Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Giáo án Dạy học Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối sống lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.95 KB, 20 trang )

Ngày soạn :

Ngày dạy:
BÀI 1: NHẢY MỘT NHẢY

1. Tài liệu:
Sách “Bác Hồ và những bài học đạo đức, lối sống dành cho HS lớp 11”, trang 4.
2. Thời gian: 90 phút
3. Địa điểm: lớp học
4. Chuẩn bị: Bảng phụ, bút dạ, nam châm, phiếu học tập; máy tính kết nối máy
chiếu.
5. Các bước tiến hành:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi: Vũ điệu huyền bí
Cách chơi:
Yêu cầu 8- 10 học sinh tham gia chơi. Xếp ở giữa lớp sao cho số ghế bằng số
người chơi, lưng ghế giáp nhau, mặt ghế ngồi quay ra bên ngoài thành hình tròn.
GV bật một bản nhạc vui, sôi động. HS đi thành vòng quanh ghế, vừa đi vừa nhún
nhảy, vỗ tay. Sau khoảng 1- 2 phút, GV tắt nhạc, Hs tìm ghế để ngồi. Lần chơi 2:
Gv lấy bớt ra 1 ghế. Tiếp tục bật nhạc, Hs đi vòng quanh. Tắt nhạc, HS tìm ghế để
ngồi. HS nào không ngồi vào được ghế sẽ bị loại. Tiếp tục trò chơi cho đến khi
tìm được người thắng cuộc cuối cùng. HS bị thua sẽ bị phạt múa theo bài hát :
“một con vịt”.
Hoạt động 2: Đọc hiểu (35 phút).
- GV yêu cầu HS đọc phần mục tiêu bài học, đọc trang 5 (Sách “Bác Hồ và những bài
học đạo đức, lối sống dành cho HS lớp 11).
- GV yêu cầu HS đọc câu chuyện trong sách (đọc trang 4), GS gọi cho HS đọc to
trước lớp
Hoạt động cá nhân:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1,2,3 trang 5,6.
- GV gọi 2- 3 HS trả lời các câu hỏi, các HS khác nhận xét, bổ sung trả lời các câu


hỏi.
- GV đánh giá hoạt động của HS.
- Yêu cầu cả lớp đối chiếu với đáp án của mình và tự chỉnh sửa nếu chưa đúng.
- Đáp án các câu hỏi trắc nghiệm: 1: b; 2: b, 3: c.
Hoạt động nhóm:
- Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời các câu hỏi 4 (trang 6)
- Tổ chức thảo luận:
+ GV chia cả lớp thành các nhóm (Các nhóm có 5 – 6 HS).
+ Các nhóm thảo luận và viết kết quả thảo luận ra bảng phụ
+ Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Các nhóm khác nhận xét,
góp ý.


+ GV chiếu thông tin phản hồi, nhận xét hoạt động nhóm, chốt ý.
Gợi ý trả lời:
GV hướng dẫn HS vẽ bản đồ tư duy trong học tập cũng như trong cuộc sống hằng
ngày.
Hoạt động 3: Thực hành – Ứng dụng (35 phút)
Hoạt động cá nhân:
- Hoàn thành phiếu học tập
- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập trong 3 phút
Phiếu học tập
Đề xuất các việc nên làm và cách thực hiện để cuộc sống của các em bớt căng
thẳng, để cuộc sống của các em bớt căng thẳng và ý nghĩa hơn.
Việc làm
- Học tập và làm việc có kế hoạch

- Giải trí lành mạnh

- Giao lưu và chia sẻ với bạn bè


Cách thực hiện
- Lập kế hoạch các công việc cần làm
một cách khoa học và phù hợp.
- Nghe nhạc, xem phim, học chơi một
loại nhạc cụ nào đó... sau khi đã hoàn
thành các nhiệm vụ học tập.
- Tham gia các câu lạc bộ, cuộc thi
mình yêu thích và phù hợp với khả
năng.

- GV gọi một vài học sinh trình bày phiếu học tập của mình, Các HS khác lắng nghe
và nhận xét, bổ sung câu trả lời cảu mình.
- GV tổng kết, đánh giá hoạt động của HS. Gv thu lại phiếu học tập của tất cả HS để
đánh giá mức độ hoàn thành của các em.
Hoạt động nhóm:
- GV chia cả lớp thành các nhóm (mỗi nhóm có 4 – 5 học sinh).
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Đọc và xử lí nhanh tình huống (tr.7) và viết ra
bảng phụ.
- Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp
- Đánh giá và nhận xét hoạt động nhóm
Hoạt động 4: Tổng kết và đánh giá ( 10 phút)
- GV đặt câu hỏi củng cố và tổng kết: Em nên làm gì để cuộc sống trở nên vui vẻ và ý
nghĩa hơn?
- GV gọi HS trả lời: Học tập và làm việc có kế hoạch, giải trí lành mạnh, giao lưu,
chia sẻ với bạn bè....


Ngày soạn :


Ngày giảng:

Bài 2
KHÔNG PHẢI TẠI TRỜI
1. Tài liệu: Sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh
lóp 11”, tr.8.
2. Thời gian: 90 phút
3. Địa điểm: Lớp học (Hội trường).
4. Chuẩn bị: Giấy Al, bút dạ, bút màu, mảnh giấy.
5. Các bước tiến hành
Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
Trò chơi: Ra khơi
Cách chơi: Tạo một khoảng trống trong lớp học hay ngoài sân trường làm biển; vẽ
vài ba vòng tròn nhỏ tượng trưng cho các hòn đảo (chỉ đủ chỗ đứng cho 3- 4 HS). HS
tham gia chơi đóng vai những người dân ra khơi. Những người còn lại đứng xung
quanh.
- GV hô “Ra khơi” những người chơi sẽ tiến về phía biển làm động tác chèo thuyền
hoặc bắt cá, vừa đi vừa hát một bài hát quen thuộc nào đó.
- GV hô “Gió mạnh cấp...” (lần lượt hô 5, 6, 7) mọi người sẽ dừng hát và những
người chơi phải tạo thành một nhóm 5 hay 6, 7 người và nắm tay nhau. Ai lẻ sẽ bị
loại.
- GV hô “Gió mạnh cấp 8, có bão, có bão”. Những người chơi vừa phài tim đến các
hòn đảo nhỏ để trủ ẩn và phải hô “neo thuyền tránh bão...”. Những ai đến sau, đảo
chật hết chỗ sẽ bị loại.
Hoạt động 2: Đọc hiểu (35 phút)
- GV yêu cầu HS đọc phần Mục tiêu bài học (tr.9), đọc cá nhân.
- GV yêu cầu HS đọc câu chuyện trong sách (tr.8). Gọi 1 HS đọc trước lớp.
Hoạt động 3: Thực hành - ứng dụng (35 phút)
Hoạt động cá nhân:
- GV yêu cầu mỗi HS suy nghĩ và viết ra giấy màu về các việc nên làm để sống có ỷ

nghĩa, có trách nhiệm, có tình cảm với bản thân, gia đình, bạn bè,| cộng đồng và mồi
trường xung quanh.
- GV phát mảnh giấy màu cho HS. Mỗi ý kiến ghi vào một mảnh giấy.
Mỗi HS có thể nhận 2-3 mảnh giấy.
- Đính các mảnh giấy màu lên bảng, GV phân loại ý kiến theo từng nhóm
chủ đề.
- Thảo luận chung về các ý kiến đưa ra.


Hoạt động nhóm: Xây dựng dự án chủ đề “Chúng ta đang sống”.
- GV chia lớp thành nhóm từ 5 - 6 HS và hướng dẫn HS học theo dự án.
- Hướng dẫn HS chọn đề tài: GV viết chủ đề “Chúng ta đang sống” lên bảng vào
khoảng giữa của những mảng giấy màu ghi ý kiến trong bước hoạt động cá nhân.
- Từ những ý tưởng đã có trong hoạt động cá nhân, mỗi nhóm xây dựng dự án riêng
về hành động em có thể thực hiện để cuộc sống của em có ý nghĩa, có trách nhiệm,
tình cảm với bạn bè, gia đình, trường lớp cộng đồng, môi trường xung quanh.
- Các nhóm xây dựng kế hoạch thực hiện.
Hoạt động 4: Tổng kết và đánh giá (10 phút)
- GV đặt câu, hỏi củng cố và tổng kết: Em nên làm gì để sống có ý nghi có trách
nhiệm, có tình cảm với bản thân, gia đình, bạn bè, cộng đồng và môi trường xung
quanh?
- GV gọi HS trả lời: Tham gia hoạt động chung của trường lớp. giúp mọi người
xung quanh,...
Hoạt động cá nhân:
- GV yêu cầu HS trả lời cổc câu hỏi 1, 2, 3 (tr.9).
- GV gọi 2 - 3 HS trà lời câu hỏi, cảc HS khác nhận xét, bổ sung câu ưả lời.
- GV nhận xẻt, đánh giá hoạt động của HS.
Gợi ý trả lời:
1. Cuộc sống của các thuỷ thủ: tha hồ đi xa, đến tận những miền xa lạ nhất,...
2. Anh Ba (tên Bác Hố thời trẻ) khuyên các thuý thủ: Đừng nên đánh cờ, đánh bạc,

mà đì xem thắng cảnh Mũi Xanh, đi ra đảo Gôrê, nơi bọn tư bản châu Âu nhốt người
nô lệ để đem đi bán,... Hoặc đi vào phố xá... Lại phải biết chữ để đọc sách báo, viết
thư,...
3. Hình ảnh anh Ba nhường ghế cho anh Đờn và hình ảnh anh Ba rơm rớm nước mát
khi thăm đảo Gôrê: Anh Ba cỗ tấm lòng nhân ái, kính trong ngựời lớn tuồi, cảm
thông, chia sẻ với nỗi đau của nhân loại.
Hoạt động nhóm:
Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 4, 5 (tr.10).
Tổ chức thảo luận:
- GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 5 - 6 HS).
- Các nhóm thào luận và viết kết quả thảo lùận ra giấy hoặc sử dụng các cách trinh
bày khác.
- Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, góp ý.
- GV nhận xét, định hướng thảo luận.
Gợi ý trả lời:
4. Sống có ý nghĩa, có cảm xúc là có lối sống năng động, ham học hỏi, có tình thương
yêu với sự vật, con người xung quanh.


5. Sống khác tồn tại ở chỗ: sống thể hiện trạng thái của con người luôn có sự phát
triển, có cảm xúc, tình thương yêu. Tồn tại thể hiện mặt sinh học đơn thuần, không
mang lại ý nghĩa cho cuộc sống.
6. Gợi ý cho người sử dụng
- Hoạt động xây dựng dự án, GV có thể yêu cầu HS xây dựng và thực hiện dự
án cụ thể và có báo cáo kết quả vào cuối học kì hoặc cuối năm học. GV sẽ nhận xét,
đánh giá hiệu qủa của dự án các em thực hiện.
- GV có thể yêu cầu HS thu thập thêm các tư liệu khác vè Bác Hồ hoặc các
gương người thật, việc thật có liên quan đến chủ đề của bài để.
- Khi trình bày kết quả thảo luận, GV có thể cho HS lựa chọn nhiều hình thức
trình bày: Viết kết quả thảo luận nhóm lên giấy A0, hoặc vẽ tranh, hoặc đóng tiểu

phẩm, hoặc hùng biện, hoặc sử dụng tư liệu ảnh,...).

Ngày soạn :

Ngày giảng:

Bài 3: NGUYỄN TẤT THÀNH VỚI “VUA ĐẦU BẾP” ETXCOPPHIE
- Tài liệu: Sách Bác Hồ và những bài học đạo đức, lối sống dành cho những học
sinh lớp 11
- Thời gian: 90 phút
- Địa điểm: Lớp học
- Chuẩn bị: giấy A4, bút dạ, bút màu
- Các bước tiến hành
Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
Trò chơi: Đồ nghề
Cách chơi:
GV chia học sinh thành 3 nhóm và mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng. GV sẽ diễn tả hành
động và nhóm trưởng có 2 phút để bàn với nhóm sau đó trả lời xem là nghề gì? GV
phải diễn tả 1 hành động ít nhất 3 lần, nhóm nào trả lời trước thì được thêm 1 điểm.
Hoạt động 2: Đọc hiểu( 35 phút)
GV yêu cầu HS đọc phần mục tiêu bài học( tr12), đọc cá nhân
GV hướng dẫn HS Dđọc câu chuyện trong sách( tr11)
Hoạt động cá nhân:
GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi 1,2,3 (tr 12,13)
GV gỏi 2 -3 HS trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.


GV nhận xét, đánh giá hoạt động của học sinh.
Gợi ý trả lời
1. Khi ở Anh, anh Thành đã nhận việc cào tuyết ở trưởng trung học, đốt lò, làm

phụ bếp trong khách sạn, Anh rất chăm chỉ, chịu khó
2. Khi dọn bát đĩa, anh giữ lại thức ăn còn dùng được, đưa lại cho nhà bếp để cho
người nghèo chứ không bỏ vào thùng bỏ đi
3. Nhờ các công viêc nặng nhọc, anh Thành có tiền để học TA, trả tiền nhà để tìm
con đường cho cách mạng Việt Nam. Nhờ tấm lòng với người nghèo, anh được
đầu bếp nổi tiếng dạy nấu ăn, làm bánh, truyền kinh nghiệm cho
Hoạt động nhóm:
Nhiệm vụ: thảo luận và trả lời câu hỏi 4,5( tra13,14)
Tổ chức thảo luận:
GV chia thành 3,4 nhóm (tổ)
GV chiếu ô chức lên màn hình chiếu lớn
Các nhóm lần lượt chọn câu hỏi hàng ngang và trả lời. Nếu không trả lời được, các
nhóm còn lại có quyền trả lời
Đáp án ô chữ hàng dọc: CON NGƯỜI
Hoạt động 3: Thực hành ứng dụng(35 phút)
Hoạt động cá nhân:
GV yêu cầu HS hoàn thành câu hỏi 1 (tr 14)
GV yêu cầu HS viết lại 1 câu chuyện về cuộc sống của 1 người mà em yêu quý và
kính trọng
GV gọi 2 – 3 HS chia sẻ câu chuyện của mình trước lớp
Hoạt động nhóm:
Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 2 (tr 14)
Tổ chức thảo luận
GV chia lớp thành các nhóm ( mỗi nhóm 5 – 6 HS)
GV giao việc: Mỗi nhóm xây dựng thông báo tuyển lao động làm việc cho nhà máy
của mình.
Viết thông báo bằng giấy A1
Dán thông báo ở khu vực của nhóm. Mỗi nhóm cử hai bạn ngồi tại bàn tuyển dụng
của nhóm ( đóng vai là nhà tuyển dụng)
Các bạn còn lại (đóng vai người lao động) sẽ tham quan các nhóm khác tham gia

phỏng vấn tuyển dụng lao động ở các nhóm khác
GV quan sát định hướng, hỗ trợ HS thực hiện
Hoạt động 4: Tổng kết và đánh giá ( 10 phút)
GV đặt câu hỏi củng cố và tổng kết: qua tìm hiểu câu chuyện về Bác Hồ, em rút ra
bài học gì cho bản thân?


GV gọi HS trả lời: Cần có ý chí vươn lên không ngại khó và trân trọng mọi người
xung quanh

Ngày soạn :

Ngày giảng:

BÀI 4
PHAN BỘI CHÂU VÀ NGUYỄN ÁI QUỐC
1. Tài liệu: Sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh
lớp 11”, tr.15
2. Thời gian: 90 phút
3. Địa điểm: Lớp học
4. Chuẩn bị: Giấy A1, bút dạ, bút màu, câu đố về danh nhân, thẻ trò chơi giải thích
khái niệm
5. Các bước tiến hành
Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng
Cách chơi:
GV đọc câu đố về nhân vật trong lịch sử, HS lắng nghe và đoán tên của nhân vật
được nhắc đến trong câu đố. HS trả lời nhanh và đúng sẽ được nhận phần thưởng.
Ví dụ về câu đố:
Câu 1:

Đông Du ai đã đưa người?
Còn ai đập đá giữa trời trơ trơ?
(Là ai? – Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh)
Câu 2:
Vua nào thuở bé chăn trâu
Trường Yên một ngọn cờ lau tập tành
Sứ quân dẹp loạn phân tranh
Dựng nên thống nhất sử xanh còn truyền?
(Là ai? – Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh)
Hoạt động 2: Đọc hiểu (35 phút)
- GV yêu cầu HS đọc phần Mục tiêu bài học trang 16, đọc cá nhân
-GV yêu cầu HS đọc câu chuyện trong sách (tr.15)
Hoạt động cá nhân:
- GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi 1,2,3 (tr.17).


- GV yêu cầu HS đọc và chọn đáp án đúng cho các câu hỏi trong 3 phút
-GV gọi 1 HS nêu đáp án của mình. Gọi HS khác nhận xét bạn.
-GV nhận xét và kết luận.
Gợi ý trả lời
1.c ; 2.a ; 3.a
Hoạt động nhóm
Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 4, 5, 6( tr.17)
Tổ chức thảo luận:
- GV chia nhóm và yêu cầu HS thảo luận câu hỏi.
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét.
- GV định hướng thảo luận.
Gợi ý trả lời:
4. Nguyễn Ái Quốc có phẩm chất: vừa có tài, vừa có đức.
5. Nguyễn Ái Quốc hoạt động cách mạng hiệu quả vì có nhiều đồng bạn bè khắp nơi

trên thế giới.
6. Bài học cho bản thân: cần tu dưỡng rèn luyện cả về tri thức và đạo đức, phấn đấu
trở thành người tốt, có ích cho xã hội.
Hoạt động 3: Thực hành- ứng dụng (35 phút)
Hoạt động cá nhân:
- GV yêu cầu HS hoàn thành câu hỏi 1,2 (tr. 18)
- GV yêu cầu HS viết câu trả lời vào sách.
- GV gọi 2 – 3 HS chia sẻ với cả lớp về những việc làm tốt em đã làm những việc em
cần làm để phấn đấu trở thành người tốt, có ích cho xã hội
GV tổng hết, nhận xét.
Gợi ý trả lời
2. Những việc nên làm để trở thành người tốt: học tập tốt, làm việc tốt, sống chan
hòa, giúp đỡ với mọi người xung quanh,…
Hoạt động nhóm:
Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 3 (tr.18)
Tổ chức thảo luận: GV chia lớp thành 2 nhóm.
- GV phổ biến luật chơi.
- Từng nhóm cử nhóm trưởng lên nhận một bộ thẻ có ghi các khái niệm (mỗi nhóm
một bộ thẻ khác nhau, các khái niệm không trùng nhau).
- Nhóm trường dùng các cử chỉ, hành động để mô tả khái niệm để các bạn trong
nhóm đoán được khái niệm đó.
- Nhóm nào có nhiều từ đúng sẽ giành chiến thắng.
Ví dụ về khái niệm:
Chăm học

Giúp đỡ

Chia sẻ



Tình nguyện
ngnguyện

Nhân ái

Lạc quan

Hoạt động 4: Tổng kết và đánh giá (10 phút)
- GV đặt câu hỏi củng cố và tổng kết: Qua tìm hiểu câu chuyện về Bác Hồ, em rút ra
bài học gì cho bản thân?
- GV gọi HS trả lời: Hiểu và học tập theo tấm gương của Bác Hồ về cách đối xử tốt,
có uy tín với bạn bè, đồng chí và ý chí chiến đấu bền bỉ dù gian khổ, tù đày. Phấn đấu
để trở thành công dân tốt, có ích cho cộng đồng, xã hội.
6. Gợi ý cho người sử dụng
GV có thể đưa ra các câu đố khác, khái niệm khác trong các trò chơi trong bài.

Ngày soạn :

Ngày giảng:

DẠY HỌC BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC ĐẠO ĐỨC VÀ LỐI SỐNG
Bài 5: GIỌT NƯỚC MẮT CẢM PHỤC
Hoạt động 1: Khởi động: Trò chơi ai nhanh, ai đúng.
* Gv cho Hs làm các động tác sau:
+ Chào anh: theo kiểu chào nghi thức Đội.
+ Chào thầy: khoanh tay trước ngực.
+ Chào bác: như chào thầy nhưng cúi xuống.
+ Chào em: tauy đươc ra phía trước như động tác mời.
* Gv hô các lời chào và làm các động tác. Hs hô to và làm theo. Gv có thể hô 1 kiểu
và làm 1 kiểu. Ai làm khác với Gv là sai.

Hoạt động 2: Đọc hiểu
* Gv yêu cầu Hs đọc mục tiêu bài học (tr20), đọc cá nhân.
* Gv yêu cầu Hs đọc câu truyện trong sách (tr19).
Hoạt động cá nhân:
* Yêu cầu Hs trả lời câu hỏi 1,2 (tr20).
* Gv gọi 2, 3 Hs trả lời câu hỏi, các Hs khác nhận xét, bổ sung.
* Gv nhận xét, đánh giá hoạt động của Hs.
Gợi ý trả lời:


1) Anh Ba sùng kính ông Coóc và cụ Tống Duy Tân vì họ là những người yêu nước,
dũng cảm, can đảm, không chịu khuất phục trước kẻ thù xâm lược.
2) Anh Ba nói “Lòng can đảm của họ là bất diệt” vì: tuy họ hi sinh nhưng tấm gương
dũng cảm của họ còn mãi, có ảnh hưởng sâu rộng trong XH có ye nghĩa thúc đẩy đấu
tranh giải phóng dân tộc.
Hoạt động nhóm:
Nhiệm vụ: TL và trả lời câu hỏi 3, 4(tr21).
Tổ chức TL: Gv chia nhóm và yêu cầu Hs TL câu hỏi, các nhóm BC kết quả, nhóm
kacs lắng nghe, nhận xét.
*Gv định hướng TL.
Gợi ý trả lời:
3. Câu nói của anh Ba thể hiện chủ đề câu chuyện: “Can đảm biết bao! Dũng cảm biết
bao. Một dân tộc có những người như ông Coóc sẽ không bao giờ đầu hàng”.
4. Giải thích nội dung câu nói của anh Ba: Câu nói thể hiện sự xúc đọng, sự khâm
phục của anh Ba với ý chí, lòng can đảm, dũng cảm của các nhân vật dám đấu tranh
cho sự độc lập, tự do của đất nước.
Hoạt động 3: Thực hành – ứng dụng (35 phút)
Hoạt động cá nhân:
-GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2 (tr.21).
- HS viết ra mảnh giấy màu những biện pháp rèn luyện để trở nên dũng cảm (mỗi

mảnh giấy chỉ ghi một biện pháp).
- HS đính các mảnh giấy lên bảng, GV phân loại các biện pháp mà HS đưa ra theo
nhóm.
- Thảo luận chung cả lớp về các biện pháp rèn luyện để trở nên dũng cảm.
Gợi ý trả lời:
- Lào can đảm, đũng cảm có ý nghĩa, đáng được cộng đồng XH ghi nhận và ngưỡng
mộ khi điều đó nhằm mục đích cao cả, có ý nghĩa cho mục đích chung của cộng
đồng.
2. Ví dụ một số biện pháp rèn luyện để trở lên dũng cảm: gọi tên nỗi sợ hãi của mình,
viết nhật kí về điều mình sợ hãi, xem điều đó mang lại sự tích cực hay tiêu cực, dám
làm, dám chịu…..
Hoạt động nhóm:
Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 3,4 ( 2 ).
Tổ chức thảo luận: GV hướng dẫn HS tổ chức trò chơi.
3. Trò chơi “Ao cá
- Kể ghế thành vòng tròn giữa lớp khoảng 8 – 10 ghế. Chọn 8 – 10 Hs tham gia trò
chơi. Các Hs khác ngồi dưới quan sát, lắng nghe.
Cách chơi


Nhóm ngồi vòng tròn (mỗi nhóm 8 - 10 em), mỗi em sẽ đưa ra ý kiến của mình xung
quanh chủ đề lòng can đảm, sẵn sàng tham gia hoạt động có ích cho cộng đồng xã
hội.
- Bạn nào không đưa ra ý kiến sẽ bị loại khỏi “ao cá”.
- Những bạn còn lại tiếp tục thảo luận, đưa ra ý kiến về chủ đề. Sau vòng thảo luận,
bạn còn ở lại vòng tròn sẽ chiến thắng.
Ví dụ câu hỏi:
- Em hiểu thé não vê lòng can đảm?
- Lấy ví dụ về các hành động thể hiện lòng can đảm, đũng cảm, dám hi sinh vì nghĩa
lớn.

4. Xây dựng dự án
- GV chia lớp thành nhóm từ 5-6 HS và hướng dẫn HS học theo dự án.
- GV hướng dẫn HS chọn đề tài: Mỗi nhóm xây dựng một dự án thoạt động động,
huy động sự tham gia của các bạn trong lớp. Hoạt động đó cần sự dũng cảm, can đảm
của người tham gia. Hoạt động này mang lại lợi ích cho cộng đồng, cho XH.
Vi dụ: Dự án hiến máu “Mỗi giọt máu, vạn sẻ chia”, dự án “Thanh niên làm theo lời
Bác”...
- Các nhóm HS xây dựng dự án dựa trên mẫu ở tr.22.
- HS thuyết trình về dự án của nhóm mình, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, góp ý
cho dự án của nhóm bạn. - GV định hướng thảo luận, đánh giá, tổng kết.
Hoạt động 4: Tổng kết và đánh giá (10 phút) | - GV đặt câu hỏi củng cố và tổng
kết: Qua tìm hiểu câu chuyện về Bác Hồ, em rút ra bài học gì cho bản thân?
- GV gọi HS trả lời: Hiểu và học tập sự trân trọng của Bác Hồ với những đồng chí
hoạt động cách mạng can đảm, dũng cảm đấu tranh cho độc lập, tự do của đất nước.
Phấn đấu để trở thành người can đảm, dũng cảm, sẵn sàng tham gia các hoạt động có
ích cho cộng đồng, xã hội.
6. Gợi ý cho người sử dụng
GV có thể giao cho HS sưu tầm thêm các tư liệu về nhân vật trong lịch sử đã dũng
cảm, đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược, đặc biệt là các nhân vật trẻ tuổi bằng với
lứa tuổi của HS.

Ngày soạn :

Ngày giảng:

Bài 6: CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VÔ SẢN
Hoạt động 1: Khởi động
GV bật nhạc bài hát “Quốc tế ca”. Yêu cầu học sinh nói về cảm nghĩ của mình
khi nghe bài hát này, từ đó liên hệ tới nội dung bài học mới



Hoạt động 2: Đọc hiểu
- GV yêu cầu học sinh đọc phần mục tiêu bài học trong sách “Bác Hồ và những
bài học về đâọ đức, lối sống giàng cho học sinh lớp 11” ( tr. 24)
- GV yêu cầu học sinh đọc câu truyện trong sách (tr. 23), gọi một học sinh đọc
trước lớp
Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi 1,2 (tr.24, 25)
- GV gọi 2 – 3 HS trả lời các câu hỏi, các học sinh khác nhận xét, bổ sungcâu
trả lời
- GV nhận xét đánh giá hoạt động của học sinh
Gợi ý trả lời
1. Sự băn khoăn của Bác khi than gia bỏ phiếu gia nhập quốc tế thứ ba ở Đại
hội Tua (1921): Khi quốc tế thứ hai bị bọn phản động lũng đoạn và biến chất, trước
những đề xuất thành lập Quốc tế thứ ba, Bác đau đầu vi rất nhiều ý kiến khó hiểu, suy
nghĩ rất nhiều về việc bỏ phiếu tán thành hay không.
2. Sau khi đọc Luận cương của Lê-nin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa. Bác
cảm động, vui mừng đến phát khóc vì đã tìm ra con đường cứu nước, Bác đã quyết
định bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba.
Hoạt động nhóm
Nhiệm vụ: Thảo luạn và trả lời câu hỏi 3,4,5 (tr. 25)
Tổ chức thảo luận
- GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm có từ 5 – 6 học sinh tham gia)
- GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi, viết kết quả ra bảng phụ
- Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Các nhóm khác nhận xét,
góp ý.
- GV nhận xét định hướng thảo luận.
Gới ý trả lời:
3. Phân tích sự sáng suốt của Bác trong việc lựa chọn con đường hoạt động
cách mạng để cứu nước và giải phóng dân tộc: Khi đọc bản Luận cương của Lê-nin

về các vấn đề dân tộc và thuộc địa, Bác đã sáng rõ nhiều điều và Bác cảm động, tin
tưởng con đường cách mạng cứu nước giải phóng dân tộc mà Bác đã chọn
4. Bác thể hiện chính kiến của mình bằng cách: Bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ
ba, và khi thư kí Đại Hội hỏi lý do Bác đã giải thích rằng Quốc tế thứ ba đã rất chú ý
đến vấn đề giải phóng dân tộc thuộc địa, sẽ giúp đỡ các dân tộc bị áp bức giành lại tự
do và độc lập đân tộc. Còn quốc tế thứ hai thì không đề cập đến các nước thuộc địa
nên Bác không ủng hộ.
5. Bác đi đến quyết định bỏ phiếu tán thành cho Quốc tế thứ ba.
Hoạt động 3: Thực hành - Ứng dụng
Hoạt động cá nhân:


- GV yêu cầu HS hoàn thành câu hỏi 1, 2, 3 (tr.25).
- GV yêu cầu học sinh suy nghĩ và viết câu trả lời vào sách.
- GV gọi 2 -3 HS chia sẻ với cả lớp về dự định lựa chọn nghành nghề của mình
trong tương lai.
Hoạt động nhóm:
Chuẩn bị: GV yêu cầu HS chuẩn bị trước ở nhà: Mỗi nhóm một nghành nghề và
tranh ảnh, thông tin về ngành nghề đó.
Triển lãm, giới thiệu
- Viết bài giới thiệu ngắn về nghành nghề đã lựa chọn.
- Tập hợp sắp xếp các sản phẩn của nhóm.
- Trưng bày sản phẩn của nhóm ở một vị trí được giao trong lớp học.
- Các nhóm thuyết minh về sản phẩm triển lãm của nhóm mình khi thầy cô và
các bạn nhóm khác đến tham quan.
Hoạt động 4: Tổng kết đánh giá
- GV đặt câu hỏi củng cố và tổng kết: Qua tìm hiểu câu chuyện về Bác Hồ, em
rút ra bài học gì cho bản thân?
- GV gọi HS trả lời : Cần suy nghĩ để tự quyết định lựa chọn con đường cho
tương lai của bản thân và quyết tâm thực hiện.


Ngày soạn :

Ngày giảng:

BÀI 7: BÁC CẢM HÓA NGƯỜI KHÁC
1. Tài liệu: Sách Sách “Bác Hồ và những bài học đạo đức, lối sống cho HS lớp 11”,
trang 4.
2. Tài liệu:
Sách “Bác Hồ và những bài học đạo đức, lối sống dành cho HS lớp 11”, trang 4.
3. Thời gian: 90 phút
4. Địa điểm: lớp học
5. Chuẩn bị: Bảng phụ, bút dạ, nam châm, phiếu học tập; máy tính kết nối máy
chiếu.
6. Các bước tiến hành:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi: Tìn mật
- Chuẩn bị: 1 chiếc bút và mảnh giáy trắng. Viết sẵn những nội dung thông tin vào
mảnh giấy (không quá 5 dòng).
+ số lượng: Mỗi nhóm 10 người chia thành nhiều đội


+ Địa điểm: trong phòng hoặc ngoài sân.
- Cách chơi: Tất cả các đội xép hàng dọc, GV cho Hs đứng đầu hàng đọc nội dung
của bản thông tin (tất cả cùng chung 1 bản). Thứ tự từ đội thứ nhất truyền tin cho
người thứ hai bằng cách nói nhỏ vào tai – cứ thế người trước truyền tai cho người
sau- Người cuối cùng nhận tin và trao cho người điều khiển. Đội nào có nội dung bản
tin giống bản tin gốc nhất là người chiến thắng.
Hoạt động 2: Đọc hiểu (35 phút).
- GV yêu cầu HS đọc phần mục tiêu của bài học (trang 28), đọc cá nhân

- GV yêu cầu HS đọc câu chuyện trong sách trang 27
Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu trả lời các câu hỏi 1,2,3 (trang 28).
- GV gọi 2- 3 học sinh trả lời, các học sinh khác, nhận xét và bổ sung.
- HV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS.
Gợi ý trả lời:
1. Khi ở trong ngục, đồng chí Tống Văn Sơ cư xử tốt với tất cả và được mọi người
kính trọng, quý mến.
2. Để trở nên gần gữi với những đồng chi khác, đồng chí Tống Văn Sơ trò chuyện
thân mật, tìm hiểu tính cách và đời sống của họ.
3. Già Lý nể phục Tống Văn Sơ vì đồng chí dũng cảm đấu tranh cách mạng và nhân
cách tốt, đối xử tốt với mọi người.
Hoạt động nhóm:
Nhiệm vụ: thảo luận và trả lời câu hỏi 4,5 trang 29
Tổ chức thảo luận:
- GV chia cả lớp thành các nhóm (mỗi nhóm thành 5 – 6 Học sinh)
- GV yêu cầu HS thảo luận, viết kết quả thảo luận nhóm ra bảng phụ, rồi cử đại diện
trình bày kết quả hoạt động nhóm.
- Từng nhóm trình bày kết quả trước cả lớp, các nhóm khác nhận xét, góp ý.
- Gv nhận xét, chốt ý.
Gợi ý trả lời:
4. Phân tích cách đối nhân xử thế của đồng chí Tống Văn Sơ trong tù: Đồng chí đối
xử tốt với tất cả mọi người và cũng được mọi người tôn trọng, yêu mến. Đồng chí
quan tâm, trò chuyện thân mật với họ về đời sống của họ. Nhân cách của đồng chí
cũng phải khiến một tên cướp nể phục.
5. Bài học rút ra là: Cần quan tâm, cư xử tốt với mọi người xung quanh mình.
Hoạt động 3: Thực hành - ứng dụng (35 phút).
Hoạt động cá nhân: phiếu học tập.
GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập trong vòng 3 phút.
Gợi ý trả lời:



- GV gọi một vài HS trình bày phiếu học tập của mình. Các HS khác lắng nghe và
nhận xét.
- GV tổng kết, đánh giá hoạt động của HS.
Phiếu học tập
Đề xuất những việc em nên làm trong cách ứng xử với gia đình, bạn bè, thầy
cô, cộng đồng và cách thực hiện:
Bài học
Việc nên làm
Biện pháp thực hiện
Gia đình
Yêu quý, kính trọng, ông Lễ phép với ông bà, bố mẹ
bà, bố mẹ, anh chị em.
Thầy cô
Kính trọng thầy cô giáo, Lễ phép với thầy cô giáo.
hoàn thành nhiệm vụ thầy Học bài và làm bài đầy đủ,
cô giao
hăng hái phát biểu bài.
Bạn bè
Chan hòa, chân thành với Tham gia các hoạt động
bạn bè.
của lớp, giúp đỡ các bạn.
Cộng đồng
Kính trong người lớn tuổi,
Tham gia các hoạt động
hỗ trợ những người khó
cộng đồng.
khăn,....
Hoạt động nhóm : Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”

- Chọn đội chơi: hai nhóm tham gia trò chơi, mỗi nhóm khoảng 5 bạn. Từng thành
viên của mỗi nhóm luân phiên lên ghi những việc làm, cách cư xử khiến mọi người
xung quanh yêu quý, tôn trọng mình. Mỗi lần chỉ ghi 1 việc làm (không ghi trùng
nhau)
- Nhóm nào không ghi được thêm (sau khi đếm tới 10) thì coi như thua.
Hoạt động 4: Tổng kết và đánh giá (10 phút)
Gv đặt câu hỏi củng cố và tổng kết: qua tìm hiểu câu chuyện về Bác Hồ em rút
ra bài học gì cho bản thân?
GV gọi HS trả lời: Cần học tập tấm gương của Bác về cách cư xử tốt, quan tâm
đến mọi người, cần quan tâm đối xử đúng mục với gia đình, bạn bè, thầy cô và những
người xung quanh.


Ngày soạn :

Ngày giảng:
Bài 8
CHÚ NÊN HỎI CÁC ÔNG KÉ, BÀ BỦ

1. Tài liệu: Sách “ Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học
sinh lớp 11”, tr.31.
2. Thời gian: 90 phút
3. Địa điểm: Lớp học
4. Chuẩn bị: Giấy A1, bút dạ, bút màu, mảnh giấy ghi tên nghề nghiệp.
5. Các bước tiến hành
Hoạt động 1: Khởi động( 10 phút)
Trò chơi: Đố nghề
Cách chơi: GV chia HS ra thành 3 nhóm. GV gọi một HS lên nhận một mảnh
giấy ghi tên một nghề, HS cần diễn tả hành động để các nhóm đoán tên nghề
đó. Nhóm nào trả lời trước thì được 1 điểm.

Hoạt động 2: Đọc hiểu( 35 phút)
- GV yêu cầu HS đọc phần Mục tiêu bài học ( tr.32), đọc cá nhân.
- GV yêu cầu HS đọc câu chuyện trong sách(tr.31). Gọi 1 HS đọc trước lớp.
Hoạt động cá nhân:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 (tr.33).
- GV gọi 2-3 HS trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS.
Gợi ý câu trả lời:
1. Đồng chí phóng viên đã viết các bài báo dài với nhiều danh từ mới, khó
hiểu với nhân dân lao động.
2. Bác Hồ đã khuyên đồng chí phóng viên viết báo gắn bó với thực tế đời
sống bằng cách đọc cho các ông Ké, bà Bủ trong bản nghe bài báo và
hỏi ý kiến của họ. Điều này giúp anh phóng viên nhận ra trong bài báo
của mình có quá nhiều từ ngữ khó hiểu, và từ đó về sau anh chú ý đến
đối tượng đọc bài của mình để viết cho phù hợp.
3. Đồng chí phóng viên đã tìm được rất nhiều danh từ khó hiểu với cụ già
như “ xung trận”, “ vô địch”, “ quang vinh”.
Hoạt động nhóm:


- Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 4( tr.33).
-

-

Tổ chức thảo luận:
GV chia lớp thành các nhóm ( mỗi nhóm 5-6 HS)
Các nhóm thảo luận và viết kết quả ra giấy, hoặc sử dụng các cách trình bày
khác.
Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Các nhóm khác nhận xét ,

góp ý.
GV nhận xét, định hướng thảo luận.
Gợi ý trả lời:
4. Trong cuộc sống muốn làm gì cũng cần gắn lí thuyết với thực tế đời
sống, tránh sáo rỗng, sính lí thuyết, xa rời thực tiễn.
Hoạt động 3: Thực hành- ứng dụng ( 35 phút).
Hoạt động cá nhân:
GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi 1,2 ( tr.33,34).
GV gọi 2 -3 HS trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét, bổ xung câu trả lời.
GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS.
Gợi ý trả lời:
1. Câu nói về học tập gắn liền với thực tiễn Học đi đôi với hành.
2. Những việc nên làm và không nên làm để gắn lí thuyết với thực tiễn:
Bài học
Bảo vệ môi trường

Đoàn kết xóm phố

Kính trọng ông bà/
cha mẹ

Yêu thương em nhỏ

Việc nên làm
- Giu vệ sinh môi
trường sống.
- Sử dụng tiết kiệm và
hiệu quả điện, nước…
- Sống hòa đồng, gần
gũi với làng xóm.

- Chia sẻ, giúp đỡ
những người khó
khăn.
- Lễ phép , yêu quý,
ông bà, cha mẹ.
- Quan tâm giúp đỡ
ông bà cha mẹ những
việc phù hợp.
Đối xử tốt, giúp đỡ các
em nhỏ.

Hoạt động nhóm:
Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 3,4,5 (tr.34).
Tổ chức thảo luận:
- GV chia lớp thành các nhóm ( mỗi nhóm 5-6 HS).

Việc không nên làm
- Vứt rác bừa bãi
- Không tát đèn, quạt,
điều hòa, ti vi khi
không sử dụng…
Sống tách biệt, không
quan tâm đến làng
xóm xung quanh.

Làm những việc khiến
ông bà, cha mẹ buồn
phiền, lo lắng.

Bắt nạt em nhỏ,…



- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận câu hỏi.
- Trình bày kết quả thảo luận: Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận dưới
nhiều hình thức. Các nhóm khác nhận xét, góp ý.
- GV nhận xét, định hướng thảo luận.
Gợi ý trả lời:
3. Cần gắn lí thuyết với thực tế đời sống vì mọi hoạt động của chúng ta đều
đi đến mục tiêu phục vụ cho cuộc sống nên cần hiểu rã để thực hiện phù
hợp với đối tượng, hoàn cảnh.
4. Tác hại gây ra nếu Xa rời thực tế đời sống và cộng đồng: sản phẩm tạo
ra không phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh sử dụng, không mang lại
hiệu quả cao.
5. HS tự kể câu chuyện mà các em sưu tầm.
Hoạt động 6: Tổng kết và đánh giá ( 10 phút).
- GV đặt câu hỏi củng cố và tổng kết: Qua tìm hiểu câu chuyện về Bác Hồ,
em rút ra bài học gì cho bản thân?
- GV gọi HS trả lời: Bài học cho bản thân: Cần gắn lí thuyết với thực tế đời
sống, học đi đôi với hành.

Ngày soạn :

Ngày giảng:
Bài 9 CON ĐƯỜNG TUỔI TRẺ

1. Tài liệu: Sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh
lớp 11”, tr.35.
2. Thời gian: 90 phút 3.
3. Địa điểm: Lớp học (Hội trường).
4. Chuẩn bị: Giấy A1, bút dạ, bút màu, mảnh giấy ghi tên nghề nghiệp.

5. Các bước tiến hành
Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
Trò chơi: Nhà bảo tìm dũng sĩ Cách chơi:


GV cử một HS là “nhà báo” và đi ra khỏi phòng. Trong phòng cử một người khác là
“dũng sĩ”. Nhà báo được cử đến phỏng vấn. Nhà báo có thể hỏi trong vòng tròn (từ 3
đến 10 câu) tuỳ theo vòng tròn quy định. Câu hỏi của nhà báo chỉ có thể được hỏi là
câu phủ định hay khẳng định. Ví dụ: “Dũng sĩ là nam phải không?” Sau khi hỏi đủ
câu hỏi đã quy định sẽ chỉ dũng sĩ đang ngồi trong vòng tròn. Nếu chỉ đúng, dũng sĩ
đi ra ngoài và thay nhà báo, còn chi sai sẽ bị phạt hình phạt do tập thể quy định.
Hoạt động 2: Đọc hiểu (35 phút)
- GV yêu cầu HS đọc phần Mục tiêu bài học (tr.36), đọc cá nhân, -GV yêu cầu HS
đọc câu chuyện trong sách (tr.35).
- Gọi 1 HS đọc trước lớp.
Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1, 2 (tr.36).
- GV gọi 2 – 3 HS trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. - GV
nhận xét, đánh giá hoạt động của HS.
Gợi ý trả lời:
1. Khi đến thăm các thanh niên đang tham gia xây dựng đường 10 Ngư, Bác Hồ đã
căn dặn HS các trường thi đua nhau cùng làm tốt, phát huy sang kiến tăng năng suất
lao động.
2. Sau khi con đường hoàn thành, Bác đã yêu cầu mỗi thanh niên một năm trồng ba
cây và chăm sóc thật tốt. Trồng cây xanh cũng là hành động góp phần xây dựng đất
nước tiến lên CNXH.
Hoạt động nhóm: Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 4 (tr.37).
Tổ chức thảo luận: .
- Hát: GV bật nhạc và yêu cầu cả lớp cùng hát bài hát “Thanh niên làm theo lời Bác”
(sáng tác: Hoàng Hà).

-GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 5 – 6 HS).
- GV yêu cầu HS thảo luận các câu và viết kết quả thảo luận ra giấy, hoặc sử dụng các
cách trình bày khác.
- Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, góp ý.
GV nhận xét, định hướng thảo luận.
Gợi ý trả lời:
4. Vai trò của thanh niên trong công cuộc xây dựng đất nước: thanh niên giữ vị trí
trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người. “Đâu cần thanh


niên có; Việc gì khó thanh niên làm”, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng
xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,...
Hoạt động 3: Thực hành – ứng dụng (35 phút) Hoạt động cá nhân:
GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ tư duy về những việc làm, cách thức em tham gia xây
dựng đất nước sau đó chia sẻ với bạn bên cạnh kết quả làm việc của mình.
Hoạt động nhóm: Trò chơi “Ra khơi”.
Nhiệm vụ: Thảo luận và tổ chức trò chơi.
Cách chơi: - Tạo một khoảng trống trong lớp học hay ngoài sân trường làm biển; vẽ 3
vòng tròn nhỏ tượng trưng cho các hòn đảo (chỉ đủ chỗ cho
3 – 4 HS). HS tham gia chơi đóng vai những người dân ra khơi đánh | Những người
còn lại đứng xung quanh.
- Khi người quản trò hỗ “Ra khơi” những người chơi sẽ tiến về phía bị làm động tác
chèo thuyền hoặc bắt cá, vừa đi vừa hát một bài hát quen thuc nào đó. Những người
đứng xung quanh cùng hát và vỗ tay theo nhịp.
Luật chơi:
- Khi quản trò hô “Gió mạnh cấp... (lần lượt hộ 5, 6, 7, mọi người dừng hát và những
người chơi phải tạo thành nhóm 5 hoặc 6 hoặc 7 và nắm nhau. Ai lẻ sẽ bị thua.
- Khi quản trò hô “cá đầy khoang” người chơi phải nhanh chân chạy bến cảng , ai
thừa ra sẽ bị thua. - Phạt người bị thua (nhảy lò cò hoặc vừa hát vừa múa bài một bài
hát,

Hoạt động 4: Tổng kết và đánh giá (10 phút) - GV đặt câu hỏi củng cố và tổng kết:
Qua tìm hiểu câu chuyện về Hồ, em rút ra bài học gì cho bản thân?
- GV gọi HS trả lời: Bài học cho bản thân: cần học tập, lao động hăng s góp phần vào
việc xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh.
6. Gợi ý cho người sử dụng -GV có thể sử dụng trò chơi khác, hoặc hình thức
khởi động khác.
- GV có thể yêu cầu HS sưu tầm các đoạn phim tài liệu, tranh ảnh về Hồ với thanh
niên để bài học trở nên sinh động hơn.



×