Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

KĨ NĂNG THẨM ĐỊNH, THẨM TRA DỰ THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.65 KB, 7 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP LỚN
MÔN:

KĨ NĂNG THẨM ĐỊNH, THẨM TRA DỰ
THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
ĐỀ BÀI 02
Dự thảo Nghị định quy định về quản lý, sử dụng pháo.

Hà Nội, 2020


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

NỘI DUNG
1.Xác định chủ thể thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật với
chủ đề được lựa chọn.

1

2. Với tư cách là cơ quan thẩm định, thẩm tra hãy phát biểu sự cần thiết ban hành
hoặc tính khả thi của quy định/ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo tình
huống được lựa chọn.

2


KẾT LUẬN

4

Tài liệu tham khảo.


MỞ ĐẦU
Để xây dựng và hoàn thiện một văn bản quy phạm pháp luật hợp hiến, hợp
pháp là một quá trình đầy khó khăn và phải trải qua rất nhiều bước trước khi văn
bản quy phạm pháp luật đó được áp dụng trong đời sống. Trong đó thẩm định,
thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được xem là một trong những bước
quan trọng để có thể đảm bảo chất lượng của văn bản đó trước khi được trình
,thông qua. Những năm gần đây Việt Nam đang rất chú trọng đến việc thẩm
định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, để có thể hiểu thêm về quá
trình này em xin được chọn đề bài số 02 : “Dự thảo Nghị định quy định về quản
lý, sử dụng pháo” .
NỘI DUNG
1.Xác định chủ thể thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật với
chủ đề được lựa chọn.
- Khái niệm thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật là: hoạt
động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xem xét, đánh giá chất
lượng của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Được tiến hành trước khi dự
thảo văn bản quy phạm pháp luật được trình lên chủ thể có thẩm quyền xem xét,
thông qua.
- Chủ thể và đối tượng thẩm định dự thảo Nghị định:
+ Bộ Tư pháp: Dự án luật, pháp lệnh do Chính phủ trình; Dự thảo nghị quyết của
Quốc hội Ủy ban thường vụ quốc hội do Chính phủ trình; Dự thảo nghị định của
Chính phủ, Quyết định của thủ tướng; Dự thảo thông tư của Bộ Tư pháp.
+ Hội đồng thẩm định (do Bộ Tư pháp thành lập):Dự án, dự thảo (thuộc đối

tượng thẩm định của Bộ Tư pháp) có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều
ngành, lĩnh vực; Dự thảo do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo.
- Chủ thể và đối tượng thẩm tra dự thảo Nghị định:
+ Văn phòng Chính phủ:Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy
1


ban thường vụ Quốc hội do Chính phủ trình; Dự thảo văn bản quy phạm pháp
luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội do cơ quan, tổ chức, đại biểu
Quốc hội gửi xin ý kiến Chính phủ; Dự thảo nghị định của Chính phủ; Dự thảo
thông tư của Bộ trưởng-Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
=> Vậy từ các phân tích bên trên thì Dự thảo Nghị định quy định về quản lý, sử
dụng pháo do Bộ Tư pháp thẩm định, do Văn phòng chính phủ thẩm tra.
2. Với tư cách là cơ quan thẩm định, thẩm tra hãy phát biểu sự cần thiết ban hành
hoặc tính khả thi của quy định/ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo tình
huống được lựa chọn.
- Sự cần thiết ban hành dự thảo Nghị định quy định về quản lý, sử dụng pháo.
Đốt pháo là một phong tục truyền thống lâu đời của nhân dân ta trong các dịp lễ
tết, hội hè…. Trải theo thời gian rất dài của lịch sử, pháo đã có sự phát triển rất
đa dạng về kiểu dáng, hình thức, phần lớn được làm thủ công. Trước đây, ở nước
ta, cứ đến đêm Giao thừa, nhà nhà lại đốt pháo để đón chào năm mới. Sau tràng
tiếng nổ đinh tai nhức óc, trên các mặt đất còn lại đầy xác pháo và các đám khói
mù mịt. Tập tục này tuy có đem lại cho mọi người niềm hân hoan, phấn khởi
trong ngày lễ Tết nhưng cũng đem lại những nguy hại khôn lường. Theo thống
kê của Bộ công an trong khoảng thời gian từ tháng 1/ 2019 đến tháng 11/ 2019
đã bắt giữ được 46 vụ buôn bán, vận chuyển pháo trái phép. Theo báo cáo của
Bộ Y tế, tính từ 30 tháng Chạp đến ngày mùng 2 Tết 2018, cả nước có190 người
nhập viện do tai nạn pháo nổ. Tai nạn thường xuyên xảy ra trong quá trình sản
xuất, vận chuyển và đốt pháo, hàng năm đã cướp đi sinh mạng nhiều người, làm
bị thương hàng nghìn người, nhiều người bị tàn tật suốt đời, gây lãng phí về tiền

bạc, ô nhiễm môi trường. Chính vì những tác hại nghiêm trọng nêu trên, ở nước
ta đã có quy định cấm đốt pháo và được đại đa số nhân dân tự giác chấp hành.
Năm 1994, Thủ tướng chính phủ đã có chỉ thị 406/CT-TTg ngày 8/8/1994 về
2


việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo. Đến năm 2009, Nghị định 36/2009
ngày 15/4.2009 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo . Quyết định số
95/2009/QĐ-TTg ngày 17/7.2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấm sản
xuất, nhập khẩu, tàng trữ vận chuyển, buôn bán , đốt và thả đèn trời là một bước
quyết liệt hơn nữa trong vấn đề quản lý pháo và đèn trời. Để bảo đảm an ninh, vì
sự bình yên của người dân. Sau hơn 10 năm tổ chức triển khai thực hiện, công
tác quản lý, sử dụng pháo đã đạt được những kết quả quan trọng, cụ thể như: Các
hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng pháo trái phép cơ bản
đã được kiểm soát, ngăn chặn, kiềm chế; nhận thức, ý thức chấp hành của nhân
dân về công tác này đã được nâng lên rõ rệt…. Tuy nhiên nghị định số
36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo đã bộc
lộ những hạn chế, bất cập đòi hỏi phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để đáp ứng
yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, phòng ngừa, đấu tranh
chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác trong tình hình mới, cụ thể là:
Thứ nhất, các khái niệm tại khoản 3 và 4 Điều 3 Nghị định số 36/2009/NĐ-CP
ngày 15/4/2009 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo chưa rõ ràng, cụ thể,
chưa tách bạch pháo hoa gây tiếng nổ và pháo hoa không gây tiếng nổ, thực chất,
pháo hoa gây tiếng nổ là có sử dụng thuốc pháo nổ.
Thứ hai, Nghị định số 36/2009/NĐ-CP chưa có quy định đối với quản lý, bảo
quản, tiêu hủy pháo.
Thứ ba, các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Nghị định số 36/2009/NĐ-CP
còn chưa đầy đủ; nhiều hành vi liên quan đến pháo hiện nay gây nguy hiểm cho
xã hội nhưng lại chưa được quy định; chưa quy định cụ danh mục các loại pháo,
sản phẩm pháo được sử dụng tại Việt Nam, nguyên tắc quản lý, sử dụng pháo.

Thứ tư, nhiều trường hợp cần thiết sử dụng pháo hoa nhưng không được quy
định tại Điều 7 Nghị định số 36/2009/NĐ-CP của Chính phủ, điều này gây khó
khăn cho các cơ quan, tổ chức trong quá trình sử dụng.
3


Nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý, bảo đảm quyền con người, quyền công dân
được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013. Đồng thời, khắc phục những hạn chế,
bất cập nêu trên và để tăng cường công tác quản lý, phòng ngừa, đấu tranh với
các hành vi vi phạm về pháo, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự,
an toàn xã hội trong tình hình mới. Vì vậy việc xây dựng Nghị định thay thế
Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 của Chính phủ về quản lý, sử
dụng pháo là cần thiết.
KẾT LUẬN
Thẩm tra, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật có vai trò quan trong quá
trình xây dựng văn bản.Để công tác thẩm tra, thẩm định đạt hiệu quả cao nhất,
đảm bảo phát huy tốt sự quản lí của Nhà nước thì việc quy định trách nhiệm cho
các chủ thể thực hiện công tác thẩm tra, thẩm định nhiệm vụ rất quan trọng, có
thể coi gần như là trọng tâm của việc xây dựng văn bản pháp luật.

4


Tài liệu tham khảo.
- Luật ban hành văn bản quy Pháp Luật 2015.
- Dự thảoTờ trình đề nghị xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 36 của
Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo.

5




×