Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

LUAN VAN thạc sĩ QTKD PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH DIỄN CHÂU NGHỆ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (826.19 KB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
----------

TRỊNH THỊ HOÀI THƯƠNG

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN
MẶT TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH DIỄN CHÂU- NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SỸ
QUẢN TRỊ KINH DOANH

Hà Nội – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
----------

TRỊNH THỊ HOÀI THƯƠNG

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN
MẶT TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH DIỄN CHÂU- NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số:

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. PHẠM THỊ THANH HỒNG

Hà Nội - 2019



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bài luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong luận văn là công khai và trung thực. Những kết luận khoa học trong luận văn này
chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào.

Tác giả luận văn

Trịnh Thị Hoài Thương


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình theo học chương trình cao học của Trường Đại học Bách khoa Hà
Nội và nhất là trong thời gian nghiên cứu, hoàn thiện luận văn ngày hôm nay là kết quả của
một quá trình học tập cùng với sự say mê và dày công nghiên cứu của bản thân mình.
Nhưng để tôi có được kết quả này là nhờ sự giảng dạy, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy, cô
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và sự ủng hộ của các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn thầy cô giáo Viện Kinh tế và Quản lý, trường Đại học Bách
Khoa Hà Nội, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập vừa qua.
Đồng thời tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng, cô đã trực tiếp
chỉ bảo, hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận
văn này.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
huyệnDiễn Châu–Nghệ An cùng tất các bạn bè đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ nhiệt tình
và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn của tôi chắc hẳn không thể tránh khỏi những
sơ suất, thiếu sót, tôi rất mong nhận đuợc sự đóng góp của các thầy cô giáo cùng toàn thể bạn
đọc.

Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 09 năm 2019
Tác giả luận văn

Trịnh Thị Hoài Thương


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................................i
DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ......................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG...........................................................................................................iii
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I : NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN
MẶT TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI..................................................................5
1.1 Những lý luận cơ bản của thanh toán không dùng tiền mặt.........................................5
1.1.1 Định nghĩa............................................................................................................5
1.1.2 Đặc điểm...............................................................................................................5
1.1.3 Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt..........................................................6
1.1.4 Nguyên tắc thanh toán không dùng tiền mặt.........................................................8
1.2 Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay.............................................9
1.2.1 Uỷ nhiệm chi - chuyển tiền...................................................................................9
1.2.2 Uỷ nhiệm thu......................................................................................................10
1.2.3 Thanh toán bằng Séc...........................................................................................12
1.2.4 Thanh toán bằng thư tín dụng L/C......................................................................14
1.2.5. Thanh toán bằng thẻ thanh toán:.........................................................................16
1.2.6 Các phương thức thanh toán qua Ngân hàng điện tử..........................................18
1.3 Các quy định về thanh toán không dùng tiền mặt......................................................20
1.3.1 Quy định chung..................................................................................................20
1.3.2 Quy định đối với đơn vị trả tiền..........................................................................20
1.3.3 Quy định đối với đơn vị thụ hưởng.....................................................................21

1.3.4 Quy định đối với ngân hàng................................................................................21
1.4 Các nhân tố tác động đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.......................22
1.4.1 Các nhân tố khách quan......................................................................................22
1.4.2 Các nhân tố chủ quan..........................................................................................23
1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt................................25
1.5.1 Khái niệm...........................................................................................................25
1.5.2 Chỉ tiêu đo lường hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt...............................26
1.6 Kinh nghiệm tổ chức hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt từ các chi nhánh
Agribank khác...................................................................................................................29
1.6.1 Kinh nghiệm của chi nhánh Nam Nghệ An........................................................29
1.6.2 Kinh nghiệm của chi nhánh Thanh Hóa..............................................................30


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN
HÀNG AGRIBANK CN DIỄN CHÂU - NGHỆ AN..........................................................31
2.1. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng AGRIBANK chi nhánh
Diễn Châu – Nghệ An........................................................................................................31
2.1.1 Vài nét sơ lược về Agribank CN Diễn Châu - Nghệ An.....................................31
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Agribank CN Diễn Châu...........................................32
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Agribank CN Diễn Châu.....................................................34
2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Agribank CN Diễn Châu........34
2.1.5 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh cơ bản của Agribank – CN Diễn Châu.38
2.2 Thực trạng tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt tại AGRIBANK CN Diễn Châu –
Nghệ An............................................................................................................................. 41
2.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại huyện
Diễn Châu- Nghệ An.......................................................................................................41
2.2.2. Thực trạng vận dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân
hàng Agribank CN Diễn Châu- Nghệ An........................................................................42
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quảhoạt động của thanh toán không dùng tiền
mặt của AgribankCN Diễn Châu.....................................................................................56

2.3. Đánh giá chung về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại AGRIBANK Diễn
Châu.................................................................................................................................. 61
2.3.1. Những kết quảAgribank Diễn Châu đạt được trong thanh toán không dùng tiền
mặt
............................................................................................................................ 61
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân trong thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank
CN Diễn Châu - Nghệ An...............................................................................................64
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TTKDTM TẠI
AGRIBANK CHI NHÁNH DIỄN CHÂU- NGHỆ AN......................................................68
3.1. Định hường phát triển dịch vụ TTKDTM tại AGRIBANK chi nhánh Diễn Châu.....68
3.1.1. Những thuận lợi của Agribank Diễn Châu..........................................................69
3.1.2. Những khó khăn của Agribank Diễn Châu.........................................................70
3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt...............70
3.2.1. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực...................................................................70
3.2.2. Phát triển dịch vụ thẻ ATM.................................................................................72
3.2.3. Một số giải pháp khác.........................................................................................76
3.4. Một số kiến nghị .......................................................................................................84
3.4.1. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước....................................................................84
3.4.2. Kiến nghị với ngân hàng Agribank Việt Nam.....................................................85
3.4.3. Kiến nghị với chính quyền địa phương huyện Diễn Châu..................................86
KẾT LUẬN......................................................................................................................... 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................89


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

AGRIBANK


Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

ATM

Automatic Teller Machine – Máy rút tiền tự động

KBNN

Kho bạc Nhà nước

CNTT

Công nghệ thông tin

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

TCTD

Tổ chức tín dụng

TMCP

Thương mại cổ phần


TTD

Thư tín dụng

TTKDTM

Thanh toán không dùng tiền mặt

POS

Point of Sale ( Điểm chấp nhận thẻ)

UNC

Ủy nhiệm chi

UNT

Ủy nghiệm thu

1


DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1

Quy trình thanh toán bằng UNC


10

Sơ đồ 1.2

Quy trình thanh toán bằng UNT

11

Sơ đồ 1.3.1

Quy trình thanh toán séc mà người thụ hưởng và người chi
13
trả mở tài khoản cùng một đơn vị thanh toán

Sơ đồ 1.3.2

Quy trình thanh toán séc mà người thụ hưởng và người chi
14
trả mở tài khoản 2 đơn vị thanh toán khác nhau

Sơ đồ 1.4

Quy trình mở thư tín dụng

16

Sơ đồ 1.5

Quy trình thanh toán bằng thẻ


17

Hình 2.1

Cơ cấu tổ chức của Agribank chi nhánh Diễn Châu

34

Hình 2.2

So sánh kết quả kinh doanh qua các năm 2016-2018

40

Hình 2.3

So sánh số lượng thẻ phát hành qua các năm 2016-2018

51

Hình 2.4

Tình hình thẻ hoạt động năm 2016

53

Hình 2.5

Tình hình thẻ hoạt động năm 2017


53

Hình 2.6

Tình hình thẻ hoạt động năm 2018

54

Hình 2.7

So sánh số lượng máy ATM và máy POS qua các năm

55

2


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1

Nguồn vốn huy động của Agribank CN Diễn Châu từ năm
35
2016-2018

Bảng 2.2

Doanh số cho vay theo thời gian của Agribank CN Diễn 37
Châu

Bảng 2.3


Kết quả kinh doanh của Agribank CN Diễn Châu

39

Bảng 2.4

Doanh số thanh toán của Agribank Diễn Châu

43

Bảng 2.5

Số lượng giao dịch thanh toán

44

Bảng 2.6

Tình hình TTKDTM tại Agribank Diễn Châu

45

Bảng 2.7

Thực trạng thanh toán bằng Séc

46

Bảng 2.8


Thực trang thanh toán bằng UNC

48

Bảng 2.9

Thực trạng thanh toán bằng L/C

Bảng
2.10

49
50

Thực trạng thanh toán bằng thẻ

Bảng 2.11 Thực trạng khách hàng sử dụng thẻ tại CN Diễn Châu

52

Bảng
2.12

56
Tình hình dịch vụ E- banking tại CN Diễn Châu

Bảng
2.13


57
Tình hình dịch vụ Internet Banking tại CNDiễn Châu

Bảng
2.14

Thu nhập từ dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt từ năm
66
2016-2018.

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xu thế hội nhập quốc tế đã mang lại nhiều cơ hội và thách thức đối với hệ thống
ngân hàng thương mại Việt Nam.Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, chúng ta
không thể phủ nhận vai trò to lớn của hoạt động thanh toán qua ngân hàng, đặc biệt là
hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Kết quả của hoạt động này không chỉ thúc
đẩy tăng trưởng hầu hết mọi hoạt động kinh tế mà còn góp phần đẩy nhanh quá trình
Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước.
Hiện nay, khi mà nền kinh tế đã phát triển sang một giai đoạn mới, xã hội hiện
đại với sự bùng nổ của CNTT, giao dịch thương mại kéo theo sự gia tăng của dịch vụ
thanh toán trực tuyến trên các thiết bị điện tử đòi hỏi hình thức thanh toán không dùng
tiền mặt không ngừng hoàn thiện và phát triển. Nắm bắt nhu cầu này, các NHTM, các
tổ chức thanh toán trung gian rất tích cực triển khai các loại hình dịch vụ thanh toán
không dùng tiền mặt. Bên cạnh việc phát triển và mở rộng các phương thức truyền
thống như UNC,UNT,Séc… nhiều dịch vụ, phương thức mới, hiện đại, tiện lợi và tiện
ích dựa trên nền tảng ứng dụng CNTT đã xuất hiện và dần đi vào cuộc sống, phù hợp
với xu hướng thanh toán của các nước trong khu vực và trên thế giới như thẻ ngân

hàng, Mobile banking, Internet banking, ví điện tử, QR pay,…
Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện, hệ thống
các NHTM nói chung và Agribank Diễn Châu nói riêng đã không ngừng phát triển các
dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt và đạt được nhiều kết quả. Đảm bảo an toàn
trong khâu thanh toán, tiện lợi và chính xác cao trong giao dịch thanh toán. Tuy nhiên,
thực tế triển khai hoạt động thanh toán không dùng tiền mặttại ngân hàng còn nhiều
hạn chế bởi tính đa dạng và ổn định của các dịch vụ chưa cao, chưa thu hút được nhiều
khách hàng sử dụng dịch vụ. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động thanh toán
không dùng tiền mặt trong hoạt động thanh toán của ngân hàng thương mại và qua quá
trình nghiên cứu, học tập, tìm hiểu và làm việc, tác giả xin chọn đề tài:“Phát triển dịch
vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank chi nhánh Diễn Châu - Nghệ An”làm
nội dung nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình.

1


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Cao Thị Đức Thúy trường Đại học Công
nghệ và quản lý hữu nghị “ Phát triển đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại
Agribank chi nhánh Diễn Châu”. Đề tài đã nghiên cứu thực trạng đa dạng hóa sản
phẩm dịch vụ tại chi nhánh Agribank Diễn châu trên cơ sở số liệu được cập nhật từ
năm 2014 – 2016, được thực hiện bằng cách phân tích toàn diện, so sánh tổng thể, chi
tiết. Dựa vào những chỉ tiêu phân tích tương quan sức cạnh tranh của chi nhánh
Agribank Diễn châu và xu thế phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng ở địa phương để
đánh giá những thành tựu mà chi nhánh Agribank Diễn Châu đã đạt được, đồng thời
nêu ra những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó, luận văn đưa ra
giải pháp có tính thực tiễn nhằm phát triển đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại
chi nhánh.
Luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Lê Thị Hồng trường Đại học Công nghệ
và quản lý hữu nghị “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Agribank Diễn Châu, tỉnh

Nghệ An”. Đề tài đã đi sâu phân tích tình hình phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại
Agribank Diễn Châu, những thuận lợi, khó khăn cũng như những thành tựu đạt được
và hạn chế còn tồn tại để từ đó có những định hướng, giải pháp đúng đắn cho việc phát
triển dịch vụ Ngân hàng điện tử, trên cơ sở những khó khăn và hạn chế còn tồn tại về
dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Agribank Diễn Châu, luận văn đề xuất những giải pháp
nhằm pháp triển dịch vụ này.
- Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng: “ Phát triển dịch vụ thanh toán không
-dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam- chi
nhánh Cao Bằng”của tác giả Lãnh Thị Thi (2016), của trường Đại học Kinh tế
-ĐHQGHN. Đề tài đã nghiên cứu phân tích thực trạng, đánh giá những ưu điểm và hạn
chế trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV Cao Bằng, từ đó đề xuất
một hệ thống đồng bộ các kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ thanh toán không dùng
tiền mặt.

2


3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn có mục tiêu nghiên cứu thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán không
dùng tiền mặt của Agribank chi nhánh Diễn Châu, Nghệ An, phát hiện những vấn đề
bất cập, từ đó đề xuất được một số giải pháp để phát triển dịch vụ thanh toán không
dùng tiền mặt tại Agribank chi nhánh Diễn Châu- Nghệ An.
Để đạt được mục tiêu đó, đề tài thực hiện các nhiệm vụ cụ thể:
-

Hệ thống hoá những lý thuyết chung về hoạt động thanh toán không dùng tiền
mặt tại Ngân hàng thuơng mại.

-


Phân tích, đánh giá thực trạng, mức độ phát triển dịch vụ thanh toán không dùng
tiền mặt tại chi nhánh Diễn Châu

-

Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển hoạt động thanh toán không
dùng tiền mặt tại Agribank Chi nhánh Diễn Châu.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu: Các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng
Agribank chi nhánhDiễn Châu.
b) Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Luận văn chỉ nghiên cứu về việc phát triển dịch vụ thanh
toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Diễn Châu trên phương
diện của một cán bộ ngân hàng.
- Về không gian: Các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng
Agribank chi nhánh Diễn Châu
- Về thời gian: luận văn nghiên cứu các số liệu trong khoảng thời gian từ năm
2016đến năm 2018.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên
cứu chủ yếu trong nghiên cứu khoa học, cụ thể như sau:Phương pháp nghiên cứu tài liệu
thứ cấp (các văn bản, giáo trình, các tài liệu/nghiên cứu trước đây, tạp chí, báo cáo của
Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam), phương pháp thống kê để
3


đánh giá thực trạng, phương pháp mô tả - khái quát, phương pháp phân tích tổng hợp,
phương pháp đối chiếu so sánh, kết hợp với lý thuyết hệ thống và tư duy logic để đề xuất
giải pháp và luận giải các vấn đề có liên quan của luận văn, cụ thể:

Chương 1: Nội dung chủ yếu của chương 1 là hệ thống hoá những lý thuyết
chung về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Trong chương này, tác giả sử dụng
phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp phân tích tổng hợp kết hợp với lý
thuyết về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế.
Chương 2: Nội dung chủ yếu của chương 2 là phân tích,thống kê để đánh giá
thực trạng đánh giá thực trạng, mức độ phát triển của dịch vụ thanh toán không dùng
tiền mặt tại Agribank chi nhánh Diễn Châu. Từ đó chỉ ra được những điểm mạnh, điểm
yếu và nguyên nhân tồn tại trong việc phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền
mặt tại chi nhánh, bên cạnh đó, đứng dưới góc độ là nhân viên ngân hàng để đánh giá
tổng quan về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh cũng như so sánh
với các ngân hàng cùng đóng trụ sở trên địa bàn huyện.
Chương 3: Nội dung chủ yếu của chương là đề xuất kiến nghị, giải pháp nhằm
phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank Chi nhánh Diễn Châu.
Đối với chương này, tác giả sử dụng phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Lời mở đầu và Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo, luận văn
được chia làm 3 chương, bao gồm:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt tại
các ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank chi
nhánh Diễn Châu- Nghệ An.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán không
dùng tiền mặt tại Agribank chi nhánh Diễn Châu- Nghệ An.

4


CHƯƠNG I : NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN KHÔNG
DÙNG TIỀN MẶT TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Những lý luận cơ bản của thanh toán không dùng tiền mặt

1.1.1 Định nghĩa
Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức thanh toán trích chuyển vốn từ tài
khoản của người phải trả sang tài khoản của người thụ hưởng, hoặc bằng cách bù trừ
lẫn nhau thông qua vai trò trung gian của ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác.
1.1.2 Đặc điểm
Sự ra đời của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt gắn liền với sự ra đời của
đồng tiền ghi sổ và sự phát triển của nó gắn liền với sự phát triển của ngân hàng.
TTKDTM là một hình thức vận động tiền tệ mà ở đây tiền vừa là công cụ phục vụ kế
toán, vừa là công cụ để chuyển hóa hình thức giá trị của hàng hóa và dịch vụ, xuất phát
từ việc không sử dụng đến tiền mặt của nó và có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, thanh toán không dùng tiền mặt có sự tách biệt về không gian và thời
gian, giữa sự vận động của vật tư, hàng hóa và tiền tệ.
Thứ hai, trong thanh toán không dùng tiền mặt, vật trung gian trao đổi không xuất
hiện theo kiểu hàng – tiền –hàng mà là xuất hiện dưới dạng tiền ghi sổ và được ghi
chép trên chứng từ, sổ sách.
Thứ ba, thanh toán không dùng tiền mặt được thực hiện thông qua một chủ thể
trung gian là ngân hàng hoặc tổ chức tài chính khác. Chỉ có ngân hàng là người quản lý
tài khoản tiền gửi của khách hàng mới được quyền trích chuyển những tài khoản này
theo các nguyên tắc chuyên môn đặc thù như là một nghiệp vụ riêng của mình. Ngoài
ra, để thực hiện thanh toán an toàn hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mã
hóa thông tin, hệ thống bảo mật…
Thứ tư, việc thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt sẽ giảm thiểu được các
hoạt động in ấn, vận chuyển, tính đếm,bảo quản, thất thoát,… do đó sẽ hạn chế được
những mất mát, nhầm lẫn do việc sử dụng tiền mặt gây ra. Vì vậy, có thể khẳng định
được độ an toàn của việc thanh toán không dùng tiền mặt là cao. Mặt khác, nó sẽ giải
5


quyết tình trạng ứ đọng vốn, gây lãng phí vốn. Từ đó, vốn được khai thác triệt để đem
lại lợi nhiều lợi ích cho bản thân chủ tài khoản, phía ngân hàng cũng thu được một

nguồn thu nhập do việc thu phí mang lại, giúp đáp ứng một phần vốn cho nền kinh tế
vì khi sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt sẽ rút ngắn thời gian thanh toán và tăng
vòng quay của vốn.
Thứ năm, thanh toán không dùng tiền mặt tạo môi trường ứng dụng CNTT ngân
hàng. Hệ thống ngân hàng thương mại trên thế giới dù phát triển đến mức nào cũng
quan tâm đến mảng thanh toán, nhất là thanh toán không dùng tiền mặt. Cùng với sự
phát triển của CNTT, nhu cầu thanh toán ngày càng mở rộng, sự cạnh tranh ngày càng
gay gắt, các ngân hàng sẽ không ngừng hoàn thiện mình bằng việc đầu tư vào mảng
CNTT của ngân hàng.
1.1.3 Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt
Nhờ áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới và CNTT vào hệ thống
Ngân hàng, ngân hàng trở thành một trung tâm thanh toán, mọi hoạt động trao đổi hàng
hóa, dịch vụ đều được kết thúc bằng việc thanh toán.Vì vậy, tổ chức công tác thanh
toán không dùng tiền mặt có ý nghĩa rất lớn.
1.1.3.1Đối với nền kinh tế
Thứ nhất, thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện cho quá trình sản xuất
kinh doanh được tiến hành trôi chảy, nhịp nhàng, đẩy nhanh việc tập trung và phân
phối các dòng vốn, thực hiện quá trình chu chuyển tiền tệ cho nền kinh tế.
Thứ hai, khách hàng phải mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng phục vụ mình và
phải ký thác vốn của mình vào đó. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng
kiểm soát được một phần lượng tiền trong nền kinh tế, góp phần thực hiện tốt chính
sách tiền tệ của NHNN.Và nó còn là thước đo để đánh giá khả năng, tình hình tài chính
sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp cũng như tổng thể nền kinh tế, trình độ
quản lý,trình độ kỹ thuật nghiệp vụ của ngân hàng cũng như sự tín nhiệm của khách
hàng dành cho phía ngân hàng.
Thứ ba, việc áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào trong hệ
thống công nghệ ngân hàng mang lại những lợi ích to lớn, tiết kiệm được nhiều chi phí,
trở thành nhân tố giúp cho nền kinh tế phát triển.
6



Thứ tư, giảm nhẹ khâu kế hoạch và điều hòa lưu thông tiền tệ, làm tăng sức mua
của đồng tiền, hạn chế lạm phát, góp phần làm cho lưu thông tiền tệ ổn định.
Như vậy, thanh toán không dùng tiền mặt giữ một vai trò hết sức quan trọng, tác
động tới các hoạt động kinh doanh của ngân hàng như nghiệp vụ thanh toán quốc tế,
chuyển tiền trong nước và nước ngoài, nghiệp vụ tín dụng,…Mặt khác, nó còn giải
quyết được vấn đề tiền mặt trong nền kinh tế, làm cho hàng hóa lưu thông trôi chảy,
thúc đấy quá trình sản xuất đồng thời còn làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế và phát
huy vai trò kiểm soát bằng đồng tiền của ngân hàng đối với nền kinh tế.
1.1.3.2 Đối với khách hàng
Thứ nhất, thanh toán không dùng tiền mặt là quá trình thanh toán không có sự
xuất hiện của tiền mặt mà bằng cách trích chuyển từ tài khoản của người chi trả vào tài
khoản của người thụ hưởng, do vậy, nó góp phần tạo điều kiện cho quá trình thanh toán
được hình thành nhanh chóng, kịp thời, an toàn… Từ đó thúc đẩy quá trình sản xuất và
lưu thông hàng hóa phát triển, nâng cao hiệu quả thanh toán trong nền kinh tế. Tổ chức
tốt khâu thanh toán sẽ làm tăng sự vận động của vật tư và vốn, giúp cho các Doanh
nghiệp thu hồi vốn nhanh để phục vụ cho chu kỳ sản xuất sau, cũng là phục vụ cho quá
trình tái sản xuất sau không ngừng phát triển.
Thứ hai, thanh toán không dùng tiền mặt sẽ tiết kiệm chi phí phát sinh cho các
Doanh nghiệp, như chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản, kiểm đếm,.. từ đó sẽ giảm chi
phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh
tranh. Thanh toán không dùng tiền mặt đảm bảo an toàn, bảo mật cũng như tính chính
xác và kịp thời cho các khách hàng, giảm thiểu rủi ro trong quá trình sản xuất kinh
doanh, mặt khác, khi khách hàng mở tài khoản thanh toán, phía ngân hàng sẽ trả lãi số
tiền nhất định trên số dư tiền gửi có trong tài khoản.
Thứ ba, việc ứng dụng CNTT vào hoạt động thanh toán ngày càng cao, sự đa
dạng hóa sản phẩm, dịch vụ giúp cho phía khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn sao
cho tiện ích đạt được cao nhât và chi phí giao dịch ngày càng thấp.
1.1.3.3 Đối với ngân hàng
Thứ nhất, thanh toán không dùng tiền mặt buộc các đơn vị sản xuất kinh doanh,

cá nhân muốn thực hiện thanh toán phải mở tài khoản tại ngân hàng và trên tài khoản
7


phải luôn có số dư để đảm bảo cho khả năng thanh toánkhi có nghiệp vụ phát sinh bất
cứ lúc nào. Điều này đảm bảo cơ sở cho công tác thanh toán, vừa tạo được khả năng
tập trung vốn tạm thời nhàn rỗi vào ngân hàng, dùng để làm nguồn vốn vay phục vụ
sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn cần thiết cho xã hội. Đây là nguồn vốn
không kỳ hạn lớn, chi phí thấp, nếu có kế hoạch sử dụng tốt sẽ đem lại hiệu quả kinh tế
rất lớn cho ngân hàng nói riêng và cho nền kinh tế nói chung.
Thứ hai, thanh toán không dùng tiền mặt giúp cho ngân hàng thương mại thực
hiện tốt vai trò làm trung gian thanh toán của mình bằng các sản phẩm dịch vụ đa dạng,
qua đó ngân hàng sẽ thu được những khoản phí không nhỏ, góp phần làm tăng thu
nhập, nâng cao khả năng tài chính và tạo sự phát triển bền vững.
Thứ ba, thông quan hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ngân hàng sẽ nắm
bắt được những thông tin về tài chính, tình hình thanh toán, hoạt động của khách hàng
là những thông tin có ý nghĩa quan trọng với hoạt động tín dụng.
Thứ tư, xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ về cả chiều rộng lẫn
chiều sâu tạo điều kiện cho quá trình thanh toán quốc tế phát triển, vì vậy thanh toán
không dùng tiền mặt ngày càng hấp dẫn với các nhà đầu tư và các nhà xuất nhập khẩu.
Qua đó, ngân hàng có cơ hội tiếp cận với khách hàng ở nước ngoài, tạo cơ hội quảng
bá hình ảnh và vị thế trên thị trường ngân hàng thế giới và đó là cơ sở đầu tiên vững
chắc cho kế hoạch mở rộng thanh toán về lâu dài của ngân hàng.
1.1.4 Nguyên tắc thanh toán không dùng tiền mặt
Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ phản ánh mối quan hệ kinh tế, pháp lý, do đó
các bên tham gia vào quá trình thanh toán phải đảm bảo một số nguyên tắc sau:
Thứ nhất, người sử dụng dịch vụ thanh toán là tổ chức, cá nhân thực hiện giao
dịch thanh toán đều phải mở tài khoản thanh toán ở các ngân hàng hoặc các tổ chức
làm dịch vụ thanh toán và có quyền lựa chọn ngân hàng để mở tài khoản, được quyền
lựa chọn sử dụng các dịch vụ thanh toán. Khi tiến hành thanh toán phải thực hiện thanh

toán thông qua tài khoản đã mở theo đúng chế độ quy định của ngân hàng và tổ chức
làm dịch vụ thanh toán. Trường hợp đồng tiền thanh toán là ngoại tệ thì phải tuân thủ
quy định quản lý ngoại hối của Nhà nước.

8


Thứ hai, số tiền thanh toán phải dựa trên cơ sở lượng hàng hoá, dịch vụ đã chuyển
giao giữa người mua và người bán. Người mua phải chuẩn bị đầy đủ phương tiện thanh
toán để đáp ứng yêu cầu thanh toán đầy đủ, kịp thời khi xuất hiện yêu cầu thanh toán.
Nếu người mua chậm trễ thanh toán hoặc vi phạm chế độ thanh toán thì phải chịu phạt
theo chế tài hiện hành.
Thứ ba, người bán hay người cung cấp dịch vụ là người được hưởng số tiền do
người chi trả chuyển vào tài khoản của mình nên phải có trách nhiệm giao hàng hay
cung cấp dịch vụ kịp thời và đúng với lượng giá trị mà người mua đã thanh toán, đồng
thời phải kiểm soát kỹ càng các chứng từ phát sinh trong quá trình thanh toán như kiểm
soát các tờ séc của người mua giao hàng khi nhận hàng.
Thứ tư, là trung gian thanh toán giữa người mua và người bán, ngân hàng và các
tổ chức làm dịch vụ thanh toán phải thực hiện đúng vai trò trung gian thanh toán. Chỉ
trích tiền từ tài khoản của chủ tài khoản chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng khi
có lệnh của chủ tài khoản. Các trung gian thanh toán phải có trách nhiệm hướng dẫn,
giúp đỡ khách hàng mở tài khoản. Lựa chọn các phương tiện thanh toán phù hợp với
đặc điểm sản xuất kinh doanh, phương thức giao nhận hàng, vận chuyển hàng hoá. Tổ
chức hạch toán luân chuyển chứng từ thanh toán một cách nhanh chóng, chính xác an
toàn. Nếu ngân hàng và các tổ chức làm dịch vụ thanh toán để chậm trễ hay hạch toán
thiếu chính xác gây thiệt hại cho khách hàng thì phải chịu phạt để bồi thường cho
khách hàng.
1.2

Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay


1.2.1 Uỷ nhiệm chi - chuyển tiền
1.2.1.1Khái niệm
Dịch vụ thanh toán chi hộ, ủy nhiệm chi (sau đây gọi chung là dịch vụ thanh toán
ủy nhiệm chi) là việc ngân hàng thực hiện theo đề nghị của bên trả tiền thay mặt mình
chi trả một số tiền nhất định cho bên thụ hưởng trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản
giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và bên trả tiền.
Ủy nhiệm chi phải do khách hàng lập, ký và chỉ căn cứ vào lệnh đó để trích tiền
từ tài khoản khách hàng chuyển trả cho đơn vị thụ hưởng. Việc Ngân hàng tự động
9


trích tài khoản của khách hàng là không được phép trừ trường hợp đã có thỏa thuận
trước bằng văn bản.
1.2.1.2Các bên tham gia
Người chuyển tiền hay đơn vị chi trả tiền ( Remitter):Thường là người mua, hoặc
người chuyển tiền kiều hối, các nhà đầu tư… là người yêu cầu ngân hàng chuyển tiền.
Người thụ hưởng ( Beneficiary): Là người bán hàng, người nhận kiều hối, hoặc
người nhận vốn đầu tư… do người chuyển tiền chỉ định.
Ngân hàng chuyển tiền ( Remitting bank): Là NH phục vụ người chuyển tiền
Ngân hàng trả tiền ( Paying bank): Là NH trả tiền cho người thụ hưởng, là ngân
hàng đại lý hoặc chi nhánh của ngân hàng chuyển tiền.
1.2.1.3Quy trình chuyển tiền

Ngân hàng trả tiền

Ngân hàng chuyển tiền

( Paying bank)


(5)

(3)

(4)

( Remitting bank)
(4)
( Remitting bank)

(2)
Người chuyển tiền

Người thụ hưởng
( Beneficiary)

( Remitter)

(1)

(Sơ đồ 1.1: Quy trình thanh toán bằng UNC)
1.2.2 Uỷ nhiệm thu
1.2.2.1Khái niệm
Dịch vụ thanh toán nhờ thu, ủy nhiệm thu (sau đây gọi chung là dịch vụ thanh
toán ủy nhiệm thu) là việc ngân hàng thực hiện theo đề nghị của bên thụ hưởng thu hộ
một số tiền nhất định trên tài khoản thanh toán của bên trả tiền để chuyển cho bên thụ
hưởng trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản về việc ủy nhiệm thu giữa bên trả tiền và
bên thụ hưởng.
10



UNT chủ yếu sử dụng trong thanh toán giữa các bên mua bán tín nhiệm lẫn nhau,
bên mua và bên bán phải thống nhất thỏa thuận dùng hình thức thanh toán UNT đồng
thời phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng bên thụ hưởng để có căn cứ thực hiện
UNT. Hình thức thanh toán UNT áp dụng giữa các đơn vị mở tài khoản tại cùng chi
nhánh Ngân hàng hoặc các chi nhánh khác nhưng cùng hệ thống Ngân hàng.
1.2.2.2Các bên tham gia
Người ủy nhiệm thu ( Principal): là người yêu cầu ngân hàng phục vụ mình thu
hộ tiền.
Ngân hàng gửi nhờ thu ( Remitting bank, Sending bank): là ngân hàng phục vụ
người ủy thác, người xuất khẩu, người bán.
Ngân hàng thu hộ ( Collecting bank): thông thường là ngân hàng ở nước người trả
tiền. Ngân hàng thu hộ chịu trách nhiệm về nhờ thu với ngân hàng gửi nhờ thu.
Ngân hàng xuất trình(Presenting bank): là ngân hàng có tài khoản với người trả
tiền, phục vụ người mua và chịu trách nhiệm với ngân hàng thu hộ.
Người trả tiền ( Drawee): là người mà nhờ thu được xuất trình để thanh toán hay
được chấp nhận thanh toán.
1.2.2.3Quy trình thanh toán bằng ủy nhiệm thu
Ngân
Ngân hàng
hàng gửi
gửi nhờ
nhờ thu
thu
( Remitting bank,
( Remitting
bank,
Sending bank)
Sending bank)
( Remitting

bank)
(9)

(1)

(4)
(8)

(3)

Người ủy thác
( Princial)

Ngân hàng thu hộ
( Collecting bank)

(5)

(6)

(7)

Người trả tiền
( Drawee)

(2)
(1)

Sơ đồ 1.2: Quy trình thanh toán bằng UNT


11


1.2.3 Thanh toán bằng Séc
1.2.3.1Khái niệm
Séc là phương tiện thanh toán do người ký phát lập dưới hình thức chứng từ
theo mẫu in sẵn lệnh cho người thực hiện thanh toán không điều kiện một số tiền nhất
định cho người thụ hưởng có tên trên tờ séc hoặc người cầm séc, trong thời gian hiệu
lực của tờ séc đó.
Về nguyên tắc, người phát hành Séc chỉ được phát hành Séc không quá số dư tài
khoản của mình, nếu vượt quá sẽ phải chịu một khoản tiền phạt. Thời gian hiệu lực của
tờ Séc là thời hạn tính từ ngày phát hành Séc đến ngày nộp Séc vào Ngân hàng. Thời
hạn của Séc được quy định là 15 ngày (kể từ ngày phát hành). Séc được hạch toán theo
nguyên tắc ghi Nợ trước Có sau. Các tờ Séc sau khi được kiểm tra tính hợp pháp, hợp
lệ, có đủ tiền trên tài khoản thì Ngân hàng sẽ ghi Nợ tài khoản người phát hành Séc ,
ghi Có vào tài khoản người thụ hưởng Séc.
1.2.3.2 Các chủ thể tham gia thanh toán Séc
Người ký phát: là người lập và ký tên trên tờ Séc để ra lệnh cho người thực hiện
thanh toán thay mặt mình trả số tiền ghi trên tờ Séc.
Người được trả tiền: là người mà người ký phát chỉ định có quyền hưởng hoặc
chuyển nhượng quyền hưởng đối với số tiền ghi trên tờ Séc.
Người thụ hưởng: là người cầm tờ Séc mà tờ Séc đó có ghi tên người được trả
tiền hoặc người được chuyển nhượng bằng ký hậu cho mình thong qua dãy chữ ký
chuyển nhượng liên tục.
Đơn vị thực hiện thanh toán: là tổ chức thực hiện cung ứng dịch vụ thanh toán
nơi người ký phát được sử dụng tài khoản thanh toán với một khoản tiền để ký phát
Séc theo thoả thuận giữa người ký phát với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán .
Đơn vị thu hộ: là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán làm dịch vụ thu hộ Séc.
Trung tâm thanh toán bù trừ Séc: là NHNN hoặc TCTD cung ứng dịch vụ thanh
toán được NHNN cấp phép được tổ chức, chủ trì việc trao đổi, thanh toán bù trừ Séc và

quyết toán các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ việc thanh toán Séc cho các tổ chức cung
ứng dịch vụ thanh toán là thành viên.
1.2.3.3Phân loại Séc
12


 Căn cứ vào tính chất sử dụng: Séc tiền mặt và Séc chuyển khoản.
- Séc tiền mặtchỉ được lĩnh tiền mặt tại đơn vị thanh toán (ngân hàng, kho bạc…).
Người phát hành séc ghi tên người lĩnh tiền mặt trên tờ séc , trong đó ghi đầy đủ các
yếu tố quy định. Khi nhận séc, kế toán phải kiểm tra chặt chẽ các nội dung ghi trên séc,
kể cả mẫu chữ ký.
- Séc chuyển khoảnkhông được phép lĩnh tiền mặt. Trên tờ séc ghi đậm chữ séc
chuyển khoản hoặc gạch 2 đường chéo song song ở phía trên bên trái.Loại séc chuyển
khoản này chỉ được thanh toán trong phạm vi giữa các khách hàng có tài khoản ở cùng
một chi nhánh ngân hàng (một kho bạc) hoặc khác chi nhánh ngân hàng (hoặc kho bạc)
nhưng các ngân hàng, các kho bạc này có tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh,
thành phố.
 Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng: Séc vô danh và Séc đích danh
- Séc vô danh: là loại séc không ghi rõ tên người thụ hưởng, chỉ ghi câu “trả cho
người cầm séc” (Pay to the bearer). Đối với loại séc này có thể chuyển qua tay nhiều
người, ai là người cầm séc, người đó có thể mang séc đến ngân hàng lĩnh tiền
- Séc đích danh: là loại Séc ghi đích danh tên người hưởng lợi và chỉ có người
này mới nhận được tiền. Loại này không thể chuyển nhượng.
1.2.3.4Quy trình thanh toán
Trường hợp 1: Người phát hành và người thụ hưởng mở tài khoản tại cùng 1
ngân hàng
Người phát hành
( người mua)

(2a)


Người thụ hưởng
( người bán)

(2b)
(4a)

(4b)
1)

Đơn vị thu hộ đồng thời là
đơn vị thanh toán

(3)

Sơ đồ 1.3.1: Quy trình thanh toán séc mà người thụ hưởng và người chi trả mở tài
khoản cùng một đơn vị thanh toán
13


Trường hợp 2: Người phát hành và người thụ hưởng mở tài khoản tại 2 ngân
hàng khác nhau
Người phát hành
( người mua)

(2b)

Người thụ hưởng
( người bán)


(2a)

(1)

(5)

Đơn vị thanh toán
( Ngân hàng bên mua)

(3)

(6)

(3)

(3)

Đơn vị thu hộ
( Ngân hàng bên bán)

(4)
Sơ đồ 1.3.2: Quy trình thanh toán séc mà người thụ hưởng và người chi trả mở tài
khoản 2 đơn vị thanh toán khác nhau
1.2.4 Thanh toán bằng thư tín dụng L/C
Trong ngành thương mại quốc tế, việc mua bán giữa các nước ngày càng gia
tăng, khoảng cách địa lý kéo theo mối lo ngại trong kinh doanh ra nước khác, vì vậy
việc sử dụng thư tín dụng giúp cho các bên yên tâm về quyền lợi của mình hơn, góp
phần phát triển ngành xuất nhập khẩu của quốc gia.
1.2.4.1.


Khái niệm

Thư tín dụng (TTD) là lệnh của Ngân hàng bên mua đối với Ngân hàng bên bán
khác địa phương yêu cầu trả tiền theo các chứng từ của người bán đã giao hàng hóa
cung ứng dịch vụ theo đúng điều kiện của người mua.
Theo thể thức thanh toán này, khi bên bán đã sẵn sàng giao hàng bên mua phải
ký quỹ vào Ngân hàng một số tiền đủ để mở thư tín dụng thanh toán tiền mua hàng.
1.2.4.2.

Các đặc điểm của Thư tín dụng

- L/C là giao dịch kinh tế hai bên, chỉ giữa ngân hàng phát hành và bên bán,
mọi chỉ thị, yêu cầu của bên mua sẽ do ngân hàng phát hành đại diện. Cụ thể, ngân
14


hàng phát hành là người sẽ thanh toán cho bên bán nên khi bên bán muốn ký phát
hối phiếu đòi tiền thì phải gửi đến ngân hàng phát hành, không phải là bên mua.
- L/C độc lập với hợp đồng ngoại thương và hàng hóa: L/C thể hiện cam kết
thanh toán của ngân hàng phát hành cho người thụ hưởng khi người này xuất trình
được bộ chứng từ phù hợp, nó hình thành trên cơ sở hợp đồng nhưng sau đó lại hoàn
toàn độc lập với hợp đồng này.
- L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và chỉ thanh toán căn cứ vào chứng từ:
Ngân hàng phát hàng không dựa vào tình trạng của hàng hoá thực tế mà sẽ dựa vào
bộ chứng từ thanh toán do bên bán cung cấp có phù hợp với điều khoản trong L/C
hay không. Nếu bộ chứng từ hợp lệ thì ngân hàng sẽ thanh toán cho bên bán vô điều
kiện vì vậy bên mua cần lưu ý trong công tác kiểm tra hàng hoá.
- L/C yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ: Bộ chứng từ phải tuân thủ
chặt chẽ các điều khoản của L/C.
- L/C không thể huỷ ngang (theo quy định của UPC 600 – Phiên bản áp dụng

mới nhất của bộ Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ)
- Các bên phải thống nhất và ghi rõ phiên bản áp dụng UPC vào L/C.
- Trước khi mở L/C, bên bán và bên mua cần thống nhất với nhau về các điều
khoản trong L/C như thời gian giao hàng và thanh toán…
1.2.4.3.

Các chủ thể tham gia

Người nhập khẩu: là người xin mở thư tín dụng
Người xuất khẩu: là người thụ hưởng hoặc là người nào khác do người xuất
khẩu chỉ định.
Ngân hàng phát hành: là ngân hàng mở thư tín dụng, phục vụ người nhập khẩu,
cam kết trả tiền cho người xuất khẩu.
Ngân hàng thông báo: là ngân hàng đại lý cho ngân hàng mở L/C và phục vụ
cho người thụ hưởng.

15


1.2.4.4. Quy trình mở Thư tín dụng
Người
Người nhập
nhập khẩu
khẩu

(1)

Người
Người xuất
xuất khẩu

khẩu

(4)

(9)

(5)

(8)

(3)

(7)
Ngân hàng phát hành
( Ngân hàng nhập khẩu)

(6)

Ngân hàng thông báo
(Ngân hàng xuất khẩu)

(2)
Sơ đồ 1.4: Quy trình mở thư tín dụng
1.2.5. Thanh toán bằng thẻ thanh toán:
1.2.5.1Khái niệm
Thẻ ngân hàng (thường được gọi tắt là “thẻ”): Là phương tiện do tổ chức phát
hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản được
các bên thoả thuận. Các tổ chức phát hành thẻ hiện nay bao gồm các ngân hàng thương
mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và một số công ty tài chính.
Thẻ ngân hàng được hiểu như một phương tiện thanh toán dùng để thực hiện

dịch vụ thanh toán qua ngân hàng bên cạnh các phương tiện thanh toán khác như tiền
mặt, séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu. Với những tính năng ưu việt như gọn nhẹ, an
toàn, thuận lợi, thẻ ngân hàng đã và đang được sử dụng khá phổ biến ở nhiều nước trên
thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
1.2.5.2Thẻ ngân hàng được phân loại như sau
a) Theo phạm vi lãnh thổ sử dụng thẻ, thẻ bao gồm: thẻ nội địa và thẻ quốc tế.
+ Thẻ nội địa được sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền hàng hoá, dịch
vụ và sử dụng các dịch vụ khác trong nước.

16


×