Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tiếng Việt - Lớp 1- Tuần 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.97 KB, 11 trang )

Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt- Lớp 1
TUẦN 8: Ngày dạy: Thứ hai, ngày 18/ 10/ 2009
TIẾNG VIỆT- BÀI 30- TIẾT 1:
ua - ưa
CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1: (5’)
Bài cũ
-MT: Kiểm tra đọc , viết vần ia; từ
ứng dụng: vỉa hè, lá mía, tờ bìa,
tỉa lá.
-ĐDDH: Thẻ câu: Bé Hà nhổ cỏ.
Chị Kha tỉa lá.
-PP: Động não, thực hành…
Hoạt động cả lớp
-Giao việc: Viết bảng con: ia, tờ bìa, lá mía, vỉa hè, tỉa
lá.
- HS viết- Trình bày- Nhận xét, sửa sai.
-Đọc câu ứng dụng ở thẻ câu: Bé hà nhổ cỏ. Chị Kha
tỉa lá.
-Nhận xét, đánh giá.
-Chuyển tiếp:
HOẠT ĐỘNG 2: (3’)
Giới thiệu bài
-MT: HS nắm được vần mới sẽ
học: ua, ưa
-ĐDDH: Tranh vẽ: cua bể, ngựa
gỗ.
-PP: Trực quan, đàm thoại…
Hoạt động cả lớp
-Cho HS xem tranh Hỏi:Tranh vẽ gì?
-Từ cua bể, ngựa gỗ có mấy tiếng?Tiếng nào học rồi?


Tiếng mới: cua, ngựa
-Trong tiếng cua, ngựa có âm gì ở đầu?
Dấu thanh gì đã học?
-Giới thiệu vần mới:ua, ưa-Ghi bảng- Đọc mẫu-HSđọc
HOẠT ĐỘNG 3: (18’)
Dạy vần
-MT: HS đọc và viết được: ua,
ưa, cua bể, ngựa gỗ.
-PP: Hướng dẫn có gợi ý, đàm
thoại, giải quyết vấn đề…
Hoạt động kết hợp: cá nhân, nhóm, cả lớp
ua *Bước 1: Nhận diện vần
(?)Vần ua có mấy âm? Là những âm nào?
So sánh ua với ia xem giống và khác nhau chỗ nào?
*Bước 2: Đánh vần
-Hướng dẫn HS đánh vần: u – a – ua
-Đọc trơn: ua - GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
(?) Trong chữ cua có âm gì? vần gì? dấu thanh gì?
-Đánh vần và đọc trơn:
u- a- ua ; cờ- ua- cua ; cua bể.
ưa: Thực hiện tương tự
*So sánh vần ua với ưa?
Vần ua giống và khác vần ưa chỗ nào?
*Bước 3: Hướng dẫn viết
-GV viết mẫu: ua, ưa
-HS viết bảng con: ua, ưa
-HS viết: cua, ngựa
-GV nhận xét, chữa lỗi cho HS - Chuyển tiếp:
HOẠT ĐỘNG 4: (7’)
Dạy từ ứng dụng

-MT: HS đọc được các từ ứng
dụng:cà chua, nô đùa, tre nứa,
xưa kia.
-ĐDDH: Thẻ từ: cà chua, nô đùa,
tre nứa, xưa kia.
-PP: Đàm thoại, thực hành…
Hoạt động kết hơp: cá nhân, nhóm, cả lớp
-GV gắn thẻ từ: cà chua tre nứa
nô đùa xưa kia
-HS đọc cá nhân, nhóm
-Tìm và gạch chân tiếng có vần ua.
-GV đọc mẫu- Lớp đọc đồng thanh.
*Chuyển tiếp:
HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (2’) *Nhận xét giờ học *Chuẩn bị tiết 2.
Lê Hồ Quý Linh Trường Tiểu học Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt- Lớp 1
TIẾNG VIỆT- BÀI 30- TIẾT 2:
ua - ưa
CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1: (10’)
Luyện đọc
-MT: HS đọc được vần ua, ưa từ
khoá cua bể, ngựa gỗ; Từ ứng
dụng: cà chua, nô đùa, tre nứa,
xưa kia; Đọc được câu ứng dụng:
Mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa thị
cho bé.
-ĐDDH: Tranh minh hoạ câu ứng
dụng: Mẹ đi chợ mua khế, mía,
dừa thị cho bé.

-PP: Đàm thoại, thực hành…
Hoạt động kết hợp: cá nhân, nhóm, cả lớp
*Luyện đọc bài ở tiết 1:
-HS đọc nối tiếp:ua, cua, cua bể; ưa, ngựa, ngựa gỗ
-Luyện đọc các từ ứng dụng: (cá nhân, nhóm cả lớp).
cà chua tre nứa
nô đùa xưa kia
*Đọc câu ứng dụng: Mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa thị
cho bé.
-HS nhận xét tranh minh hoạ
-HS đọc câu ứng dụng: Mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa
thị cho bé. (Theo cá nhân, nhóm, cả lớp)
-GV đọc mẫu- Lớp đọc đồng thanh
-Nhận xét- Chuyển tiếp:
HOẠT ĐỘNG 2: (10’)
Luyện viết
-MT:HS viết được ua, ưa, cua bể,
ngựa gỗ theo mẫu.
-ĐDDH: Chữ mẫu ua, ưa, cua bể,
ngựa gỗ, bảng phụ có kẻ ô li, vở
tập viết 1 trang 18.
-PP: Hướng dẫn có gợi ý, thực
hành…
*Bước 1: Hoạt động cả lớp
-HS quan sát chữ mẫu, nhận xét các nét, chỗ nối,
khoảng cách giữa các chữ ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ.
-Viết mẫu- Hướng dẫn viết- HS theo dõi.

*Bước 2: Hoạt động cá nhân
-HS viết bài vào vở tập viết.

-GV theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi, cách cầm viết, động
viên HS viết bài.
-Chấm, chữa bài - Nhận xét, đánh giá- Chuyển tiếp:
HOẠT ĐỘNG 3: (10’)
Luyện nói
-MT: HS nói được từ 2 đến 3 câu
theo chủ đề: Giữa trưa.
-ĐDDH: Tranh minh hoạ phần
luyện nói: Giữa trưa.
-PP: Trực quan, đàm thoại, thực
hành…
Hoạt động cá nhân
-HS đọc tên bài luyện nói: Giữa trưa.
-HS quan sát tranh minh hoạ
*Gợi ý:+Trong tranh vẽ gì?
+Tại sao em biết đây là bức tranh vẽ giữa trưa mùa
hè?
+Giữa trưa là lúc mấy giờ?
+Buổi trưa mọi người thường ở đâu và làm gì?
+Buổi trưa em thường làm gì?
+Tại sao trẻ em không nên chơi đùa vào buổi trưa?
-HS nói (Mỗi em từ 2 đến 3 câu).
-Nhận xét, đánh giá.
HOẠT ĐỘNG 4: (5’)
Củng cố- Dặn dò
-MT: Ôn lại bài : ua, ưa và dặn
bài tập về nhà
-PP: Thực hành, thuyết trình…
Hoạt động cả lớp
-GV chỉ bảng – HS theo dõi, đọc theo

Tìm chữ có vần vừa học.
-Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS học tốt.
-Dặn HS ôn bài. Tìm chữ có vần vừa học. Chuẩn bị bài
31.
Lê Hồ Quý Linh Trường Tiểu học Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt- Lớp 1
TIẾNG VIỆT - BÀI 31 - TIẾT 1:
Ôn tập
CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1: (5’)
Bài cũ
-MT: Kiểm tra đọc viết vần ua,
ưa, cua bể, ngựa gỗ.
-ĐD: SGK trang 62, 63
-PP: Động não , thực hành ,…
Hoạt động cả lớp
-Giao việc : Viết bảng con : ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ.
-HS viết -Trình bày
-Nhận xét , đánh giá
Hoạt động nhóm
-Các nhóm tự kiểm tra bài đọc ở SGK trang 62, 63.
-Báo cáo kết quả
-2 HS đọc - Nhận xét , đánh giá -Chuyển tiếp
HOẠT ĐỘNG 2: (5’)
Giới thiệu bài
-MT : HS nắm được các vần cần
ôn: ia, ua, ưa,
-ĐD: Bảng ôn ở SGK trang 64.
-PP: Động não , đàm thoại ,…
Hoạt động cả lớp

(?)Tuần qua chúng ta đã học những vần gì mới?
-HS đưa ra những vần mới học nhưng chưa ôn.
-GV ghi ở góc bảng.
-GV gắn bảng ôn.
-HS kiểm tra, bổ sung.
-Giới thiệu bài ôn tập.
-Chuyển tiếp:
HOẠT ĐỘNG 3 : (18’)
Ôn tập
-MT: HS đọc đựoc các vần có
kết thúc bằng a; từ ngữ, câu
ứng dụng từ bài 28 đến bài 31.
Viết được các vần từ ngữ
ứng dụng từ bài28 đến bài 31.
-ĐD: Bảng ôn( phóng to ) ở sgk
trang 64.
Thẻ từ: mua mía, mùa dưa,
ngựa tía, trỉa đỗ.
-PP: Hướng dẫn có gợi ý , thực
hành , giải quyết vấn đề , …
Hoạt động kết hợp : cá nhân , nhóm , cả lớp
*Bước 1: Các vần vừa học :
-GV đọc âm – HS chỉ chữ ở bảng ôn.
-HS chỉ chữ và đọc âm.
*Bước 2: Ghép chữ thành vần:
HS đọc các vần ghép từ chữ ở cột dọc kết hợp với các
chữ ở dòng ngang của bảng ôn.
*Bước 3: Đọc từ ngữ ứng dụng:
-GV đính thẻ từ: đôi đũa, tuổi thơ, mây bay.
-HS đọc: cá nhân , nhóm , cả lớp.

-GV chỉnh sửa phát âm cho HS và giải thích thêm về
các từ ngữ này.
*Bước 4: Tập viết từ ngữ ứng dụng:
-HS viết bảng con: tuổi thơ, mây bay.
-GV chỉnh sửa chữ viết cho HS .Lưu ý vị trí dấu thanh
và các chỗ nối giữa các chữ trong từ vừa viết .
-Chuyển tiếp:
HOẠT ĐỘNG 4: (5’)
Trò chơi
-MT:Ôn lại các vần vừa ôn trong
bài ôn tập vừa học: ia, ua, ưa.
-PP: Trò chơi học tập
Hoạt động cá nhân
-GV nêu tên trò chơi : Tìm đúng , tìm nhanh
-Hướng dẫn cách chơi: HS tìm chữ có âm vừa ôn theo
kiểu tiếp nối . Em nào tìm trùng tiếng của bạn hoặc tìm
chậm phải đọc lại bài 1 lượt.
-HS tìm tiếng.
-Nhận xét , đánh giá.
-Chuyển tiếp:
HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP : (2’) Hoạt động cả lớp
*Nhận xét giờ học .
*Chuẩn bị tiết 2.
Lê Hồ Quý Linh Trường Tiểu học Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt- Lớp 1
TIẾNG VIỆT - BÀI 37 - TIẾT 2
Ôn tập
CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1: (10’)
Luyện đọc

-MT: Ôn lại bảng ôn ở tiết 1
HS đọc đựơc câu ứng dụng:
Gió lùa kẽ lá
Lá khẽ đu đưa
Gió qua cửa sổ
Bé vừa ngủ trưa.
-ĐD: Tranh ở SGK trang 77.
-PP: Thảo luận, thực hành ,…
Hoạt động kết hợp : cá nhân , nhóm ,cả lớp
* Luyện đọc lại bài ở tiết 1:
-HS đọc lại bảng ôn (cá nhân, nhóm, cả lớp)
- Đọc các từ ứng dụng: (theo cá nhân , nhóm,cả lớp)
mua mía, mùa dưa, ngựa tía, trỉa đỗ.
. *Luyện đọc câu ứng dụng:
Gió lùa kẽ lá…… Bé vừa ngủ trưa.
-HS quan sát tranh .Thảo luận : -Tranh vẽ gì ?
-HS đọc câu ứng dụng ở SGK trang 65: Gió từ…oi ả.
-GV đọc mẫu toàn bài ở SGK trang 64, 65 –HS đọc.
HOẠT ĐỘNG 2 : (10’)
Luyện viết
-MT: HS viết đúng các chữ: mùa
dưa, ngựa tía.
-ĐD:Chữ mẫu: mùa dưa, ngựa
tía.
Vở tập viết 1 trang 18
-PP: Hướng dẫn có gợi ý, thực
hành, giải quyết vấn đề ,…
Hoạt động cả lớp
-HS quan sát chữ mẫu: mùa dưa, ngựa tía..
- Nhận xét các nét, chỗ nối.

-GV viết mẫu - Hướng dẫn viết các nét, khoảng cách,
tư thế ngồi –HS quan sát
Hoạt động cá nhân
-HS viết bảng con rồi viết bài vào vở.
-GV theo dõi , uốn nắn , động viên -Chấm, chữa bài.
* Nhận xét - Chuyển tiếp
HOẠT ĐỘNG 3 : (10’)
Kể chuyện
-MT: Nghe hiểu và kể được một
đoạn truyện theo tranh truyện kể:
Khỉ và Rùa.
HS khá, giỏi kể được từ 2 đến
3 đoạn truyện theo tranh.
-ĐD: Tranh minh họa truyện kể:
Khỉ và Rùa.
-PP:Kể chuyện, trực quan, đàm
thoại,…
Hoạt động cả lớp , nhóm , cá nhân
-HS đọc tên câu chuyện: Khỉ và Rùa -GV giới thiệu
-GV kể diễn cảm có kèm theo các tranh minh họa
-HS thảo luận nhóm và cử đại diện thi tài - Nhận xét
+Tranh1: Rùa và Khỉ là đôi bạn thânMột hôm, Khỉ báo
cho Rùa biết nhà Khỉ có tin mừng….Rùa vội theo Khỉ
đến thăm nhà Khỉ.
+Tranh 2 :Đến nơi Rùa băn khoăn không biết làm cách
nào lên thăm vợ con Khỉ được. Khỉ bảo Rùa ngậm
chặt đuôi mình để mình đưa lên.
+Tranh 3: Vừa tới cổng, vợ Khỉ chạy ra chào. Rùa
quên việc mình đang ngậm đuôi liền mở miệng đáp lễ.
Thế là bịch một cái, Rùa rơi xuống đất

+Tranh 4:Rùa rơi xuống đất nên mai bị rạn nứt.
-HS khá, giỏi kể 2 đến 3 đoạn truyện -Lớp nhận xét
(?) Câu chuyện nói điều gì ?
HOẠT ĐỘNG 4 : (5’)
Củng cố - Dặn dò
-MT: Ôn bài học và dặn BTVN
-PP: Thực hành , thuyết trình ,…
Hoạt động cả lớp
-GV chỉ bảng ôn –HS đọc – Tìm chữ có vần vừa ôn
*Nhận xét giờ học
*Dặn HS ôn bài. Chuẩn bị bài : oi, ai.
Lê Hồ Quý Linh Trường Tiểu học Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt- Lớp 1
Ngày dạy: Thứ tư, ngày 21/ 10/ 2009
TIẾNG VIỆT- BÀI 32 - TIẾT 1:
oi - ai
CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1: (5’)
Bài cũ
-MT: Kiểm tra đọc , viết vần ia,
ua, ưa; từ ứng dụng: cà chua, nô
đùa, tre nứa, xưa kia.
-ĐDDH: Thẻ câu: Mẹ đi chợ mua
mía, dừa, thị cho bé.
-PP: Động não, thực hành…
Hoạt động cả lớp
-Giao việc: Viết bảng con: ia, ua, ưa, cà chua, nô đùa,
tre nứa, xưa kia.
-HS viết- Trình bày- Nhận xét, sửa sai.
-Đọc câu ứng dụng ở thẻ câu: Mẹ đi chợ mua khế,

mía, dừa thị cho bé.
-Nhận xét, đánh giá.
-Chuyển tiếp:
HOẠT ĐỘNG 2: (3’)
Giới thiệu bài
-MT: HS nắm được vần mới sẽ
học: oi, ai.
-ĐDDH: Tranh: nhà ngói, bé gái.
-PP: Trực quan, đàm thoại…
Hoạt động cả lớp
-Cho HS xem tranh Hỏi:Tranh vẽ gì?
-Từ nhà ngói, bé gái có mấy tiếng? Tiếng nào học rồi?
Tiếng mới: ngói, gái
-Trong tiếng ngói, gái có âm gì ở đầu? Dấu thanh gì?
-Giới thiệu vần mới:oi, ai-Ghi bảng- Đọc mẫu-HS đọc.
HOẠT ĐỘNG 3: (18’)
Dạy vần
-MT: HS đọc và viết được: oi, ai,
nhà ngói, bé gái.
-PP: Hướng dẫn có gợi ý, đàm
thoại, giải quyết vấn đề…
Hoạt động kết hợp: cá nhân, nhóm, cả lớp
oi *Bước 1: Nhận diện vần
(?)Vần oi có mấy âm? Là những âm nào?
So sánh vần oi với i? (Giống: đều có i; Khác: oi có o).
*Bước 2: Đánh vần
-Hướng dẫn HS đánh vần: o- i- oi
-HS đọc: oi GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
(?) Trong chữ ngói có âm gì? vần gì? dấu thanh gì?
-Đánh vần và đọc trơn:

o- i- oi; ng- oi- ngoi- sắc- ngói; nhà ngói.
ai: Thực hiện tương tự
*So sánh vần oi với ai?
(Giống : đều có i; Khác: oi có o, ai có a).
*Bước 3: Hướng dẫn viết
-GV viết mẫu: oi, ai
-HS viết bảng con: oi, ai
-HS viết: ngói, gái
-GV nhận xét, chữa lỗi cho HS - Chuyển tiếp:
HOẠT ĐỘNG 4: (7’)
Dạy từ ứng dụng
-MT: HS đọc được các từ ứng
dụng: ngà voi, cái còi, gà mái, bài
vở.
-ĐDDH: Thẻ từ: ngà voi, cái còi,
gà mái, bài vở.
-PP: Đàm thoại, thực hành…
Hoạt động kết hơp: cá nhân, nhóm, cả lớp
-GV gắn thẻ từ: ngà voi gà mái
cái còi bài vở
-HS đọc cá nhân, nhóm
-Tìm và gạch chân tiếng có vần oi, ai.
-GV đọc mẫu- Lớp đọc đồng thanh.
*Chuyển tiếp:
HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (5’) *Thi tìm tiếng có vần oi, ai.
*Nhận xét giờ học *Chuẩn bị tiết 2.
Lê Hồ Quý Linh Trường Tiểu học Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị

×