Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Luận văn thạc sĩ: Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng TMCP Á Châu​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

LÊ NHẬT TÂN

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh
Mã số ngành : 60 34 01 02

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------

LÊ NHẬT TÂN

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh
Mã số ngành : 60 34 01 02

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS.Trương Quang Dũng


TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2013


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS Trương Quang Dũng
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ
TP. HCM ngày 5 tháng 1 năm 2013
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
1. TS. Lưu Thanh Tâm
2. TS. Nguyễn Đình Luận
3. TS. Nguyễn Hải Quang
4. TS. Phan Ngọc Trung
5. TS. Trần Anh Dũng

Chủ tịch
Phản biện 1
Phản biện 2
Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV



TRƯỜNG ĐH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH - ĐTSĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TP. HCM, ngày 30 tháng 11 năm 2012

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên :

Lê Nhật Tân

Giới tính : Nam

Ngày, tháng, năm sinh :

20/9/1975

Nơi sinh : TPHCM

Chuyên ngành:

Quản Trị Kinh Doanh

MSHV: 1084012079

I- TÊN ĐỀ TÀI:
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng TMCP Á Châu
II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

Nghiên cứu các đặc điểm về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Từ đó đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ACB.
III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 30/5/2012
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 30/11/2012
V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. Trương Quang Dũng
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Lê Nhật Tân


ii


LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô
trường Đại học Kỹ Thuật Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh .
Tôi xin chân thành cảm ơn đến quí thầy cô trường Đại học Kỹ
Thuật Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là những thầy cô
đã tận tình dạy bảo cho tôi suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Trương Quang Dũng
đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và
giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi
trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
TP.Hồ Chí Minh , tháng 11 năm 2012
Học viên

Lê Nhật Tân


iii

TÓM TẮT
Trong hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam thì hoạt động tín dụng
là hoạt động chủ yếu, nên quản trị rủi ro tín dụng nhằm hạn chế rủi ro này ở một tỷ
lệ thấp nhất để vừa đảm bảo khả năng sinh lợi vừa đảm bảo an toàn tài chính cho
hoạt động của NH luôn được các nhà quản trị đặc biệt quan tâm. Quản trị rủi ro tín
dụng là một việc làm rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp hoạt động của
nhiều đối tượng. Đầu tiên phải kể đến là NH nhà nước và chính phủ vì các biện
pháp, chính sách, chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước ảnh hưởng chung đến
toàn bộ hệ thống NH. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất và quyết định chính là sự

nỗ lực và phấn đấu của bản thân các NH. Các NH phải tự đề ra những biện pháp
khoa học, tiên tiến phù hợp với từng hoàn cảnh, từng thời kỳ để hoạt động kinh
doanh một cách hiệu quả và an toàn nhất có thể.
Có nhiều mô hình quản trị rủi ro tín dụng. Xu hướng toàn cầu hóa càng lan
rộng thì viêc nghiên cứu các nguyên tắc BASEL cùng với thông lệ quốc tế về quản
trị rủi ro tín dụng để lựa chọn các mô hình quản lý rủi ro hiệu quả, phù hợp là một
yêu cầu tất yếu đối với các NH Việt Nam, đặc biệt là sau khi Việt Nam mở cửa thị
trường dịch vụ tài chính NH.
Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là quản trị rủi ro tín dụng tại NH ACB ,
luận văn đã thực hiện được một số nội dung chủ yếu:
Một là, luận văn đã trình bày một cách tổng quan những khái niệm cơ bản
nhất về tín dụng, rủi ro tín dụng, các phương pháp hiệu quả trong quản trị rủi ro tín
dụng. Đó là các nguyên tắc BASEL II về quản trị rủi ro tín dụng, quy trình quản trị
rủi ro tín dụng gồm nhận dạng đo lường, quản lý, kiểm soát và giảm nhẹ rủi ro tín
dụng, phù hợp thông lệ quốc tế được nhiều NH và các tổ chức quốc tế khuyến
khích sử dụng.
Hai là, luận văn đã cung cấp được bức tranh toàn cảnh về hoạt động tín
dụng cũng như quản trị rủi ro tín dụng tại NH ACB , trong đó đi sâu nghiên cứu
thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng cũng như công tác quản trị rủi ro tín
dụng tại NH ACB , tìm ra những ưu khuyết điểm, những mặt còn hạn chế cần


iv

khắc phục.
Ba là, tác giả đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao chất
lượng quản trị rủi ro tín dụng của chi nhánh trên cơ sở những quan điểm định
hướng của Hội sở chính. Tác giả đề xuất và kiến nghị hội sở chính, NH Nhà nước
Việt Nam và chính phủ để NH ACB có thể cải thiện được hoạt động quản trị rủi ro
tín dụng của mình. Tác giả cũng mong muốn sẽ giúp ích được nhiều NH khác

trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, hỗ trợ cho sự phát triển tín dụng an toàn,
bền vững của hệ thống.


v
ABSTRACT

In the business activities of Vietnamese commercial banks, credit activity is
the main activity, so credit risk management to limit the risks at a low rate to
ensure both profitability and ensurefinancial security for the operation of NH
has always been the special management attention.
Credit risk management is a very difficult, complex, requires the
coordination of multiple objects. First to mention is the state banks and the
government for the measures, policies and direction of the state management
agencies generally affect the entire banking system. However, the most
important and deciding factor is the effort and struggle of the banks
themselves. The banks have to set advanced scientific measures appropriate to
each situation, from time to time to operate the business effectively and safely
as possible.
There are many models of credit risk management. Widespread
globalization trends, the study of the principles BASEL with international rules
on credit risk management models to choose effective risk management, fit is
an essential requirement for banks in Vietnam, especially after Vietnam opened
bank financial services market.
With the aim of this project is to study the credit risk management in Asia
Commercial Bank , the thesis has made a number of major contents:
First, the thesis presents an overview of the most basic concepts of credit
and credit risk, the effective method of credit risk management. That is the
principle of BASEL II for credit risk management, credit risk management
process includes measurement identification, management and control of credit

risk mitigation in accordance with international practice more banks and
international organizations to encourage use.
Second, the thesis provides panorama of credit activity and credit risk
management in Asia Commercial Bank , in depth study of the status and causes
of credit risk as well as the managementcredit risk in Asia Commercial Bank ,
find out the strengths and weaknesses, the present obstacles to overcome.
Thirdly, the author has boldly come up with specific solutions to improve
the quality of credit risk management of the branch on the basis of the opinion
of the orientation office.The authors propose and recommend the office, State
Bank of Vietnam and the government to Asia Commercial Bank operation can
improve their credit risk management. The author also hopes to help many
other banks in the credit risk management activities, support for the
development of secure credit, the sustainability of the system.


vi

MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN
TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG .. ...............................................................................................4

1.1.Quản trị và các chức năng của quản trị .................................................... 4
1.1.1.Khái niệm về quản trị .................................................................................4
1.1.2.Các chức năng của quản trị ........................................................................5
1.2.Tín dụng .......................................................................................................5
1.2.1.Khái niệm về tín dụng ................................................................................5
1.2.2.Bản chất tín dụng ........................................................................................ 5
1.2.3.Phân loại tín dụng ....................................................................................... 6

1.3.Rủi ro tín dụng ............................................................................................. 6
1.3.1.Các khái niệm về rủi ro tín dụng ................................................................ 6
1.3.2.Phân loại rủi ro tín dụng .............................................................................8
1.3.3.Thiệt hại do rủi ro tín dụng .........................................................................9
1.3.4.Nguyên nhân rủi ro tín dụng.....................................................................11
1.3.4.1.Nguyên nhân từ phía KH .......................................................................10
1.3.4.2.Nguyên nhân từ phía NH .......................................................................11
1.3.4.3.Các nguyên nhân từ môi trường bên ngoài ...........................................12
1.4.Quản trị rủi ro tín dụng ............................................................................12
1.4.1.Các khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng và hiệu quả quản trị rủi ro
tín dụng ..............................................................................................................12
1.4.2.Các nguyên tắc BASEL II về quản trị rủi ro tín dụng .............................. 14
1.4.3.Quy trình quản trị rủi ro tín dụng ............................................................. 17
1.4.3.1.Nhận diện rủi ro ..................................................................................... 18
1.4.3.2.Đo lường rủi ro tín dụng ........................................................................19
1.4.3.3.Quản lý / kiểm soát rủi ro tín dụng ........................................................ 25
1.4.3.4.Giảm nhẹ rủi ro ...................................................................................... 25
1.5. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng các nước và vùng lảnh thổ .......26


vii

1.6.Vận dụng và xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Việt Nam .......29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................33
CHƯƠNG 2 :THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NHTMCP Á CHÂU.................................................................................34
2.1.Giới thiệu về NHTMCP Á Châu .............................................................. 34
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển ............................................................ 34
2.1.2.Các sản phẩm dịch vụ chủ yếu của NH ACB ..........................................36
2.1.2.1.Đánh giá môi trường kinh doanh .......................................................... 37

2.1.2.2.Kết quả hoạt động kinh doanh ............................................................... 39
2.2.Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMCP Á Châu ...........45
2.2.1.Hoạt động huy động vốn ..........................................................................45
2.2.2.Hoạt động tín dụng .................................................................................. 46
2.2.3.Thực trạng hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Á Châu ........55
2.2.3.1.Chính sách tín dụng ...............................................................................55
2.2.3.2.Quy trình tín dụng .................................................................................58
2.2.3.3.Hệ thống xếp hạng tín dụng .................................................................62
2.2.3.4.Bảo đảm tiền vay ................................................................................... 64
2.2.3.5.Kiểm tra, giám sát, phòng ngừa rủi ro tín dụng ....................................64
2.2.3.6.Phân loại và trích lập dự phòng rủi ro ................................................... 65
2.3.Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng ................................................... 69
2.3.1.Nguyên nhân khách quan .........................................................................69
2.3.2.Nguyên nhân về phía KH .........................................................................71
2.3.3.Nguyên nhân về phía NH .........................................................................73
2.3.3.1.Thiếu sự kiểm tra, giám sát cho vay ...................................................... 73
2.3.3.2.Năng lực trình độ cán bộ hạn chế .......................................................... 73
2.3.3.3.Hệ thống thông tin nội bộ của NH còn yếu kém ...................................73
2.3.3.4.Chính sách tín dụng, tăng trưởng tín dụng nóng ...................................74
2.3.3.5.Công tác kiểm tra nội bộ chưa chặt chẽ ................................................74


viii

2.4.Những hạn chế của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại
NHTMCP Á Châu ........................................................................................... 74
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................80
CHƯƠNG 3 :MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ QUẢN TRỊ TỐT RỦI RO
TÍN DỤNG TẠI NHTMCP Á CHÂU ........................................................... 81
3.1.Định hướng, mục tiêu hoạt động kinh doanh của NHTMCP Á Châu

từ năm 2013 đến 2015..................................................................................... 81
3.2.Những giải pháp nhằm quản trị tốt rủi ro tín dụng ............................... 82
3.2.1.Nhóm giải pháp về chính sách quản trị rủi ro tín dụng ............................ 82
3.2.2.Nhóm giải pháp về mô hình tổ chức nhân lực .........................................83
3.2.2.1.Hoàn thiện cơ cấu tổ chức tín dụng ....................................................... 83
3.2.2.2.Nguồn nhân lực trong công tác tín dụng ...............................................85
3.2.3.Nhóm giải pháp tác nghiệp .......................................................................87
3.2.3.1.Nâng cao chất lượng thẩm định, phân tích KH .....................................87
3.2.3.2.Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cho vay ..................................88
3.2.3.3.Bảo đảm tiền vay ................................................................................... 88
3.2.3.4.Sử dụng các công cụ tài chính phái sinh ...............................................89
3.2.3.5.Trích lập dự phòng rủi ro.......................................................................89
3.2.4.Nhóm giải pháp về ứng dụng công nghệ ngân hàng ................................ 90
3.2.4.1.Quản trị rủi ro công nghệ ......................................................................90
3.2.4.2.Yêu cầu về an toàn, an ninh thông tin ................................................... 91
3.2.4.3.Yêu cầu an ninh của hệ thống công nghệ ..............................................91
3.3.Một số kiến nghị......................................................................................... 91
3.3.1.Đối với NHTMCP Á Châu .......................................................................91
3.3.2.Đối với NH nhà nước ...............................................................................94
3.3.3.Đối với nhà nước ...................................................................................... 96
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................99
KẾT LUẬN ...................................................................................................100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................102


ix

PHỤ LỤC .......................................................................................................103
Phụ lục 1 : Hệ thống xếp hạng tín dụng cho khách hàng cá nhân và doanh
nghiệp tại NHTMCP ACB

Phụ lục 2 : Các loại tài sản bảo đảm


x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


CBCNV

: Cán bộ công nhân viên



CSTD

: Chính sách tín dụng



DNNN

: Doanh nghiệp nhà nước



DNVVN

: Doanh nghiệp vừa và nhỏ




GHTD

: Giới hạn tín dụng



HĐTD

: Hợp đồng tín dụng



HMTD

: Hạn mức tín dụng



NHNN

: Ngân hàng nhà nước



NHTM

: Ngân hàng thương mại




NH , NH TMCP

: Ngân hàng, ngân hàng thương mại cổ phần



TP HCM

: Thành Phố Hồ Chí Minh



NHTM NN

: Ngân hàng thương mại nhà nước



NH

: Ngân hàng



NQH

: Nợ quá hạn




QTRRTD

: Quản trị rủi ro tín dụng



RRTD

: Rủi ro tín dụng



TCTD

: Tổ chức tín dụng



TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn



TSĐB

: Tài sản đảm bảo




XDCB

: Xây dựng cơ bản



KH

: Khách hàng



DN

: Doanh nghiệp



ACB , NH ACB

: Ngân hàng Á Châu


xi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro chính ......................................................... . 24
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam, TP.HCM .......................... . 37
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu hoạt động chủ yếu từ năm 2007 đến 2011 .................... . 40


Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn tiền gởi ở ACB ...................................................... . 45
Bảng 2.4 : So sánh tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại ACB ................ 46

Bảng 2.5 : LDR của một số NH trên địa bàn TPHCM ..............................47
Bảng 2.6: Cơ cấu cho vay tại ACB năm 2009- 2011 ................................48
Bảng 2.7: Tỷ lệ cho vay phân theo thời gian của một số
NH ở TPHCM .... .................................. ................................................ .51
Bảng 2.8: Tình hình tăng trưởng tín dụng và quy mô tín dụng ở ACB.... . 51
Bảng 2.9: Tăng trưởng tín dụng ở một số NH tại TPHCM ........................ 52
Bảng 2.10: Tình hình phân loại nợ của ACB theo QĐ493-NHNN .............53
Bảng 2.11: Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu của ACB ..................................53
Bảng 2.12 : Tỷ lệ nợ xấu của một số NH trên địa bàn TPHCM ...............54
Bảng 2.13: Phân loại nợ theo Hệ thống xếp hạng tín dung nội bộ
của ACB .............................................. ... .................................................... 66
Bảng 2.14. Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của ACB ........... 68


xii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 : Rủi ro trong hoạt động ngân hàng .........................................................7
Hình 1.2 : Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại các NHTM ......................................9
Hình 1.3 : Quy trình quản trị rủi ro tín dụng ...........................................................17
Hình 2.1 : Cơ cấu tổ chức của ACB .........................................................................36

Hình 2.2 : Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại ACB ........................ 46
Hình 2.3: Dư nợ cho vay phân theo đối tượng KH tại ACB ..........................49
Hình 2.4: Dư nợ cho vay phân theo loại hình cho vay ACB ..........................49
Hình 2.5: Dư nợ cho vay phân theo thời hạn vay tại ACB ...........................50
Hinh 2.6: Biểu đồ tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu của ACB .........................53
Hinh 2.7: Hệ thống xếp hạng tín dụng tại ACB ..............................................63



-1-

LỜI MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong quản trị ngân hàng thương mại, quản trị rủi ro là một trong những
nội dung quan trọng hàng đầu. Và trong hoạt động ngân hàng, tín dụng là nghiệp
vụ phức tạp và khó bậc nhất so với các nghiệp vụ khác vì nó vốn chứa đựng
nhiều rủi ro. Rủi ro tín dụng một khi xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả
kinh doanh cũng như sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, xa hơn là tác động
trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và tồn bộ nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng kinh
tế thế giới năm 2007-2010 thời gian qua với sự sụp đổ của một loạt NH Mỹ có
ngun nhân từ rủi ro tín dụng.
Trong mơi trường hoạt động đầy rủi ro này, hoạt động tín dụng của nhiều
ngân hàng thương mại cổ phần tại TPHCM cũng như tại Hà Nội có nợ xấu tăng
cao nên gặp khó khăn về thanh khoản do sử dụng nhiều vốn ngắn hạn để cho
vay trung và dài hạn và đặc biệt khi nguồn vốn ngắn hạn khơng còn dồi dào nữa
sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh tốn tạm thời mà điển hình tại TPHCM là ba
ngân hàng TMCP Đệ Nhất , Việt Nam Tín Nghĩa và Sài Gòn đã hợp nhất mang
tên NHTMCP Sài Gòn và đã được sự hỗ trợ thanh khoản từ ngân hàng nhà
nước, còn tại Hà Nội NHCP nhà Hà Nội với khoản lỗ hơn 4000 tỷ đồng trong
đó hơn 3000 tỷ đồng cho Vinashin vay coi như mất vốn đã chủ động sát nhập
với NHTMCP Sài Gòn Hà Nội mang tên hợp nhất là NHTMCP Sài Gòn Hà Nội
Tín dụng cũng là hoạt động chính và mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các
NH thương mại Việt nam nói chung và Ngân hàng Á Châu nói riêng. Trong bối
cảnh hội nhập kinh tế tồn cầu, sự phụ lẫn nhau giữa các nền kinh tế, giữa các
ngành nghề và sự canh tranh gay gắt là tất yếu thì mức độ phức tạp và rủi ro của
hoạt động tín dụng càng tăng cao. Chính vì vậy, quản trị rủi ro tín dụng ln giữ
vị trí trung tâm trong hoạt động quản trị rủi ro của các NH thương mại Việt nam,

được các nhà quản trị NH quan tâm hàng đầu.
Ngân hàng TMCP Á Châu, một trong những ngân hàng hàng đầu trong
hoạt động tín dụng tại TPHCM cũng đang đứng trước những khó khăn, thách


-2-

thức và tiềm ẩn nhiều rủi ro với tỷ lệ nợ xấu có dấu hiệu tăng cao. Làm thế nào
để nhận diện được rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tốt nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Á Châu đang là vấn đề được ban
lãnh đạo ngân hàng đặc biệt quan tâm.
Với ý nghĩa trên, là một giảng viên giảng dạy về tín dụng , tác giả mạnh
dạn đóng góp quan điểm của mình qua đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Á Châu ”.
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng có nhiều rủi ro như : rủi ro thị
trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng , rủi ro tác nghiệp, rủi ro pháp lý , rủi
ro quy định và rủi ro danh tiếng. Trong các rủi ro này thì rủi ro tín dụng chiếm
tỷ trọng cao nhất .
Vì vậy , nghiên cứu, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và hoạt động
quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu nhằm mục đích : làm sáng
tỏ một số vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận trong quản trị rủi ro tín dụng ngân
hàng thương mại, từ đó tìm ra các ngun nhân gây nên rủi ro tín dụng và
những mặt hạn chế của cơng tác quản trị rủi ro tín dụng trong thời gian qua của
ngân hàng.
Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng, đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả cơng tác quản trị rủi ro tín dụng có thể áp dụng thực tiễn
trong Ngân hàng TMCP Á Châu.
3. ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu : hoạt động tín dụng tại NHTMCP Á Châu TPHCM

Phạm vi nghiên cứu: do tính đa dạng và phức tạp của hoạt động tín dụng
ngân hàng, trong luận văn chỉ nghiên cứu vấn đề quản trị rủi ro tín dụng tại
NHTMCP Á Châu , số liệu thu được thu thập cho việc nghiên cứu từ năm 2007
đến 2011.


-3-

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp: chủ yếu sử dụng phương pháp
thống kê, so sánh, tổng hợp từ các dữ liệu thứ cấp để phân tích, đánh giá thực
trạng rủi ro tín dụng tại NHTMCP Á Châu. Nguồn dữ liêu thứ cấp được thu thập
từ các số liệu báo cáo của NHNN, NHTMCP Á Châu, số liệu thống kê báo cáo
của tổng cục thống kê, số liệu trên web, các báo cáo tình hình kinh tế xã hội, các
đề tài liên quan; sách báo, tạp chí chun ngành.
Phương pháp tư duy logic: đi từ lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết và
làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu.
5. KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯC
Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa thiết thực về mặt khoa học cũng như
thực tiễn. Về mặt khoa học, đề tài phân tích các ngun tắc và thơng lệ quốc tế
tốt nhất về quản trị rủi ro tín dụng. Đề tài nghiên cứu sẽ góp phần hình thành
một mơ hình quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả dựa trên cơ sở chắt lọc và tổng
hợp nhiều ý kiến khác nhau từ các nguồn tài liệu, sách, tạp chí chun ngành về
các vấn đề có liên quan; và cả theo quan điểm cá nhân người thực hiện đề tài.
Về mặt thực tiễn, đề tài cung cấp hệ thống cơ sở lý luận chung về quản trị
rủi ro tín dụng, sẽ giúp các nhà quản trị NH, cán bộ NH lựa chọn mơ hình quản
trị rủi ro tín dụng phù hợp với mơi trường kinh doanh hiện đại, hội nhập quốc tế.
Đề tài cũng đề xuất một số giải pháp thiết thực và phù hợp với thực tiễn nhằm
nâng cao hiệu quả cơng tác quản trị rủi ro tín dụng. Từ đó giúp các nhà quản trị
NH tập trung nguồn lực để đầu tư đưa ra chính sách và các chiến lược phù hợp

nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.


-4-

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG
VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
1.1. Quản trị và các chức năng của quản trị
1.1.1. Khái niệm về quản trị :
Có nhiều định nghĩa về quản trị để chúng ta tham khảo:
+ Harold Kootz và Cyril O’Donnell: “Quản trị là thiết lập và duy trì một môi
trường mà các cá nhân làm việc với nhau trong từng nhóm có thể hoạt động hữu
hiệu và có kết quả.”
+ Robert Albanese: “Quản trị là một quá trình kỹ thuật và xã hội nhằm sử
dụng các nguồn, tác động tới hoạt động của con người và tạo điều kiện thay đổi để
đạt được mục tiêu của tổ chức.”
+ Stonner và Rabbins: “Quản trị là một tiến trình bao gồm các việc hoạch
định, tổ chức quản trị con người và kiểm tra các hoạt động trong một đơn vị một
cách có hệ thống nhằm hoàn thành mục tiêu của đơn vị đó...”
Từ việc tham khảo ta rút ra định nghĩa về quản trị: Quản trị là tiến trình hoàn
thành công việc một cách có hiệu quả và hữu hiệu thông qua người khác.
Có thể giải thích các thuật ngữ trong định nghĩa quản trị:
Tiến trình biểu thị những hoạt động chính của nhà quản trị là hoạch định, tổ
chức tổ, lãnh đạo và kiểm tra.
Hữu hiệu nghĩa là thực hiện đúng công việc hay nói cách khác là đạt được
mục tiêu của tổ chức.
Hiệu quả nghĩa là thực hiện công việc một cách đúng đắn và liên quan đến
mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra.
Khi các nhà quản trị đương đầu với các nguồn lực khan hiếm họ cần phải

quan tâm đến việc sử dụng hiệu quả nguồn lực. Vì vậy, quản trị liên quan đến việc
đạt được mục tiêu và tối thiểu hóa nguồn lực.


-5-

1.1.2. Các chức năng của quản trị :
+ Hoạch định là việc xác định các mục tiêu của tổ chức và phát thảo những
cách thức để đạt được những mục tiêu đó.
+ Tổ chức là tiến trình thiết lập một cấu trúc về các mối quan hệ giúp cho
mọi người có thể thực hiện kế hoạch đã đề ra và thoả mãn các mục tiêu của tổ chức.
+ Lãnh đạo bao gồm các hoạt động nhằm thúc đẩy mọi người thực hiện
những công việc cần thiết để hoàn thành mục tiêu của tổ chức.
+ Kiểm tra là tiến trình mà trong đó một cá nhân, nhóm hoặc tổ chức giám
sát kết quả thực hiện một cách liên tục và thực hiện các hoạt động điều chỉnh những
sai lệch so với mục tiêu.
1.2. Tín dụng
1.2.1.Khái niệm về tín dụng :
 Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho
vay (NH và các định chế tài chính khác) và bên vay (cá nhân, DN và các chủ thể
khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một
thời hạn nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện
vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
 Hoạt động tín dụng là việc TCTD sử dụng nguồn vốn tự có, vốn huy
động để cấp tín dụng.
 Cấp tín dụng là việc TCTD thỏa thuận để KH sử dụng một khoản tiền
với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài
chính, bảo lãnh NH và các dịch vụ khác.
 Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó TCTD giao cho KH sử
dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa

thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
1.2.2.Bản chất tín dụng :
Khái niệm tín dụng có nguồn gốc từ thuật ngữ La tinh là “credittum” có
nghĩa là sự tin tưởng, tín nhiệm. Quan hệ tín dụng đã hình thành và phát triển qua
nhiều hình thái kinh tế xã hội. Tuy nhiên, dù ở trong bất kỳ môi trường xã hội nào,


-6-

đối tượng vay mượn là hàng hóa hay tiền tệ thì bản chất của tín dụng được thể hiện
qua các nội dung sau:
 Quan hệ tín dụng là quan hệ vay mượn.
 Quan hệ tín dụng là quan hệ dựa trên sự tin tưởng và hoàn trả.
 Giá trị hoàn trả thông thường lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói cách
khác, người đi vay phải trả thêm phần lợi tức.
1.2.3.Phân loại tín dụng :
 Căn cứ theo mục đích : cho vay bất động sản; cho vay công nghiệp và
thương mại; cho vay nông nghiệp; cho vay các định chế tài chính; cho vay cá nhân;
cho thuê tài chính.
 Căn cứ theo thời hạn cho vay: cho vay ngắn hạn; cho vay trung hạn; cho
vay dài hạn.
 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với KH: cho vay không bảo đảm; cho
vay có bảo đảm.
 Căn cứ vào phương pháp hoàn trả: cho vay trực tiếp; cho vay gián tiếp:
theo các loại sau: chiết khấu thương mại; mua các phiếu bán hàng tiêu dùng và
máy móc nông nghiệp trả góp; nghiệp vụ bao thanh tóan (nghiệp vụ factoring); bảo
lãnh .
1.3.Rủi ro tín dụng
1.3.1.Các khái niệm về rủi ro tín dụng:
Rủi ro (risk ):

Theo ISO 31000:2009, rủi ro là những tác động của những điều không chắc
chắn đến việc đạt được những mục tiêu của tổ chức (effect of uncertainty on
objectives)
Tuy nhiên, chỉ có tình trạng không chắc chắn nào có thể ước đoán được xác
suất xảy ra mới được xem là rủi ro. Những tình trạng không chắc chắn nào chưa
từng xảy ra và không ước đoán được xác suất xảy ra được xem là sự bất trắc.
Rủi ro còn được định nghĩa như là sự khác biệt giữa giá trị thực tế và giá trị
kỳ vọng => Đây là cơ sở để có thể đo lường rủi ro.
Các loại rủi ro trong hoạt động NH:


-7-

Rủi ro
thị trường

Rủi ro ngoại hối

Rủi ro tự doanh

Rủi ro lãi suất
Rủi ro khe hở

Rủi ro
thanh khoản

Rủi ro
tài chính

Rủi ro tín

dụng

Rủi ro chứng khoán

Rủi ro giá hàng
hóa
Rủi ro cá biệt

Rủi ro danh mục

Rủi ro đối tác
Rủi ro người
phát hành

Rủi ro tác
nghiêp
Rủi ro pháp

Rủi ro
kinh doanh

Rủi ro quy định
Rủi ro danh
tiếng

Hình 1.1 : Rủi ro trong hoạt động ngân hàng
Rủi ro tín dụng:
Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của
thống đốc NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự
phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động NH của TCTD ( gọi tắt là QĐ 493 ) :

“Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động NH của TCTD do KH
không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam
kết”.
Rủi ro tín dụng phát sinh khi NH cấp tín dụng cho KH bao gồm các hình
thức cấp tín dụng: cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán.
Từ khái niệm rủi ro tín dụng, chúng ta có thể rút ra các nội dung cơ bản của
rủi ro tín dụng như sau:


-8-

 Rủi ro tín dụng khi người vay sai hẹn trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo
hợp đồng, bao gồm vốn và/ hoặc lãi. Sự sai hẹn có thể là trễ hạn hoặc không thanh
toán ).
 Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến tổn thất tài chính, tức là giảm thu nhập ròng và
giảm giá trị thị trường của vốn. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến thua
lỗ, hoặc ở mức độ cao hơn có thể dẫn đến phá sản.
 Đối với các nước đang phát triển (như ở Việt Nam), các NH thiếu đa
dạng trong kinh doanh cá dịch vụ tài chính, các sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, vì
vậy tín dụng được coi là dịch vụ sinh lời chủ yếu và thậm chí gần như là duy nhất,
đặc biệt đối với các NH nhỏ. Vì vậy rủi ro tín dụng cao hay thấp sẽ quyết định hiệu
quả kinh doanh của NH.
 Rủi ro là một yếu tố khách quan, không thể nào loại trừ hoàn toàn được
mà chỉ có thể hạn chế sự xuất hiện của chúng cũng như tác hại do chúng gây ra.
Chúng ta cần hiểu rủi ro tín dụng theo nghĩa xác suất, là khả năng, do đó có
thể xảy ra hoặc không xảy ra tổn thất. Điều này có nghĩa là một khoản vay dù chưa
quá hạn nhưng vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tổn thất, một NH có tỷ lệ nợ quá
hạn thấp nhưng nguy cơ rủi ro tín dụng sẽ rất cao nếu danh mục đầu tư tín dụng tập
trung vào một nhóm KH, ngành hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cách hiểu này sẽ giúp
cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng được chủ động trong phòng ngừa, trích lập dự

phòng, đảm bảo chống đỡ và bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.
1.3.2.Phân loại rủi ro tín dụng :
Tùy theo mục đích, yêu cầu nghiên cứu mà có cách phân loại RRTD phù
hợp:
 Nếu phân loại theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra
rủi ro thì RRTD được phân thành rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan. Rủi ro
khách quan là rủi ro do các nguyên nhân khách quan như thiên tai, địch họa, người
vay chết, mất tích và các biến động ngoài dự kiến khác làm thất thoát vốn vay trong
khi người vay đã thực hiện nghiêm túc các chế độ, chính sách. Rủi ro chủ quan do
nguyên nhân chủ quan của người vay và người cho vay vì vô tình hay cố ý làm thất
thoát vốn vay hay vì những lý do chủ quan khác.


-9-



Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro thì RRTD được phân

thành các loại sau:
Rủi ro
tín dụng

Rủi ro danh mục
(liên quan đến danh
mục các khoản cho
vay)

Rủi ro giao dịch
(liên quan đến 1 khoản

cho vay)

Rủi ro xét duyệt
(liên quan đến việc thẩm
định, xét duyệt cho vay)

Rủi ro kiểm soát
(liên quan đến việc kiểm
soát, theo dõi khoản vay)

Rủi ro bảo đảm
( liên quan đến chính
sách và hợp đồng cho
vay )

Rủi ro cá biệt
(liên quan đến từng sản
phẩm tín dụng)

Rủi ro tập trung cho
vay
(do kém đa dạng hoá
hanh mục tín dụng)

Hình 1.2 : Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại các NHTM
 Rủi ro giao dịch: rủi ro liên quan đến từng khoản cấp tín dụng mỗi khi
NH ra quyết định cấp một khoản tín dụng mới cho KH. Nó phát sinh do sai sót, hạn
chế ở các khâu đánh giá, thẩm định và xét duyệt khi cho vay, hoặc phát sinh do
thiếu chặt chẽ ở khâu theo dõi kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay, hoặc do sơ hở ở
khâu bảo đảm và những cam kết ràng buộc trong hợp đồng tín dụng.

 Rủi ro danh mục tín dụng: rủi ro liên quan đến sự kết hợp nhiều khoản
tín dụng trong danh mục tín dụng của NH. Nó có thể phát sinh do đặc thù cá biệt
từng loại tín dụng, xuất phát từ đặc điểm hoạt động và sử dụng vốn của KH vay
vốn, lĩnh vực kinh tế. Hoặc phát sinh do thiếu đa dạng hoá danh mục tín dụng như
tập trung cho vay quá nhiều vào một số KH, một ngành kinh tế hoặc trong cùng một
vùng địa lý nhất định hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao. Chẳng hạn do
cạnh tranh lãi suất khiến các NH tăng lãi suất huy động làm cho lãi suất cho vay
tăng theo. Kết quả là các dự án có mức rủi ro thấp, do đó suất sinh lợi thấp bị từ
chối cho vay, chỉ cón các dự án có suất sinh lợi cao kèm theo rủi ro cao mới vay
được vốn NH. Tình hình này làm cho danh mục tín dụng của NH thiếu đa dạng hóa
mà chỉ tập trung vào các khoản vay rủi ro cao.
1.3.3.Thiệt hại do rủi ro tín dụng :


×