Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.86 KB, 2 trang )
Trở ngại tâm lý của học sinh lớp 1(31/08/2010)
Năm học mới sắp bắt đầu, các gia đình có con chuẩn bị vào lớp 1 đang hồi hộp theo dõi sự thích
ứng của con đối với môi trường học tập mới.
Cha mẹ cần giúp bé thích ứng với những thay đổi ở môi trường học tập mới
Cùng với sự háo hức khi vào ngôi trường mới, trang phục và dụng cụ học tập đẹp đẽ, thơm tho, hào
hứng vơ
́
i nghi lễ mới lạ của nhà trường… các em cũng phải gắng sức thực hiện những yêu cầu mới lạ
của thầy cô theo những quy định sinh hoạt, học tập trên lớp và ở nhà... Hình ảnh cha mẹ và con còn
quyến luyến khi rời nhau mỗi sáng đến trường, cảnh cha mẹ hỏi han thúc giục con kể chuyện trên lớp,
ở trường mỗi khi tan học… thể hiện tâm trạng lo lắng. Chúng ta hãy thử lắng nghe vài mâ
̉
u chuyện của
họ:
“Hôm nay học ở trường có vui không con?” - “Vui gì đâu me
̣
, cha
̉
có gì để chơi!”.
“Mẹ ơi, về nhà nhanh lên! Con mắc tè lắm rồi!” - “Sao con không vào nhà vệ sinh của trường?” - “Dơ
lắm, hôi lắm, con không dám đi…”.
“Ba ơi, hôm nay cô khẻ tay con” - “Con làm gì sai mà cô khẻ tay?” - “Con cũng không biết nữa, cô ra
ngoài nói chuyện, con chạy lên bảng, cô đi vô bắt xòe tay để cô khẻ…”.
Những mẩu chuyện trên đây cho thấy học sinh lớp 1 còn lúng túng rất nhiều và cần được nhà trường,
gia đình quan tâm hỗ trợ để nhanh chóng thích nghi với trường tiểu học. Sự hỗ trợ có thể cần phải tiến
hành trong suốt học kỳ I hoặc cả năm học, tùy theo khả năng thích ứng của mỗi trẻ.
Chẳng hạn, nếu phụ huynh nhận thấy con mình sau khi tan học trở về nhà có vẻ cáu gắt, vòi vĩnh hơn
trước đây thì đó có thể là dấu hiệu của sự biến động trong tâm lý trước các tác động mới ở trường tiểu
học. Khi đó, cha mẹ cần chủ động gần gũi, hỏi han để con trình bày vướng mắc và giúp con vượt qua
trở ngại.
Giúp bé hình thành và duy trì hứng thú học tập