Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CÔNG TÁC THANH TOÁN BÙ TRỪ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.79 KB, 16 trang )

NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CÔNG TÁC THANH
TOÁN BÙ TRỪ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NO & PTNT LÁNG HẠ
Cùng với sự thành công trong công cuộc đổi mới căn bản toàn hệ thống
hoạt động Ngân hàng, công tác thanh toán kinh doanh tiền mặt nói chung
và thanh toán bù trừ qua Ngân hàng nói riêng cũng từng bước được phát
triển vững chắc. Tuy nhiên để phù hợp và đáp ứng quá trình phát triển của
nên kinh tế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng XHCN ở
nước ta vào thời kỳ mới, thời kỳ Công nghiệp hoá- hiện đại hoá từng bước
đưa công nghệ Ngân hàng hoà nhập với các nước trong khu vực và trên thế
giới.
Để đẩy nhanh công tác Thanh toán kinh doanh tiền mặt nói chung và
thanh toán bù trừ nói riêng, cần có những biện pháp cho phù hợp với sự
phát triển ngày càng cao, tôi xin mạnh dạn nêu ra một số giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác thanh toán tại chi nhánh để phục vụ cho sự phát triển
của toàn ngành Ngân hàng và sự phát triển của nền kinh tế đất nước .
I. NHỮNG GIẢI PHÁP NHÀM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH
TOÁN BÙ TRỪ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NO & PTNT LÁNG HẠ.
1. Đối với Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ
Hoàn thiện môi trường pháp lí cho hoạt động thanh toán qua Ngân
hàng trong điều kiện mới theo hướng cải tiến, hoàn thiện hệ thống thanh
toán và tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước về công tác thanh toán
đó là môi trường pháp lý thông thoáng, đồng bộ cần có văn bản pháp lý
ràng buộc các tổ chức. Đề nghị sớm tổ chức nghiên cứu và ban hành Nghị
định về hoạt động thanh toán qua Ngân hàng để thay thế nghị định 91/ CP
ngày 25/11/1998 về tổ chức Thanh toán kinh doanh tiền mặt và các văn
bản liên quan khác đến nay không còn phù hợp, sớm ban hành quy chế chính
thức về thanh toán thông qua chứng từ điện tử cũng như Thanh toán bù trừ
điện tử sử dụng các máy giao dịch tự động. Mở rộng hơn nữa phạm vi thanh
toán séc bằng cách nghiên cứu áp dụng từng bước các thành tựu tổ chức
thanh toán bằng séc của khu vực và quốc tế, đồng thời đưa ra đạo luật riêng
nhằm nâng cao tính pháp lý về thanh toán bằng séc. Bổ sung các điều khoản


về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh toán Ngân hàng, do vấn
đề vấn đề này chưa được đề cập trong Nghị định số 20/2000/NĐ-CP ngày
15/6/2000 của Chính phủ về xử phạt vi phạt hành chính trong lĩnh vực tiền
tệ và hoạt động Ngân hàng.
Ngân hàng có chính sách hỗ trợ, khuyến khích vốn đầu tư và thuế cho hệ
thống Ngân hàng trong thời gian đầu thực hiện các dự án hiện đaị hoá hệ
thống thanh toán của Ngân hàng.
2. Đối với chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ :
2.1. Tuyên truyền quảng cáo, phố biến rộng rãi các hình thức thanh
toán không dùng tiền mặt
Ở nước ta hiện nay thói quen thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn rất phổ
biến trong dân cư. Để giúp cho người dân từ bỏ thói quen này thì phải tăng
cường công tác tuyên truyền, giới thiệu các vấn đề cơ bản về cách sử dụng
cũng như các tiện ích của hình thức Thanh toán không dùng tiền mặt qua
Ngân hàng.
Để đưa ra những thông tin này đến người dân, chi nhánh Ngân hàng No
& PTNT Láng Hạ có thể sử dụng nhiều hình thức : áp phích quảng cáo trên
phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, đài báo, truyền hình… các
hình thức này rất hữu hiệu tới đông đảo nhân dân. Tuy nhiên việc quảng cáo
này khó có thể giai thích được nhiều nên cần kết hợp tất cả các hình thức
tuyên truyền như : nhân viên của Ngân hàng có thể có buối nói truyện trực
tiếp với dân thông qua các tổ chức Đảng, Đoàn của phường, quận để tổ
chức. Đặc biệt nhấn mạnh đến tiện ích của việc mở tài khoản giao dịch và sử
dụng các hình thức thanh toán tại chi nhánh.
Ngoài ra chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ cần in các cuốn cẩm
nang
về sử dụng séc với cách trình bày đẹp và hấp dẫn để phát cho các khách
hàng đến giao dịch rút tiền, chuyển tiền hay rút tiết kiệm tại sở. Điều này
cũng giúp cho các khách hàng còn chưa hiểu rõ về hình thức thanh toán này,
thấy dễ dàng trong việc sử

dụng séc; đây cũng là biện pháp tránh những sai sót không cần thiết khi
khách hàng đến giao dịch…
2.2. Lấy ý kiến đóng góp của khách hàng :
Ngoài việc lập hòm thư góp ý, hàng quý hoặc hàng năm chi nhánh nên
tiến hành khảo sát lấy ý kiến của khách hàng. Khảo sát có thể dưới hình
thức bảng câu hỏi qua đó có thể thấy được những mặt đã làm tốt và những
mặt chưa làm tốt tại chi nhánh, cũng qua đó biết được nhu cầu mới phát
sinh từ phía khách hàng để chi nhánh ngày càng hoàn thiện hơn công tác
thanh toán và nhanh chóng đáp ứng các dịch vụ mới.
Để việc khảo sát đạt được kết quả tốt việc lựa chọn các câu hỏi đòi hỏi
phải có cán bộ chuyên môn về marketing để các câu hỏi được khách hàng
hứng thú trả lời và hỏi đúng trọng tâm để từ đó Ngân hàng rút ra được các
kết luận cần thiết.
2.3. Đầu tư đổi mới trang thiết bị và ứng dụng công nghệ :
Công tác thanh toán của Ngân hàng luôn đòi hỏi trang thiết bị hiện đại
vì vậy cần phải đổi mới và hoàn thiện công tác thanh toán theo hướng hoàn
thiện vi tính cục bộ tại chi nhánh, tạo tiền đề xây dựng mạng tập trung
nhằm tăng hiệu năng sử dụng hệ thống truyền tải thông tin, quy định thống
nhất mẫu chứng từ, các hệ thống thanh toán, điều chuyển vốn, lưu trữ
chứng từ và các dữ liệu điện toán, mã khoá mật và xử lí thông tin, vấn đề
thanh quyết toán nội bộ, tiến tới thực hiện thanh toán bù trừ qua hệ thống
Ngân hàng Nhà nước và thanh toán trực tiếp các Ngân hàng trong phạm vi
toàn quốc.
Trong những năm qua chi nhánh đã trang bị một mạng máy vi tính phù
hợp để phục vụ công tác thanh toán .
2.4. Giảm bớt những công việc mang tính thủ công trong thanh toán :
Tại chi nhánh tính ký hiệu mật và kiểm soát vẫn mang tính thủ công, việc
ký hiệu mật bằng tay mất rất nhiều thời gian, không tránh khỏi sai sót do
nhầm lẫn nên kéo dài thời gian của một món thanh toán, gây ứ đọng vốn
cho khách hàng. Chi nhánh nên giảm dần công việc mang tính thủ công bằng

cách cài đặt các phần mềm vi tính ký hiệu mật trên máy.
2.5. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực :
Con người là nhân tố quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển. Trong
một lĩnh vực tiên tiến thường xuyên áp dụng những tiến bộ mới về kỹ thuật
thông tin thì đòi hỏi con người càng phải có trình độ cao hơn, bắt kịp được với
nhịp độ phát triển của công nghệ. Do đó trong công tác phát triển nguồn nhân
lực chi nhánh cần chú trọng các mặt sau :
− Khi cần đề ra yêu cầu tuyển lao động mới cần chú ý các mặt sau : trình độ
chuyên môn, đạo đức, tác phong và cần chú ý đến khả năng thực tế ( qua kiểm
tra, phỏng vấn ) chứ không nên coi trọng giấy tờ, bằng cấp. Bên cạnh việc đề ra
tiêu chuẩn tuyển chọn phải đề ra mức lương hợp lí và thông báo cùng với yêu
cầu tuyển chọn có như vậy chi nhánh mới tuyển được những người có năng
lực thực sự.
− Cần nâng cao trình độ năng lực của nhân viên bằng đào tạo và đào tạo
lại đội ngũ cán bộ theo hướng có trọng điểm, điều đó sẽ tạo cho đội ngũ cán bộ,
nhân viên của chi nhánh thành thạo hơn trong nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại.
Trên cơ sở nguồn cán bộ có sẵn và tuyển mới, một điều quan trọng có
tính quyết định đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng đó chính là việc bổ
sung con người có năng lực thực sự vào những vị trí thích hợp. Nếu bố trí
vào những vị trí thích hợp với trình độ khả năng, tính cách của họ thì mỗi
cán bộ sẽ phát huy được hết năng lực, tạo điều nâng cao hiệu quả hoạt
động. Trên cơ sở bố trí nguồn nhân lực một cách hợp lí chi nhánh cần có sự
khen thưởng xứng đáng và kịp thời sẽ động viên cán bộ phát huy vai trò
sáng tạo của mình và hoàn thành công việc được giao với tinh thần trách
nhiệm cao.
II . MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TOÁN BÙ
TRỪ TẠI CHI NHÁNH
Thực trạng công tác thanh toán bù trừ tại chi nhánh Ngân hàng No &
PTNT cho ta thấy công tác thanh toán bù trừ tại chi nhánh còn nhiều tồn tại
và rất nhiều khó khăn cần khắc phục. Trong những tồn tại có thể nhận thấy

những bất cập do đặc điểm riêng và cách thức hoạt động tại chi nhánh.
Nhưng nhìn một cách tổng quát có thể thấy những tồn tại và khó khẳntong
công tác thanh toán nói chung và thanh toán bù trừ nói riêng tại chi nhánh
cũng là những khó khăn chung tại các Ngân hàng Thương mại khác. Để
khắc phục khó khăn, giải quyết những tồn tại này không chỉ đòi hỏi sự cố
gắng của chi nhánh cũng như toàn ngành Ngân hàng mà cần có sự quan
tâm hợp tác của Chính phủ và các ngành có liên quan.
1. Kiến nghị về hình thức thanh toán bù trừ điện tử:
1.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước :
Sớm đưa ra Trung tâm thanh toán bù trừ điện tử vì Trung tâm bù trừ
này cùng với phương thức thanh toán liên hàng và phương thức bù trừ điện
tử tạo thành một hệ thống thanh toán hiện đại và liên kết chặt chẽ trong
tương lai
Phương thức thanh toán bù trừ điện tử sẽ làm cho công tác thanh toán
bù trừ giữa các Ngân hàng thành viên và Trung tâm chính xác hơn nhiều
thanh toán bù trừ trước đây, từ đó đáp ứng được các yêu cầu của khách
hàng. Mặt khác sẽ làm tăng vòng quay của chu chuyển vốn của khách hàng
và của nền kinh tế. Và nó sẽ tiết kiệm được vốn cũng như làm cho lượng tiền
mặt lưu chuyển giảm dẫn đến tiết kiệm được cả thời gian, chi phí cho Ngân
hàng và khách hàng từ đó mà mỗi phiên giao dịch sẽ nhanh chóng hơn, thủ
tục giấy tờ đỡ rườm rà hơn và công việc của các thanh toán viên trong
phiên giao sẽ nhành hơn.
Vì hình thức thanh toán bù trừ điện tử là việc của các Ngân hàng chỉ
phải thanh toán với nhau về số chênh lệch giữa phải thu và phải trả còn gọi
là thanh toán theo lô hay theo gói. Hệ thống này có thể xử lí tự động tất cả
các khoản thanh toán phát sinh giữa các Ngân hàng khác hệ thống với nhau
trong cả nước. Việc thanh toán bù trừ theo chứng từ được thay thế dần
bằng thanh toán bù trừ tự động bằng điện tử.
Các Trung tâm xử lí thanh toán bù trừ bằng điện tử sẽ được xây dựng
tại các tỉnh và thành phố lớn. Việc triển khai dần dần theo ý tưởng bù trừ tại

các tỉnh thành phố
tiến đến bù trừ theo từng khu vực ở những tỉnh thành phố lớn, mỗi khu vực
có 5 hoặc 6 tỉnh lân cận tham gia. Khi đủ điều kiện và khả năng cho phép thì
thực hiện thanh toán bù trừ cả nước vào một trung tâm tại Ngân hàng Nhà
nước .
Ngoài việc đưa ra Trung tâm thanh toán bù trừ điện tử Ngân hàng Nhà
nước cần sớm có văn bản cụ thể về mặt pháp lí để đưa vào sử dụng, như :
- Muốn thực hiện thanh toán bù trừ điện tử trên mạng máy vi tính đòi hỏi phải
giải quyết đồng bộ các vấn đề sau : quy trình thanh toán bù trừ ; quy trình
giao nhận chứng từ ; quy trình xử lí nhập chứng từ máy, xủ lí số liệu thanh
toán bù trừ nhận về của Trung tâm thanh toán bù trừ ; quy trình đối chiếu, xử
lí sai lầm; quy trình bảo mật số liệu trên mạng; … Các bước tiến hành phải
tuân theo một quy trình thống nhất trên nguyên tắc thanh toán chế độ kế toán
hiện hành, đồng thời phải bảo đảm thời gian thanh toán nhanh nhất, chính
xác nhất và an toàn nhất.
- Trong chương trình phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, tuyệt đối an toàn
trong thanh toán bù trừ xử lí theo nguyên tắc chặt chẽ, thận trọng.
- Ngoài việc các Ngân hàng cần trang bị thiết bị tin học đồng loạt: máy
tính loại 486 trở lên, điện thoại và Modem truyền nhận tin. Các chương trình
phụ trợ tương thích khác như phải thống nhất cài đặt chương trình, cài đặt

×