Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 tại Quế Võ Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.93 KB, 12 trang )

I. LỜI MỞ ĐẦU
Ở bất kỳ thời điểm nào của lịch sử phát triển, nguồn lực con người luôn là vấn
đề quan trọng bậc nhất và là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc vì
nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định sức mạnh của đất nước. Trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với đô thị hóa một diện tích đáng kể đất nông
nghiệp đã và sẽ được chuyển thành đất xây dựng nhà ở, khu công nghiệp. Từ đó,
những người nông dân chuyển sang làm các công việc phi nông nghiệp. Một lượng
lớn số lao dộng này dịch chuyển đến các thành phố lớn để mưu sinh. Tuy nhiên, dưới
sức ép của khủng hoảng kinh tế, các nhà máy xí nghiệp đã sai thải số lượng lớn công
nhân. Người lao động thất nghiệp, trong số họ, có nhiều người chuyển về nông thôn
sinh sống. Từ đó tạo thêm sức ép cho khu vực nông thôn vốn thiếu việc làm. Trong khi
đó, nhiều làng nghề thủ công ở nông thôn đã mai một, mất dần khiến tình trạng thiếu
việc làm ở nông thôn ngày càng cao. Vì vậy đào tạo nghề cho lao động nông thôn là
vấn đề cấp thiết
Với đặc thù là một tỉnh thành phát triển nhanh chóng về kinh tế, Quế Võ- Bắc
Ninh đang thực thi quyết định theo đề án 1956 của Nhà nước thông qua các chương
trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn kể từ năm 2011 đến nay. Dân số đang sinh
sống và làm việc tại khu vực nông thôn của tỉnh chiếm khoảng 50%. Khu vực nông
thôn nói riêng được đánh giá mang nhiều tiềm năng và thế mạnh, do đó tỉnh ủy đã
hoạch định nhiều chính sách, chiến lược dài hạn nhằm phát triển đúng hướng và hiệu
quả nhất đối với khu vực này. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Quế Võ - Bắc
Ninh thực sự là cấp thiết và quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh. Vì lý
do đó, em chọn đề tài “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 tại
Quế Võ - Bắc Ninh” cho bài tiểu luận của mình.
Bài tiểu luận của tác giả được kết cấu thành 3 chương chính:
Chương 1- Cơ sở lý luận về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Chương 2_ Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án
1956 tại Quế Võ - Bắc Ninh.


Chương 3_ Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động


nông thôn theo đề án 1956 tại Quế Võ - Bắc Ninh.
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG
THÔN
I.1

Một số khái niệm cơ bản

I.1.1 Khái niệm nghề
Nghề nghiệp trong xã hội không phải là một cái gì cố định, cứng nhắc. Nghề
nghiệp cũng giống như một cơ thể sống, có sinh thành, phát triển và tiêu vong. Theo
giáo trình Kinh tế Lao động của trường ĐH KTQD thì khái niệm nghề là một dạng xác
định của hoạt động trong hệ thống phân công lao động của xã hội ,là toàn bộ kiến thức
( hiểu biết) và kĩ năng mà một người lao động cần có để thực hiện các hoạt động xã
hội nhất định trong một lĩnh vực lao động nhất định
Ở một khía cạnh khác nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ
được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản
phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội.
I.1.2 Khái niệm đào tạo
Đào tạo được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể
thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình học
tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động
học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao
động có hiệu quả hơn.
Theo wikipedia “Đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề
nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm
vững những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người
đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất
định. Khái niệm đào tạo thường có nghĩa hẹp hơn khái niệm giáo dục, thường đào tạo
đề cập đến giai đoạn sau, khi một người đã đạt đến một độ tuổi nhất định, có một trình
độ nhất định. Có nhiều dạng đào tạo: đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu, đào tạo

chuyên môn và đào tạo nghề, đào tạo lại, đào tạo từ xa, tự đào tạo...”


I.1.3 Khái niệm đào tạo nghề
Theo giáo trình kinh tế lao động của trường ĐH KTQD ” Đào tạo nguồn nhân
lực là quá trình trang bị kiến thực nhất định về chuyên môn nghiệp vụ cho người lao
động, để họ có thể đảm nhận được một số công việc nhất định”
Theo tài liệu của bộ Lao động Thương binh và xã hội xuất bản năm 2002, khái
niệm đào tạo nghề được hiểu “Đào tạo nghề là hoạt động nhằm trang bị cho người lao
động nhừng kiến thức ,kĩ năng và tháI độ lao động cần thiết để người lao động sau khi
hoàn thành khoá học hành được một nghề trong xã hội”
I.1.4 Khái niệm lao động nông thôn
Theo PGS. TS Nguyễn Tiệp, “ nguồn nhân lực nông thôn là một bộ phận của
nguồn nhân lực quốc gia, bao gồm toàn bộ những người có khả năng lao động (lao
động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân và những người có khả năng tham gia
lao động nhưng chưa tham gia lao động) thuộc khu vực nông thôn (khu vực địa lý bao
trùm toàn bộ dân số nông thôn)” [1] . Như vậy, từ khái niệm nguồn nhân lực nông thôn
chúng ta có thể thấy, lao động nông thôn không chỉ bao gồm những người trực tiếp
tham gia sản xuất nông nghiệp mà còn bao gồm tất cả những người phục vụ trong lĩnh
vực nông nghiệp như đội ngũ cán bộ quản lý chuyên ngành, đội ngũ các nhà khoa học
công nghệ nông nghiệp, đội ngũ cán bộ kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp...
1.2 Các ngành nghề đào tạo theo đề án đào tạo nghề 1956
Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 21/11/2009 về phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho
lao động nông thôn tới năm 2020 (gọi tắt là Đề án 1956) quy định hơn 50 ngành nghề
đào tạo cho lao động nông thôn trong đó bao gồm các ngành nghề nông nghiệp và
ngành nghề phi nông nghiệp.
Các ngành nghề nông nghiệp: Trồng trọt - bảo vệ thực vật; lâm nghiệp, ngư
nghiệp; chăn nuôi - thú y; chế biến nông lâm thủy sản; làm vườn - cây cảnh; quản lý
dịch vụ nông nghiệp; quản lý khai thác công trình thủy lợi, nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn....


1 PGS.TS Nguyễn Tiệp – Nguồn nhân lực nông thôn ngoại thành trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn thành
phố Hà Nội – nxb Lao động Xã hội, trang 7


Các nghề phi nông nghiệp: Thủ công mỹ nghệ; máy tính, công nghệ thông tin;
sản xuất các sản phẩm công nghiệp; sửa chữa bảo trì xe, máy và thiết bị cơ khí, cơ khí
nông nghiệp, kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật điện lạnh, vận hành, truyền tải
điện, vận hành máy thi công, chế biến, may và thiết kế thời trang, gia công các sản
phẩm từ gỗ, kinh doanh và quản lý, kế toán, xây dựng dân dụng và công nghiệp...
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN THEO ĐỀ ÁN 1956 TẠI QUẾ VÕ - BẮC NINH
2.1 Khái quát về huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh
Quế Võ là một huyện được thành lập năm 1961, thuộc tỉnh Bắc Ninh. Huyện
Quế Võ ở phía Tây giáp huyện Tiên Du và thành phố Bắc Ninh. Phía Nam của huyện
là sông Đuống; qua sông là các huyện Thuận Thành và Gia Bình. Phía Bắc huyện là
sông Cầu; qua bên kia sông là các huyện Việt Yên và Yên Dũng của tỉnh Bắc Giang.
Ở phía Đông giáp thị xã Chí Linh thuộc tỉnh Hải Dương. Địa hình cơ bản của Quế
Võ là đồng bằng. Có một số đồi xót. Huyện có một diện tích nhỏ rừng trồng.
Dân số Quế Võ tính đến 31/12/2015 là hơn 160.000 người.Kinh tế huyện thuộc
một trong những huyện phát triển mạnh mẽ. Theo số liệu thống kê của Cục thống kê
tỉnh Bắc Ninh, tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP huyện (giá so sánh năm 2010) năm
2015 ước đạt 4.872,58 tỷ đồng; Chỉ số phát triển ước đạt 8,6%, trong đó: Khu vực
nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 1,6%; công nghiệp - xây dựng tăng 13,6%; dịch vụ
tăng 6,8%. Toàn huyện có 97/111 làng đạt danh hiệu Làng văn hóa (đạt 87,39%),
tăng 21 làng, khu phố so với năm 2014; 34.645/38.737 số gia đình đạt danh hiệu Gia
đình văn hóa (đạt 89,14%). 98/124 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa
(đạt 79,03%).
2.2 Cơ sở pháp lý thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Quế Võ- Bắc
Ninh theo đề án 1956

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;Căn cứ Nghị quyết
số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ ban hành Chương trình
hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, ngày 31/12/2010, Ủy


ban nhân dân huyện Quế Võ thực hiện triển khai “Đề án đào tạo nghề cho lao động
nông thôn đến năm 2020”. Đối tượng của đề án là lao động nông thôn trong độ tuổi lao
động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Trong đó ưu tiên dạy
nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có
công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ
nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người thị thu hồi đất canh tác. Đồng thời
cán bộ chuyên trách đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, chính quyền và công chức
chuyên môn xã; cán bộ nguồn bổ sung thay thế cho cán bộ, công chức xã đến tuổi nghỉ
công tác hoặc thiếu hụt do cơ học có độ tuổi phù hợp với quy hoạch cán bộ đến năm
2015 và đến năm 2020 cũng thuộc đối tượng được đào tạo trong đề án.
2.3 Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án
1956 tại Quế Võ - Bắc Ninh.
2.3.1 Quy mô, cơ cấu đào tạo
Trong 5 năm qua, toàn huyện tổ chức 278 lớp đào tạo nghề cho 4.474 lao động,
70% trong số đó có việc làm và tăng thêm thu nhập. Tổ chức 445 lớp chuyển giao
khoa học kỹ thuật, hội thảo, tập huấn nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho người lao
động, thu hút 35.520 lượt người tham dự.
Quy mô và cơ cấu đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 tại Quế
Võ - Bắc Ninh giai đoạn 2010 – 2014 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1: Số lao động nông thôn được đào tạo nghề qua các năm của huyện Quế
Võ tỉnh Bắc Ninh
Đơn vị: Người
2011- 2012


2013-2014

2015

Tổng số lao động được đào tạo

1130

1458

1586

Số lao động phi nông nghiệp

780

942

1254

Số lao động nông nghiệp

350

516

332

(Nguồn: Phòng kinh tế huyện)


Tình hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Quế Võ – Bắc Ninh năm
2011-2014 được thể hiện cụ thể qua biểu đồ sau:


Biểu đồ 1: Tình hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh năm
2011-2015;

5000
4500
4000
3500
3000
2500
2000
1500
1000
500
0

(Nguồn: Cục thống kê Bắc Ninh)
2.3.2 Hình thức đào tạo
Các hình thức đào tạo được tỉnh Bắc Ninh áp dụng đào tạo nghề cho lao động
nông thôn theo đề án 1956 bao gồm: Đào tạo chính quy, dạy nghề thường xuyên dưới
03 tháng, lớp cạnh xí nghiệp. Trong đó hình thức đào tạo chính quy sẽ đào tạo lao
động với các trình độ sơ cấp nghề; trung cấp nghề; cao đẳng nghề.
Đề án được sự hưởng ứng từ nhiều trường đại học, cao đẳng nghề, trường đào
tạo nghề như trường cao đẳng nghề Bắc Ninh, Trường Cao đẳng nghề Quản lý và
Công nghệ, trung cấp nghề Bắc Ninh và trung tâm dậy nghề và hỗ trợ nông dân huyện.
2.3.3 Phương pháp đào tạo
Đối với mỗi hình thức đào tạo khác nhau, tỉnh triển khai thực hiện các phương

pháp đào tạo khác nhau.
 Đối với dạy nghề trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề: Dạy nghề chính quy
tại trường; kết hợp dạy lý thuyết nghề tại trường và liên kết thực hành nghề tại các
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Đối với dạy nghề trình độ sơ cấp
nghề và dạy nghề thường xuyên dưới 03 tháng được thực hiện đa dạng, linh hoạt: Dạy
chính quy tại cơ sở dạy nghề; dạy lưu động tại các xã, thị trấn, thôn, bản; dạy theo kiểu


cầm tay chỉ việc, truyền nghề tại các làng nghề truyền thống, các doanh nghiệp, cơ sở
sản xuất, dịch vụ
 Hình thức lớp cạnh xí nghiêp thường áp dụng để đào tạo lao động phi nông
nghiệp
Doanh nghiệp có cơ sở đào tạo riêng nhằm tuyển sinh đào tạo những nghề phổ biến,
lựa chọn những sinh viên suất sắc của khoá đào tạo, tuyển vào làm việc trong doanh
nghiệp. Học viên sẽ học lý thuyết tại lớp sau đó tham gia thực hành ngay tại các phân
xưởng trong doanh nghiệp.
• Kèm cặp tại chỗ là hình thức đào tạo theo kiểu vừa làm vừa học, người có trình
độ lành nghề cao (người hướng dẫn) giúp người mới vào nghề hoặc có trình độ lành
nghề thấp (người học). Quá trình đào tạo diễn ra ngay tại nơi làm việc.
2.3.4 Hiệu quả đào tạo
Nét nổi bật ở Quế Võ là công tác đào tạo nghề ngắn hạn luôn được chú trọng và
đẩy mạnh tại hầu khắp các xã, thị trấn, tạo chuyển biến tích cực trong việc chuyển đổi
cơ cấu lao động nông thôn, chuyển đổi ngành nghề, tạo thêm nghề mới như: Nấu ăn,
mây tre đan xuất khẩu, trồng nấm, trồng hoa, cây cảnh, rau an toàn... 5 năm qua, Quế
Võ giải quyết việc làm cho 13.651 lao động, đạt 101% kế hoạch, trong đó có 6.779 lao
động vào làm việc tại các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp, 2.448 người
vào làm việc tại các doanh nghiệp ngoài khu, cụm công nghiệp, 1.332 người đi xuất
khẩu lao động; 3.092 người có thêm việc làm tăng thu nhập từ chương trình vay vốn từ
quỹ Quốc gia giải quyết việc làm và vốn giảm nghèo.
Cùng với đào tạo nghề, huyện chủ động phối hợp với các doanh nghiệp trên địa

bàn và các tỉnh lân cận tăng cường tuyển dụng lao động là con em địa phương như:
Công ty DK UIL Việt Nam, Công ty Canon Việt Nam, Công ty TNHH một thành viên
Shinji Vina, Công ty TNHH EUNSUNG ELECTRONICS VINA, Công ty TNHH
chuỗi cung ứng dịch vụ YCH. SCM thuộc Khu công nghiệp Quế Võ, Công ty Sam
sung Việt Nam (khu công nghiệp Yên Phong)... Phối hợp với Trung tâm giới thiệu việc
làm tỉnh Bắc Ninh và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động tổ chức tư vấn tuyển dụng
lao động; tổ chức sàn giao dịch tại các xã Ngọc Xá, Đào Viên, Chi Lăng, Mộ Đạo; tư


vấn xuất khẩu lao động. Phối hợp tổ chức hội nghị tọa đàm trực tiếp tại các xã Ngọc
Xá và Đức Long giữa tổ chức ILO, Cục quản lý lao động ngoài nước và người đi xuất
khẩu lao động về nước, người đang có nhu cầu đi xuất khẩu lao động về lĩnh vực đưa
lao động đi làm việc ở nước ngoài, thu hút gần 200 người tham dự.
Thông qua các chương trình dự án, công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật
nuôi, công tác giảm nghèo... góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho lao động địa
phương như: Chương trình vay vốn từ quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, giảm nghèo,
ngân hàng chính sách xã hội huyện giải ngân 73.961 triệu đồng cho 3.250 lượt hộ
nghèo vay vốn, 9.610 triệu đồng cho vay giải quyết việc làm và 3.459 triệu đồng cho
xuất khẩu lao động có thời hạn.
Các trung tâm dạy nghề cũng thường xuyên được đầu tư nâng cấp về cơ sở vật
chất, trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng nhu cầu dạy và học. Hiện 8/8 huyện, thị xã, thành
phố đều có trung tâm dạy nghề, trường trung cấp công lập; nhiều nghề đào tạo mới
được tăng cường, quy mô đào tạo mở rộng, chất lượng đào tạo nâng cao. Tất cả đã góp
phần chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn, giải quyết việc làm tại chỗ, phát triển kinh
tế, ổn định an ninh chính trị tại địa phương.
2.4 Đánh giá chung về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án
1956 tại huyện Quế Võ- Tỉnh Bắc Ninh.
2.4.1 Ưu điểm
Sau 5 năm ( năm 2011 – 2015) thực hiện đề án 1956 về đào tạo nghề cho lao
động nông thôn, huyện Quế Võ đã đạt được những kết quả tích cực, nổi bật một số ưu

điểm như sau:
 Các cấp, ban ngành có sự phối hợp nhịp nhàng với người lao động trong quá
trình triển khai, thông báo và tổ chức các khóa, các lớp dạy nghề phù hợp với yêu cầu
lao động: Như Trung tâm Hỗ trợ nông dân đã phối hợp với các ngành chuyên môn tiếp
tục triển khai thực hiện đề án 1956 của Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông
thôn và gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới. Trung tâm đã tuyên tuyền,
khảo sát nhu cầu học nghề để xây dựng các mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc
làm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Đa dạng các hình thức dạy


nghề, linh hoạt gắn với tạo việc làm cho nông dân nhất là nông dân nghèo, dân tộc
thiểu số tại địa bàn nông thôn.
 Gắn đào tạo nghề với chiến lược quy hoạch kinh tế - xã hội của huyện, với
chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình giảm nghèo, thực hiện chuyển
dịch cơ cấu lao động nông thôn.
 Công tác dạy nghề tạo việc làm cho người lao động gắn kết làng nghề với
doanh nghiệp đạt nhiều hiệu quả, làm tăng thu nhập của người lao động, tạo sự thuận
lợi cho công tác xóa đói giảm nghèo. Đặc biệt công tác tổ chức đào tạo nghề tạo công
ăn việc làm cho người dân, giúp cho nhiều hộ gia đình thoát khỏi tình trạng khó khăn.
 Mức sống người lao động sau đào tạo tăng khi áp dụng kiến thức đào tạo vào
sản xuất nâng cao đời sống, góp phần nâng cao mức sông người dân trong tỉnh nói
chung.
2.4.2 Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm, thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại
Quế Võ – Bắc Ninh còn nhiều hạn chế như:
 Tuy bước đầu có kết quả, song dạy nghề cho lao động nông thôn nói chung
chưa hoàn thành mục tiêu, kế hoạch đề ra.Việc triển khai đặt hàng dạy nghề trình độ
trung cấp, cao đẳng cho một số đối tượng đạt thấp. Việc xác định danh mục nghề đào
tạo cho lao động nông thôn, nhất là danh mục nghề nông nghiệp còn dàn trải, chưa
xuất phát từ quy hoạch sản xuất nông nghiệp.



Nhìn chung đào tạo chưa gắn với thực tế: Trình độ đào tạo nghề cho lao

động nông thôn chủ yếu sơ cấp nghề và dạy nghề ngắn hạn nên sau khi học xong
người lao động không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.Việc xây
dựng kế hoạch đào tạo nghề của địa phương, cả ngắn hạn và dài hạn, chưa theo kịp
yêu cầu thực tế, nhất là với những nghề phi nông nghiệp. Dẫn đến tình trạng nhiều lao
động nông thôn không mặn mà với việc học tập và chuyển đổi nghề mới.
 Nguồn kinh phí phục vụ cho công tác dạy nghề chưa đáp ứng so với nhu cầu kế
hoạch.Vốn đầu tư cho các chương trình dự án bị lãng phí do công tác đào tạo nghề cho


lao động còn nhiều bất cập, hiệu quả đầu tư chưa cao. Chậm trễ và thiếu hụt trong việc
đưa các trang thiết bị đầu tư cho đào tạo nghề vào sử dụng
 Lao động nông thôn chủ yếu ghi danh để lấy tiền hỗ trợ, người lao động được
hưởng chế độ hỗ trợ tiền ăn và đi lại theo thực tế ngày học khi đủ các điều kiện sau:
Tham gia khóa học đạt 75% số tiết của nghề đào tạo, phải tham gia thi kiểm tra cuối
khóa học được thông báo trước khi khai giảng khóa học

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THEO ĐỀ ÁN 1956 TẠI QUẾ VÕ – BẮC NINH.
Để công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Quế Võ – Bắc Ninh trở nên
hiệu quả và khắc phục được những mặt hạn chế hơn, phát triển đúng với mục tiêu và
tinh thần của đề án 1956 thì cần có những giải pháp nhanh chóng và tối ưu. Sau đây
em xin đưa ra một số giải pháp như sau:
 Cần có sự quan tâm và giám sát chặt chẽ từ các cấp lãnh đạo. Luôn theo dõi và
kiểm tra thường xuyên công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Nhanh chóng
rút kinh nghiệm những mặt chưa tốt trong quá trình đào tạo để kịp thời có những
phương án hiệu quả hơn.

 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đề án sâu rộng đến người lao động ở khắp các
vùng nông thôn của huyện, đăc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số
 Kiểm duyệt nội dung đào tạo sao cho phù hợp với trình độ dân trí, khả năng tiếp
thu của người lao động nông thôn. Phải có những phương pháp đào tạo cụ thể, đan
dạng hóa hình thức đào tạo phù hợp với nội dung, đối tượng giảng dạy.
 Điều tra, xác định rõ nhu cầu, mong muốn được đào tạo của người lao động
nông thôn đồng thời cung cấp thông tin về các cơ sở có đủ điều kiện tham gia dạy
nghề, các nghề đào tạo, các mô hình dạy nghề gắn với việc làm hiệu quả tại địa
phương để LĐNT biết và lựa chọn. Cần điều tra, thống kê số lượng lao động nông
thôn cần đào tạo, số lượng nghề có thể đào tạo. Gắn kết nhu cầu với kế hoạch đào tạo
giúp người lao động hiểu rõ quyền và lợi ích họ có được sau khi được đào tạo.


 Tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị dạy nghề đối với các trung tâm dạy
nghề công lập cấp huyện, ưu tiên đầu tư cho trung tâm dạy nghề kiểu mẫu; phát triển
chương trình, giáo trình, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề. Phương thức dạy
nghề cho LĐNT cũng được xác định phải thực hành nhiều hơn lý thuyết.
 Định hướng cho người lao động kinh doanh tham gia vào các tập thể kinh doanh
sản xuất như Hợp tác xã. Vì sau đào tạo, người lao động nông thôn mới tiến hành sản xuất
kinh doanh đơn lẻ, còn yếu và thiếu về kinh nghiệm kinh doanh dễ bị thất bại, thua lỗ dưới
sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Nguyễn Tiệp: Giáo trình nguồn nhân lực. Nhà xuất bản Lao động Xã
2. Bùi Quang Bình, Sử dụng nguồn nhân lực nông thôn Việt Nam- Thực trạng và
giải pháp
3. TS. Bùi Thị Ngọc Lan, V.I.LêNin với vấn đề phát triển nguồn nhân lực, tạp chí
Bảo hiểm xã hội
4. GS.TS. Bùi Văn Nhơn, Quản lý và phát triển NNL xã hội. Nxb, Tư pháp
5. TS. Chu Tiến Quang, Huy động và sử dụng các nguồn lực trong phát triển kinh

tế nông thôn- Thực trạng và giải pháp, Nxb. Chính trị quốc gia
5 TS. Đoàn Văn Khái: Nguồn lực con người trong quá trình CNH - HĐH ở Việt
Nam, Nxb Lý luận chính trị
6 Lê Minh Ngọc: Việc làm ở khu vực nông thôn - cơ hội và thách thức sau khi
Việt Nam gia nhập WTO. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 5/2007, tr.26, 27
7 PGS.TS. Vũ Đình Thắng: Giáo trình Kinh tế nông nghiệp, Nhà xuất bản Đại
học Kinh tế Quốc dân
8 Dự thảo “Kế hoạch Phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020 tỉnh Bắc Ninh”


9 Theo báo Nông nghiệp. Hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn
www.vca.org.vn/hop.../13000-hieu-qua-dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nongthon.html
10 Niêm giám thống kê : />11 />


×