Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

BÀI dự THI tìm HIỂU TRUYỀN THỐNG 75 năm CÔNG AN NHÂN dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 49 trang )

Câu 1: Ngày truyền thống công an nhân dân Việt Nam được xác định
là ngày, tháng, năm nào? Ý nghĩa của việc xác định Ngày truyền thống công
an nhân dân Việt Nam?
Sự ra đời của lực lượng công an nhân dân gắn liền với lịch sử hào hùng của
dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Trên dòng
sông lịch sử ấy. Công an Nhân dân Việt Nam là một lực lượng vũ trang trọng
yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam, làm nòng cốt, xung kích trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ
gìn trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Công an nhân dân có chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về bảo vệ an
ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; thực hiện thống nhất quản lí về
bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng,
chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi
phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

(Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm cán bộ, chiến sỹ CAND tháng 02/1961)

1


Ngay từ khi ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam,
Đảng ta thường xuyên quan tâm xây dựng, củng cố các công cụ bạo lực của cách
mạng để trấn áp tội phạm, bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân. Trong cao trào
xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931), đội tự vệ đỏ được thành lập để hỗ trợ và bảo vệ
quần chúng nổi dậy phá nhà giam, đốt huyện đường, vây đồn lính, bắt giữ bọn
hào lý, làm tan rã từng mảng chính quyền tay sai của đế quốc ở cơ sở, bảo vệ
cán bộ, bảo vệ các phiên tòa của Xô Viết – Công nông xét xử bọn phản cách
mạng; giữ gìn an ninh trật tự ở những nơi có chính quyền Xô Viết.
Tháng 3/1935, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ nhất thông qua Nghị quyết
quan trọng về “Đội tự vệ”, khi cuộc vận động mặt trận dân chủ Đông Dương
phát triển thành cao trào cách mạng rộng lớn, Đảng chỉ thị: “Mỗi ấp phải tổ chức


ra đội tự vệ để ngăn cản những kẻ phá rối cuộc đấu tranh và đối phó với các lực
lượng phản động”.
Đầu năm 1940, Trung ương Đảng chủ trương thành lập “Ban công tác đội”
làm nhiệm vụ bảo vệ an toàn khu, bảo vệ cán bộ cao cấp của Đảng, giải thoát
cho cán bộ khi bị địch bắt. “Ban công tác đội” được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp
của trung ương, được trang bị vũ khí và huấn luyện về kỹ thuật chiến đấu.
Từ ngày 13/8 đến ngày 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại
Tân Trào. Hội nghị nhận định cơ hội cho nhân dân ta giành quyền độc lập đã tới,
những điều kiện cho cuộc khởi nghĩa ở Đông Dương đã chín muồi, Đảng chủ
trương lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân
Đồng minh kéo vào Đông Dương. Để thống nhất lãnh đạo Tổng khởi nghĩa, Hội
nghị quyết định thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc do đồng chí Tổng Bí thư
Trường Chinh phụ trách; đề ra đường lối đối nội và đối ngoại trong tình hình
mới. Đêm 13/08/1945, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc đã gửi Quân lệnh số 1 cho
đồng bào và chiến sỹ cả nước nhanh chóng vùng dậy giành quyền độc lập.

2


Ngày 16/8/1945 cũng tại Tân Trào, Đại hội quốc dân họp, nhiệt liệt tán
thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng và thông qua Mười chính sách của
Việt Minh và Quyết định thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức
Chính phủ lâm thời do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Ngay sau Đại hội,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư kêu gọi đồng bào và chiến sỹ cả nước: “Toàn
quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.

(Công an nhân dân Việt Nam những ngày đầu bảo vệ cách mạng – 1945)

Ngày 19/8/1945, trong khí thế thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, lực
lượng công anh nhân dân Việt Nam ra đời. Ở Bắc Bộ thành lập Sở Liêm phóng,

Trung Bộ lập Sở Trinh sát, Nam Bộ lập Quốc gia tự vệ cuộc. Tuy tên gọi ở 03
miền khác nhau, nhưng các tổ chức đầu tiên của Công an nhân dân đều có chung
nhiệm vụ trấn áp bọn phản cách mạng, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ Đảng, bảo
vệ chính quyền cách mạng và tài sản của Nhân dân. Tiếp đó, ngày 21/2/1946,
3


Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 23/SL thống nhất các lực lượng Liêm
phóng, Cảnh sát, Trinh sát, Quốc gia tự vệ cuộc trong toàn quốc thành “Việt
Nam Công an Vụ” nằm trong Bộ Nội vụ và cử đồng chí Lê Giản làm giám đốc
Nha Công an Việt Nam. Ngày 18/4/1946, Bộ Nội vụ ra Nghị định số 121-NhĐ
về tổ chức Việt Nam Công an vụ, quy định tổ chức bộ máy của Công an có 3
cấp: Công an Việt Nam, Công an kỳ và Công an tỉnh. Ngày 19/8/1945 được xác
định là Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam.
Ngày 12/12/2005, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký
Lệnh số 30/2005/L-CTN công bố Luật Công an nhân dân, trong đó quy định:
“Ngày 19 tháng 8 hàng năm là Ngày truyền thống của Công an nhân dân và là
ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” (Trước đó, ngày 13/6/2005, Thủ
tướng Chính phủ ra Quyết định số 521/QĐ-TTg, Quy định ngày 19 tháng 8 hàng
năm là Ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”).
Việc xác định ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân có ý
nghĩa to lớn như sau:
Thứ nhất, Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân mang ý nghĩa
chính trị, tư tưởng sâu sắc, đó là một mốc son lịch sử đánh dấu sự ra đời, trưởng
thành ngày càng vững mạnh của một trong những lực lượng vũ trang cách mạng
nòng cốt, quan trọng của Đảng, Nhà nước, đảm bảo sự tồn vong của chế độ xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

4



Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng huy hiệu của người cho cán bộ, chiến sĩ Trung
đoàn 600 công anh nhân dân vũ trang
Thứ hai, đây là sự ghi nhận xứng đáng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân
đối với những đóng góp to lớn của lực lượng công an nhân dân trong sự nghiệp
bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội, trải qua 75 năm xây
dựng, chiến đấu và trưởng thành lực lượng Công an nhân dân đã đạt được nhiều
thành tựu quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn
xã hội, qua đó góp phần giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã
hội, đặc biệt đã phá tan mọi âm mưu đen tối của các thế lực thù địch trong và
ngoài nước nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa tại nước ta.
Thứ ba, việc xác định ngày truyền thống của lực lượng Công an nhân dân
có ý ngĩa quan trọng trong việc giáo dục truyền thống cách mạng, ý chí kiên
cường, vượt qua gian khổ cho cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng Công an nhân
dân, để qua đó góp phần tăng cường, củng cố vững chắc niềm tin, lòng trung
thành của lực lượng Công an nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà
nước. Những hoạt động như vậy nhằm động viên cán bộ, chiến sĩ không ngừng
nâng cao cảnh giác, ra sức rèn luyện bản lĩnh chính trị và trình độ nghiệp vụ,

5


không ngại gian khổ, vượt qua khó khăn, trong mọi hoàn cảnh để hoàn thành tốt
nhiệm vụ.
Thứ tư, hàng năm thông qua tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống Công an
nhân dân, Công an các đơn vị, địa phương đánh giá, tổng kết những thành tựu đã
đạt được và chỉ ra những hạn chế, thiếu sót trong công cuộc bảo vệ an ninh tổ
quốc và giữ gìn trật tự an toàn xã hội, rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả
công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.


Câu 2: Hãy nêu những chiến công tiêu biểu ở mỗi thời kỳ cách mạng
của lực lượng Công an nhân dân trong 75 năm qua. Những danh hiệu, phần
thưởng cao quý mà Đảng, Nhà nước dành tặng cho lực lượng Công an nhân
dân?
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm xây dựng lực lượng
công an nhân dân vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Người
yêu cầu xây dựng bộ máy tổ chức công an phải mang tính dân chủ cao, giản
đơn, thiết thực, hiệu quả, trong đó quan tâm xây dựng bộ máy công an ở cơ sở,
vùng biên giới, hải đảo. Người cán bộ công an trong tư tưởng của Người thực sự
là cái “gốc” của mọi công việc, được đề cập khoa học, toàn diện từ khái niệm, vị
trí, vai trò, nhiệm vụ, tư tưởng, bản chất nhân văn của cán bộ đến tầm quan
trọng của công tác cán bộ, nguyên tắc cơ bản trong tuyển chọn, đào tạo, sử
dụng, đánh giá, kiểm tra, giám sát cán bộ công an và thi đua - khen thưởng, kỷ
luật trong công an nhân dân.
Người luôn nhấn mạnh phẩm chất trung thành với Đảng, hết lòng phụng sự
Tổ quốc, phục vụ nhân dân; đồng thời, nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ công an phải tu
6


dưỡng, rèn luyện, xứng đáng là lực lượng vũ trang trọng yếu, tin cậy để bảo vệ
Đảng, Nhà nước và nhân dân. Điều này được thể hiện rõ nét, đầy đủ, toàn diện
và sâu sắc trong thư gửi đồng chí Hoàng Mai, Giám đốc Sở Công an khu XII
ngày 11-3-1948, trong đó nêu rõ Tư cách người Công an cách mệnh, đã trở
thành tư tưởng lớn, mang tầm chỉ đạo chiến lược trong công tác xây dựng Đảng,
xây dựng lực lượng công an nhân dân. Đó là: “Đối với tự mình, phải cần, kiệm,
liêm, chính; Đối với đồng sự phải: Thân Ái Giúp Đỡ; Đối với Chính phủ phải:
Tuyệt Đối Trung Thành; Đối với nhân dân phải: Kính Trọng Lễ Phép; Đối với
công việc phải: Tận Tụy; Đối với địch phải: Cương Quyết, Khôn Khéo".
Quan điểm xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh là xây dựng khối đoàn
kết trong Đảng, đoàn kết trong nước và đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh của

dân tộc với sức mạnh thời đại. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng mối
quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với công an nhân dân, mối quan hệ, hiệp đồng
giữa công an nhân dân với Quân đội nhân dân và các chủ thể khác trong hệ
thống chính trị. Đó là những mối quan hệ rất đặc biệt nhằm phát huy vai trò
Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân kiểm tra, giám sát, huy động sức
mạnh tổng hợp trong đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cùng với quá trình xây dựng và phát triển không
ngừng của mình, dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng và Bác Hồ kính
yêu, Công an nhân dân Việt Nam luôn nhất tâm đồng lòng, kề vai sát cánh cùng
các lực lượng cách mạng và quần chúng nhân dân kiên cường đấu tranh, mưu
trí, gan dạ, dũng cảm, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các
thế lực thù địch và các loại tội phạm, bảo vệ Đảng, Nhà nước, thành quả cách
mạng và cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân. Những chiến công tiêu
biểu ở mỗi thời kỳ cách mạng của lực lượng Công an nhân dân trong 75 năm
qua, đó là:
* Công an nhân dân Việt Nam ra đời, đấu tranh bảo vệ chính quyền Cách
mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954)

7


(Lực lượng tự vệ Hà Nội trong những ngày tháng Tám lịch sử - 1945)

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã lật đổ chế độ thực dân phong kiến
và mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Những ngày đầu chính
quyền cách mạng mới đã phải đối phó với rất nhiều khó khăn, thù trong giặc
ngoài và nhiều nguy cơ khác. Để làm chủ tình hình, Lực lượng Công an được
hình thành ở ba miền: Bắc Bộ thành lập Sở Liêm phóng và Sở Cảnh sát Bắc Bộ;
Trung Bộ thành lập Sở Trinh sát Trung Bộ; Nam Bộ thành lập Quốc gia Tự vệ
Cuộc Nam Bộ. Đây là những tổ chức đầu tiên của Lực lượng Công an nhân dân

Việt Nam. Thời kì 1945-1946, lực lượng Công an nhân dân nắm vững nguyên
tắc, sách lược của Đảng, đã mưu trí và khôn khéo đấu tranh chống bọn phản
cách mạng, kịp thời ngăn chặn và trấn áp nhiều vụ ám sát chính trị, tiến công,
bóc gỡ nhiều tổ chức, cơ sở phản động tại các địa phương trên cả nước. Đặc
biệt, ngày 12/7/1946, Nha Công an Trung ương đã chỉ đạo trinh sát và công an
xung phong bí mật, bất ngờ đột nhập vào trụ sở 132 Đuyvinhô (nay là phố Bùi
Thị Xuân) bắt bọn phản động, thu được nhiều tài liệu, chứng cứ, kịp thời khám
phá thành công vụ án ở nhà số 7, phố Ôn Như Hầu ở Hà Nội (nay là phố
Nguyễn Gia Thiều), vây quét 40 trụ sở của Quốc dân đảng ở Hà Nội, bắt gần
8


100 tên phản động, trong đó có những tên đầu xỏ như Phan Kích Nam, Nghiêm
Kế Tổ, đập tan âm mưu và hoạt động của thực dân Pháp câu kết với bọn phản
động tay sai địch làm đảo chính hòng lật đổ Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa.
Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, lực lượng Công an luôn nêu cao
tinh thần cảnh giác cách mạng, mưu trí, dũng cảm chiến đấu, lập nhiều chiến
công thầm lặng nhưng vô cùng oanh liệt, đấu tranh làm thất bại mọi hoạt động
gián điệp, do thám của thực dân Pháp xâm lược; đập tan âm mưu hoạt động đảo
chính, lật đổ chính quyền dân chủ nhân dân của các thế lực tay sai phản động;
bảo vệ tuyệt đối an toàn khu căn cứ địa cách mạng và các cơ quan đầu não của
Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân; đấu tranh bài trừ lưu manh, trộm cướp,
giữ gìn trật tự an ninh, bảo vệ tính mạng, tài sản và cuộc sống của nhân dân.
Chiến công diệt tên Trương Đình Chi – Chủ tịch Hội đồng an dân Bắc Việt
(10/10/1947); diệt đối tượng Bazin, Phó Giám đốc Sở mật thám liên bang Đông
Dương (28/4/1950); chiến công đánh đắm Thông báo hạm A-mi-ô-đanh-vin
(Amyot d’Invill) diệt gần 200 sỹ quan và binh lính Pháp ở vùng biển Sầm Sơn,
Thanh Hoá (7/1950); gương chiến đấu hy sinh của đồng chí Bùi Thị Cúc, chiến
sỹ Công an tỉnh Hưng Yên (5/1950); gương chiến đấu hy sinh của đồng chí

Nguyễn Thị Lợi (tổ điệp báo A13); gương chiến đấu hy sinh của đồng chí Võ
Thị Sáu – đội viên Công an xung phong Quận Đất Đỏ, Bà Rịa (01/1952); lực
lượng CAND bảo vệ các cứ điểm quân sự lớn, đặc biệt là chiến dịch Điện Biên
Phủ, góp phần làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”,
buộc Pháp phải ngồi lại với ta ở bàn Hội nghị ký hiệp định Giơnevơ (7/1954),
đưa cách mạng Việt Nam chuyển sang trang mới... Đó là những bằng chứng
đánh dấu bước trưởng thành của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam và sự
thất bại thảm hại của các cơ quan tình báo gián điệp Pháp cùng bọn phản động
tay sai.
Công an nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ miền Bắc XHCN,
đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (1954-1975)
9


Bảo vệ vững chắc an ninh, trật tự trong mọi tình huống, góp phần làm thất
bại các cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, phục vụ sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, nước ta tạm thời bị chia cắt, thực
hiện hai nhiệm vụ cách mạng chiến lược. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, bước
vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội; miền Nam tiến hành cách mạng dân tộc,
dân chủ nhân dân, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Ngay trong thời
gian tiếp quản các vùng giải phóng, đế quốc Mỹ và thực dân Pháp câu kết, ráo
riết cài cắm gián điệp, cất giấu vũ khí và phương tiện hoạt động, dụ dỗ, cưỡng
ép đồng bào di cư vào Nam; các đối tượng phản động gây phỉ, gây bạo loạn vũ
trang hòng phá hoại an ninh, trật tự, ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc hậu
phương lớn đối với tiền tuyến lớn.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng “Đoàn kết và lãnh
đạo nhân dân đấu tranh thực hiện Hiệp định đình chiến, đề phòng mọi âm mưu
phá hoại Hiệp định của địch, củng cố hòa bình, phục hồi và nâng cao sản xuất,
củng cố miền Bắc; giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân

miền Nam”, lực lượng CAND nhanh chóng xác định nhiệm vụ chiến lược trong
thời kỳ mới, đổi mới biện pháp, hình thức đấu tranh. Tập trung làm tốt công tác
kết hợp giữa chống cưỡng ép di cư với phòng, chống gián điệp, hạn chế đồng
bào bị Mỹ - ngụy dụ dỗ, cưỡng ép di cư vào Nam và ngăn chặn có hiệu quả âm
mưu của địch cài cắm gián điệp, nội gián để phá hoại, gây rối nội bộ ta; phối
hợp chặt chẽ với Quân đội nhân dân đồng loạt mở các chiến dịch tiễu phỉ, bắt và
diệt gần 5.000 tên, giải quyết dứt điểm nạn “nổi phỉ” ở các tỉnh vùng núi phía
Bắc, trấn áp kịp thời các vụ nhen nhóm tổ chức phản động, đập tan cái gọi là
"chống cộng sản trong lòng cộng sản" của địch. Dự báo được âm mưu của đế
quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, lực lượng Công an đã chủ động tham
mưu với Đảng, Chính phủ tăng cường các giải pháp củng cố vững chắc thế trận
an ninh nhân dân, sẵn sàng đối phó với hoạt động của địch; tham mưu với cấp

10


ủy, chính quyền chỉ đạo các cấp, các ngành tiến hành có hiệu quả công tác
“khoanh vùng, trấn phản”, cải tạo tại chỗ và tập trung cải tạo. Qua đó, bóc gỡ
mạng lưới tay chân cũng như cơ sở xã hội mà địch có thể lợi dụng. Từ năm
1961, cơ quan tình báo Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn ráo riết phát động chiến
tranh gián điệp biệt kích với mưu đồ “đánh cộng sản trong lòng cộng sản” nhằm
làm suy yếu miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Lực lượng Công an đã chủ động nắm
bắt âm mưu địch, chuẩn bị địa bàn “đón lõng”, bắt gọn các toán gián điệp biệt
kích xâm nhập, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, điều khiển trung tâm địch
hoạt động theo ý đồ của ta. Từ năm 1961 đến năm 1973, lực lượng Công an đã
tổ chức đấu tranh với gần 30 chuyên án theo phương châm “quét sạch nhà để
đón khách không mời mà đến”, “giữ bên trong là chính”, bắt và diệt hơn 100
toán gián điệp biệt kích với gần 1.000 đối tượng, thu hàng trăm tấn vũ khí tối
tân, phương tiện thông tin liên lạc hiện đại của địch.
Từ năm 1964, đế quốc Mỹ “leo thang” mở rộng chiến tranh phá hoại miền

Bắc và đẩy mạnh chiến tranh cục bộ ở miền Nam, lực lượng Công an đã phối
hợp chặt chẽ với Quân đội, dân quân, tự vệ, bảo vệ dân phố làm tốt công tác bảo
vệ an ninh, trật tự; vận động, tổ chức nhân dân đi sơ tán; bảo vệ tài sản của Nhà
nước, bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân; bảo đảm trật tự, an toàn giao
thông - vận tải, tham gia cứu thương, cứu người sập hầm, phòng cháy, chữa
cháy... Đáng chú ý, Đội Phòng cháy, chữa cháy Hoa Lư, Công an tỉnh Ninh Bình
đã mưu trí, dũng cảm dập tắt hỏa hoạn, cứu được trận địa tên lửa và pháo phòng
không. Kinh nghiệm này được nhân rộng, đã giúp Công an các tỉnh Thanh Hóa,
Nam Hà, Hà Bắc, Hải Phòng... chữa cháy các trận địa tên lửa đạt kết quả tốt.
Bảo vệ tuyệt đối an toàn các đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, các đoàn
khách quốc tế, bảo vệ tính mạng tài sản của Nhân dân, của các cơ quan, xí
nghiệp; bảo vệ kho tàng quân sự.
Chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền tổ chức sơ tán ra khỏi các
thành phố Hà Nội, Hải Phòng hơn 500.000 người già, trẻ em và những người

11


không trực tiếp sản xuất, chiến đấu. Giữa mưa bom, bão đạn, cán bộ, chiến sĩ
Công an Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương đã luôn bám sát vị trí chiến
đấu, tiếp tục làm tốt công tác vận động nhân dân phòng không sơ tán, tổ chức
lực lượng tuần tra, canh gác bảo vệ những địa bàn trọng điểm, bảo vệ các tuyến
đường giao thông vận tải; chiến đấu kiên cường, mưu trí, sáng tạo và dũng cảm
cứu hỏa, cứu sập, cứu giúp người bị nạn, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của nhân
dân; bảo vệ các mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật của
Trung ương và địa phương, như Đài Phát thanh Mễ Trì (Từ Liêm), kho xăng
Đức Giang (Gia Lâm), Đài Điện Ly (Đông Anh), Đài Phát tín Sơn Đồng (Hoài
Đức), cầu Long Biên, Nhà máy Điện Yên Phụ ở Hà Nội, Cảng Hải Phòng và các
mục tiêu khác thường xuyên bị máy bay Mỹ bắn phá…; đấu tranh chống tình
báo gián điệp hoạt động theo phương thức ẩn nấp P86, T72; xây dựng, hướng

dẫn, phát động phong trào quần chúng sâu rộng bảo vệ ANTQ, cùng các lực
lượng vũ trang khác bảo vệ vững chắc vùng giới tuyến, bờ biển, hải đảo; bảo vệ
vững chắc an ninh chính trị, giữ gìn trật tự xã hội trong suốt thời lỳ kháng chiến
chống Mỹ cứu nước, vv... Tiêu biểu như các chiến công: giải quyết vụ phỉ gây
bạo loạn ở Ba Làng, Tĩnh Gia, Thanh Hóa; trấn áp đối tượng phản động gây bạo
loạn ở Quỳnh Yên, Quỳnh Lưu, Nghệ An (1955); diệt tên Trần Văn Văn ngày
07/12/1966 của An ninh T4; chuyên án BK63 (1961); tiễu phỉ ở Đồng Văn; cứu
kho xăng Đức Giang; dập tắt các vụ bạo loạn ở Bùi Chu (Nam Định), Phát Diệm
(Ninh Bình)… Ở miền Nam, lực lượng An ninh nhân dân cùng các lực lượng
khác liên tục tiến công và nổi dậy diệt ác trừ gian, đập tan các chương trình, kế
hoạch tình báo gián điệp, cơ sở đặc biệt và hoạt động chống phá của các loại tay
sai phản động do tình báo Mỹ xây dựng và chỉ đạo; phát hiện, bóc gỡ nhiều vụ
nội gián của địch góp phần bảo vệ nội bộ, bảo vệ Đảng, bảo vệ phong trào cách
mạng như việc bắt Trịnh Kỳ Thiệu ngày 16-29/7/1963; diệt Nguyễn Xuân Chữ Bộ trưởng chiến tranh tâm lý chính quyền Việt Nam Cộng hòa…, bảo vệ ANTT
vùng giải phóng, bảo vệ vững chắc căn cứ kháng chiến và cơ quan quan trọng,
các đồng chí lãnh đạo kháng chiến, bảo vệ các chiến dịch quân sự mà đỉnh cao

12


là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất
đất nước,…
Nhanh chóng, kịp thời chi viện lực lượng, vũ khí, phương tiện kỹ thuật
nghiệp vụ, hậu cần vào chiến trường miền Nam phục vụ chiến dịch
Ở miền Nam, sau năm 1954, đế quốc Mỹ và ngụy quyền tay sai thực hiện
dồn dân, lập ấp chiến lược, đồng thời xây dựng hệ thống cảnh sát, mật vụ dày
đặc, điên cuồng thi hành chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”, áp dụng luật 10/59
kéo lê máy chém khắp miền Nam đàn áp phong trào cách mạng. Để đối phó với
địch, lực lượng Công an tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động, nắm bắt âm mưu, kế
hoạch, các chiến dịch khủng bố của chúng để bảo vệ an toàn tổ chức cơ sở

Đảng, bảo vệ phong trào cách mạng; đưa người thâm nhập vào lực lượng Bình
Xuyên, Hòa Hảo, vào hàng ngũ ngụy quân, ngụy quyền để vừa nắm tình hình,
vừa vận động, cảm hóa binh lính địch quay súng trở về với cách mạng và trừng
trị những tên tay sai gian ác.
Thực hiện chủ trương của Đảng về chi viện cho cách mạng miền Nam để
tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ chống Mỹ, cứu nước, ngay từ năm 1955,
Đảng đoàn, Bộ Công an đã thành lập Tổ cán bộ miền Nam (sau này là Bộ phận
cán bộ miền Nam) chuyên trách công tác lựa chọn, bồi dưỡng, huấn luyện cán
bộ để chi viện cho chiến trường miền Nam. Với tinh thần “tất cả vì tiền tuyến
lớn”, “tất cả vì miền Nam ruột thịt” và quyết tâm cùng cả nước giải phóng hoàn
toàn miền Nam, từ năm 1959 đến tháng 4/1975, Bộ Công an đã huy động đến
mức cao nhất về lực lượng, hậu cần - kỹ thuật, chi viện hơn 10.000 cán bộ, chiến
sĩ; hàng ngàn tấn vũ khí, đạn dược, phương tiện liên lạc, kỹ thuật nghiệp vụ,
thuốc men… vào chiến trường; đồng thời hướng dẫn, chỉ đạo An ninh miền
Nam về nghiệp vụ công tác An ninh, Cảnh sát, nắm tình hình, chống gián điệp,
phản động, phá tề ngụy.

13


Năm 1962, Bộ Công an đã đưa 05 tổ Tình báo vào hoạt động tại Sài Gòn
- Gia Định, Nam Trung Bộ, Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị, sát cánh cùng các lực
lượng An ninh nắm tình hình, âm mưu địch, tiếp cận nhóm Dương Văn Minh,
nhóm Trần Văn Hương, Trung tâm đào tạo gián điêp, biệt kích ngụy; qua đó
nắm tình hình địch ở miền Nam, chủ động đối phó với hoạt động gián điệp biệt
kích Mỹ - ngụy tung ra miền Bắc.
Từ năm 1965 đến năm 1972, đế quốc Mỹ lần lượt thực hiện chiến lược
chiến tranh cục bộ và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh; tăng cường hoạt
động tình báo, gián điệp để giành dân, chiếm đất và chuẩn bị kế hoạch hậu
chiến; thực hiện chủ trương “bốn mạnh dạn”: Mạnh dạn khai thác hết số người

bị bắt, đầu hàng, đầu thú; mạnh dạn khống chế; mạnh dạn giao việc; mạnh dạn
tung gián điệp vào hàng ngũ cách mạng. Lực lượng An ninh đã triển khai có
hiệu quả hai mặt công tác chủ yếu là tổ chức đánh địch, bảo vệ tổ chức Đảng,
căn cứ cách mạng, vùng giải phóng và vận động quần chúng diệt ác, phá kìm,
phá chính quyền cơ sở của địch. Lực lượng Trinh sát vũ trang và An ninh đô thị
phối hợp với các lực lượng vũ trang địa phương đã tiến hành hàng trăm trận tấn
công vào hang ổ của bọn tình báo, cảnh sát, mật vụ, tiêu diệt hàng nghìn tên cầm
đầu, gian ác, có nợ máu với nhân dân, làm cho địch hoang mang, lo sợ, gây
thanh thế cho cách mạng.
Trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, lực lượng An
ninh đã triển khai bám sát địa bàn, nắm chắc tình hình địch, bảo vệ cơ quan lãnh
đạo Đảng, Mặt trận dân tộc giải phóng và tổ chức để cơ sở quần chúng truy tìm,
tiêu diệt bọn ác ôn, gián điệp, chỉ điểm; bắt và tiêu diệt hàng nghìn tên gián điệp
các loại, thu nhiều tài liệu tình báo có giá trị, trong đó có hồ sơ nội gián, hồ sơ
mật báo viên của địch cài cắm vào nội bộ ta. Từ năm 1970, lực lượng An ninh
đã tập trung thực hiện nhiệm vụ truy bắt, xử lý số đối tượng nội gián; triển khai
mạnh công tác đấu tranh với phương thức địch cài gián điệp vào tù binh, hàng
binh, lạc ngũ, mất liên lạc. Lực lượng bảo vệ cơ quan, trinh sát vũ trang đã phối

14


hợp chặt chẽ với Bộ đội địa phương truy quét hàng trăm toán gián điệp biệt kích
xâm nhập vùng giải phóng, vùng giáp ranh.

(Cán bộ, chiến sĩ Công an Thanh Hóa xung phong lên đường chi viện chiến trường
miền Nam)

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về chuẩn bị mọi mặt phục vụ các
chiến dịch lớn, phối hợp với đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Pari, lực lượng

An ninh đã chú trọng hướng dẫn quần chúng phá chính sách bình định, kế hoạch
Phượng Hoàng, bảo đảm an ninh vùng giải phóng; tập trung đánh mạnh bọn đầu
sỏ tình báo, gián điệp ở đô thị, truy bắt cơ sở tình báo, gián điệp của chúng ở
nông thôn. Qua đó, góp phần hỗ trợ lực lượng vũ trang cách mạng mở các chiến
dịch quân sự lớn, giành đất, giành dân, đẩy địch vào thế bị động, làm thay đổi
hẳn cục diện chiến trường, tạo thế và lực để quân ta tổng công kích địch vào
mùa khô năm 1972.
Nửa cuối năm 1972, quân và dân ta tiến hành thắng lợi cuộc tiến công
chiến lược ở miền Nam, đồng thời đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại bằng
không quân lần thứ hai ra miền Bắc, đập tan cuộc tập kích chiến lược B52 vào
Hà Nội, Hải Phòng, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pari, rút hết quân Mỹ và chư
hầu ra khỏi miền Nam, làm thay đổi tình hình có lợi cho ta, tạo nên thế và lực
15


mới cho cách mạng. Trong giai đoạn này, lực lượng An ninh miền Nam tập trung
hướng công tác về cơ sở, nắm bắt âm mưu địch sâu hơn, nắm quần chúng chắc
hơn, tổ chức phong trào quần chúng tham gia công tác an ninh ở vùng giải
phóng, vùng tranh chấp; phối hợp với phong trào “Tấn công địch phía trước, phá
kìm kẹp phía sau”. Phong trào quần chúng phá kìm, diệt ác ôn, tay sai chỉ điểm
phát triển mạnh và rộng khắp các vùng nông thôn. Trong hai năm 1973, 1974,
lực lượng An ninh đã diệt hơn 2.000 tên, bắt gần 1.600 tên ác ôn, nhân viên
Phượng Hoàng có nợ máu ở vùng địch chiếm đóng. Đối với vùng hành lang,
vùng giáp ranh, lực lượng An ninh đã vô hiệu hóa hàng chục nghìn tên tay sai
của Mỹ - ngụy, trong đó có nhiều đối tượng gián điệp, chỉ điểm. Ở vùng giải
phóng, lực lượng An ninh vận động nhân dân củng cố phong trào “bảo mật
phòng gian”, giữ vững vùng giải phóng; tăng cường công tác truy lùng, bắt, tiêu
diệt hàng trăm toán gián điệp biệt kích xâm nhập, bảo vệ an toàn cơ quan, kho
tàng, tuyến đường vận chuyển; đồng thời, khám phá hàng trăm vụ nội gián. Qua
đó, đã góp phần quan trọng bảo vệ Đảng, bảo vệ nội bộ, bảo vệ an toàn các đồng

chí lãnh đạo cao cấp.
Trước những thất bại nặng nề của Mỹ - ngụy trên chiến trường miền Nam,
tháng 10/1974, Bộ Chính trị đã họp, nhận định: “Đây là thời cơ thuận lợi nhất để
nhân dân ta giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành thắng lợi trọn vẹn cho cách
mạng dân tộc, dân chủ... Ngoài thời cơ này, không có thời cơ nào khác” và quyết
định “mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy cuối cùng... giải phóng hoàn toàn miền
Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới
thống nhất nước nhà”. Quán triệt chỉ đạo của Bộ Chính trị, lực lượng Công an
đã tập trung lực lượng, phương tiện đáp ứng yêu cầu của chiến trường miền
Nam. Công tác bảo vệ bí mật các cuộc hành quân được tổ chức chặt chẽ; công
tác phòng gian bảo mật, quản lý vùng mới giải phóng được tăng cường; công tác
diệt ác, trừ gian, tấn công tiêu diệt bọn tình báo, cảnh sát được đẩy mạnh, tích
cực góp phần thúc đẩy ngụy quân, ngụy quyền vào tình thế cô lập, suy yếu
nghiêm trọng.
16


Dù nhiệm vụ được giao vô cùng khó khăn, hoàn cảnh chiến trường ác liệt,
nhưng các cán bộ Công an chi viện đã không quản hy sinh, gian khổ, vượt qua
mọi khó khăn, thử thách, cùng đồng chí, đồng bào xây dựng lực lượng chính trị,
phát động quần chúng nổi dậy phá thế kìm kẹp của Mỹ - ngụy, diệt ác, trừ gian,
bảo vệ cách mạng; bóc gỡ mạng lưới tình báo, gián điệp, cơ sở của địch. Nhiều
đồng chí trưởng thành, tham gia cấp ủy địa phương, là cán bộ lãnh đạo, chỉ huy
lực lượng An ninh ở hầu hết các địa phương miền Nam trong những năm kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước cho đến khi thống nhất đất nước và trở thành vốn
quý của lực lượng CAND trong nhiều năm sau này.
Nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân anh dũng chiến đấu, tiến công nổi dậy, giải phóng hoàn toàn miền Nam,
thống nhất đất nước
Thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Hễ còn một tên xâm

lược trên đất nước ta, thì còn phải tiếp tục chiến đấu quét sạch nó đi”, lực lượng
An ninh miền Nam chiến đấu anh dũng, kiên cường, mưu trí, sáng tạo; phối hợp
xây dựng lực lượng chính trị, phát động quần chúng nổi dậy phá thế kìm kẹp của
Mỹ - ngụy, diệt ác, trừ gian, làm trong sạch địa bàn, bóc gỡ mạng lưới tình báo,
gián điệp, nội gián của địch, bảo vệ các cơ quan của Đảng, căn cứ cách mạng,
làm thất bại các âm mưu hiểm độc “kế hoạch bình định”, “kế hoạch Phượng
Hoàng”, “kế hoạch Hải Yến” của địch; khám phá nhiều vụ nội gián nguy hiểm,

17


bảo vệ Đảng, bảo vệ cơ sở và lực lượng cách mạng.

(Các chiến sĩ An ninh Sài Gòn - Gia Định đào địa đạo sẵn sàng chiến đấu tại Củ
Chi, năm 1971)

Phục vụ Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, từ tháng 1/1975 đến ngày
29/4/1975, Bộ Công an đã huy động đến mức cao nhất về lực lượng, vũ khí và
phương tiện kỹ thuật chuyên ngành; chi viện 4.500 cán bộ có kinh nghiệm công
tác, chiến đấu, nâng tổng số cán bộ Công an chi viện cho chiến trường miền
Nam lên hơn 11.000 đồng chí. Lực lượng điệp báo, trinh sát vũ trang An ninh đã
phối hợp với cơ sở khẩn trương điều tra, lập sơ đồ hệ thống bố phòng của địch;
dựng lại các tổ chức tình báo, gián điệp, cảnh sát, hệ thống kìm kẹp và các tổ
18


chức, đảng phái phản động; lập hồ sơ, phân loại các đối tượng nguy hiểm cần
trấn áp; đồng thời chuẩn bị các thông cáo, lệnh, thư, khẩu hiệu để phục vụ nhiệm
vụ tấn công chính trị vào hàng ngũ kẻ thù.


(Đoàn xe thô sơ của lực lượng An ninh T4 vận chuyển vũ khí, lương thựcphục vụ
Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử)

Nhờ được chuẩn bị toàn diện, trong quá trình diễn ra Chiến dịch, lực lượng
An ninh đã bảo vệ tuyệt đối an toàn các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo chiến dịch,
bảo vệ các cuộc hành quân và vận chuyển vũ khí, phương tiện, các hướng tiến
công chiến lược, bảo vệ lực lượng vũ trang. Trên các hướng tấn công vào sào
huyệt địch, lực lượng An ninh tham gia tích cực nhiệm vụ mở đường, tấn công
từ bên ngoài kết hợp với nổi dậy từ bên trong, góp phần đập tan sự phản kháng
của bọn phản cách mạng, nhanh chóng chiếm lĩnh các mục tiêu được phân công;
chốt giữ các cửa ngõ ra vào thành phố, ngăn chặn, bắt giữ số đối tượng chạy
trốn. Nhiều cán bộ, chiến sĩ và cơ sở an ninh đã dũng cảm, mưu trí vào hang ổ
địch tuyên truyền, vận động binh lính ngụy bỏ súng đầu hàng, phát động quần
chúng nổi dậy, diệt ác, trừ gian, bắt giữ bọn đầu sỏ, ác ôn trong các cơ quan cảnh
19


sát, tình báo, gián điệp, chiêu hồi, đảng phái phản động, góp phần bức hàng, bức
rút nhiều đồn bốt, chiếm lĩnh nhiều trụ sở cảnh sát, trụ sở ngụy quyền địch.

(Chiến sỹ an ninh vũ trang tháo bom của địch lấy thuốc nổ chế
tạo vũ khí đánh địch)

Các cơ sở an ninh của ta trong lực lượng biệt động quân, bộ tổng tham mưu
ngụy... đã tác động số sĩ quan, binh lính ngụy, công nhân, viên chức trong các cơ
quan ngụy quyền “án binh bất động”, bảo quản hồ sơ, tài liệu, phương tiện kỹ
thuật, treo cờ cách mạng, tạo điều kiện thuận lợi để lực lượng vũ trang cách
mạng tiến công, chiếm lĩnh các mục tiêu trọng yếu của địch. Từ ngày 30/4/1975

20



đến ngày 2/5/1975, lực lượng An ninh cùng với quân và dân các tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long tiếp tục tấn công, chiếm lĩnh các cơ quan tình báo, cảnh sát, nhà
giam của địch, truy quét bọn tàn quân, xây dựng chính quyền cách mạng, góp
phần hoàn thành sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc
ta.
Ngày 30/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi, miền
Nam hoàn toàn giải phóng, gần 1,3 triệu quân chủ lực ngụy, hàng trăm nghìn sĩ
quan, nhân viên cảnh sát, hàng chục nghìn nhân viên tình báo, đảng phái phản
động, nhân viên tình báo trá hình cùng bộ máy ngụy quân, ngụy quyền tan rã tại
chỗ. Lợi dụng tình hình phức tạp những ngày đầu giải phóng, các đối tượng tội
phạm hình sự, côn đồ nguy hiểm một thời cấu kết với bộ máy cảnh sát ngụy gây
nhiều tội ác với nhân dân vẫn tiếp tục hoạt động, cướp tài sản, phá hoại cuộc
sống yên lành của nhân dân. Trước tình hình đó, để bảo vệ thành quả cách mạng,
Bộ Công an tiếp tục điều động gần 1 vạn cán bộ, chiến sĩ tăng cường cho An
ninh miền Nam, cùng lực lượng An ninh tại chỗ khẩn trương tiếp nhận, phân
loại tài liệu địch để lại, truy tìm gián điệp cài lại, khai thác làm rõ những đối
tượng tình báo viên, mật báo viên để vô hiệu hóa, làm trong sạch nội bộ; truy bắt
số đối tượng tình báo, gián điệp, cảnh sát, ngụy quân, ngụy quyền, đảng phái
phản động có nợ máu trốn trình diện, cải tạo; đồng thời làm tốt công tác phòng
ngừa, đấu tranh quyết liệt với bọn lưu manh, côn đồ và tội phạm hình sự khác,
giữ vững và quản lý tốt an ninh, trật tự vùng mới giải phóng.
Ôn lại truyền thống anh hùng vẻ vang của lực lượng CAND, chúng ta thành
kính tôn vinh, bày tỏ lòng tri ân trước những cống hiến, hy sinh to lớn của các
thế hệ cán bộ, chiến sĩ CAND trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hào
hùng của dân tộc, góp phần xây đắp, tăng cường niềm tin yêu, sự gắn bó máu
thịt của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và lực lượng CAND.
Lực lượng CAND nguyện tiếp tục phát huy truyền thống, bản chất cách
mạng tốt đẹp; luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, thường xuyên rèn luyện đạo đức

21


cách mạng, hun đúc bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với
Đảng, Tổ quốc và nhân dân; phối hợp chặt chẽ với Quân đội nhân dân, các bộ,
ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội và dựa vào nhân dân, vượt qua
mọi khó khăn, thử thách, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống
phá của các thế lực thù địch, phản động và các loại tội phạm, bảo vệ vững chắc
an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trong mọi tình huống, góp phần thực
hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Lực lượng Công an nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam XHCN
* Giai đoạn 1975-1986
Sau ngày 30/4/1975, đất nước được thống nhất cùng đi lên CNXH, lực
lượng CAND cả nước thống nhất và tiếp tục bước vào trận chiến đấu mới,
không kem phần gian khổ , hy sinh và đầy khó khăn, phức tạp. Phát huy truyền
thống vẻ vang, và để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, CAND đã nhanh chóng
thống nhất về tổ chức, tăng cường biên chế và củng cố về mọi mặt, triển khai
đồng bộ, toàn diện các mặt công tác công an trong phạm vi cả nước, thực hiện
nhiệm vụ chính trị mới do Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng CAND đã tích cực tham gia xây
dựng và củng cố chính quyền cách mạng ở vùng mới giải phóng, tổ chức quản
lý, cải tạo số ngụy quân, ngụy quyền, nhân viên của chế độ cũ, truy quét tàn
quân địch, đấu tranh làm tan rã các tổ chức FULRO, bắt hàng ngàn tên, bóc gỡ
hàng trăm khung chính quyền ngầm của địch; chủ động đấu tranh bóc gỡ toàn
bộ mạng lưới gián điệp, tình báo của đế quốc Mỹ và tay sai cài lại theo kế hoạch
hậu chiến; bắt gọn hàng trăm toán gián điệp, biệt kích của các thế lực thù địch từ
bên ngoài xâm nhập vào Việt Nam; đập tan âm mưu và hoạt động của bọn phản
động lưu vong xâm nhập móc nối với bọn phản động trong nước âm mưu gây


22


bạo loạn, lật đổ chính quyền. Trong 2 năm (1976 - 1977), lực lượng CAND đã
đấu tranh, khám phá tổ chức phản động “Mặt trận Quốc gia giải phóng Việt
Nam” do Hoàng Cơ Minh đứng đầu, bắt 1.395 tên, trong đó có nhiều thủ lĩnh tự
phong, gồm “Quốc trưởng”, “Thủ tướng”, 57 tên chỉ huy cấp quân khu, sư đoàn,
519 tên chỉ huy cấp trung đoàn, tiểu đoàn, thu giữ 147 tấn vũ khí, 16 bộ điện đài,
2 tàu xâm nhập và khám phá 7 tổ chức phản động trong nước; điều tra vụ giết nữ
nghệ sỹ Thanh Nga. Trong 4 năm (1981 - 1984), lực lượng Công an đã đấu tranh
với tổ chức phản động do Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh cầm đầu, bắt 146 tên,
thu 143 tấn vũ khí, thu 300 triệu đồng tiền Việt Nam in giả, 16 điện đài, 2 tàu
xâm nhập.Từ năm 1997 đến năm 2000, lực lượng Công an đập tan âm mưu
khủng bố của tổ chức phản động lưu vong tại Mỹ, do Nguyễn Hữu Chánh cầm
đầu, bắt và truy tố 37 tên phản động, thu 10.141 tờ truyền đơn, 47 lá cờ “ba sọc”
và nhiều vũ khí, phương tiện hoạt động của chúng.
* Giai đoạn 1986 – nay
Từ năm 1986 đến nay, đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông
Âu sụp đổ, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch ráo riết thực hiện chiến
lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn, lật đổ nhằm phủ định sụ lãnh đạo của
Đảng, xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; triệt để lợi dụng các vấn đề :dân
tộc”, “tôn giáo”, “dân chủ”, nhân quyền” để kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết
dân tộc.

23


(Nhân kỷ niệm lần thứ 30 Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân (20/7/1962 20/7/1992), ngày 20/7/1992, tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công tới dự

cuộc gặp mặt trao đổi giữa các thế hệ anh hùng, chiến sĩ xuất sắc do Bộ Nội vụ tổ chức)

Trong sự nghiệp đổi mới, lực lượng CAND đã tham mưu giúp Đảng, Nhà
nước và cấp ủy, chính quyền các cấp triển khai, thực hiện tốt các Nghị quyết của
Đảng về công tác Công an trong tình hình mới; tham mưu đề xuất và trực tiếp
giải quyết nhiều vụ, việc phức tạp liên quan đến vấn đề tôn giáo, dân tộc, an
ninh kinh tế, an ninh nông thôn, an ninh văn hóa - tư tưởng; phối hợp chặt chẽ
giữa các lực lượng nghiệp vụ, bảo vệ an toàn tuyệt đối các sự kiện chính trị, văn
hoá, xã hội trọng đại của đất nước; chủ động phòng ngừa và liên tục mở nhiều
đợt tấn công, truy quét tội phạm, đặc biệt là tội phạm có tổ chức. Tiêu biểu, năm
1996, lực lượng Công an triệt phá băng, nhóm tội phạm hoạt động theo kiểu “xã
hội đen”, do Dương Văn Khánh cầm đầu, truy tố 48 bị can. Hai năm 2001 2002, lực lượng Công an triệt phá tổ chức tội phạm đặc biệt nguy hiểm hoạt
động theo kiểu “xã hội đen” do Trương Văn Cam cầm đầu, bắt giữ, xử lý hàng
trăm tên tội phạm nguy hiểm. Điều tra, khám phá nhiều vụ án về ma túy lớn,
điển hình như đường dây buôn lậu ma túy do Xiêng Phênh - Vũ Xuân Trường
cầm đầu; đường dây buôn lậu ma túy do Nguyễn Văn Hải cầm đầu; triệt phá ổ
nhóm ma túy tại Lóng Luông (Vân Hồ, Sơn La) do trùm ma túy Nguyễn Thanh
24


Tuân và Nguyễn Văn Thuận cầm đầu (năm 2018). Đấu tranh chống Fulro trên
địa bàn Tây Nguyên; giải quyết vụ bạo loạn ở Mường Nhé; khám phá tổ chức
phản động “Đảng Việt Nam dân chủ hành động” do Nguyễn Sỹ Bình cầm đầu
(1997). Ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn xã hội, từng bước thiết lập lại trật tự an toàn
giao thông; làm tốt công tác phòng cháy, chữa cháy; đẩy mạnh công tác đấu
tranh chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại, lừa đảo, chiếm đoạt tài
sản, khám phá nhiều vụ án kinh tế lớn, điển hình như: vụ tham nhũng tại Trạm
kiểm soát Đồng Bành, Lạng Sơn; vụ tham ô tài sản tại Công ty TAMEXCO; vụ
Epco - Minh Phụng; vụ lừa đảo, cố ý làm trái đặc biệt nghiêm trọng, do Lã Thị
Kim Oanh cầm đầu... góp phần tạo môi trường chính trị, xã hội ổn định, phục vụ

sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và quá trình hội nhập quốc tế.
Lực lượng Công an nhân dân đã chủ động phối hợp tham mưu với Đảng, Nhà
nước gắn kết chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
kết hợp an ninh, quốc phòng với kinh tế, đối ngoại; phát huy sức mạnh tổng hợp
của cả hệ thống chính trị và toàn dân; chủ động tích cực mở rộng quan hệ hợp
tác quốc tế với lực lượng An ninh, Cảnh sát nội vụ các nước trên thế giới nhằm
trao đổi tin tức, chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; góp phần giải
quyết các vấn đề quốc tế trong đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, đặc
biệt là tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, đồng thời tham gia tích cực trong
việc làm sâu sắc thêm các mối quan hệ hữu nghị hợp tác quốc tế của đất nước,
góp phần nâng cao vai trò, vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế.
Suốt chặng đường truyền thống vẻ vang đã đi qua, trong công cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, gần 15.000 cán bộ Công an đã anh
dũng hy sinh, hơn 5.000 đồng chí đã hiến dâng một phần xương máu của mình
để tạc nên hình hài xứ sở, hàng trăm đồng chí bị địch bắt, tù đày, bị tra tấn dã
man. Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, hơn 300 cán bộ, chiến sĩ
Công an anh dũng hy sinh, hơn 1.300 đồng chí mang thương tật vĩnh viễn; nhiều
tấm gương, chiến công bất diệt đã để lại sự khâm phục, tự hào trong lòng nhân
dân và toàn lực lượng.
25


×