĩ hoặc có 01 con mà con đó là liệt sĩ
- Có từ 03 con trở lên là liệt sĩ
- Có 01 con là liệt sĩ, chồng và bản thân là liệt sĩ. Người con là liệt sĩ bao
gồm con đẻ và con nuôi của Bà mẹ được pháp luật thừa nhận và đã được Chính
phủ tặng bằng Tổ quốc ghi công
- Bà mẹ có đủ 01 trong 04 trường hợp nêu trên do phải chịu đựng nỗi đau
mất con, mất chồng mà bị bệnh tâm thần vẫn được tặng danh hiệu “Bà Mẹ Việt
Nam anh hùng”
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà Mẹ Việt Nam anh
hùng” năm 1994 (được sửa đổi, bổ sung bởi Pháp lệnh số 05/2012/UBTVQH13

ngày 20 tháng 10 năm 2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, có hiệu lực kể từ
ngày 01 tháng 01 năm 2013).
- Nghị định số 56/2013/NĐ-CP, ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Chính Phủ
về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu
vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”.
- Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, thực
hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân
5.2. Thủ tục giải quyết hưởng chế độ ưu đãi đối với người hoạt động
kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ chính sách cấp xã nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả của UBND cấp huyện. Cán bộ được giao nhiệm vụ thực hiện việc tiếp
nhận và kiểm tra hồ sơ;
SVTT:MS: KS11QLC-046

12


Báo cáo chuyên đề thực tập

GVHD: ThS. Ngô Hoài Sơn

+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn
bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ : Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho
Phòng Lao động - Thương binh và xã hội.
- Bước 2: Phòng Lao động - Thương binh và xã hội kiểm tra hồ sơ, tổng
hợp, lập danh sách những người đủ điều kiện kèm các giấy tờ theo quy định gửi
Sở Lao động - Thương binh và xã hội xem xét, giải quyết;

- Bước 3: Khi có kết quả, cán bộ chính sách cấp xã đến nhận trực tiếp tại
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học,
thương binh, bệnh binh đồng thời là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất
độc hóa học: Bản khai ( Mẫu HH1); Một trong những giấy tờ chứng minh thời
gian tham gia hoạt động kháng chiến tại vùng mà quan đội Mỹ sử dụng chất
động hóa học: Quyết định phục viên, xuất ngũ, giấy X Y Z, giấy chuyển thương,
chuyển viện, giấy điều trị , giấy tờ khác chứng minh có tham gia hoạt động
kháng chiến tại vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất hóa học được xác nhận từ
ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước; Bản sao: Lý lịch cán bộ, lý đảng viên, lý
lịch quân nhân, huân chương, huân chương chiến sỹ giải phóng; Bản sao bệnh
án điều trị tại cơ sở y tế có thẩm quyền do Bộ Y tế quy định (trừ các trường hợp
sau đây: Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học dẫn tới vô
sinh theo kết luận của cơ quan y tế có thẩm quyền do bộ y tế quy định; Người
hoạt động kháng chiến không có vợ (chồng) hoặc có vợ (chồng) không có con
hoặc đã có con trước khi tham gia kháng chiến, sau khi trở về không sinh thêm
con, nay đã nết tuổi lao động (nữ đủ 55 tuổi, nam đủ 60 tuổi) được ủy ban nhân
dân cấp xã xác nhận; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
không mắc bệnh theo danh mục bệnh tật do bộ y tế quy định làm giảm khả năng
SVTT:MS: KS11QLC-046

13


Báo cáo chuyên đề thực tập

GVHD: ThS. Ngô Hoài Sơn


lao động từ 21% trở lên nhưng sinh con dị dạng, dị tật được hội đồng giám định
y khoa có thẩm quyền kết luận).
+ Đối với con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa
học, bao gồm: Bản khai; Bản sao giấy khai sinh; Một trong những giấy tờ của
cha đẻ hoặc mẹ đẻ chứng minh thời gian tham gia hoạt động kháng chiến tại
vùng mà quan đội Mỹ sử dụng chất động hóa học: Quyết định phục viên, xuất
ngũ, giấy X Y Z, giấy chuyển thương, chuyển viện, giấy điều trị , giấy tờ khác
chứng minh có tham gia hoạt động kháng chiến tại vùng mà quân đội Mỹ sử
dụng chất hóa học được xác nhận từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước.
Bản sao: Lý lịch cán bộ, lý đảng viên, lý lịch quân nhân, huân chương, huân
chương chiến sỹ giải phóng.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Lao động - Thương binh
và xã hội,UBND cấp huyện.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Danh sách đề nghị kèm các giấy
tờ theo quy định.
Tên mẫu đơn, tên tờ khai ( nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ
tục): có (Bản khai cá nhân theo Mẫu HH1, ban hành kèm theo Thông tư số
05/2013/TT- BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội.)
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính ( nếu có): Không
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 của Ủy ban Thường
vụ quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công
với cách mạng;
- Nghị định số 31/2013/ND-CP ngày 9/4/2013 của chính phủ quy định chi
tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với

cách mạng;
SVTT:MS: KS11QLC-046

14


Báo cáo chuyên đề thực tập

GVHD: ThS. Ngô Hoài Sơn

- Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, thực hiện chế độ
ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.
II. TỔNG QUAN VỀ CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO “Nghiên cứu việc thực
hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn Quận 8, thành phố Hồ Chí
Minh”
1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm Chính sách và Chính sách công
Theo Từ điển tiếng Việt thì “chính sách” là “sách lược và kế hoạch cụ thể
nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình
hình thực tế mà đề ra”.
Theo tác giả Vũ Cao Đàm thì “chính sách là một tập hợp biện pháp được
thể chế hóa, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo
sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của
họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của
một hệ thống xã hội”. Theo tác giả thì khái niệm “hệ thống xã hội” được hiểu
theo một ý nghĩa khái quát. Đó có thể là một quốc gia, một khu vực hành chính,
một doanh nghiệp, một nhà trường.
Cũng có một định nghĩa khác, “chính sách là chuỗi những hoạt động mà
chính quyền chọn làm hay không làm với tính toán và chủ đích rõ ràng, có tác
động đến người dân”.

Như vậy, phân tích khái niệm “chính sách” thì thấy:
- Chính sách là do một chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đưa ra;
- Chính sách được ban hành căn cứ vào đường lối chính trị chung và tình
hình thực tế;
- Chính sách được ban hành bao giờ cũng nhắm đến một mục đích nhất
định; nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó; chính sách được ban hành
đều có sự tính toán và chủ đích rõ ràng.
Thuật ngữ chính sách công luôn chỉ những hành động của chính phủ,
chính quyền và những ý định quyết định hành động này; hoặc chính sách công là
SVTT:MS: KS11QLC-046

15


Báo cáo chuyên đề thực tập

GVHD: ThS. Ngô Hoài Sơn

kết quả của cuộc đấu tranh trong chính quyền để ai giành được cái gì (Clarke E.
Cochran, 1999).
Tóm lại chính sách công có thể được hiểu là một tập hợp các quyết định
có lien quan với nhau do nhà nước ban hành, gồm mục tiêu và giải pháp để giải
quyết một vấn đề công nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng nhất
định. (Nguồn: Tập đề cương bài giảng Phân tích chính sách công, 2013, Th.S.
Ngô Hoài Sơn)
1.2. Khái niệm Người có công
Người có công, theo nghĩa rộng có thể hiểu là tất cả những người cống
hiến công lao, tính mạng, thân thể của mình trong quá trình dựng nước, giữ
nước và kiến thiết đất nước.
Theo nghĩa hẹp, người có công là những người đã có đóng góp công lao

hoặc hy sinh tính mạng, hy sinh một phần thân thể trong thời kỳ trước tổng khởi
nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trong các cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền công nhận.
Theo quy định tại Điều 2, Pháp lệnh Người có công với cách mạng, thì
người có công với cách mạng bao gồm các đối tượng:
“Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi quy định tại Pháp lệnh này bao gồm:
1. Người có công với cách mạng:
a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước
Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945;
c) Liệt sĩ;
d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến
g) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
h) Bệnh binh;
i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;
SVTT:MS: KS11QLC-046

16


Báo cáo chuyên đề thực tập

GVHD: ThS. Ngô Hoài Sơn

k) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và
làm nghĩa vụ quốc tế;

m) Người có công giúp đỡ cách mạng;
2. Thân nhân của người có công với cách mạng quy định tại khoản 1 Điều
này”.
2. Thực thi chính sách công
Thực thi chính sách công là quá trình đưa chính sách công vào thực tiễn
đời sống xã hội thông qua việc ban hành các quy định, thủ tục, chương trình
hoặc dự án và thực hiện chúng nhằm thực hiện hóa mục tiêu chính sách.
2.1. Chính sách cho người có công
Chính sách cho người có công là chính sách ưu đãi xã hội, là sự phản ánh
trách nhiệm của nhà nước, công đồng xã hội, là sự đãi ngộ đặc biệt ưu tiên hơn
mức bình thường về các mặt trong đời sống xã hội đối với những người có công
lao đặc biệt đối với đất nước.
Theo quy định tại điều 4 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng:
“Người có công với cách mạng và thân nhân được Nhà nước, xã hội quan tâm,
chăm sóc, giúp đỡ và tùy từng đối tượng được hưởng các chế độ ưu đãi sau đây:
- Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần;
- Bảo hiểm y tế;
- Điều dưỡng phục hồi sức khỏe;
- Nhà nước có chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng, thân nhân
liệt sĩ khó khăn về nhà ở và huy động sự tham gia của xã hội, gia đình người có
công với cách mạng;
- Được ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm; được hỗ trợ để theo học tai
cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học;
Chính phủ quy định cụ thể thời điểm hưởng, mức hưởng và các chế độ ưu
đãi tại Điều này.”
2.2. Hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến việc thực hiện chính
sách cho người có công
SVTT:MS: KS11QLC-046

17



Báo cáo chuyên đề thực tập

GVHD: ThS. Ngô Hoài Sơn

- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PLUBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, có
hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2005, được sửa đổi, bổ sung bởi: Pháp
lệnh số 35/2007/PL-UBTVQH11 ngày 21 tháng 6 năm 2007 của Ủy ban thường
vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công
với cách mạng, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2007; Pháp lệnh số
04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban thường vụ Quốc
hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách
mạng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2012;
- Nghi định 31/2013/NĐ-CP ban hành ngày 09 tháng 4 năm 2013 của
Chính phủ về việc quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp
lệnh ưu đãi người có công với cách mạng ;
- Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, thực hiện chế độ
ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân;
- Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh
hùng”;
- Nghị định số 56/2013/NĐ-CP, ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Chính Phủ
về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu
vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”;
- Thông tư liên tịch số 190/2011/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC của Bộ Tài
chính-Bộ Quốc phòng-Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội : Sửa đổi, bổ sung
Thông tư liên tịch số 69/2007/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 16 tháng 4
năm 2007 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài
chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 159/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12
năm 2006 của Chính phủ về việc thực hiện chế độ hưu trí đối với quân nhân

trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30 tháng 4 năm
1975 về trước có 20 năm trở lên phục vụ quân đội đã phục viên, xuất ngũ;

SVTT:MS: KS11QLC-046

18


Báo cáo chuyên đề thực tập

GVHD: ThS. Ngô Hoài Sơn

- Nghị định số 52/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ
về việc Quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách
mạng;
- Quyết định số 62/2011/QĐ-TTG ngày 9 tháng 11 năm 2011 của Thủ
tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh
bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày
30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc;
2.3. Ý nghĩa của thực hiện chính sách cho người có công
Những người có công là tầng lớp đặc biệt của xã hội, họ là những người
đã hi sinh cả tính mạng hay cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân
tộc, bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi sang nền
kinh tế thị trường, một số không nhỏ người có công và thân nhân đang gặp khó
khăn trong đời sống hằng ngày vì thương tật, vì sức khỏe giảm sút và điều kiện
cuộc sống không đảm bảo. Thể hiện được truyền thống quý báu của dân tộc,
truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, Nhà nước và
cộng đồng xã hội đang cố gắng không ngừng thực hiện những chính sách đối
với người có công nhằm đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần, bù đắp một phần
mất mát của họ, nhằm cho họ và thân nhân có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Trong việc nâng cao thực hiện chính sách cho người có công thì chúng ta
phải chú trọng các vấn đề bù đắp, hỗ trợ vật chất, tinh thần, việc làm, chăm sóc
và bảo vệ sức khỏe, phục hồi chức năng lao động và sinh hoạt cho các thương
binh, bệnh binh, có như vậy mới thể hiện được lòng biết ơn của đất nước đối với
tất cả những người đã quên mình vì độc lập, tự do của tổ quốc, quốc gia, dân
tộc. Việc chăm sóc, đảm bảo đời sống cho người có công nhằm giảm bớt những
đau buồn về thể xác, tinh thần, làm cho họ cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn,
tự hào hơn và có tính tích cực xã hội cao hơn, tạo điều kiện cho họ tin tưởng
vảo Đảng, Nhà nước, xã hội, kích thích tính năng động, tích cực của xã hội, của
toàn thể cộng đồng.
Như vậy, việc nâng cao đời sống cho người có công là một việc làm có ý
nghĩa vô cùng quan trọng và cấp thiết. Nó không chỉ thể hiện giá trị truyền
SVTT:MS: KS11QLC-046

19


Báo cáo chuyên đề thực tập

GVHD: ThS. Ngô Hoài Sơn

thống của dân tộc mà nó còn mang ý nghĩa lớn lao không chỉ ổn định đời sống
của người có công mà còn góp phần vào sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội.
Chính vì vậy, việc nâng cao đời sống cho người có công hiện nay phải được
triển khai nhanh chóng, kịp thời, đòi hỏi sự quan tâm không chỉ của Đảng, Nhà
nước mà của toàn xã hội.
3. Thực trạng thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn
quận 8 thành phố Hồ Chí Minh:
3.1. Khái quát về Quận 8 và các đối tượng chính sách đang quản lý
3.1.1. Khái quát về Quận 8

Quận 8 thuộc khu vực nội thành và nằm ở phía Tây - Nam Thành phố Hồ
Chí Minh. Quận 8 nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa khu đô thị cũ (quận 5 và quận 6)
và khu đô thị mới Nam Thành phố, nên chịu tác động của sự phát triển đô thị
hóa cao, có hệ thống giao thông khá phát triển ngày càng được cải thiện với một
số tuyến chính nối từ trung tâm thành phố qua quận 8 đến khu đô thị Nam Sài
Gòn. Là một trong những Quận đang đô thị hóa với tốc độ nhanh chịu ảnh
hưởng trực tiếp của sự phát triển khu Nam Sài Gòn.
Quận 8 có 16 phường và có 98.948 hộ dân (năm 2010). Hơn 65% số hộ
có từ 4 nhân khẩu trở lên. 21% dân số dưới 14 tuổi. 14.000 người tham gia thị
trường lao động. Người nhập cư dưới 5 năm chiếm 11%. Ngoài người Kinh
(90%), Quận 8 còn có hơn 9% dân số là người Hoa và các dân tộc khác.
3.1.2. Đối tượng chính sách đang quản lý
Hiện nay, Quận 8 đang quản lý hơn 2000 đối tượng chính sách người có
công, trong đó:
- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 đang hưởng trợ cấp
ưu đãi hàng tháng: 01 người.
- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 đến trước Tổng
khỏi nghĩa 19/8/1945 đang hưởng trợ cấp hưu đãi hàng tháng: 05 người.
- Bà mẹ Việt Nam anh hùng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng : 02
người.
SVTT:MS: KS11QLC-046

20


Báo cáo chuyên đề thực tập

GVHD: ThS. Ngô Hoài Sơn

- Thân nhân liệt sĩ già yếu cô đơn không nơi nương tựa, thân nhân của 02

liệt sĩ trở lên, con liệt sĩ mồ côi cả cha và mẹ đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng
tháng: 22 người.
- Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh bị
suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật từ 81% trở lên (bao gồm cả
nhưng thương binh loại B được công nhận từ trước ngày 31/12/1993) đang
hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng: 27 người.
- Người có công giúp đỡ cách mạng đang hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hàng
tháng: 7 người.
- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả
năng lao động từ 81% trở lên đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng: 05 người;
- Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh bị
suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật từ 80% trở xuống (bao gồm
cả nhưng thương binh loại B được công nhận từ trước ngày 31/12/1993) đang
hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng: 585 người;
- Đại diện thân nhân chủ yếu của liệt sĩ: 702 người;
- Đại diện gia đình thờ cúng liệt sĩ: 451 người;
- Người có công giúp đỡ cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng
tháng: 171 người;
- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả
năng lao động từ 80% trở xuống đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng: 54
người.
3.2. Công tác thực hiện chính sách, trợ cấp theo quy định Nhà nước
Hàng tháng, Quận 8 có 1.465 đối tượng chính sách được trợ cấp thường
xuyên với tổng kinh phí trên 1,8 tỷ đồng. Thực hiện theo chỉ đạo của Ủy ban
nhân dân thành phố hàng tháng hỗ trợ cho 02 mẹ Việt Nam anh hùng với số tiền
2 triệu đồng/người/tháng. Chi trả 48 hồ sơ cho cán bộ tiền khởi nghĩa theo
Hướng dẫn 30-HD/BTCTW với số tiền 1,49 tỉ đồng. Chi trả trợ cấp phương tiện
dụng cụ chỉnh hình cho 93 thương binh, 5 hồ sơ chất độc hóa học.
SVTT:MS: KS11QLC-046


21


Báo cáo chuyên đề thực tập

GVHD: ThS. Ngô Hoài Sơn

Cấp mới sổ ưu đãi giáo dục cho 03 em là con của thương binh; chi trả 57
hồ sơ cấp bù học phí theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP cho con của người có công
với tổng số tiền 129.413.000đ. Chi trả ưu đãi giáo dục năm cho con em chính
sách theo Thông tư 16/2006/TTLT-BGDĐT-BTC được 91 em, số tiền 514 triệu
đồng. Thực hiện chế độ ưu đãi trong giáo dục, đào tạo 232 lượt con thương bệnh
binh. Lập hồ sơ theo Nghị định 49 trình UBND Quận 8 được 122 lượt con em
diện chính sách, số tiền trên 276 triệu đồng.
Xác nhận miễn giảm thuế nhà đất theo Quyết định 118/TTg của Thủ
tướng Chính phủ được 12 trường hợp. Phối hợp phường tổ chức khảo sát, lập
thủ tục hỗ trợ sửa chữa 10 nhà từ nguồn vận động của Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc
Quận 8.
Trong năm 2013, Quận đã lập mới 09 hồ sơ hoạt động kháng chiến, 04 hồ
sơ có công cách mạng, lập mới 08 hồ sơ chất độc hóa học, đã chi trả trợ cấp 05
hồ sơ; Cấp lại Bằng tổ quốc ghi công cho 07 trường hợp bị mất, thất lạc và cũ
rách; lập 84 hồ sơ đối tượng chính sách từ trần để hưởng trợ cấp mai táng phí.
Thực hiện điều tra khảo sát đời sống hộ gia đình chính sách có công.
Phối hợp triển khai thực hiện Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg về chế độ,
chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo về Tổ quốc, làm nhiệm vụ
quốc tế ở Cam-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục
viên, xuất ngũ, thôi việc. Đến nay, đã gởi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
40 hồ sơ. Triển khai hướng dẫn lấy mẫu sinh phẩm giám định ADN xác định
danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin, thực hiện việc hỗ trợ thân nhân liệt sĩ
đi thăm viếng mộ và di chuyển hài cốt liệt sĩ.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, Quận đã tổ chức triển khai và phổ biến rộng
rãi trên địa bàn quận về các chính sách mới đối với người chính sách có công:
Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH13, Nghị định 31/2013/NĐ-CP, Thông tư
05/2013/TT-BLĐTBXH, Pháp lệnh 05/2012/UBTVQH13, Nghị định
56/2013/NĐ-CP.
Những hộ chính sách còn nhiều khó khăn được quan tâm vận động tìm
việc làm, hỗ trợ vốn làm ăn thông qua các quỹ tín dụng và thực hiện trợ cấp khó
SVTT:MS: KS11QLC-046

22


Báo cáo chuyên đề thực tập

GVHD: ThS. Ngô Hoài Sơn

khăn. Trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, Ủy ban nhân dân quận đã xét
giải quyết 440 suất trợ cấp khó khăn (bình quân 500.000 đồng/suất).
Tham mưu Ủy ban nhân dân Quận 8 trình Ủy ban nhân dân thành phố xét
duyệt đề nghị phong và truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam
anh hùng” đối với 12 mẹ và vợ liệt sĩ theo Nghị định 56/2013/NĐ-CP quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước
“Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
Chuyển Sở Lao động – TBXH thành phố 54 hồ sơ hưởng trợ cấp mai táng
phí và 3 tháng trợ cấp; 70 hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp theo Quyết định
62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng chính phủ và đã chi trả trợ
cấp một lần cho 27 đối tượng với số tiền 77.200.000đ. Lập 133 hồ sơ hưởng
chính sách diện thờ cúng liệt sỹ.
3.3. Công tác chăm lo các dịp lễ, tết
Các dịp Tết, kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ quận đều tổ chức tốt việc

trao quà tặng của Chủ tịch nước, quà của Ủy ban nhân dân thành phố đến đối
tượng chính sách, thương binh, gia đình liệt sĩ. Dịp tết Nguyên đán năm 2012 và
2013 đã trao quà tặng của Chủ tịch nước đến 4.089 lượt đối tượng chính sách, số
tiền 849 triệu đồng và trao quà của thành phố đến 28.754 lượt đối tượng, số tiền
18,629 tỉ đồng. Ngoài ra, quận cũng đã tặng 537 phần quà, số tiền 239,450 triệu
đồng và tổ chức các đoàn thăm các gia đình chính sách, cán bộ lão thành cách
mạng tiêu biểu.
Nhân dịp kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sĩ năm 2012, quận đã cấp phát
1.889 phần quà của Chủ tịch nước và 2.085 phần quà của thành phố với tổng số
tiền 1,349 tỉ đồng. Kỷ niệm Ngày Thương binh Liệt sĩ năm nay, quận đã trao
3.673 phần quà của Chủ tịch nước và thành phố với tổng số tiền khoảng 2,5 tỉ
đồng, đến thăm tặng quà 43 gia đình liệt sĩ, thương binh tiêu biểu, 45 thân nhân
Bà Mẹ Việt Nam anh hùng mất, liệt sĩ anh hùng.
3.4. Công tác chăm sóc sức khỏe
Phòng lao động – Thương binh và Xã hội Quận 8 đã lập thủ tục gia hạn và
cấp mới bảo hiểm y tế diện chính sách hàng năm gần 1.227 thẻ; giải quyết chế
SVTT:MS: KS11QLC-046

23


Báo cáo chuyên đề thực tập

GVHD: ThS. Ngô Hoài Sơn

độ điều dưỡng tập trung và điều dưỡng tại chỗ 476 lượt đối tượng. Trợ cấp mua
phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình cho 93 thương binh với tổng số tiền
hơn 140 triệu đồng.
3.5. Công tác thực hiện cuộc vận động “Đền ơn đáp nghĩa”
Phong trào đền ơn đáp nghĩa tiếp tục được sự hưởng ứng sâu rộng trong

các cơ quan, tổ chức và người dân với nhiều hình thức thiết thực như đóng góp
quỹ Đền ơn đáp nghĩa, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, đỡ đầu thương
binh nặng, thực hiện chăm sóc thân nhân liệt sĩ neo đơn, tặng quà khám bệnh
cấp thuốc các dịp lễ tết, cấp học bổng cho con em gia đình chính sách khó
khăn…
Trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, Ủy ban nhân dân phường đã
vận động Quỹ đền ơn đáp nghĩa với tổng số tiền 567,803 triệu đồng và sử dụng
Quỹ chăm lo đối tượng chính sách bao gồm:
+ Sửa chữa 22 nhà với số tiền 296,897 triệu đồng.
+ Trợ cấp khó khăn và hỗ trợ đời sống cho 92 lượt người, số tiền 37,628
triệu đồng.
Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân phường còn hỗ trợ tổ chức thăm viếng,
mừng thọ, chúc thọ các cụ chính sách, chăm lo cho các gia đình chính sách vào
các dịp lễ tết, hỗ trợ học phí cho con của gia đình chính sách với tổng số tiền
trên 1,5 tỷ đồng.
Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quận đã chỉ đạo xuyên suốt trong hệ thống
góp phần tích cực vào kết quả chăm lo diện chính sách ở 16 phường, đồng thời
đã trực tiếp tổ chức vận động chăm lo diện chính sách như:
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Quận duy trì vận động chăm sóc phụng dưỡng
các mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh nặng hàng tháng với mức từ 500.000 800.000 đồng; hỗ trợ đời sống cho 81 lượt người với số tiền 87,2 triệu đồng. Đã
hỗ trợ xây 3 nhà tình nghĩa bị hư hại nặng, sửa chữa 18 nhà cho gia đình chính
sách với tổng số tiền hơn 300 triệu đồng. Tặng 192 suất học bổng cho con gia
đình chính sách khó khăn với tổng số tiền 153,6 triệu đồng.
SVTT:MS: KS11QLC-046

24


Báo cáo chuyên đề thực tập


GVHD: ThS. Ngô Hoài Sơn

Câu lạc bộ Truyền thống kháng chiến Quận và 16 phường thực hiện công
tác ái hữu, tương trợ trong hội viên. Tết 2012, 2013 đã tổ chức thăm hỏi và tặng
quà hơn 1.000 hội viên với số tiền 274 triệu đồng. Tết năm 2013, Ban chủ nhiệm
Quận đã kết hợp với Quận ủy - Ủy ban nhân dân – Mặt trận Tổ quốc Quận tổ
chức 7 đoàn cán bộ đi thăm và tặng quà cho 300 hộ gia đình vùng căn cứ kháng
chiến tại Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, mỗi phần trị giá 500.000
đồng. Đã vận động các nhà hảo tâm tặng 50 triệu đồng xây dựng nhà tình nghĩa
cho gia đình cơ sở cách mạng ở xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại, Bến Tre.
Hội Cựu chiến binh Quận 8 bên cạnh chăm lo cho hội viên khó khăn đã có
nhiều quan tâm giúp đỡ hội viên là thương binh, đã sửa chữa nâng cấp chống dột
cho 8 hội viên, số tiền 39 triệu đồng, tặng 169 suất học bổng cho con gia đình
chính sách và hội viên với số tiền 90 triệu đồng. Ngoài ra, Hội Cựu chiến binh
Quận 8 cũng đã phối hợp tổ chức khám chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí
cho hơn 800 lượt chính sách, dân nghèo, hội viên; tổ chức các hoạt động chăm
lo, tặng quà vào các dịp lễ tết đối với các gia đình chính sách.
Ban liên lạc Cựu Tù chính trị và tù binh Quận 8 đề xuất chăm lo gia đình
cựu tù chính trị và tù binh còn khó khăn vào các dịp lễ tết. Tết 2012 và 2013 đã
chăm lo tết cho 40 hội viên với tổng số tiền trên 20 triệu đồng. Tặng quà cho
hơn 120 hội viên vào dịp lễ 30/4 hàng năm. Năm 2013, Cựu Tù chính trị và tù
binh Quận 8 đã phối hợp cùng BLL tù binh thành phố tổ chức cho 05 hội viên là
tù binh Phú Quốc dự họp mặt kỷ niệm 40 năm tù binh Phú Quốc chiến thắng trở
về, được tổ chức tại Phú Quốc vào ngày 15/3/2013.
Liên đoàn Lao động Quận tổ chức chăm lo thường xuyên thương binh
nặng, đến thăm tặng quà mẹ Việt Nam anh hùng và thương binh nhân dịp Tết,
ngày TBLS tổng số tiền là 16,8 triệu đồng;
Quận Đoàn 8 bên cạnh đẩy mạnh giáo dục truyền thống trong thanh thiếu
niên thông qua tổ chức về nguồn, đã tổ chức thăm và tặng quà cho các đối tượng
chính sách dịp Lễ, chăm sóc phụng dưỡng các Mẹ Việt Nam anh hùng với tổng

số tiền trên 200 triệu đồng. Tặng 37 suất học bổng cho con gia đình chính sách
SVTT:MS: KS11QLC-046

25


×