THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NHNNPTNT VN
I. TỔNG QUAN NHNN&PTNT VN.
1. Lịch sử hình thành và tình hình kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam
1.1. Lịch sử hình thành
Năm 1988, Ngân hàng phát triển Nông thôn Việt Nam được thành lập theo Nghị
định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng( nay là Chính phủ) về việc
thành lập các Ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông thôn
Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực Nông nghiệp, nông thôn. Đến năm 1990, Ngân hàng
Nông nghiệp Việt Nam được thành lập thay thế cho Ngân hàng Phát triển Nông thôn
Việt Nam với mục tiêu là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh
vực nông nghiệp, nông thôn. Ngày 15/11/1996, được thủ tướng Chính phủ uỷ quyền,
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký quyết định đổi tên Ngân hàng Nông
nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam như
hiện nay.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoạt động theo mô hình Tổng
công ty 90, là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo luật Các tổ chức tín
dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Với tên gọi mới,
ngoài chức năng của một Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn
thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung và dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
cho sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ hải sản, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam là Ngân hàng thương
mại lớn nhất Việt Nam với tổng nguồn vốn huy động tính đến 31/12/2003 là 132.000 tỷ
đồng, chiếm 37% tổng nguồn vốn huy động trong toàn hệ thống Ngân hàng Việt Nam.,
tổng dư nợ lớn nhất 118.000 tỷ đồng, số lượng khách hàng lớn nhất 10 triệu khách hàng
thuộc các thành phần kinh tế, có mạng lưới phục vụ rộng lớn trên 1.800 chi nhánh trên
toàn quốc…Năm 2001, đề án tái cơ cấu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam 10 năm từ 2001-2010 trên cơ sở thành tựu hơn 10 năm đổi mới và
những vấn đề tồn tại được chính phủ phê duyệt tháng 10/2001 gồm các nội dung chính
là: đánh giá thực trạng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, tầm
nhìn 10 năm tới, lộ trình cơ cấu lại nợ, lành mạnh hoá tài chính, cơ cấu lại tổ chức và
hoạt động Ngân hàng nông nghiệp, xác định lộ trình và kinh phí.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được khẳng định là
ngân hàng chủ đạo, chủ lực trong thị trường tài chính nông thôn, đồng thời là Ngân
hàng thương mại đa năng, giữ vị trí hàng đầu trong hệ thống Ngân hàng thương mại ở
Việt Nam.
1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh
Đến cuối năm 2005, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam đã có nhiều thành quả đáng ghi nhận. Tổng nguồn vốn đến
30/11/2005 đạt 180.152 tỷ, tăng 13,6% so với đầu kỳ. Tiền gửi khách hàng đạt 171.431
tỷ, chiếm 95,1% trong tổng nguồn vốn. Tổng dư nợ cho vay và đầu tư trên 170.000 tỷ,
trong đó cho vay hộ sản xuất chiếm 59%. Nợ xấu chiếm tỷ lệ 3,3% tổng dư nợ. Dư nợ
có mức tăng phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, khẳng định vai trò chủ đạo
của NHNo&PTNT Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn.
Thực hiện chủ trương đưa ngân hàng tiếp cận sát dân, đáp ứng nhu cầu vốn của
doanh nghiệp và hộ nông dân, ngoài hơn 200 chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam còn có
hơn 700.000 ngân hàng lưu độngvà hơn 200.000 tổ nhóm vay vốn, tiết kiệm ở khắp mọi
nơi từ đồng bằng đến miền núi rừng và hải đảo. NHNo&PTNT Việt Nam cũng đã ban
hành các chính sách nhằm đơn giản hoá thu tục vay vốn, giúp người dân tiếp cận nguồn
tín dụng ngân hàng thuận tiện hơn. Đồng thời thực hiện đề án “đưa chứng khoán về
nông thôn”. Đây là mục tiêu quan trọng của NHNo nhằm khai thác lợi thế sẵn có về
mạng lưới và vốn để cung cấp các dịch vụ tài chính và củng cố vị trí mình trên thị
trường nông thôn rất giàu tiềm năng, hỗ trợ đắc lực cho công tác cổ phần hoá đang diễn
ra ngày càng sâu rộng tại các vùng nông thôn.
Trong quá trình phát triển, NHNo&PTNT Việt Nam luôn phấn đấu mở rộng thị
phần, kinh doanh đa năng, cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại đáp ứng
nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng trong nước và nước ngoài, phát triển bền
vững theo hướng trở thành tập doàn tài chính ngh hiện đại, chuẩn bị những điều kiện
cần thiết cho quá trình hội nhập với khu vực và thế giới. Đến tháng 11/2005,
NHNo&PTNT Việt Nam đã thiết lập quan hệ đại lý với 918 ngân hàng tại 111 quốc gia.
Công tác hiện đại hoá ngân hàng cũng là lĩnh vực luôn được quan tâm và tạo điều
kiện phát triển. Hiện nay, Dự án hiện đại hoá thanh toán và kế toán khách hàng( IPCAS)
đang tích cực triển khai giai đoạn 2, có kế hoạch mở rộng mạng lưới ATM lên trên 600
máy vào cuối 2005. Việc triển khai thanh toán 1 tài khoản, chiến lược phát triển mạng
WAN…cũng đã được triển khai đồng bộ.
Hoạt động tiếp thị, quảng bá thương hiệu và xây dựng giá trị thương hiệu đạt được
nhiều kết quả tích cực, tạo điểm nhấn quan trọng đưa thương hiệu NHNo&PTNT Việt
Nam lan toả sâu rộng thông qua các hoạt động lớn về kinh tế, xã hội, thể thao, văn hoá
như: giải bóng đá quốc tế mang tên AGRIBANK CUP, quảng bá vàng miếng” 3 chữ
A”…Công tác đào tạo cũng tiếp tục được quan tâm chỉ đạo thường xuyên, nâng cao
trình độ mọi mặt cho đội ngũ nhân lực mới của NHNo.
Những kết quả đạt được đã khẳng định NHNo&PTNT Việt Nam đã và đang triển
khai đúng đề án 10 năm 2001-2010 do thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tiếp tục giữ
vững và phát huy vai trò chủ đạo trên thị trường tài chính tín dụng, phát triển kinh tế
nông nghiẹp và nông thôn theo hướng Công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong thời gian
tới, mục tiêu hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam là tập trung sức vào thực hiện
những nội dung cơ bản theo đề án cơ cấu 10 năm, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý,
đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch sản xuất
nông nghiệp, nông thôn, mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng . Đồng thời
tập trung đầu tư hiện đại hoá, đào tạo nhân lực, đổi mới công nghệp nhằm tạo đà cho
tiến trình hội nhập trong những năm tiếp theo.
2. Khái quát về Trung tâm Thẻ NHNo&PTNT Việt Nam
1.1. Quá trình hình thành
Nhằm đẩy mạnh phát triển nghiệp vụ thẻ, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ
của Nhà nước, hạn chế sử dụng tiền mặt trong lưu thông, đồng thời nâng cao chất lượng
dịch vụ thanh toán, nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam, ngày 18/7/2003, Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo đã ký
quyết định số 201/QĐ-HĐQT-TCCB thành lập Trung tâm Thẻ, và quyết định số
202/QĐ-HĐQT-TCCB ban hành quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của Trung
tâm Thẻ với tư cách là đơn vị thuộc bộ máy chuyên môn nghiệp vụ tại Trụ sở chính. Có
chức năng tham mưu, giúp việc HĐQT, TGĐ trong việc quản lý, phát hành, nghiên cứu,
ứng dụng và phát triển nghiệp vụ Thẻ trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
Trung tâm Thẻ NHNo&PTNT Việt Nam ra đời xuất phát từ nhu cầu phát triển dịch
vụ thẻ thanh toán của thị trường cũng như của chính Ngân hàng. Thẻ là phương tiện
thanh toán có nhiều ưu điểm vượt trội như: thời gian thanh toán nhanh, phạm vi thanh
toán rộng, an toàn và hiệu quả trong quá trình sử dụng…nên thẻ đã trở thành công cụ
thanh toán phổ biến trên thế giới và giữ vị trí đặc biệt quan trọng tại các nước phát triển.
Tại Việt Nam, tuy mới xuất hiện trong thời gian gần đây nhưng dịch vụ thẻ đã có bước
phát triển vượt bậc, luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của cả các NHTM và khách
hàng. Nó cũng đặt ra những áp lực rất lớn cho các NHTM trong trong quá trình cạnh
tranh mạnh mẽ hiện nay. Vì vậy, đối với NHNo&PTNT Việt Nam, phát triển nghiệp vụ
thẻ là nội dung quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ
ngân hàng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, góp phần nâng cao tỷ lệ thu
dịch vụ trong tổng thu và quan trọng hơn cả là nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh
của NHNo cả trong nước và quốc tế.
Bên cạnh áp lực của thị trường, thì những điều kiện thực tế của NHNo&PTNT
Việt Nam là tiền đề quan trọng cho sự ra đời của Trung tâm Thẻ NHNo. Đến cuối 2003,
NHNo&PTNT Việt Nam đã hoàn thành việc triển khai dự án Hiện đại hoá thanh toán và
kế toán khách hàng( IPCAS) giai đoạn I, và đã có kế hoạch triển khai dự án giai đoạn II
đến các chi nhánh trong toàn quốc trong năm 2005. Đây là điều kiện kỹ thuật bắt buộc
để triển khai mở rộng hệ thống nghiệp vụ thẻ trong toàn Ngân hàng. NHNo cũng đã chú
trọng triển khai đề án Tái cơ cấu giai đoạn 2001-2010 với một trong những nội dung
quan trọng là đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Đồng thời, đội ngũ cán bộ
NHNo có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng tiếp thu và áp dụng công nghệ
ngân hàng hiện đại cho phép NHNo sắp xếp, bố trí đủ cán bộ thực hiện nghiệp vụ thẻ.
1.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Trung tâm Thẻ.
1.1.1. Cơ cấu tổ chức
Ngày 05/08/2003, TGĐ NHNo&PTNT Việt Nam đã ký quyết định số
2482/NHNo-TCCB về quy định cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phong
chuyên môn nghiệp vụ trực thuộc Trung tâm Thẻ. Theo quyết định này, Trung tâm Thẻ
gồm 7 phòng nghiệp vụ sau:
P. Quản lý
rủi ro.
P. Dịch vụ
Khách hàng
P. H nh à chính
Nhân sự
P. Kế toán
P. Kỹ thật.
Giám đốc
& các
Phó Giám đốc
P. Phát hành thẻ
P. Nghiên cứu
& phát triển.
Mô hình tổ chức của Trung tâm Thẻ có thể được thay đổi để phù hợp với yêu cầu
hoạt động nghiệp vụ thẻ trong từng thời kỳ, đảm bảo các quy định của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Thông lệ quốc tế.
1.1.2. Nội dung hoạt động.
• Tham mưu, giúp việc Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc trong việc nghiên
cứu, ứng dụng và phát triển nghiệp vụ thẻ phục vụ cho hoạt động kinh doanh
của toàn hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam.
• Quản lý hệ thống nghiệp vụ thẻ, phát triển mạng lưới đại lý chấp nhận thẻ,
hệ thống thiết bị đầu cuối ATM, POS. Quản lý các dịch vụ phát triển thẻ ngân
hàng, thẻ liên kết do NHNo phát hành hoặc chấp nhận thanh toán.
• Đầu mối nghiên cứu, xây dựng các chiến lược, kế hoạch kinh doanh nghiệp
vụ thẻ, bao gồm: Chiến lược marketing; chiến lược khách hàng, thị trường;
chiến lược sản phẩm; chiến lược giá cả; chiến lược liên minh, liên kết trong
phát triển sản phẩm thẻ; kế hoạch xây dựng và phát triển mạng lưới chủ thẻ,
đại lý thanh toán,v.v...phục vụ cho việc thực hiện chiến lược kinh doanh tổng
thể của NHNo & PTNT Việt Nam.
• Đầu mối phối hợp với các đơn vị chức năng tham mưu cho Hội đồng Quản
trị, Tổng Giám đốc trong việc tổ chức đấu thầu mua sắm, bảo hành bảo trì trang
thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động kinh doanh thẻ của toàn hệ thống. Phối
hợp với các đơn vị liên quan quản lý và triển khai các sản phẩm thẻ mới.
• Thực hiện công tác phát hành thẻ tập trung cho các chi nhánh trong toàn hệ
thống NHNo&PTNT Việt Nam.
• Tổ chức cài đặt, quản lý, hỗ trợ kỹ thuật, bảo hành, bảo trì hệ thống trang
thiết bị thanh toán thẻ; quản lý các dữ liệu, thông tin giao dịch thẻ.
• Dự thảo các quy trình nghiệp vụ, kỹ thuật trong lĩnh vực thẻ áp dụng trong
hệ thống NHNo trình HĐQT, Tổng giám đốc ký ban hành.
• Thực hiện công tác đào tạo, tập huấn các quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thẻ
trong toàn hệ thống. Hướng dẫn, theo dõi kiểm tra hỗ trợ các đơn vị tham gia
hệ thống phát hành và chấp nhận thanh toán thẻ NHNo.
• Thực hiện công tác kế toán về quản lý vật tư, máy móc thiết bị, công cụ
làm việc do NHNo&PTNT Việt Nam cấp hoặc cho phép mua sắm để sử dụng
tại Trung tâm Thẻ.
• Thực hiện các khoản thu, chi hành chính quản trị, khấu hao tài sản, đào tạo
huấn luyện nghiệp vụ ngắn ngày, hội nghị tiếp khách,v.v... theo kế hoạch tài
chính được Tổng giám đốc phê duyệt. Chấp hành các chế độ chi tiêu tài chính,
thanh quyết toán thu, chi theo quy định của nhà nước và của ngành. Hạch toán
các khoản vốn do NHNo & PTNT Việt Nam giao theo dự toán chi tiêu được
duyệt, tổ chức mua sắm máy móc, thiết bị,v.v ... sử dụng tại Trung tâm Thẻ.
• Đại diện cho NHNo trong quan hệ với các tổ chức chuyên ngành như: Các
Tổ chức thẻ quốc tế, Hiệp hội thẻ Việt Nam, các ngân hàng thành viên của các
Tổ chức, Hiệp hội thẻ.
• Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, lưu trữ theo chế độ quy định và theo
yêu cầu đột xuất của HĐQT, Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam.
• Thực hiện các nhiệm khác do HĐQT, Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt
Nam giao.
Sự ra đời của Trung tâm Thẻ đã có tác động tích cực đến sự phát triển của hệ
thống thanh toán của NHNo&PTNT Việt Nam, tăng khả năng điều hành thống nhất và
kiểm soát toàn diện hoạt động thanh toán qua NHNo&PTNT Việt Nam. Từ chỗ chỉ
cung ứng dịch vụ thẻ ATM, đến nay, NHNo&PTNT Việt Nam đã có các sản phẩm thẻ
ghi nợ và tín dụng nội địa. Đặc biệt, NHNo&PTNT Việt Nam đã trở thành thành viên
chính thức của các tổ chức thẻ quốc tế Visa và MasterCard là tiền đề cho việc triển khai
sản phẩm thẻ quốc tế trong thời gian tới.
Tuy nhiên, theo đánh giá và khuyến cáo của các Tổ chức thẻ quốc tế Visa,
MasterCard và công ty tư vấn KPMG- Singapore, mô hình tổ chức hoạt động của Trung
tâm Thẻ hiện nay vẫn chưa phát huy được thế chủ động trong quá trình hoạt động kinh
doanh. Vì vậy, trong thời gian tới NHNo&PTNT Việt Nam cần sớm nghiên cứu. Hoàn
thiện về mô hình tổ chức để đưa nghiệp vụ thẻ của NHNo&PTNT Việt Nam phát triển ,
góp phần khẳng định và không ngừng nâng cao vị thế của Ngân hàng trên thị trường thẻ
trong nước và quốc tế, tạo thế chủ động trong việc quản lý, điều hành nghiệp vụ thẻ.
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA NGÂN HÀNG.
1. Tổng quan thị trường thẻ Việt Nam.
Thẻ thanh toán đã có mặt ở Việt Nam từ những năm 1990. Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam (VCB) là ngân hàng đầu tiên triển khai hoạt động thanh toán thẻ dưới
hình thức là làm đại lý cho tổ chức thẻ quốc tế Visa. Sau đó, dịch vụ thẻ tiếp tục phát
triển, tập trung chủ yếu ở một số ngân hàng nước ngoài và một số ngân hàng thương
mại như ANZ, First Vina Bank, EximBank, Ngân hàng Á Châu…Đến nay, hoạt động
thẻ đã phát triển rất nhanh chóng, ngày càng có nhiều ngân hàng tích cực đầu tư tham
gia và phát triển hình thức thanh toán này. Thực tế, thẻ đã trở thành công cụ cạnh tranh
khá hữu hiệu, trong một số trường hợp nó mang lại lợi thế không nhỏ cho ngân hàng
nào có khả năng cung cấp sản phẩm thẻ đa dạng với nhiều tiện ích.
Trong thời gian gần đây có thể thấy sự phát triển rất mạnh mẽ của thị trương thẻ
thanh toán Việt Nam. Nếu năm 2002, các ngân hàng trong cả nước mới phát hành được
khoảng 20.000 thẻ thì sang năm 2003 tăng lên 160.000 thẻ, năm 2004 là 640.000 thẻ,
hết năm 2005 là 850.000 thẻ các loại. Tương ứng với nó là số lượng máy rút tiền tự
động( ATM) được các ngân hàng trang bị cũng tăng lên nhanh chóng. Năm 2002, cả
nước mới chỉ có 200 máy ATM được đưa vào vận hành, đến năm 2003 tăng lên 320
máy, năm 2004 có hơn 600 máy, hết năm 2005 là khoảng 850 máy.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam hiện nay đang dẫn đầu trên thị trường thẻ Việt
Nam cả về mặt phát hành và thanh toán. Đến hết 3/2005 có hơn 450 máy ATM được
lắp đặt tại 28 tỉnh thành phố trong cả nước và hàng chục nghìn điểm chấp nhận thẻ tín
dụng, thẻ thanh toán nội địa và quốc tế do VCB phát hành. Ngân hàng này cũng đang
có gần 600.000 chủ thẻ các loại và liên tục tăng qua mỗi năm.
Tính đến nay, Thị trường thẻ Việt Nam đã có 18 ngân hàng thương mại thực hiện
nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ với trên 1,3 triệu tài khoản cá nhân, trong đó gần
50% tài khoản đã sử dụng thẻ. Số lượng khách hàng thanh toán thẻ tập trung chủ yếu ở
các thành phố lớn như Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Đà
Nẵng, Hải Phòng,…
Biểu1: số lượng thẻ tín dụng quốc tế ở Việt Nam giai đoạn 2000-2005.
Nguồn: Hiệp hội ngân hàng.
Trước đây các ngân hàng triển khai hoạt động thẻ một cách độc lập, thẻ ngân hàng
nào chỉ được sử dụng trong hệ thống thanh toán của Ngân hàng đó gây nhiều hạn chế
về tính hiệu quả và tiện ích cho người sử dụng. Vì vậy, nhu cầu liên kết, thiết lập các
liên minh thẻ giữa các NHTM Việt Nam cũng đặt ra cấp thiết. Hiện nay thị trường thẻ
Việt Nam đã có 4 liên minh thẻ đang hoạt động gồm: Hệ thống liên kết giữa Connect 24
của VCB và 18 NHTM khác; Hệ thống BankNet của công ty chuyển mạch tài chính
quốc gia gồm 8 NHTM thành viên( trong đó có 3 NHTM Nhà nước còn lại); hệ thống
liên kết giữa Sacombank và ANZ, cuối cùng là mạng liên kết VNBC giữa NH Đông Á,
Sài Gòn thương tín, NH phát triển nhà ĐBSCL, và NH nhà Hà Nội. Vấn đề đặt ra là
phải tiến tới một mạng liên kết chung thống nhất giữa tất cả các NHTM trong cả nước,
nhằm đảm bảo hiệu quả chung cho các ngân hàng cũng như sự tiện lợi cho 2 triệu
khách hàng trong thời gian tới.
Biểu 2: Số lượng thẻ ghi nợ/ATM ỏ Việt Nam giai đoạn 2002-2005
Nguồn: Hiệp hội ngân hàng.
NHNo&PTNT Việt Nam tham gia thị trường thẻ khá muộn so với nhiều NHTM
khác. Mới triển khai dịch vụ thanh toán thẻ từ năm 2003 nhưng ngân hàng cũng đã có
những bước phát triển đáng ghi nhận. Sau hơn 2 năm, Ngân hàng đã có một lượng
khách hàng đáng kể với gần 300.000 chủ thẻ, Trên 200 máy ATM, 150 máy POS tại hơn
100 đại lý chấp nhận thẻ. Ngân hàng đã thực hiện được dịch vụ chi trả lương cho một
khách sạn hàng đầu ở Hà Nội là khách sạn quốc tế Deawoo Hotel, cùng nhiều doanh
nghiệp khác. Ngân hàng còn mở rộng dịch vụ này đối với các trường học. Hiện nay
NHNo&PTNT Việt Nam đã phát hành hơn 10.000 thẻ cho sinh viên, cán bộ, nhân viên
trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh và số lượng tương tự đối với trường
Đại học KTQD Hà Nội.
Việt Nam là nền kinh tế đang có tốc độ tăng trưởng khá cao trong khu vực, GDP hằng
năm luôn ở mức 7-8%, dân số trẻ, số lượng người Việt Nam du lịch, học tập, làm ăn…
tăng mạnh. Đồng thời, người nước ngoài đến Việt Nam cũng không ngừng tăng nhanh.
Xu thế hội nhập, phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam hiện nay sẽ là động lực
rất lớn cho thị trường thẻ phát triển, mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức
đối với các NHTM Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng.
2. Thực trạng kinh doanh thẻ ở NHNo&PTNT Việt Nam .
1.1. Các sản phẩm thẻ của agribank.
NHNo&PTNT Việt Nam triển khai hoạt động kinh doanh thẻ từ tháng 8/2003 với
cả hai nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ. Sản phẩm thẻ đầu tiên của Agribank là thẻ
ATM. Đến nay, NHNo&PTNT đã có hai sản phẩm thẻ cơ bản là thẻ ghi nợ với tên gọi
Success và thẻ Tín dụng nội địa, đồng thời Ngân hàng đang chuẩn bị cho việc phát hành
thẻ tín dụng quốc tế.
1.1.1. Thẻ ghi nợ:
Thẻ ghi nợ nội địa của NHNo&PTNT Việt Nam mang tên chính thức là thẻ
Success. Đây là sản phẩm thay thế cho sản phẩm đầu tiên-Thẻ ATM. Khi mới ra đời,
thẻ ATM của NHNo&PTNT Việt Nam chỉ có chức năng rút tiền mặt và thanh toán hoá
đơn điện, nước,….mà chưa có chức năng thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ tại các điểm
chấp nhận thẻ. Để cung cấp đến khách hàng những dịch vụ đầy đủ hơn, đầu năm 2005