Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.62 KB, 3 trang )
Thích Quảng Đức
Hòa thượng Thích Quảng Đức
Thích Quảng Đức, là một tu sĩ Phật giáo, tên thật là Lâm Văn Tuất sinh năm 1897 (Đinh Dậu) tại thôn Hội Khánh, xã Vạn Khánh,
huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Thân sinh là cụ Lâm Hữu Ứng và bà Nguyễn Thị Nương.
Năm 7 tuổi, Lâm Văn Tuất được cậu ruột là Hòa thượng Thích Hoằng Thâm nhận làm con nuôi, đổi tên thành Nguyễn Văn Khiết và cho tu hành
đạo Phật.
Năm 20 tuổi, đạt phẩm Tỳ Kheo, được pháp danh Thị Thủy, pháp tự Hành Pháp, pháp hiệu Quảng Đức. Sau đó, Thích Quảng Đức tịnh tu ba năm
trên một ngọn núi ở Ninh Hòa.
Sau khi hạ sơn, Thích Quảng Đức đi khất thực 2 năm rồi quay về nhập thất tại chùa Sắc Tứ Thiên Ân ở Ninh Hòa.
Năm 1932 hội An Nam Phật Học ra đời, Đại lão Hòa thượng chùa Hải Đức đến nơi Thích Quảng Đức đang nhập thất, mời ông nhận chức Chứng
minh Đạo sư cho Chi Hội Ninh Hòa. Ba năm sau, ông được giữ chức Kiểm Tăng cho Tỉnh hội Khánh Hòa. Trong thời gian hành đạo tại miền
Trung, ông đã kiến tạo và trùng tu tất cả 14 ngôi chùa.
Năm 1943, rời Khánh Hòa vào Nam, Thích Quảng Đức hành đạo khắp Sài Gòn, 6 tỉnh Nam kỳ. Ông cũng đã từng sang Nam Vang lưu trú ba năm,
vừa giáo hóa các Phật tử kiều bào, vừa nghiên cứu kinh điển PàLi và Phật giáo Nam Tông.
Lúc mới vào Nam, Thích Quảng Đức đã lưu trú tại chùa Long Vĩnh (Quận 3 - Sài Gòn) một thời gian dài, nên dân chúng quen gọi Ngài là Hòa
thượng Long Vĩnh. Hòa thượng còn có hiệu là Thích Giác Tánh. Suốt thời gian hóa độ chúng sinh, bất cứ nơi nào, ông cũng dốc lòng làm tròn
nhiệm vụ của một sứ giả Như Lai, kế tục các thế hệ Tổ sư truyền giáo, chăm lo tô bồi công đức.
Năm 1953, Thích Quảng Đức được cử làm Phó Trị Sự và Trưởng ban Nghi lễ Giáo Hội Tăng Già Nam Việt, đồng thời trụ trì chùa Phước Hòa ở
Bàn Cờ (Sài Gòn), là nơi đặt trụ sở đầu tiên của Hội Phật Học Nam Việt.
Năm 1958, khi trụ sở của Hội dời về chùa Xá Lợi , nhận thấy tuổi già sức yếu, Hòa Thượng Thích Quảng Đức xin thôi mọi chức vụ để có đủ thì
giờ an tâm tu niệm. Tuy nhiên, vốn có tâm từ bi, ông vẫn hành đạo ở nhiều nơi, khi thì chùa Quan Thế Âm ở Gia Định, lúc lại tới chùa Long
Phước, xã Ninh Quang, tỉnh Khánh Hòa. ..
Trong phong trào đấu tranh của Phật giáo miền Nam vào năm 1963 đòi tự do tín ngưỡng, bình đẳng tôn giáo, tuy
tuổi đã già, Thích Quảng Đức vẫn tích cực tham gia biểu tình. Chính sách kỳ thị tôn giáo và đàn áp Phật tử của Ngô
Đình Diệm ngày một nặng nề và khốc liệt. Chùa chiền bị phong tỏa, Phật tử bị đàn áp, bắt bớ khắp nơi. Để thức tỉnh
ông Ngô Đình Diệm, đồng thời để cho thế giới nhận thấy cuộc đấu tranh đòi tự do tín ngưỡng của Phật tử Việt Nam
là chính đáng, ngày 11-6-1963 Hòa Thượng Thích Quảng Đức đã thực hiện tâm nguyện là tự thiêu để cúng dường và
bảo vệ Đạo pháp.
Trong một cuộc diễu hành của trên 800 vị Thượng tọa, Đại đức, Tăng Ni và Phật tử từ chùa Phật Bửu đến
chùa Xá Lợi để làm lễ rước linh, cầu siêu cho các phật tử bị giết ở Huế, khi đoàn diễu hành tiến đến ngã tư
đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu và Cách Mạng Tháng Tám,