Tải bản đầy đủ (.pdf) (232 trang)

BÁO CHÍ THAM GIA PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 232 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

CAO THỊ DUNG

BÁO CHÍ THAM GIA PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC

HÀ NỘI - 2019


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

CAO THỊ DUNG

BÁO CHÍ THAM GIA PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC
Mã số: 62 31 02 01

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LƢU VĂN QUẢNG

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của


riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả

Cao Thị Dung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến tham nhũng và phòng, chống
tham nhũng
1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến báo chí tham gia phòng,
chống tham nhũng
1.3. Những giá trị của các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án và
những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục nghiên cứu
Chương 2: LÝ LUẬN VỀ BÁO CHÍ THAM GIA PHÒNG, CHỐNG
THAM NHŨNG

2.1. Kiểm soát quyền lực nhà nước và phòng, chống tham nhũng
2.2. Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng - sự cần thiết, nội dung,
phương thức
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của báo chí trong phòng, chống
tham nhũng
Chƣơng 3: BÁO CHÍ THAM GIA PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN


3.1. Công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
3.2. Thực trạng báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam
3.3. Đánh giá kết quả, hạn chế báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng
ở Việt Nam hiện nay và nguyên nhân
Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÕ CỦA
BÁO CHÍ TRONG PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM
TRONG THỜI GIAN TỚI

4.1. Phương hướng phát huy vai trò của báo chí trong phòng, chống tham
nhũng ở Việt Nam trong thời gian tới
4.2. Giải pháp phát huy vai trò của báo chí trong phòng, chống tham nhũng
ở Việt Nam trong thời gian tới
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Trang
1
7
7
13
25
29
29
45
55
63
63

69
93

115
115
122
149
151
153
168


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DLXH:

Dư luận xã hội

HTCT:

Hệ thống chính trị

MTTQ:

Mặt trận Tổ quốc

PBXH:

Phản biện xã hội

PCTN:


Phòng, chống tham nhũng

QLCT:

Quyền lực chính trị

QLNN:

Quyền lực nhà nước

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tỷ lệ nhận định các yếu tố ảnh hưởng đến báo chí tham gia
phòng, chống tham nhũng

56

Bảng 3.1: Những yếu tố thúc đẩy báo chí tham gia phòng, chống
tham nhũng

85

Bảng 3.2: Tỷ lệ nhận định các yếu tố thúc đẩy báo chí tham gia phòng,
chống tham nhũng


103

Bảng 3.3: Hành vi cản trở báo chí tác nghiệp

109

Bảng 3.4: Những thách thức đối với báo chí/nhà báo chống tham nhũng

110

DANH MỤC CÁC HỘP
Trang
Hộp 3.1: Quan lộ thần tốc của ông Lê Phước Hoài Bảo

73

Hộp 3.2: Đấu tranh phòng, chống tham nhũng theo tinh thần Nghị
quyết Đại hội XII của Đảng

79

Hộp 3.3: Hướng dẫn thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật
về phòng, chống tham nhũng năm 2016

82

Hộp 3.4: Cuộc “đại phẫu” các “khối u” nghìn tỷ…

90


Hộp 3.5: Chống tham nhũng, một Bí thư Đảng ủy phường từng bị cắt chức

92


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, tham nhũng được Đảng ta xác định là một trong
những nguy cơ gắn với sự tồn vong của chế độ. Với sự quyết tâm, nỗ lực của
cả hệ thống chính trị (HTCT), công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) đã
có những chuyển biến tích cực cả về nhận thức, hành động, đạt được những
kết quả nhất định. Tuy vậy, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu, tham
nhũng chưa được ngăn chặn, đẩy lùi.
Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI),
Chỉ số cảm nhận tham nhũng (Corruption Perception Index - CPI) năm 2015,
2016, 2017 của Việt Nam lần lượt là 31/100; 33/100 và 35/100 điểm, đứng
thứ 112/168; 113/176 và 107/180 trên bảng xếp hạng toàn cầu. Để tạo ra
những chuyển biến tích cực trong cảm nhận về tham nhũng ở Việt Nam, Tổ
chức Hướng tới Minh bạch (Toward Transparency - TT) - cơ quan đầu mối
quốc gia của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) tại Việt Nam khuyến nghị
Đảng và Nhà nước thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp trong đó có giải
pháp ban hành những chính sách ưu đãi thiết thực và cụ thể cho báo chí truyền thông khi tham gia PCTN. Khảo sát “Tham nhũng từ góc nhìn của
người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức” do Thanh tra
Chính phủ và Ngân hàng Thế giới phối hợp thực hiện năm 2012 cho thấy:
khoảng 93% tổng số người được phỏng vấn nói họ biết về tham nhũng qua
báo chí.
Với tư cách là phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước (QLNN) từ

bên ngoài, báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng. Báo chí là công cụ, phương
tiện của HTCT, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong quá trình phát
triển nền kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
(XHCN) và đẩy mạnh dân chủ hóa đời sống chính trị xã hội. Báo chí là tấm


2
gương phản chiếu đa dạng, trung thực đời sống chính trị - xã hội. Hệ thống
báo chí và đội ngũ các nhà báo đã và đang đi đầu trong cuộc đấu tranh PCTN.
Làm tốt chức năng của mình, báo chí đã trở thành một trong những lực
lượng chống tham nhũng hiệu quả. Hoạt động đưa tin bài về tham nhũng của
báo chí trong thời gian qua diễn ra khá mạnh và có tầm bao quát rộng. Báo
chí đẩy mạnh truyền thông về PCTN với tần suất và dung lượng thông tin lớn,
hình thức đa dạng, bao gồm: chuyên trang, chuyên mục về PCTN, cải cách
hành chính; tọa đàm trực tuyến về pháp luật PCTN, các diễn đàn hỗ trợ nhân
dân trong phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng…. Tuy nhiên, trên thực tế
mức độ tham gia PCTN của các cơ quan báo chí và các nhà báo khác nhau.
Có những tờ báo rất tích cực, cũng có những tờ báo đăng bài chiếu lệ. Có
những nhà báo không quản khó khăn, gian khổ bám sát thực tế vạch trần,
phanh phui tham nhũng, vẫn còn những nhà báo dùng chính phương tiện đấu
tranh chống tham nhũng để phục vụ mưu lợi cá nhân...Và rất nhiều những vấn
đề khác cản trở việc thông tin trên báo chí bao gồm những hạn chế về chính
trị, pháp lý, biên tập…Bên cạnh đó, HTCT của Nhà nước Cộng hòa XHCN
Việt Nam là nhất nguyên, báo chí với vai trò là cơ quan ngôn luận cho khu
vực công (Điều 1 Luật Báo chí năm 1989, sửa đổi năm 1999; Khoản 1 Điều 4
Luật báo chí 2016), vậy báo chí có giữ được tính khách quan, độc lập để phản
biện theo đúng nghĩa đối với các hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan,
tổ chức, cá nhân thuộc khu vực công? Báo chí có phát huy hết vai trò giám sát
của mình đối với bộ máy nhà nước?
Để báo chí thực thi tốt vai trò trách nhiệm của mình trong PCTN, rất

cần nghiên cứu, tổng kết, đánh giá về báo chí trên mặt trận PCTN. Thông qua
việc khảo sát các công trình nghiên cứu về PCTN, báo chí và tham nhũng,
người viết nhận thấy chưa có chuyên luận nào nghiên cứu đề tài báo chí tham
gia PCTN ở Việt Nam. Hầu hết các công trình tập trung nghiên cứu theo
hướng phát triển khoa học luận báo chí, tính hiệu quả của báo chí tham gia


3
PCTN. Nghiên cứu khoa học về báo chí tham gia PCTN nhất là đề ra các giải
pháp để báo chí tham gia PCTN có hiệu quả sẽ góp phần phát huy hiệu quả
hoạt động của HTCT, nâng cao tính dân chủ của các phương tiện thông tin đại
chúng, củng cố lòng tin của nhân dân vào chế độ XHCN. Chính bởi vậy, việc
chỉ ra những thành tựu, hạn chế của báo chí tham gia PCTN và đưa ra những
giải pháp để phát huy hiệu quả của báo chí trong PCTN là yêu cầu cấp thiết.
Từ những lý do trên, việc nghiên cứu “Báo chí tham gia phòng, chống
tham nhũng ở Việt Nam hiện nay” có ý nghĩa cấp thiết cả về mặt lý luận và
thực tiễn, xứng đáng dành được sự quan tâm và nghiên cứu sâu sắc. Đó cũng
là lý do tác giả mạnh dạn chọn đề tài này làm luận án tiến sĩ chuyên ngành
Chính trị học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về báo chí tham gia PCTN, luận án phân tích thực
trạng báo chí tham gia PCTN ở Việt Nam hiện nay; từ đó luận án đề xuất một
số phương hướng và giải pháp nhằm phát huy vai trò của báo chí trong PCTN
ở Việt Nam trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu trên, luận án xác định thực hiện những
nhiệm vụ sau:
Một là, tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án,
làm rõ nội dung cơ bản của các công trình có liên quan đến đề tài báo chí

tham gia PCTN, xác định những vấn đề luận án cần tiếp tục làm sáng tỏ để
làm tiền đề cho việc nghiên cứu tiếp theo của luận án;
Hai là, xác lập khuôn khổ lý thuyết về sự tham gia của báo chí
trong PCTN.
Ba là, làm rõ thực trạng báo chí tham gia PCTN ở Việt Nam.
Bốn là, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát huy vai trò của
báo chí tham gia trong PCTN ở Việt Nam trong thời gian tới.


4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là báo chí tham gia PCTN.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu báo chí tham gia PCTN ở Việt Nam từ
năm 2006 (từ khi ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ III của Ban chấp
hành Trung ương Đảng khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác PCTN, lãng phí” - Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng
đề cập một cách toàn diện, tập trung về công tác PCTN) đến nay.
Để phục vụ cho công tác nghiên cứu, luận án tiến hành thu thập, khảo
sát thông tin từ các loại hình báo chí (báo in, báo truyền hình, báo mạng điện
tử và báo phát thanh).
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
4.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận án là hệ thống quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng chống tham nhũng và
chống tiêu cực; Lý luận và phương pháp luận của khoa học chính trị, đặc biệt
chú ý nghiên cứu các lý thuyết về quyền lực và thực thi quyền lực chính trị
(QLCT), QLNN, lý thuyết ủy quyền, lý thuyết hành vi chính trị.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của luận án bao gồm tổng thể các phương

pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học xã hội. Trong khi giải quyết các vấn đề
đặt ra, luận án sử dụng hệ thống các phương pháp cụ thể như phương pháp
lôgic, lịch sử, phân tích, tổng hợp, phương pháp định lượng (bảng hỏi anket)
và phương pháp định tính (phỏng vấn sâu).
Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp được sử dụng để làm rõ
nội hàm các khái niệm và các vấn đề liên quan về tham nhũng, báo chí tham
gia PCTN và làm rõ các nội dung, phương thức cũng như thực trạng báo chí
tham gia PCTN.


5
Phương pháp lôgic, lịch sử được sử dụng để làm rõ quá trình hình
thành, phát triển của tham nhũng, xu hướng phát triển của báo chí và báo chí
tham gia PCTN.
Phương pháp nghiên cứu trường hợp, thông qua các trường hợp báo
chí đưa tin về tham nhũng để phân tích, đánh giá báo chí tham gia PCTN ở
nước ta hiện nay.
Phương pháp định tính: Phỏng vấn sâu được thực hiện với 12 trường
hợp là các nhà lãnh đạo, quản lý báo chí, các nhà báo làm công tác PCTN,
quan tâm đến lĩnh vực báo chí PCTN và công chúng để làm rõ sự tham gia
của báo chí trong PCTN ở nước ta. Trong đó có 04 nhà lãnh đạo, quản lý báo
chí, 04 phóng viên làm việc trong các cơ quan báo chí (7 trường hợp là nam, 1
trường hợp là nữ; cả 8 trường hợp đã và đang tác nghiệp trong lĩnh vực báo
chí điều tra chống tham nhũng) và 03 trường hợp là công chúng. Để đảm bảo
tính khuyết danh trong nghiên cứu, các trích dẫn phỏng vấn sâu không công
khai danh tính của người trả lời.
Phương pháp định lượng: Bảng hỏi anket được sử dụng để thu thập
thông tin với 212 phóng viên đang tác nghiệp tại các cơ quan báo chí mẫu
được đảm bảo phân bố theo các tiêu chí: tỷ lệ phóng viên nam, nữ; thâm niên
công tác của phóng viên; trải nghiệm của phóng viên viết về tham nhũng:

phóng viên đã và đang viết về tham nhũng và phóng viên chưa từng viết về
tham nhũng.
Luận án chú trọng tới sử dụng phương pháp thu thập và xử lý thông tin
từ các tài liệu đã nghiên cứu về tham nhũng, PCTN và phân tích các thông tin
về báo chí tham gia PCTN.
5. Đóng góp mới về khoa học của đề tài luận án
Từ góc độ của chính trị học, báo chí được xem xét với tính cách một cơ
chế, phương thức thực thi (nhất là phương thức kiểm tra, kiểm soát) QLCT,
QLNN để hạn chế lạm quyền, hạn chế hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn vì
vụ lợi - hay chính là PCTN. Luận án trình bày một cách có hệ thống những


6
vấn đề lý luận cơ bản về tham nhũng, báo chí tham gia PCTN, từ đó đánh giá
thực trạng và đề ra phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả của báo chí
tham gia PCTN ở Việt Nam hiện nay và trong những năm tới.
Những vấn đề được luận án tổng kết từ thực tiễn của báo chí tham gia
PCTN sẽ là những giá trị tham khảo cho việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện
cơ chế PCTN đặc biệt là cơ chế PCTN từ báo chí nói riêng, truyền thông đại
chúng nói chung.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án
Luận án có ý nghĩa khoa học thể hiện ở các nội dung:
Một là, luận án trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
đến báo chí tham gia PCTN, định ra những giá trị cần tham khảo của các công
trình nghiên cứu liên quan và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục nghiên cứu.
Hai là, luận án góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về báo chí
tham gia PCTN.
Ba là, luận án phân tích có hệ thống thực trạng và những vấn đề đặt ra
đối với báo chí tham gia PCTN ở Việt Nam hiện nay.
Bốn là, luận án đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm phát huy tính

hiệu quả của báo chí tham gia PCTN ở Việt Nam trong tình hình mới.
Ý nghĩa thực tiễn của luận án thể hiện ở các khía cạnh:
Một là, luận án có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu và giảng dạy
chuyên ngành Chính trị học và các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn
liên quan.
Hai là, những kết luận của luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận
khoa học, cách tiếp cận rõ ràng, vì vậy, luận án cung cấp các cứ liệu khoa học
cho các nhà lãnh đạo, quản lý, hoạch định chính sách trong PCTN ở Việt Nam
hiện nay và trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các bài viết của tác giả liên quan đến luận
án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 11 tiết.


7
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Tham nhũng, PCTN và báo chí tham gia PCTN là vấn đề được các nhà
khoa học trong và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu. Cho đến nay, đã có khá
nhiều công trình khoa học, đề tài, sách báo, bài viết ở trong và ngoài nước
nghiên cứu, bàn về báo chí tham gia PCTN dưới nhiều góc độ khác nhau.
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THAM NHŨNG
VÀ PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Tham nhũng là vấn đề nhức nhối, diễn ra nghiêm trọng ở nhiều
ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, đã
và đang tác động tiêu cực tới nhiều mặt của xã hội. PCTN là nhiệm vụ của
toàn Đảng, toàn dân, của cả HTCT. Báo chí với chức năng, nhiệm vụ của
mình có vai trò quan trọng trong PCTN. Viết về tham nhũng và PCTN nói

chung có rất nhiều công trình, tài liệu nghiên cứu:
Sách “Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của một số nước trên thế
giới” (2005) [94] của tác giả Nguyễn Văn Quyên đã trình bày tổng quan về
PCTN của một số nước trên thế giới; mô hình tổ chức và hoạt động PCTN
của một số nước trên thế giới; văn bản pháp luật về PCTN của một số nước
trên thế giới. Trong quá trình PCTN, Việt Nam có thể tham khảo những kinh
nghiệm của các quốc gia này.
Sách “Phát huy dân chủ trong đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta
hiện nay” (2005) [79] của tác giả Phạm Thành Nam, Đỗ Thị Thạch đã hệ
thống hóa những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản
Việt Nam về đấu tranh chống tham nhũng, về vai trò của phát huy dân chủ
trong đấu tranh chống tham nhũng. Đồng thời tác giả cũng đưa ra một số giải
pháp nâng cao hiệu quả PCTN ở nước ta hiện nay.


8
Cuốn sách “Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh
quan liêu” (2005) [72] trình bày những bài nói, bài viết… của Bác Hồ về vấn
đề tiết kiệm, chống tham ô lãng phí và quan liêu được trích từ “Hồ Chí Minh
toàn tập” do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản.
Sách “Khó khăn giải quyết bài toán phòng và chống tham nhũng”
(2010) [110] của tác giả Đặng Đức Thành góp phần làm rõ khái niệm, nguồn
gốc tham nhũng, nguyên nhân cơ bản của tham những; đặc điểm, thực trạng
tham nhũng và các giải pháp đấu tranh nhằm hạn chế, đẩy lùi tham những ở
nước ta hiện nay.
Cuốn sách “Nhận diện tham nhũng và các giải pháp phòng, chống tham
nhũng ở Việt Nam hiện nay” (2010) [102] do tác giả Phan Xuân Sơn và Phạm
Thế lực đồng chủ biên đã tập trung nghiên cứu, đổi mới, xác định, nhận
diện và và đưa ra các biện pháp chống tham nhũng có hiệu quả ở Việt Nam
hiện nay.

Sách “Đương đầu với tham nhũng ở Châu Á: Những bài học thực tế và
khuôn khổ hành động” (2006) [118] của Viện khoa học thanh tra, thuộc
Thanh tra Chính phủ đã trình bày những vấn đề tham nhũng ở châu Á ảnh
hưởng tới sự phát triển kinh tế; làm rõ việc triển khai chiến lược chống tham
nhũng hiệu quả, phù hợp với các dạng tham nhũng và thực trạng quản lý của
mỗi quốc gia về vấn đề tham nhũng. Đồng thời cuốn sách cũng chỉ rõ những
bài học và thách thức của tham nhũng ở châu Á.
Sách “Lựa chọn công cộng, một tiếp cận nghiên cứu chính sách công”
(2006) [116] của tác giả J. Patrick Gunning, Viện Chính trị học, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh dịch đã làm sáng tỏ lý thuyết lựa chọn công
cộng trong việc lý giải sự tương tác giữa các cá nhân để đi đến quyết định tập
thể trong quá trình hoạch định và triển khai chính sách công. Lý thuyết này cho
rằng, các nhà chính trị, các công chức đều có mục đích riêng tư của mình và
hành động của họ bị quy định bởi việc đạt được mục đích đó một cách tốt nhất.


9
Tài liệu “Thực trạng công tác PCTN ở Việt Nam hiện nay” (2016)
[114] của Ủy ban thường vụ Quốc hội khẳng định công tác PCTN mà Đảng,
Nhà nước ta phát động đã đạt được những thành tựu, kết quả bước đầu rất
quan trọng, tuy nhiên cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định. Chuyên
đề này đã tập trung tổng hợp lại thực trạng công tác đấu tranh PCTN thông
qua việc phân tích, đánh giá thành tựu, kết quả đạt được và chỉ ra những hạn
chế, bất cập của công tác PCTN.
Cuốn sách “Bàn về giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam
hiện nay” (2013) [107] là tập hợp những bài viết được chọn lọc, biên soạn
trong từ các tham luận trong Hội thảo cùng tên do Tạp chí Cộng sản và Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức đầu năm 2013. Tác
giả của những bài viết trong cuốn sách “Bàn về giải pháp PCTN ở Việt Nam
hiện nay” là các nhà khoa học, nhà quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn. Cuốn

sách được xem như là sự tổng kết bước đầu về thực hiện PCTN trên nhiều
lĩnh vực, đồng thời, cung cấp thêm một góc nhìn đa diện và nêu lên những đề
xuất, giải pháp trong việc PCTN, góp phần tham mưu cho Đảng và Nhà nước
nghiên cứu, vận dụng trong triển khai thực hiện, bảo đảm công tác PCTN đạt
hiệu quả.
Bài viết “Trung Quốc chống tham nhũng bằng ứng dụng” (2015) [7]
của tác giả Huệ Bình cho biết Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung
Quốc và Bộ Giám sát ngày 18/6 đã ban hành một ứng dụng di động có chức
năng giúp người sử dụng gửi hình ảnh, video và văn bản làm bằng chứng cho
hành vi sai phạm của quan chức mà không yêu cầu người dùng cung cấp tên
thật, qua đó cho thấy Bắc Kinh muốn bảo vệ danh tính người tố cáo cũng như
khuyến khích người dân tích cực giám sát quan chức.
Bài viết “Vì sao tham nhũng “không có đất sống” ở Singapore?” (2017)
[75] do tác giả Tuệ Minh (lược dịch) khẳng định năm 2016, Singapore – quốc
gia châu Á – đã vươn lên vị trí thứ 7 trong danh sách những nước có tỷ lệ
tham nhũng thấp nhất thế giới. Sự vượt trội của Singapore trên bảng chỉ số


10
tham nhũng có thể nói là nhờ vào các quy định pháp luật chặt chẽ, như Luật
PCTN và cách thức hành pháp nghiêm ngặt của những cơ quan thi hành luật
như Cục Điều tra các hành động tham nhũng.
Bài viết “Nhận diện một số nguy cơ tham nhũng từ quá trình hoạch
định chính sách ở nước ta hiện nay” (2017) [89] của tác giả Lưu Văn Quảng
nhấn mạnh vấn đề tham nhũng và tham nhũng từ hoạch định chính sách đã
được Đảng, Nhà nước ta đặt ra và nghiên cứu, tìm cách giải quyết từ lâu. Bài
viết tập trung vào một khía cạnh cụ thể là nhận diện các nguy cơ dẫn đến
tham nhũng từ quá trình hoạch định chính sách ở nước ta hiện nay bao gồm:
nguy cơ các “nhóm lợi ích” vận động các nhà hoạch định chính sách đưa ra
các chính sách thiên vị cho họ; nguy cơ một số bộ, ngành “cài cắm” lợi ích

cục bộ của mình khi soạn thảo luật, chính sách và nguy cơ các chính sách
được thiết kế với nhiều “lỗ hổng”, tạo điều kiện cho tham nhũng.
Và rất nhiều công trình khác đề cập đến vấn đề tham nhũng và chống
tham nhũng như: “Sách tham khảo Nhận diện và giảm thiểu các rủi ro dẫn
đến tham nhũng trong quản lý đất đai ở Việt Nam” do nhà xuất bản Chính trị
quốc gia ấn hành, năm 2013; hay thông tin chuyên đề “Tham nhũng và
chống tham nhũng ở một số nước trên thế giới” do Viện Thông tin - Khoa
học thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh xuất bản, lưu hành nội
bộ tháng 1/2006...
Bên cạnh các công trình nghiên cứu về tham nhũng và PCTN của các
tác giả trong nước, có khá nhiều công trình của các tác giả nước ngoài viết về
vấn đề này:
Cuốn sách “Kiềm chế tham nhũng - Hướng tới một mô hình xây dựng
sự trong sạch quốc gia” (2002) [95] của tác giả Rich Stapenhurst và Sahr
J.Kpundeh chủ biên, Trần Thị Thái Hà dịch đã cung cấp cho bạn đọc Việt
Nam quan tâm đến vấn đề tham nhũng tài liệu để tham khảo, nghiên cứu đồng
thời góp phần vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta. Bằng những
phân tích cụ thể, thông qua những nghiên cứu tình huống về đấu tranh chống


11
tham nhũng thành công và chưa thành công ở một số nước và lãnh thổ trên
thế giới, các tác giả của cuốn sách đã nêu bật tầm quan trọng của cuộc đấu
tranh chống tham nhũng, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất
những giải pháp hữu hiệu nhất để khắc phục và kiểm soát được nạn tham
nhũng đang hoành hành trên thế giới ngày nay.
Cuốn sách “Hủ bại: Sự thật về những vụ án tham nhũng ở Trung Quốc”
(2002) [6] của tác giả Lưu Bân, dịch giả Nguyễn Khắc Khoái đã tập hợp sự
thật về những vụ án tham nhũng ở Trung Quốc như vụ án Âu Dương Đức
(nguyên bí thư thành ủy thành phố Đông Hoàn, tỉnh Quảng Châu), vụ án Trần

Hy Đồng (nguyên bí thư thành ủy Bắc Kinh, Trung Quốc)…
Sách “Vai trò của Nghị viện trong hạn chế tham nhũng” (2006) [96]
của tác giả Rich Stapenhurst, Niall Jonhston và Riccardo Pelizzo đã xây dựng
bức tranh tổng quan về những phát hiện và khuyến nghị chính sách về vai trò
của các đại biểu quốc hội trong việc chống tham nhũng. Đây cũng là mối
quan tâm của các nhà tài trợ và những người làm công tác thực tiễn đang tìm
kiếm những nguyên tắc hướng dẫn về việc làm thế nào để chống tham nhũng
có hiệu quả.
Công trình “Corruption, corruption and governance” (Tham nhũng,
chống tham nhũng và quản trị) (2013) [133] của tác giả Dan Hough thuộc các
công trình Tham nhũng và quản trị chính trị. Bằng cách khám phá các chiến
lược chống tham nhũng ở sáu quốc gia, cuốn sách này là phân tích chi tiết,
xuyên quốc gia đầu tiên về các kỹ thuật để giải quyết tham nhũng. Nó nhấn
mạnh tầm quan trọng của sự hiểu biết rằng chất lượng quản trị là rất quan
trọng để giải quyết tham nhũng và chỉ khi liên kết này thực sự được đánh giá
cao có thể xâm nhập vào tham nhũng được thực hiện.
Cuốn sách “The Quest for Good Governance. How Societies Develop
Control of Corruption” (Nhiệm vụ quản trị tốt. Làm thế nào xã hội phát triển
kiểm soát tham nhũng) (2015) [125] của tác giả Alona Mungiu-Pippidi, đã
bàn về cách xã hội đạt đến điểm kiểm soát tham nhũng khi tính toàn vẹn trở


12
thành tiêu chuẩn và tham nhũng ngoại lệ liên quan đến cách thức hoạt động
của công chúng và các nguồn lực công cộng được phân bổ. Cuốn sách cũng
đề cập đến những bài học chúng ta đã học được từ kinh nghiệm lịch sử và
hiện đại trong việc phát triển kiểm soát tham nhũng, có thể hỗ trợ các nhà
hoạch định chính sách và xã hội dân sự chỉ đạo và xúc tiến quá trình này.
Sách “Government Anti-Corruption Strategies: A Cross-Cultural
Perspective” (Chiến lược chống tham nhũng của Chính phủ: Quan điểm đa

văn hóa) (2015) [143] của tác giả Yahong Zhang, Cecilia Lavena khẳng định
là một bệnh về chính trị và xã hội, tham nhũng của công chúng chi phí cho
các chính phủ và doanh nghiệp trên khắp thế giới hàng tỷ tỷ đô la mỗi năm.
Cuốn sách này cung cấp các nghiên cứu trường hợp về các nỗ lực chống tham
nhũng ở một số quốc gia, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nepal, và
các nước Trung và Đông Âu. Nó tập trung vào các nước đang phát triển và
chuyển tiếp, nơi mà độ sâu và ảnh hưởng của tham nhũng đặc biệt nghiêm
trọng. Các trường hợp nêu bật các ví dụ về thất bại cũng như thành công để
cho thấy sự phức tạp của vấn đề tham nhũng và lý do tại sao tham nhũng vẫn
tồn tại.
Cuốn sách “Anti-corruption in History: From Antiquity to the Modern
Era” (Chống tham nhũng trong lịch sử: Từ thời cổ đại đến kỷ nguyên hiện
đại) (2018) [139] biên tập bởi Ronald Kroeze, Andre Vitoria và Guy Geltner
đã cung cấp tổng quan lịch sử lâu dài đầu tiên về tham nhũng và chống tham
nhũng ở châu Âu; Thảo luận về tham nhũng và chống tham nhũng trong bối
cảnh lịch sử rộng lớn: Hy Lạp cổ đại và Rome, Eurasia thời Trung cổ, Ý,
Pháp, Anh và Bồ Đào Nha cũng như nghiên cứu chống tham nhũng trong thời
kỳ hiện đại và hiện đại ở Romania, Đế chế Ottoman, Hà Lan, Đức, Đan
Mạch, Thụy Điển và Cộng hòa Dân chủ Đức cũ. Đồng thời, cuốn sách cung
cấp các phương pháp tiếp cận hiệu quả để nghiên cứu tham nhũng và chống
tham nhũng trong các ngữ cảnh lịch sử và địa lý khác nhau.


13
Và một số công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về PCTN
như cuốn “Corruption and Anti-Corruption” (Tham nhũng và chống tham
nhũng) do Larmour, Peter & Wolanin, Nick biên tập năm 2001; Cuốn sách
“Các hình thái tham nhũng” của tác giả J.Edgardo Campos, Sanjay Pradhan,
do nhà xuất bản Văn hóa thông tin ấn hành năm 2008; cuốn sách “Frequently
Asked Questions in Anti-Bribery and Corruption” (Những câu hỏi thường gặp

trong chống khủng bố và tham nhũng) của tác giả David Lawler xuất bản năm
2012; Cuốn sách “Anti-Corruption Laws in Bangladesh” (Luật chống tham
nhũng ở Bangladesh) của tác giả Justice Md. Azizul Haque năm 2013 hay
cuốn “The Deliberate Corruption” (Tham nhũng có chủ ý) của tác giả Tim
Ball do Climate Science Paperback ấn hành năm 2014…
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN BÁO CHÍ
THAM GIA PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG

1.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến báo chí tham gia
giám sát quyền lực, tăng cƣờng minh bạch
Cuốn sách “Truyền thông đại chúng trong hệ thống tổ chức quyền lực
chính trị ở các nước tư bản phát triển” (2008) [1] của tác giả Lưu Văn An, đã
phân tích các vấn đề: lý luận về truyền thông đại chúng trong chính trị, khái
quát các khái niệm cơ bản của truyền thông, tình hình phát triển truyền thông
đại chúng ở các nước phương Tây; vai trò của truyền thông đại chúng trong
hoạt động của hệ thống tổ chức QLCT các nước tư bản phát triển. Đồng thời
tác giả đã đánh giá giá trị, hạn chế của truyền thông đại chúng trong hệ thống
tổ chức QLCT ở các nước tư bản phát triển và ý nghĩa đối với phát triển
truyền thông đại chúng Việt Nam.
Sách “Báo chí và dư luận xã hội” (2011) [22] của tác giả Nguyễn Văn
Dững. Nội dung cuốn sách đề cập những vấn đề cơ bản bao gồm bản chất dư
luận xã hội (DLXH), bản chất hoạt động báo chí, mối quan hệ tác động của
báo chí và DLXH, Nhà báo và DLXH.


14
Đề tài khoa học cấp Bộ “Xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước
ở Việt Nam hiện nay” (2008) [88] của tác giả Lưu Văn Quảng làm chủ nhiệm đề
tài, đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về cơ chế kiểm soát QLNN;
thực trạng và những vấn đề đặt ra của cơ chế kiểm soát QLNN ở Việt Nam hiện

nay; đề xuất phương hướng và giải pháp xây dựng cơ chế kiểm soát QLNN ở
Việt Nam hiện nay trong đó có giải pháp phát huy vai trò của các phương tiện
truyền thông đại chúng trong hoạt động kiểm soát QLNN.
Bài viết “Quan hệ của truyền thông đại chúng với ngành tư pháp ở các
nước tư bản phát triển” (2014) [73] của tác giả Đỗ Đức Minh, đã góp phần
làm sáng tỏ bản chất của mối quan hệ của truyền thông đại chúng với ngành
tư pháp ở các nước tư bản phát triển trong đó truyền thông đại chúng và tư
pháp cùng kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản; làm rõ
vai trò, những ưu điểm và hạn chế truyền thông đại chúng ở những quốc gia
này và gợi mở ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam.
Bài viết “Nhà báo với vấn đề giám sát và phản biện xã hội” (2017) [25]
của tác giả Nguyễn Văn Dững khẳng định giám sát, phản biện xã hội (PBXH)
từ nhân dân và DLXH thông qua báo chí - truyền thông góp phần kiểm soát
quyền lực và hoàn thiện chính sách công. Nội dung bài viết làm rõ nhận thức,
thái độ của nhà báo và công chúng đối với vấn đề giám sát, PBXH qua cuộc
điều tra trên phạm vi 4 địa điểm được chọn là Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh, Cần Thơ và Quảng Ninh; với dung lượng mẫu nghiên cứu trên 900
công chúng và 600 nhà báo.
Bài viết “Báo chí thực hiện ngày càng có hiệu quả chức năng giám sát,
phản biện xã hội” (2017) [43] của tác giả Thu Hà đăng trên báo Quân đội
nhân dân online đã làm rõ chức năng giám sát, PBXH của báo chí và khẳng
định đây là ưu điểm nổi bật của công tác báo chí những năm gần đây.
Một số bài viết liên quan ít nhiều đến vai trò của nhà báo trong PCTN
đã được in trong một số chuyên luận của Học viện Báo chí và Tuyên truyền,
khoa Báo chí - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học


15
Quốc gia Hà Nội... chẳng hạn “Bàn về trách nhiệm xã hội của nhà báo” của
tác giả Trần Quang; “Vấn đề nghiên cứu hiệu quả truyền thông đại chúng”

của Mai Quỳnh Nam; “Thị trường, báo chí và cử tri” của Huỳnh Sơn Phước;
“Thông tin đối ngoại của báo chí thời kỳ đổi mới” của tác giả Đinh Văn
Hường...đều đề cập ít nhiều đến những nét, những ý có liên quan đến báo chí
giám sát QLNN.
Viết về báo chí giám sát quyền lực, tăng cường minh bạch có khá nhiều
công trình nghiên cứu, bên cạnh các nghiên cứu của các tác giả trong nước,
trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu bàn về vấn đề này:
Cuốn sách “Vì sao các quốc gia thất bại nguồn gốc của quyền lực, sự
thịnh vượng, và nghèo khó” (2012) [14] của hai nhà khoa học Daron
Acemoglu (giáo sư kinh tế học, MIT) và James A. Robinson (giáo sư Quản lý
nhà nước, Đại học Havard), tác giả Nguyễn Quang A dịch. Cuốn sách tìm câu
trả lời cho câu một hỏi đơn giản nhưng đã làm cho nhiều học giả đau đầu
trong nhiều thế kỷ qua: vì sao một số quốc gia giàu và nhiều quốc gia nghèo?
Các tác giả khẳng định muốn cho quốc gia không thất bại và giàu có thì phải
tìm mọi cách để xây dựng các thể chế chính trị bao gồm. Các tác giả nhấn
mạnh không có công thức sẵn có cho việc này. Tuy vậy có nhiều việc có thể
tạo thuận lợi, có thể thúc đẩy cho việc hình thành các thể chế chính trị như
vậy. Trao quyền cho nhân dân, hay cho các mảng rộng của xã hội là hết sức
quan trọng để cho một quá trình như vậy có thể hình thành hay mang lại kết
quả. Xây dựng nền pháp trị thực sự, với những ràng buộc lên các chính trị gia,
buộc họ phải có trách nhiệm giải trình và khó lạm dụng quyền lực. Người dân
biết quyền của mình và đòi một cách tích cực các quyền hiến định đó và tham
gia vào các tổ chức chính trị. Cần một nền báo chí tự do và quyền tự do ngôn
luận. Và như thế cần có một xã hội dân sự lành mạnh và sự tham dự tích cực
của các công dân. Đấy là cách làm giàu bền vững nhất không chỉ cho chính
mình mà cho cả con cháu nhiều đời sau.


16
Cuốn sách “Political Scandal: Power and Visibility in the Media Age”

(Bê bối chính trị: quyền lực và tầm nhìn trong thời đại truyền thông) (2013)
[142] của John B. Thompson đã phát triển một hệ thống phân tích và phạm vi
rộng của các hiện tượng bê bối chính trị. Ông cho thấy sự gia tăng của các vụ
bê bối chính trị liên quan đến những thay đổi bởi sự phát triển của các phương
tiện truyền thông, trong đó đã làm thay đổi bản chất của tầm nhìn và làm thay
đổi quan hệ giữa đời sống công cộng và tư nhân.
Sách “The Hybrid Media System: Politics and Power” (Hệ thống
truyền thông pha trộn: Chính trị và quyền lực) (2013) [131] của Andrew
Chadwick, do Oxford University Press, khẳng định truyền thông chính trị đã
bước vào kỷ nguyên mới với sự phát triển nhanh chóng, sự pha trộn giữa
truyền thông cũ và mới. Sức mạnh của sự pha trộn các phương tiện truyền
thông thể hiện rõ nét trong hầu hết các hoạt động chính trị, đây được coi là
mô hình mới của trật tự và hội nhập.
Cuốn “Rich media, poor democracy: Communication politics in
dubious times” (Đa truyền thông, ít dân chủ: chính trị truyền thông đáng ngờ)
(2015) [137] của Robert W. McChesney, đã cung cấp lịch sử của sự chuyển
đổi phương tiện truyền thông, những nỗ lực để cải cách hệ thống phương tiện
truyền thông và các mối đe dọa liên tục cho nền dân chủ như báo chí đã giảm
đi sức mạnh của chính nó.
Bài viết “Tipping the Balance of Power - Social Media and the
Transformation of Political Journalism” (Làm nghiêng cán cân quyền lực truyền thông xã hội và sự biến đổi của báo chí chính trị) (2016) [129] của
Marcel Broersma and Todd Graham khẳng định truyền thông xã hội đặc biệt
là báo chí chính trị có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc kiểm soát cán cân
quyền lực.
Bài viết “The role of economic journalism in political transitions” (Vai
trò của báo chí kinh tế trong quá trình chuyển đổi chính trị) (2016) [126] của
Ángel Arrese đã chứng minh các ấn phẩm kinh tế đóng một vai trò quan trọng


17

trong việc thay đổi nhận thức của các tầng lớp cầm quyền ở Argentina, Tây
Ban Nha, Nga, Trung Quốc và Nam Phi. Phương tiện truyền thông gây ảnh
hưởng đến dư luận và tạo ra sự thay đổi về chính trị và kinh tế sâu sắc.
Bài viết “Kiểm soát tin tức: Vai trò của truyền thông nhà nước”, tác giả Lê
Hoàng Giang biên dịch, hiệu đính Nghiêm Hồng Sơn (2017) [37] khẳng định hiện
nay có nhiều phương tiện truyền thông mới đang dần vươn lên và môi trường
truyền thông nhìn chung đã trở nên đa dạng và cạnh tranh rất nhiều so với trước,
các chế độ chuyên chế đang tìm ra những cách thức để sử dụng các kênh
truyền thông do nhà nước kiểm soát một cách chính thức hoặc không chính
thức nhằm củng cố quyền lực và các kênh truyền thông này đã trở nên rất cần
thiết đối với sự bền vững của các chính quyền phi dân chủ trên khắp thế giới.
1.2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung, phƣơng
thức báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng
Nhóm các công trình nghiên cứu về nội dung báo chí PCTN:
Ở phương diện nội dung báo chí PCTN, có nhiều công trình nghiên cứu
là cơ sở là tài liệu tham khảo phục vụ cho đề tài, tiêu biểu như:
Ban Chấp hành Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam khóa 7 đã biên
soạn cuốn “Báo chí với cuộc đấu tranh chống tiêu cực” (2003) [49]. Cuốn
sách do nhóm tác giả Minh Đức, Phạm Hồng Thanh, Trần Đại Hưng biên
soạn với 48 tham luận đã chỉ ra nguyên nhân, mức độ tiêu cực trong đội ngũ
cán bộ đảng viên, bộ máy lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cơ quan kinh tế, xã hội;
phê phán, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực; giáo dục đạo đức, lối sống cho
mỗi người.
Cuốn sách “Báo chí giám sát, phản biện xã hội ở Việt Nam” (2017)
[27] của Nguyễn Văn Dững chủ biên khẳng định vấn đề giám sát PBXH nói
chung, báo chí giám sát, PBXH nói riêng trên thế giới không phải là vấn đề
mới; tuy nhiên, ở Việt Nam, do hoàn cảnh lịch sử và điều kiện cụ thể, vấn đề
giám sát PBXH gần đây mới được đẩy mạnh trong thực tiễn và từng bước
nâng cao nhận thức cũng như hoàn thiện khung pháp lý, khung lý thuyết để



18
xây dựng môi trường pháp lý, môi trường văn hóa cho giám sát PBXH của
báo chí - truyền thông ngày càng phát huy hiệu quả thực tế. Nội dung cuốn
sách cũng đề cập ít nhiều đến báo chí của các quốc gia trên thế giới thực hiện
chức năng giám sát, PBXH trong đó có hoạt động PCTN.
Đề tài khoa học cấp Bộ “Vai trò của báo chí và dư luận xã hội trong
cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta hiện nay” (2009) [52] của tác
giả Lương Khắc Hiếu làm chủ nhiệm đề tài là tài liệu tham khảo hữu ích cho
luận án. Đề tài đã nghiên cứu một số vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về
báo chí, DLXH với cuộc đấu tranh chống tham nhũng; Khảo sát, đánh giá
thực trạng về vai trò của báo chí trong việc tạo lập DLXH đấu tranh chống
tham nhũng ở nước ta; và đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò
của báo chí trong việc tạo lập DLXH đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta
hiện nay.
Bài viết “Vai trò của dư luận xã hội trong phòng, chống tham nhũng ở
Việt Nam hiện nay” (2015) [38] của tác giả Đinh Thị Hương Giang đã phân
tích vai trò của DLXH trong PCTN để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà
nước nói chung và công tác PCTN nói riêng.
Bài viết “Phát huy vai trò của báo chí trong đấu tranh phòng, chống
tham nhũng ở Vệt Nam hiện nay” (2015) [56] của tác giả Nguyễn Linh Khiếu
khẳng định Đấu tranh phòng, chống tham nhũng là nhiện vụ của toàn Đảng,
toàn dân, của cả hệ thống chính trị. Báo chí với chức năng, nhiệm vụ của mình
có vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh này. Thời gian qua, mặc dù báo chí
đã chủ động, tích cực tham gia cuộc chiến chống tham nhũng và đạt được
những thành tựu nhất định nhưng nhìn chung, hiệu quả chưa cao.
Bài viết “Vai trò của báo chí trong đấu tranh phòng, chống tham
nhũng” (2017) [111] của tác giả Nguyễn Tri Thức cho thấy những năm qua,
phòng, chống tham nhũng luôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng ta luôn xác định phải kiên quyết

trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng nhằm ngăn chặn, từng bước


19
đẩy lùi tham nhũng, coi đó là giải pháp giữ vững ổn định chính trị, phát triển
kinh tế - xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân; xây dựng Đảng, Nhà nước
trong sạch, vững mạnh... Bài viết đã đưa ra một số luận điểm cơ bản về một
số vai trò cơ bản của báo chí tham gia đấu tranh PCTN.
Bài viết “Vai trò của báo chí trong chống tham nhũng nhìn từ vụ Trịnh
Xuân Thanh” (2017) [40] của tác giả Nguyễn Thị Trường Giang khẳng định
thời gian qua, báo chí đã dũng cảm, tích cực đi đầu trong cuộc đấu tranh chống
tham nhũng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, ở đâu có tham nhũng, tiêu
cực ở đó có sự đồng tâm, hiệp lực kịch liệt lên án, đấu tranh không khoan
nhượng của đội ngũ nhà báo. Bằng những tác phẩm mang đầy sức chiến đấu,
thông qua nhiều hình thức, thể tài phong phú, báo chí không chỉ phê phán, phanh
phui, “điểm mặt chỉ tên” từng đối tượng, sự việc cụ thể mà những kết quả điều
tra công phu của họ còn là những cứ liệu ban đầu hết sức quan trọng giúp các cơ
quan chức năng vào cuộc. Bài viết này đã đi sâu phân tích diễn biến vụ Trịnh
Xuân Thanh để thấy rõ hơn vai trò của báo chí trong việc phát hiện, điều tra và
xét xử… tham nhũng.
Và nhiều công trình khác đề cập ít nhiều đến nội dung báo chí tham gia
PCTN ở nước ta như: bài viết “Báo chí với công tác tuyên truyền, đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, lãng phí” (2017) [84] của tác giả Nguyễn Tấn Phong;
“Báo chí với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” (2017) [109] của tác
giả Duy Thanh; hay bài viết “Một số nghiên cứu về báo chí phòng, chống tham
nhũng những năm gần đây” (2018) [77], “Nhận diện cơ hội và thách thức của báo
chí chống tham nhũng” (2018) [76] của tác Nguyễn Thị Tuyết Minh; …
Cùng với các công trình của các tác giả trong nước nghiên cứu về nội
dung báo chí tham gia PCTN, các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về vấn
đề này cũng khá phong phú và đa dạng:

Cuốn “Measuring Corruption” (Đo lường tham nhũng) (2016) [141]
của Shacklock, A., & Galtung, F., Routledge khẳng định tham nhũng có tác
động toàn cầu. Tác giả cho rằng, cuộc chiến chống tham nhũng cần có sự


×