Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.93 KB, 19 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
1.1.1.Khái niệm tín dụng.
Ngân hàng thương mại là một đơn vị kinh tế kinh doanh trên lĩnh vực tiền
tệ với ba nghiệp vụ chính là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ
thanh toán. Hoạt động thường xuyên của Ngân hàng là nhận tiền gửi của khách
hàng với lãi suất thấp và sử dụng số tiền đó để đầu tư nhằm thu lợi nhuận thông
qua chênh lệch lãi suất.
Thông thường lượng vốn thuộc sở hữu Ngân hàng thường rất nhỏ bé so
với nhu cầu vay vốn của khách hàng, do đó Ngân hàng thương mại phải huy
động vốn từ nhiều nguồn khác nhau trong xã hội. Nguồn vốn mà Ngân hàng huy
động được là cơ sở để Ngân hàng thương mại đầu tư lại cho nền kinh tế. Đây
chính là nguồn gốc của tín dụng.
Tín dụng được hiểu là một quan hệ kinh tế giữa một bên là Ngân hàng và
một bên là khách hàng của Ngân hàng trong đó có sự chuyển nhượng tạm thời
một lượng giá trị (dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật) từ Ngân hàng sang cho
khách hàng sử dụng để sau một thời gian thu hồi về lượng giá trị lớn hơn lượng
giá trị ban đầu với những điều kiện mà hai bên thoả thuận với nhau.
Như vậy, Tín dụng thể hiện các đặc trưng cơ bản như: có sự chuyển
nhượng giá trị từ người cho vay sang người đi vay, sau một thời gian thu hồi về
một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu, việc chuyển nhượng được thực
hiện trên cơ sở có sự tin tưởng của người chuyển nhượng đối với người sử dụng
về việc sử dụng có hiệu quả và hoàn trả đúng kỳ hạn. Đồng thời tín dụng cũng có
khả năng rủi ro cao do mất vốn và lãi, tính chất bảo đảm của tín dụng chịu sự
chi phối của quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, quản lý lưu thông tiền tệ
trong nền kinh tế thị trường.
1.1.2.Vai trò của tín dụng đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền
kinh tế. Ngân hàng là người cho vay chủ yếu đối với hàng triệu hộ tiêu dùng (cá
nhân, hộ gia đình) và hầu hết các chính quyền địa phương (tỉnh, thành phố).
Hơn nữa, đối với các doanh nghiệp nhỏ ở địa phương, từ người bán rau quả đến


người kinh doanh hàng hoá, Ngân hàng là tổ chức cung cấp tín dụng cơ bản
phục vụ cho việc mua hàng hoá dự trữ để sản xuất hay mua hàng hoá trưng bày.
Lịch sử của ngành Ngân hàng cũng đã chứng minh rằng hoạt động tín dụng là
bản chất, là gốc rễ của hoạt động Ngân hàng.
Khi ta nói đến tín dụng là nói đến Ngân hàng. Theo pháp luật Mỹ thì bất
kỳ một tổ chức nào cung cấp tài khoản tiền gửi cho phép khách hàng rút tiền
theo yêu cầu và cho vay đối với các tổ chức kinh doanh hay cho vay thương mại
sẽ được xem là một Ngân hàng. Hoạt động tín dụng gắn liền với một chức năng
cơ bản của Ngân hàng là điều hoà vốn trong nền kinh tế. Thông qua hoạt động
nhận gửi và cho vay, Ngân hàng đóng vai trò là một kênh dẫn vốn từ người tạm
thời thừa vốn sang những người có nhu cầu về vốn. Nếu không thông qua hoạt
động tín dụng, chẳng những Ngân hàng không thực hiện được chức năng của
mình mà hoạt động tài chính trên thị trường nếu chỉ thông qua tài chính gián
tiếp cũng không thể đạt được hiệu quả tối ưu. Chính vì vậy việc cho vay đối với
cá nhân và hộ gia đình là một trong những hoạt động Ngân hàng tiêu biểu để
phân biệt Ngân hàng với các tổ chức tài chính khác. Và luật Ngân hàng cũng đã
quy định NHTM là một tổ chức tài chính duy nhất được thực hiện cả hai mặt
hoạt động tín dụng là huy động vốn và cho vay.
Hoạt động tín dụng dù ở bất kỳ thời kỳ nào cũng đều là nghiệp vụ cơ bản
của Ngân hàng và luôn là mảng kinh doanh mang lại phần lớn doanh thu và lợi
nhuận cho Ngân hàng. Từ việc đầu tiên chỉ là nhận giữ hộ tiền, nhận gửi rồi huy
động và cho vay, cho đến nay các hoạt động của Ngân hàng đã được mở rộng ra
rất nhiều bao gồm cả một số lĩnh vực như thanh toán hộ khách hàng, bảo lãnh,
kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu. Nhưng tín dụng chưa bao giờ đánh
mất đi vai trò của nó là hoạt động chủ yếu và không thể thiếu cuả một Ngân
hàng.
1.1.3. Một số hình thức tín dụng.
1.1.3.1.Căn cứ vào thời hạn tín dụng.
Cho vay ngắn hạn: Loại cho vay này có thời hạn cho vay đến 12 tháng và
thường được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp

và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. Đối với Ngân hàng thương mại,
tín dụng ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng cao nhất.
Cho vay trung hạn: Loại cho vay này thường có thời hạn từ trên 12 tháng
đến 60 tháng và thường được sử dụng để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và
đổi mới công nghệ, sử dụng cho các dự án có quy mô nhỏ và thu hồi vốn nhanh.
Cho vay dài hạn: Là các khoản vay có thời hạn từ trên 60 tháng trở lên
nhưng không vượt quá thời hạn hoạt động còn lại của đơn vị kinh doanh theo
quyết định thành lập và không vượt quá 15 năm đối với các dự án phục vụ đời
sống. Tín dụng dài hạn là loại tín dụng nhằm đáp ứng vốn cho các nhu cầu vốn
dài hạn như xây dựng nhà ở, mua sắm các thiết bị, phương tiện vận tải có quy
mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ,
đời sống.
Nghiệp vụ truyền thống của các Ngân hàng thương mại là cho vay ngắn
hạn nhưng từ những năm 70 trở lại đây các Ngân hàng có xu hướng chuyển
sang kinh doanh tổng hợp và một trong những nội dung đổi mới là nâng cao tỷ
trọng cho vay trung và dài hạn trong tổng dư nợ của Ngân hàng.
1.1.3..2. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn
Cho vay bất động sản : Là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây
dựng bất động sản như nhà ở ,đất đai , bất động sản trong lĩnh vưc công
nghiệp ,thương mại , dịch vụ.
Cho vay công nghiệp và thương mại: Là loại cho vay ngắn hạn để bổ
sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp thương mại
và dịch vụ .
Cho vay nông nghiệp : Loại cho vay này nhằm đáp ứng các nhu cầu tiêu
dùng như mua sắm các vận dụng đắt tiền ,cho vay để trang trải các chi phí
thông thường của đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng.
1.1.3.3. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng
Cho vay không có bảo đảm: Loại cho vay này không có tài sản thế chấp,
cầm cố hay sự bảo lãnh của bên thứ ba mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của
bản thân khách hàng. Hình thức cho vay này chỉ áp dụng đối với những khách

hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, có khả năng tài chính lành mạnh, quản
trị có hiệu quả.
Cho vay có bảo đảm: Là loại cho vay được Ngân hàng cung ứng khi
khách hàng vay phải có tài sản thế chấp hoặc cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh
của bên thứ ba có năng lực hoàn trả. Sự bảo đảm này là cơ sở pháp lý để Ngân
hàng có thể bảo đảm an toàn nguồn vốn cho vay của mình. Hình thức cho vay
được Ngân hàng áp dụng đối với các khách hàng không có uy tín cao đối với
Ngân hàng.
1.1.3.4. Căn cứ vào phương thức hoàn trả
Cho vay trả góp: Là loại cho vay mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và
lãi theo định kỳ. Loại cho vay này được áp dụng chủ yếu trong cho vay bất động
sản nhà ở, cho vay tiêu dùng đối với những người kinh doanh nhỏ, cho vay trang
thiết bị kỹ thuật trong công nghiệp.
Cho vay phi trả góp: Là loại cho vay được thanh toán một lần theo kỳ hạn
đã thoả thuận.
Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp đến người có nhu cầu,
đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho Ngân hàng.
Cho vay gián tiếp: Khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại
các khế ước hoặc chứng từ nhận nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh
toán. Các Ngân hàng thương mại cho vay gián tiếp thông qua chiết khấu thương
mại, mua lại các phiếu bán hàng tiêu dùng và máy móc nông nghiệp trả góp,
mua lại các khoản nợ của doanh nghiệp.
1.2. TÍN DỤNG ĐỐI VỚI SỰ MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ SẢN XUẤT.
1.2.1. Khái niệm hộ sản xuất.
Theo Nghị quyết 10 Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp,
Hộ sản xuất được hiểu là một đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động sản xuất
kinh doanh, là chủ thể trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và là thành
phần kinh tế cơ bản ở nông thôn, có quyền bình đẳng với các thành phần kinh tế
khác trước pháp luật.
Hộ sản xuất được Nhà nước giao đất sử dụng ổn định, lâu dài vào mục

đích sản xuất nông nghiệp, thời hạn 20 năm đối với cây hàng năm và 50 năm đối
với cây trồng lâu năm (cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và cây rừng). Các
hộ sản xuất sử dụng đất được hưởng các quyền như: chuyển đổi, chuyển
nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp và tính giá trị sử dụng đất để
góp vốn khi tham gia liên doanh.
Cùng với việc giao đất, Nhà nước cũng có những chính sách hỗ trợ nông
dân phát triển kinh tế như mở rộng các hoạt động tín dụng trong nông thôn,
tăng cường khuyến nông - lâm- ngư nghiệp. Đã khuyến khích nông dân phát
triển khả năng sẵn có về đất đai, sức lao động, tiền vốn, đẩy mạnh sản xuất tạo
ra những thành quả hết sức to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế nông
nghiệp và nông thôn.
1.2.2. Phân loại hộ sản xuất.
♦ Hộ có thu nhập khá.
Là những hộ có vật tư tiền vốn, có sức lao động, có kỹ thuật trong sản
xuất làm dịch vụ, biết tổ chức và thuê mướn người làm. Hay nói cách khác đó là
những hộ có môi trường sản xuất và biết tổ chức sản xuất, biết thu hút lao động
tạo công ăn việc làm cho người lao động. Vì thế hộ này có nhu cầu vay vốn lớn
trong quá trình sản xuất và tạo ra nhiều lợi nhuận.
♦ Hộ có thu nhập trung bình.
Loại hộ này trong quá trình sản xuất chăn nuôi trồng trọt có thu hoạch
sản phẩm nhưng chỉ đủ mức sinh hoạt cho gia đình vì trong quá trình sản xuất
hộ có vật tư tiền vốn, có sức lao động nhưng bước đầu chưa tổ chức được sản
xuất, chưa áp dụng và cải thiện kỹ thuật vào sản xuất. Vì vậy, đời sống của hộ
còn gặp nhiều khó khăn, chưa đủ sức chuyển biến làm thay đổi bộ mặt nông
thôn.
♦ Loại hộ nghèo.
Ta thấy loại hộ này ở nông thôn chiếm nhiều nhất, họ có thể thiếu sức lao
động, thiếu vật tư tiền vốn, chưa biết tổ chức sản xuất, nên hiệu quả sản xuất thu
lại thấp, thậm chí trong sản xuất còn để thất thoát vốn. Hộ này thường không đủ
ăn chưa nói đến có tích luỹ để tái sản xuất mở rộng.

1.2.3. Đặc điểm của vốn cho vay hộ sản xuất.
1.2.3.1. Vốn cho vay hộ sản xuất thường có chi phí cao.
Đó là do món vay nhỏ, phân tán và đặc biệt là rủi ro lớn do các nguyên
nhân như thiên tai, hạn hán, dịch bệnh, giá cả các mặt hàng nông sản thường
xuyên biến động. Trong khi đó Chính phủ chưa có chính sách trợ giá cụ thể,
khuyến khích sản xuất cho người nông dân. Vì vậy, về nguyên tắc, lãi suất tín
dụng nông thôn thường cao hơn ở đô thị, trong khi đó thu nhập của nông dân
thường thấp và dễ bị tổn thương. Vấn đề đặt ra là Nhà nước cần phải có chính
sách lãi suất như thế nào để hỗ trợ cho nông dân và đảm bảo hoạt động Ngân
hàng an toàn hiệu quả trong môi trường kinh doanh đặc thù như vậy.
1.2.3.2. Vốn đầu tư cho hộ sản xuất chủ yếu là vốn trung và dài hạn.
Vì hộ sản xuất chủ yếu vay để đầu tư chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật
nuôi và đa dạng hoá sản phẩm trong nông nghiệp cần có thời gian nên phải cần
vốn đầu tư từ 3-5 năm.
1.2.3.3.Vốn cho vay hộ sản xuất thường quy định thời gian cho vay theo chu
kỳ sản xuất cây trồng vật nuôi và thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư.
Nguồn thu nhập chính của hộ là từ sản phẩm sau thu hoạch được đem
bán trên thị trường. Hầu hết nông sản đều có thời gian sinh trưởng và phát
triển nhất định nên nguồn vốn cho vay cũng phải tuân theo chu kỳ sản xuất đó
mới đảm bảo thu đủ và thu đúng thời hạn khoản tiền vay Ngân hàng của hộ.
1.2.3.4. Để vốn cho vay hộ sản xuất đạt kết quả cao thì Ngân hàng không chỉ
cung cấp vốn bằng tiền mà còn phải hỗ trợ vốn, kiến thức, việc làm, môi
trường làm ăn và nhiều hỗ trợ khác.
Vì vậy, đặc điểm của vốn cho vay hộ sản xuất có sự vận động ăn nhịp tổng
thể của các mối quan hệ kinh tế xã hội khác. Trong những năm qua việc đầu tư
tín dụng đến hộ sản xuất đều có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Ngân hàng với
các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thuỷ sản và Hội Nông dân cùng
tìm kiếm và giới thiệu các chương trình dự án phát triển sản xuất kinh doanh có
hiệu quả, tạo ra sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao, tiêu thụ nhanh trên thị
trường.

1.2.4. Vai trò của tín dụng đối với kinh tế HSX.
Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế, đất nước ta đã trải qua những giai
đoạn khó khăn nhưng Đảng và Nhà nước luôn chú trọng đến việc phát triển kinh
tế Nông nghiệp nông thôn, nhằm phát huy tối đa nội lực của các hộ kinh tế, khai
thác hết các tiềm năng về lao động và đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả
nhất, khắc phục tình trạng phân hoá giàu nghèo cùng với tình trạng cho vay
nặng lãi. Để thực hiện vấn đề này HSX cần phải có đủ vốn cần thiết để tiến hành
SXKD và không ngoài ai khác chỉ có tín dụng mới có đủ khả năng cung cấp vốn
trực tiếp đến từng HSX. Qua quá trình hoạt động thực tế của mình hệ thống các
NHTM, các quỹ tín dụng đã thể hiện vai trò to lớn của tín dụng đối với sự phát
triển kinh tế HSX cụ thể là.
Tín dụng cung cấp vốn đến từng HSX trên cơ sở nhu cầu vay vốn giúp
Ngân hàng cung cấp vốn cho từng HSX giúp họ tận dụng khai thác mọi tiềm
năng đất đai, lao động và tài nguyên thiên nhiên từ đó đóng góp ngày càng
nhiều hơn, phong phú hơn hàng hoá để cung cấp cho sản xuất công nghiệp xuất
khẩu và đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm cho toàn xã hội
Tín dụng đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung vốn trong Nông nghiệp
nông thôn, tạo điều kiện duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống, phát
triển các nghề mới nhằm giải quyết công ăn việc làm cho từng hộ, giúp họ tăng
thu nhập, cải thiện đời sống.
Tín dụng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông thông, tăng tính hàng
hoá của sản phẩm Nông nghiệp trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta như mô hình kinh tế (VAC) mô hình
kinh tế trang trại ...đã thực sự đánh dấu một bước ngoặc trong việc phát triển
kinh tế Nông nghiệp nông thôn, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần
của người nông dân, tạo điều kiện nâng cao dân trí, hình thành những thói quen
tốt trong hoạt động kinh tế cho phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá,hiện đại
hoá đất nước.
Tín dụng là công cụ tài trợ phát triển cơ sở hạ tầng ở Nông thôn, tạo điều
kiện cho từng HSX tiếp thu công nghệ mới vào SXKD. Với phương châm "Nhà

nước và nhân dân cùng làm" việc xây dựng kết cấu hạ tầng cho nông thôn đã và
đang được thực hiện.
Tín dụng không những tham gia vào quá trình sản xuất bằng hình thức
cho vay vốn lưu động mà còn đầu tư vốn trung và dài hạn nhằm xây dựng cơ sở
vật chất kỹ thuật tiến tiến phục vụ cho sản xuât và đời sống của người dân nông

×